phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

độ
dù ㄉㄨˋ

độ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vượt qua
2. cứu giúp
3. bến đò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ bờ này sang bờ kia. ◎ Như: "độ hà" qua sông. ◇ Lí Hoa : "Vạn lí bôn tẩu, liên niên bộc lộ. Sa thảo thần mục, hà băng dạ độ" , . , (Điếu cổ chiến trường văn ) (Lính thú) rong ruổi ngoài muôn dặm, phơi sương hết năm này qua năm khác. Sáng chăn ngựa trên bãi cỏ sa mạc, đêm lội qua băng giá trên sông.
2. (Động) Đi qua, vượt qua. ◇ Nguyễn Du : "Vạn lí đan xa độ Hán quan" (Nam Quan đạo trung ) Trên đường muôn dặm, chiếc xe lẻ loi vượt cửa ải nhà Hán.
3. (Động) Giao phó, chuyển giao. ◎ Như: "nhượng độ" chuyển giao quyền trên tài sản của mình cho người khác, "dẫn độ" giao phó tội phạm (*) đang ở nước này sang nước khác có trách nhiệm truy tố hoặc xử phạt. § Ghi chú: (*) Ngoại trừ chính trị phạm, theo Quốc tế công pháp.
4. (Danh) Bến đò, bến sông. ◇ Vương Duy : "Hoang thành lâm cổ độ, Lạc nhật mãn thu san" , 滿 (Quy Tung san tác ) Từ thành hoang nhìn xuống bến đò xưa, Trời chiều bao phủ khắp núi mùa thu.

Từ điển Thiều Chửu

① Qua, từ bờ này sang bờ kia gọi là độ.
② Bến đò, chỗ bến đò để chở người qua sông gọi là độ khẩu .
③ Cứu vớt cho người qua cơn khổ ách gọi là tế độ .
④ Giao phó.

Từ điển Trần Văn Chánh

①Sang, qua, vượt qua (sông): Sang ngang, sang sông; Bay qua Thái Bình Dương; Vượt qua thời kì khó khăn;
② Bến đò: Bến đò Mĩ Thuận;
③ (văn) Tế độ, cứu vớt;
④ (văn) Giao phó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bến đò — Đi đò qua sông — Giúp đỡ. Cũng như chữ Độ .

Từ ghép 9

cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũ, xưa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa. Đối lại với "kim" ngày nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay. ◇ Lí Hạ : "Kim cổ hà xứ tận, Thiên tuế tùy phong phiêu" , (Cổ du du hành ) Đâu là chỗ cùng tận của xưa và nay? Nghìn năm theo gió bay.
2. (Danh) Sự vật thuộc về ngày xưa. ◎ Như: "quý cổ tiện kim" trọng cổ khinh kim.
3. (Danh) Thơ theo lối cổ, thơ cổ thể. ◎ Như: "ngũ cổ" , "thất cổ" .
4. (Danh) Họ "Cổ".
5. (Tính) Thuộc về ngày xưa, quá khứ, cũ. ◎ Như: "cổ nhân" người xưa, "cổ sự" chuyện cũ. ◇ Mã Trí Viễn : "Cổ đạo tây phong sấu mã, tịch dương tây hạ, đoạn tràng nhân tại thiên nhai" 西, 西, (Khô đằng lão thụ hôn nha từ ) Đường xưa gió tây ngựa gầy, mặt trời chiều lặn phương tây, người đứt ruột ở phương trời.
6. (Tính) Chất phác. ◎ Như: "cổ phác" mộc mạc, "nhân tâm bất cổ" lòng người không chất phác.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày xưa.
② Không xu phu thói đời. Như cổ đạo đạo cổ, cao cổ cao thượng như thời xưa, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cổ, xưa, cổ xưa, ngày xưa, thời xưa, cũ: Trọng kim khinh cổ; Tranh cổ; Đồ sứ cổ; Cây cổ thụ; Đền này rất cổ xưa; Từ xưa đến nay chưa từng nghe (Giả Nghị); Xưa và nay là một, ta với người là giống nhau (Lã thị Xuân thu); Phép cũ hái thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
② Chuyện cổ, việc cổ, việc xưa: Dẫn việc xưa để minh chứng việc nay;
Cổ thể thi (gọi tắt).【cổ thể thi [gưtêshi] Thơ cổ thể;
④ [Gư] (Họ) Cổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xưa cũ. Lâu đời.

Từ ghép 69

bác cổ 博古bác cổ thông kim 博古通今bàn cổ 盤古bảo cổ 保古bất cổ 不古cận cổ 近古chấn cổ thước kim 震古爍今chấn cổ thước kim 震古鑠今chung cổ 終古cổ bản 古本cổ bản 古板cổ bổn 古本cổ đại 古代cổ điển 古典cổ độ 古渡cổ đồng 古董cổ hi 古稀cổ học 古學cổ lai 古來cổ lai 古来cổ lão 古老cổ lệ 古例cổ loa 古螺cổ lỗ 古魯cổ lục 古錄cổ mộ 古墓cổ ngoạn 古玩cổ ngữ 古語cổ nhân 古人cổ phong 古風cổ phong 古风cổ quái 古怪cổ sát 古剎cổ sơ 古初cổ sử 古史cổ thể 古體cổ thể thi 古體詩cổ thi 古詩cổ tích 古昔cổ tích 古蹟cổ tích 古迹cổ văn 古文cổ vật 古物điếu cổ 弔古hoài cổ 懷古cổ 稽古khảo cổ 考古kim cổ 今古mông cổ 蒙古nệ cổ 泥古nghĩ cổ 擬古phảng cổ 仿古phỏng cổ 仿古phỏng cổ 倣古phỏng cổ 訪古phục cổ 復古cổ 師古tác cổ 作古tàng cổ 藏古thái cổ 太古thiên cổ 千古thượng cổ 上古tòng cổ 從古tối cổ 最古tồn cổ 存古trung cổ 中古vạn cổ 萬古vãng cổ 往古vọng cổ 望古

Từ điển trích dẫn

1. Dòng họ quý phái, một giai cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ thời trước.
2. Tên gọi một tôn giáo ở Ấn Độ.
3. Tên thời cổ chỉ Ấn Độ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng họ quý phái, một giai cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ thời trước — Tên gọi một tôn giáo Ấn Độ — Tên thời cổ chỉ Ấn Độ.

cổ độ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bến đò xưa

Từ điển trích dẫn

1. Bến cũ, bến đò lâu năm. ◇ Đái Thúc Luân : "Đại giang hoành vạn lí, Cổ độ miểu thiên thu" , (Kinh khẩu hoài cổ ) Sông lớn dài muôn dặm, Bến cũ mịt nghìn thu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bến đò xưa. Cung oán ngâm khúc có câu: » Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ «.
bân, phân, phần
bīn ㄅㄧㄣ, fèn ㄈㄣˋ

bân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một phần, một đơn vị trong toàn thể. ◎ Như: "cổ phần" .
2. (Danh) Trình độ, hạn độ. ◇ Sa Đinh : "Tổng dĩ vi tha môn đắc đáo đích báo thưởng quá phần ý ngoại, quá phần hà khắc" , (Khốn thú kí , Nhị thất).
3. (Danh) Tình nghị, tình cảm giữa bạn bè thân hữu. ◇ Ba Kim : "Na ma nhĩ khán tại ngã đích phần thượng, nguyên lượng tha bãi" , (Hàn dạ , Thập thất).
4. (Danh) Bổn phận, danh phận.
5. (Danh) Lượng từ: phần, suất, tờ, bản... ◎ Như: "nhất phần công tác" một phần công tác, "lưỡng phần tân thủy" hai phần củi nước.
6. (Danh) Đặt sau các từ chỉ đơn vị như "tỉnh" , "huyện" , "niên" , "nguyệt" : biểu thị sự tách biệt của từng đơn vị ấy. ◎ Như: "tại giá cá huyện phần" ở huyện ấy.
7. (Tính) Nguyên là chữ "bân" ngày xưa, nghĩa là "văn" và "chất" đủ cả.

phân

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ bân ngày xưa, nay mượn dùng làm chữ phận một phần đã chia rành rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bân .

phần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phần chia

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một phần, một đơn vị trong toàn thể. ◎ Như: "cổ phần" .
2. (Danh) Trình độ, hạn độ. ◇ Sa Đinh : "Tổng dĩ vi tha môn đắc đáo đích báo thưởng quá phần ý ngoại, quá phần hà khắc" , (Khốn thú kí , Nhị thất).
3. (Danh) Tình nghị, tình cảm giữa bạn bè thân hữu. ◇ Ba Kim : "Na ma nhĩ khán tại ngã đích phần thượng, nguyên lượng tha bãi" , (Hàn dạ , Thập thất).
4. (Danh) Bổn phận, danh phận.
5. (Danh) Lượng từ: phần, suất, tờ, bản... ◎ Như: "nhất phần công tác" một phần công tác, "lưỡng phần tân thủy" hai phần củi nước.
6. (Danh) Đặt sau các từ chỉ đơn vị như "tỉnh" , "huyện" , "niên" , "nguyệt" : biểu thị sự tách biệt của từng đơn vị ấy. ◎ Như: "tại giá cá huyện phần" ở huyện ấy.
7. (Tính) Nguyên là chữ "bân" ngày xưa, nghĩa là "văn" và "chất" đủ cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái phần đã được chia ra. Cũng đọc là Phận — Một âm là Phân. Xem Phân.

Từ ghép 7

cổ điển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cổ điển, kinh điển

Từ điển trích dẫn

1. Chế độ phép tắc thời cổ.
2. Sách vở thời xưa lưu truyền lại. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Nhất nhật chánh tại thư trai nhàn ngoạn cổ điển" (Quyển nhị thập) Một hôm ở thư trai đang nhàn nhã ngắm xem sách cổ.
3. Điển cố, tích cổ.
4. Theo phong cách truyền thống thời quá khứ. ◎ Như: "cổ điển âm nhạc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sách vở thời xưa — Theo đúng như quan niệm và phép tắc đời xưa.

Từ điển trích dẫn

1. Phiên âm chữ "Veda" từ tiếng Phạn, là kinh văn căn bản của Bà-la-môn Ấn Độ giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phiên âm của Véda, tên bộ kinh rất cổ của Ấn Độ.
tàng, tạng
cáng ㄘㄤˊ, zāng ㄗㄤ, zàng ㄗㄤˋ

tàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa, trữ
2. giấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩn núp, giấu: Nó núp sau cánh cửa; Chôn giấu;
② Cất, chứa cất: Cất giữ; Chứa cất vào kho Xem [zàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất dấu — Cất chứa — Một âm khác là Tạng. Xem Tạng.

Từ ghép 30

tạng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kho chứa đồ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kho, kho tàng: Kho tàng quý báu;
② Tạng (kinh): Kinh đại tạng;
③ [Zàng] Tây Tạng (gọi tắt): Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng;
④ [Zàng] Dân tộc Tạng: Đồng bào Tạng. Xem [cáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho chứa — Như chưa Tạng — Kinh sách của Phật — Một âm là Tàng. Xem Tàng.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Gốc rễ cây cỏ. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Thần văn quốc gia chi hữu bách tính, như thảo mộc chi hữu căn để" , (Lương sử , Quyển thượng) Thần nghe nói quốc gia có dân trăm họ, như cây cỏ có gốc rễ.
2. Cơ sở. ◇ Văn minh tiểu sử : "Nguyên lai giá vị Diêu lão tiên sanh, học vấn cực hữu căn để, cổ văn công phu vưu thâm" , , (Đệ nhất hồi) Nguyên là vị Diêu lão tiên sanh này, học vấn rất có cơ sở, trình độ cổ văn thật sâu rộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc rễ, cơ sở.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.