Từ điển trích dẫn

1. Người có kiến thức kinh nghiệm về chính trị, chuyên gia về chính trị. Thường chỉ nhân vật lĩnh đạo quốc gia, chính đảng.

nội các

phồn thể

Từ điển phổ thông

nội các (chính phủ)

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa, là quan thự của triều đình bao gồm các vị đại quan, học sĩ.
2. Cơ cấu lo về chính vụ, giúp việc cho hoàng đế. § Bắt đầu thiết lập từ nhà Minh niên hiệu "Hồng Vũ" .
3. Cơ quan hành chánh tối cao của một nước, tức chính phủ.
4. Chỗ ở của phụ nữ quý tộc, nội đường. ◇ Lưu Trường Khanh : "Hoa đường thúy mạc xuân phong lai, Nội các kim bình thự sắc khai" , (Quan lí thấu họa mĩ nhân ) Nhà hoa màn thúy gió xuân lại, Trong nội đường bình phong vàng, cảnh sắc ban mai mở ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cơ quan chủ yếu của triều đình ngày xưa, bao gồm các vị đại quan, trực tiếp cầm việc nước — Cơ quan cao nhất trong nước, lo việc quốc gia, tức chính phủ.

Từ điển trích dẫn

1. Nhân viên chính phủ (hay quan lại ngày xưa) phục vụ công chúng. ◎ Như: "tại dân chủ xã hội trung, chánh phủ quan viên tiện thị nhân dân đích công bộc" , 便 trong xã hội dân chủ, quan viên chính phủ chính là công bộc của nhân dân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đày tớ chung. Chỉ người ra làm việc nước, làm việc cho chính phủ.

chính nhân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Người ngay thẳng, chính trực. ☆ Tương tự: "quân tử" . ★ Tương phản: "đãi đồ" , "quai nhân" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Triều đình chánh nhân giai khứ, họa tại mục tiền hĩ" , (Đệ nhị hồi) Người chính trực ở triều đình đều bỏ đi, nguy hại ở trước mắt vậy.
2. Chủ sự, người đảm đương gia đình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ngay thẳng tốt đẹp. Thường nói là Chính nhân quân tử.

Từ điển trích dẫn

1. Phẩm hạnh ngay thẳng. ◇ Luận Ngữ : "Bang hữu đạo, nguy ngôn nguy hạnh; bang vô đạo, nguy hạnh ngôn tốn" , ; , (Hiến vấn ) Nước có đạo (chính trị tốt) thì ngôn ngữ chính trực, phẩm hạnh chính trực; nước vô đạo, phẩm hạnh chính trực, ngôn ngữ khiêm tốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nết cao cả, ít người có.

Từ điển trích dẫn

1. Chính đạo. Tức đạo gốc. ◇ Kinh thị dịch truyện : "Cổ thích lục hào, âm dương thượng hạ, bổn đạo tồn dã" , , (Cổ ).
2. Lấy đạo làm căn bổn. ◇ Tôn Sở : "Bổn đạo căn trinh, quy vu đại thuận" , (Trang Chu tán ).
3. Đạo phủ của khu đất. § "Đạo" là tên một khu vực hành chính ngày xưa. ◇ Tống sử : "Quốc triều chi chế, hữu ư tư đệ sách chi giả, hữu ư bổn đạo sách chi giả" , , (Lễ chí , Nhị thất).
4. Chính phái, đứng đắn, đoan chính. ◇ Khắc Phi : "Giá thiên thượng ngọ, Thái Bình trấn tràng khẩu ngoại đích kiều lâu để hạ, trạm trước lưỡng cá lão thật bổn đạo đích thanh niên" , , (Xuân triều cấp , Nhất).

Từ điển trích dẫn

1. Gọi tên cho đúng, làm cho danh và thật tương hợp. ◇ Quản Tử : "Thủ thận chánh danh, ngụy trá tự chỉ" , (Chánh đệ ). ◇ Ba Kim : "Danh bất chánh, tắc ngôn bất thuận, chánh danh thị tối yếu khẩn đích" , , (Tân sanh , Nhất cá nhân cách đích thành trưởng ).
2. Lời mạo đầu (trong tiểu thuyết, tạp kịch...) để điểm minh hoặc bổ sung chính văn. ◇ Lí Ngư : "Nguyên từ khai tràng, chỉ hữu mạo đầu sổ ngữ, vị chi chánh danh, hựu viết tiết tử" , , , (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc , Cách cục ).
3. Quan lại chánh thức, khác với phó chức hoặc lâm thời. ◇ Vĩnh Lạc đại điển hí văn tam chủng : "Tự gia tính Chu, danh Kiệt, kiến tại sung bổn phủ chánh danh ti lại" , , (Tiểu tôn đồ , Đệ lục xuất).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi tên cho đúng — Một nguyên tắc chính trị của Nho giáo, trong đó mỗi sự vật, mỗi người đều phải có đủ các ý nghĩa nêu bởi tên gọi sự vật đó, người đó, chẳng hạn vua phải giữ đúng đạo vua thì mới thật là vua.

chính diện

phồn thể

Từ điển phổ thông

chính diện, thẳng trước mặt

Từ điển trích dẫn

1. Mặt trước (của kiến trúc, thân thể người ta, ...). § Đối lại "bối diện" mặt sau. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến nhất cá thạch kiệt, chánh diện lưỡng trắc, các hữu thiên thư văn tự" , , (Đệ thất thập nhất hồi).
2. Mặt phải, mặt chính (tiếp xúc với ngoại giới, mặt lấy để sử dụng thường nhất). ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Đạo nhân) tòng đáp liên trung thủ xuất cá chánh diện phản diện giai khả chiếu nhân đích kính tử lai" () (Đệ thập nhị hồi) (Đạo sĩ) lấy ở trong tay nải đưa ra một cái gương có mặt phải và mặt trái đều soi được.
3. Chính xác. ◎ Như: "chánh diện ý nghĩa" .
4. Trực tiếp, mặt đối mặt. ◎ Như: "chánh diện xung đột" .
5. Một bề, một mặt (của sự tình, vấn đề, ...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt phải ( đối lại với mặt trái ).
thị
shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. là
2. đúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự đúng, điều phải. ◎ Như: "tự dĩ vi thị" tự cho là phải, "tích phi thành thị" sai lâu thành đúng (lâu ngày làm sai, hiểu sai rồi tưởng vậy là đúng).
2. (Danh) Chính sách, kế hoạch, sự tình. ◎ Như: "quốc thị" chính sách quốc gia.
3. (Danh) Họ "Thị".
4. (Động) Khen, tán thành. ◎ Như: "thị cổ phi kim" khen xưa chê nay, "thâm thị kì ngôn" cho rằng điều đó rất đúng.
5. (Động) Là. ◎ Như: "tha thị học sanh" nó là học sinh.
6. (Động) Biểu thị sự thật tồn tại. ◎ Như: "mãn thân thị hãn" 滿 đầy mình mồ hôi.
7. (Động) Lời đáp: vâng, phải, đúng. ◎ Như: "thị, ngã tri đạo" , vâng, tôi biết.
8. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: đó, ấy. ◎ Như: "thị nhân" người ấy, "thị nhật" ngày đó. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh" , (Học nhi ) Phu tử đến nước đó, tất nghe chính sự nước đó.
9. (Liên) Do đó, thì. ◇ Quản Tử : "Tâm an thị quốc an dã, tâm trị thị quốc trị dã" , (Tâm thuật hạ ) Tâm an thì nước an vậy, tâm trị thì nước trị vậy.
10. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy, v.v. ◇ Luận Ngữ : "Thị tri tân hĩ" (Vi Tử ) Ông ấy biết bến đò rồi mà! § Ghi chú: "thị" thay cho Khổng Tử nói đến trước đó.
11. (Trợ) Dùng giữa câu, để đem tân ngữ ra trước động từ (có ý nhấn mạnh). ◎ Như: "duy lợi thị đồ" chỉ mưu lợi (mà thôi). § Ghi chú: trong câu này, "lợi" là tân ngữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, điều gì ai cũng công nhận là phải gọi là thị. Cái phương châm của chánh trị gọi là quốc thị .
② Ấy thế, lời nói chỉ định như như thị như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Là, đó là: Anh ấy là công nhân; Không biết thì cho là không biết, đó là biết vậy (Luận ngữ); Tôi là cha của người đàn bà gả chồng kia (Vương Sung: Luận hoành).【】thị phàm [shìfán] Như nghĩa ③;【】thị phủ [shìfôu] Có phải... hay không: Có sát thực tế hay không;【】thị dã [shìyâ] (văn) Đó là, là như thế vậy: Đánh lấy nước Yên mà dân nước Yên vui vẻ, thì đánh lấy. Người xưa đã có người làm thế rồi, đó là Võ vương vậy (Võ vương là như thế vậy) (Mạnh tử); Dứt hết rồi trở lại như lúc đầu, mặt trời mặt trăng là như thế vậy (Tôn tử binh pháp);【】 thị dĩ [shìyê] (văn) Lấy đó, vì vậy, vì thế: ? Tôi lấy đó làm lo (vì thế đâm lo), ông lại mừng tôi, vì sao thế? (Tả truyện)
② Có: 滿 Trên mình đẫm mồ hôi, mồ hôi nhễ nhãi;
③ Đó, đấy, ấy: 西 Đồ có cũ thật đấy, nhưng còn dùng được;
④ Thích hợp, đúng: Đến đúng lúc; Đặt đúng chỗ;
⑤ Bất cứ, phàm, hễ: Hễ là việc chung, mọi người đều phải quan tâm;
⑥ Đấy (dùng cho câu hỏi): ? Anh ngồi tàu thủy hay đi tàu hỏa đấy?;
⑦ Dùng làm tiếng đệm: ? Ai cho anh biết đấy?; Anh ấy không hiểu thật đấy; Trời rét thật;
⑧ Đúng, phải, hợp lí: Thực sự cầu thị; Anh ấy nói đúng;
⑨ Cái đó, cái ấy, việc đó, việc ấy, người đó, người ấy, đó, đấy, ấy, thế: Như thế; Ngày đó trời nắng tốt; Ông tôi chết vì việc đó, cha tôi cũng chết vì việc đó (việc bắt rắn) (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Người đó đã biết chỗ bến đò rồi (Luận ngữ); Đó là cách thi hành điều nhân vậy (Mạnh tử); Đây là nơi cây gươm của ta rơi xuống (Lã thị Xuân thu); Chiêu công đi tuần hành ở phương nam không trở về, quả nhân muốn hỏi về việc đó (Tả truyện). Xem [shìyâ] ở trên;
⑩ (văn) Như thế: Tấm lòng như thế là đủ để xưng vương với thiên hạ rồi (Mạnh tử);
⑪ (văn) Trợ từ giữa câu để đảo trí tân ngữ ra phía trước động từ: Ta chỉ chú trọng đến điều lợi (Tả truyện) (thay vì: ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấy là. Tức là — Đúng. Phải ( trái với sai quấy ). Văn tế Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu: » Nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi «.

Từ ghép 29

đình
tíng ㄊㄧㄥˊ

đình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái nhà nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cơ cấu hành chính địa phương thời Tần, Hán. ◇ Sử Kí : "Thường dạ tòng nhất kị xuất, tòng nhân điền gian ẩm, hoàn chí Bá Lăng đình, Bá Lăng úy túy, a chỉ Quảng" , , , , (Lí tướng quân truyện ) Thường đêm đem theo một người, cưỡi ngựa, uống rượu với người ta ở ngoài đồng, về đến đình Bá Lăng, viên úy Bá Lăng say, hô (Lí) Quảng dừng lại.
2. (Danh) Nhà, phòng xá cất bên đường cho khách nghỉ trọ. § Phép nhà Hán chia đất cứ mười dặm là một "đình" , mười đình là một "hương" làng. Người coi việc làng là "đình trưởng" . ◇ Lí Bạch : "Hà xứ thị quy trình? Trường đình canh đoản đình" ? (Bồ tát man ) Hẹn nơi đâu ngày về? Trường đình tiếp theo đoản đình.
3. (Danh) Chòi canh gác dùng để quan sát tình hình quân địch. ◇ Vương Xán : "Đăng thành vọng đình toại" (Thất ai ) Lên tường thành nhìn ra xa chòi canh lửa hiệu.
4. (Danh) Kiến trúc có mái nhưng không có tường chung quanh, thường cất ở vườn hoa hoặc bên đường, cho người ta ngắm cảnh hoặc nghỉ chân. ◎ Như: "lương đình" đình hóng mát. ◇ Âu Dương Tu : "Phong hồi lộ chuyển, hữu đình dực nhiên lâm ư tuyền thượng giả, Túy Ông đình dã" , , (Túy Ông đình kí ) Núi quanh co, đường uốn khúc, có ngôi đình như giương cánh trên bờ suối, đó là đình Ông Lão Say.
5. (Danh) Chòi, quán (tiếng Pháp: kiosque). ◎ Như: "phiếu đình" quán bán vé, "bưu đình" trạm bưu điện, "điện thoại đình" chòi điện thoại.
6. (Tính) Chính, ngay giữa, vừa. ◎ Như: "đình ngọ" đúng trưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đình, bên đường làm nhà cho khách qua lại trọ gọi là quá nhai đình . Trong các vườn công, xây nhà cho người đến chơi nghỉ ngơi ngắm nghía gọi là lương đình .
② Phép nhà Hán chia đất cứ mười dặm là một đình, mười đình là một làng, nên người coi việc làng là đình trưởng , tức lí trưởng bây giờ.
③ Dong dỏng, như đình đình ngọc lập dong dỏng cao như ngọc đẹp, tả cái dáng người đẹp.
④ Ðến, như đến trưa gọi là đình ngọ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đình, quán: Cái đình trong vườn hoa; Quán bán sách;
② Chòi, nhà mát, nhà trú chân (cất bên đường);
③ (văn) Chòi canh ở biên giới;
④ (văn) Cơ quan hành chính cấp cơ sở đời Tần, Hán: , , Đại để mười dặm là một đình, mỗi đình có đặt chức đình trưởng, mười đình là một hương (làng) (Hán thư);
⑤ (văn) Xử lí công bằng: Xử lí công bằng những việc nghi ngờ (Sử kí);
⑥ (văn) Đình trệ, đọng lại (dùng như ): Con sông đó nước chảy đọng lại thành thông (Hán thư);
⑦ (văn) Kết quả: , Làm cho mọi vật thành trưởng phát dục, làm cho vạn vật kết quả thành thục (Lão tử);
⑧ (văn) Điều hòa, điều tiết: , Sơ thông điều tiết sông Hoàng Hà, cho nó chảy ra biển (Sử kí: Tần Thủy hoàng bản kỉ);
⑨ (văn) Đều, ngay giữa, đứng giữa, vừa phải: Đều đặn; Trưa, đứng bóng; , Nếu không phải đang giữa trưa, lúc giữa đêm, thì không thấy mặt trời mặt trăng (Thủy kinh chú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhà nhỏ để ở tạm. Nhà trạm dọc đường, làm chỗ nghỉ chân — Ta còn hiểu là cái nhà để thờ thần trong làng, cũng gọi là cái đình — Đều nhau. Bằng nhau. Ngang bằng — Ngừng lại. Thôi — Vừa đúng.

Từ ghép 24

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.