thánh
shèng ㄕㄥˋ

thánh

phồn thể

Từ điển phổ thông

thần thánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thánh, người có đức hạnh cao và thông hiểu sự lí. ◎ Như: "siêu phàm nhập thánh" vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào bậc thánh. ◇ Luận Ngữ : "Cố thiên túng chi tương thánh, hựu đa năng dã" , (Tử Hãn ) Ấy, nhờ trời buông rộng cho ngài làm thánh, ngài lại còn có nhiều tài.
2. (Danh) Người có học thức hoặc tài nghệ đã đạt tới mức cao thâm. ◎ Như: "thi thánh" thánh thơ, "thảo thánh" người viết chữ thảo siêu tuyệt.
3. (Tính) Sáng suốt, đức hạnh cao, thông đạt. ◎ Như: "thánh nhân" , "thần thánh" .
4. (Tính) Tiếng tôn xưng vua, chúa. ◎ Như: "thánh dụ" lời dụ của vua, "thánh huấn" lời ban bảo của vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Thánh, tu dưỡng nhân cách tới cõi cùng cực gọi là thánh, như siêu phàm nhập thánh vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào cõi thánh. Phàm cái gì mà tới tột bực đều gọi là thánh, như thi thánh thánh thơ.
③ Lời nói tôn kính nhất, như lời dụ của vua gọi là thánh dụ , thánh huấn , v.v.
④ Sáng suốt, cái gì cũng biết tỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thánh (người có đạo đức và tài cao học rộng, thông suốt lẽ đời): Bậc thánh, thánh nhân; Thánh hiền;
② Tên đẹp tỏ ý sùng bái: Đất thánh; 使 Sứ mệnh thần thánh;
③ Từ để tôn xưng nhà vua (thời xưa): Thánh thượng, nhà vua; Lời dụ của vua;
④ (văn) Người giỏi giang tinh thông về một lãnh vực hay một nghề: Thi thánh (người làm thơ cực giỏi); Người viết chữ thảo siêu tuyệt;
⑤ Tín đồ tôn giáo tôn xưng người hoặc sự vật liên quan đến tôn giáo của mình: Kinh thánh; Ngày sinh của đức giáo chủ (tùy theo đạo);
⑥ (văn) Rượu trong;
⑦ (văn) Sáng suốt, anh minh, thông suốt lẽ đời: Cho nên bậc thánh càng thêm sáng suốt, kẻ ngu càng thêm ngu muội (Hàn Dũ: Sư thuyết).

Từ ghép 29

tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

Từ điển trích dẫn

1. Người chịu hình phạt một cách oan uổng. ◇ Hán Thư : "Phù tuyên minh giáo hóa, thông đạt u ẩn, sử ngục vô oan hình, ấp vô đạo tặc, quân chi chức dã" , , 使, , (Tuần lại truyện , Hoàng Bá ) Tuyên minh giáo hóa, thông đạt u ẩn, làm cho ngục không có người chịu tội oan, nước không có trộm cướp, đó là chức vụ của vua.
2. Chỉ oan án. ◇ Chu Biện : "Khởi thập cửu niên chi duệ đoán, hữu bát bách kiện chi oan hình" , (Khúc vị cựu văn , Quyển ngũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự trừng phạt không đúng, quá đáng, tội nhẹ mà phạt nặng, hoặc vô tội mà bị trừng phạt.
ngạn
àn ㄚㄋˋ

ngạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bờ, biên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bờ. ◎ Như: "đê ngạn" bờ đê, "đáo bỉ ngạn" đến bờ bên kia (thuật ngữ Phật giáo: giác ngộ, giải thoát).
2. (Danh) § Xem "ngạn ngục" .
3. (Tính) Cao. ◇ Hán Thư : "Sung vi nhân khôi ngạn" (Giang Sung truyện ) Sung là người khôi vĩ cao lớn.
4. (Tính) Cao ngạo, trang nghiêm. ◎ Như: "ngạn nhiên đạo mạo" trang trọng nghiêm túc.

Từ điển Thiều Chửu

① Bờ, như đê ngạn bờ đê.
② Tu đạo chứng chỗ cùng cực gọi là đạo ngạn nghĩa là người hư nhờ có công tu học biết tới cõi hay, cũng như đắm đuối nhờ người cứu vớt vào tới bờ vậy. Trong kinh Phật nói tu chứng đến cõi chính giác là đáo bỉ ngạn , đăng giác ngạn đều là cái nghĩa ấy cả.
③ Cao ngất, ngạn nhiên đạo mạo dáng đạo cao cả. Thể phách khỏe mạnh gọi là khôi ngạn . Tính không cùng hòa với mọi vật gọi là nhai ngạn cũng cùng một ý cao cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, bến: Bờ sông; Tàu (thuyền) đã cặp bến; Lòng muốn của con người vô cùng tận, chỉ lúc quay đầu lại mới thấy bến bờ;
② Tự cao: Tự cao tự đại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ sông. Td: Tả ngạn, Hữa ngạn — Bờ đất cao — Để lộ ra, không che đậy gì — Để đầu trần.

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Thứ mẫu.
2. Tiếng xưng hô đối với phụ nữ ngang hàng hoặc có tuổi gần bằng tuổi cha mình. ◇ Sử Kí : "Bái phụ huynh chư mẫu cố nhân nhật lạc ẩm cực hoan, đạo cựu cố vi tiếu lạc" , (Cao Tổ bổn kỉ ) Các phụ huynh, các bà cụ và những người quen cũ của Bái Công (tức Hán Cao Tổ) uống rượu vui chơi cả ngày rất là vui vẻ, kể lại chuyện cũ mà cười.
3. Đặc chỉ cô, thím hay bác gái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung Cô, Thím hay Bác gái.
phú, phúc, phục
fòu ㄈㄡˋ, fù ㄈㄨˋ

phú

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ ghép 2

phúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm non săn sóc — Lật lại — Bỏ đi. Miễn đi — Một âm là Phục. Xem Phục.

Từ ghép 2

phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Chấn, trên quẻ Khôn. Chỉ sự trở lại, trở về — Đáp lại. Trả lời — Báo cho biết — Một âm là Phúc. Xem Phúc.

Từ ghép 32

Từ điển trích dẫn

1. Sinh trưởng, nuôi dưỡng. ◇ Hoài Nam Tử : "Thị cố xuân phong chí tắc cam vũ giáng, sanh dục vạn vật" , (Nguyên đạo ).
2. Đẻ con. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Thiếp thân túng bất năng sanh dục, đương biệt thú thiếu niên vi thiếp, tử tự thượng hữu khả vọng, đồ bi vô ích" , , , (Quyển 20).
3. Chỉ sinh nhật. ◇ Tô Triệt : "Thì đương sanh dục, tình phương thiết dĩ hoài thân; chức nhị văn xương, ân hốt kinh ư phủng chiếu" , ; , (Sanh nhật tạ biểu ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẻ ra và nuôi lớn — Thuộc về việc sanh đẻ. Td: Cơ quan sinh dục ( bộ phận trong thân thể liên quan đến việc sanh đẻ ).

Từ điển trích dẫn

1. Một mặt, một phía. § Đối lại với "song phương" .
2. Thuốc chỉ uống một lần, hiệu nghiệm tức thì. § Cũng viết là "đan phương" . ☆ Tương tự: "dược phương"
3. Một cách, một phương pháp giải quyết vấn đề. ◇ Lưu Khắc Trang : "Tửu dữ li tao nan niết hợp, Bất như thống ẩm thị đơn phương" , (Hồ Nam Giang Tây đạo trung 西) Rượu với buồn lo không phù hợp, Chẳng bằng cách cứ uống tràn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mặt. Một phía. Không có sự đáp ứng.
vi, vy, vị
wéi ㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ ghép 14

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm, gây nên

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng như chữ vi .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Vi .

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bởi vì
2. giúp cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Tâm tư chuyên chú, chú tâm vào một việc. ◇ Sử Kí : "Đạo gia sử nhân tinh thần chuyên nhất" 使 (Thái Sử Công tự tự ) Đạo gia khiến cho người ta tinh thần chuyên chú.
2. Đồng tâm đồng ý, đồng nhất. ◇ Đông Quan Hán kí : "Nhân bất chuyên nhất, kì thanh tuy đại nhi hư, dị công" , , (Cảnh Yểm truyện ) Người (ở đấy) không đồng lòng với nhau, tiếng tuy lớn nhưng không thật, dễ đánh.
3. Chỉ biết, rắp tâm, chuyên môn. ◇ Tây du kí 西: "Nhĩ khước hựu bất thị hảo tâm, chuyên nhất chỉ hội phiến nhân" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Ngươi lại là kẻ không tốt, chuyên môn chỉ biết lừa đảo người khác.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.