nạp
nà ㄋㄚˋ

nạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu. ◎ Như: "xuất nạp" chi thu. ◇ Sử Kí : "Kim Tần dĩ lỗ Hàn vương, tận nạp kì địa" , (Kinh Kha truyện ) Nay Tần đã cầm tù vua Hàn, thu hết đất đai của nước này.
2. (Động) Nộp, dâng. ◎ Như: "nạp thuế" nộp thuế, "nạp khoản" nộp khoản.
3. (Động) Nhận, chấp nhận. ◎ Như: "tiếu nạp" vui lòng nhận cho, "tiếp nạp" tiếp nhận. ◇ Tả truyện : "Chư hầu thùy nạp ngã?" (Văn công thập lục niên ) Chư hầu ai thu nhận ta?
4. (Động) Dẫn vào.
5. (Động) Lấy vợ. ◎ Như: "nạp phụ" lấy vợ, "nạp thiếp" lấy thiếp.
6. (Động) Mặc, xỏ, mang (áo quần, giày dép). ◇ Lễ Kí : "Phủ nhi nạp lũ" (Khúc lễ thượng ) Cúi xuống xỏ giày.
7. (Động) Khâu, vá. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng xuyên liễu nhất lĩnh nạp hồng trừu áo, đái trước cá bạch Phạm Dương chiên lạp nhi" 穿, (Đệ tam hồi) Võ Tòng mặc chiếc áo khâu lụa đỏ, đầu đội nón chiên trắng kiểu Phạm Dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Vào, như xuất nạp số ra vào. Nói rộng ra phàm cái gì làm cho đến gần mình đều gọi là nạp, như duyên nạp , tiếp nạp đều nghĩa là mời vào chơi cả, bây giờ gọi sự lấy vợ là nạp phụ cũng là do nghĩa ấy.
② Dâng nộp, như nạp thuế nộp thuế, nạp khoản dâng nộp khoản gì làm lễ xin hàng phục, v.v.
③ Thu nhận, như tiếu nạp vui lòng nhận cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, tiếp nhận, chấp nhận: Không nhận; Chấp nhận; Vui lòng nhận cho;
② Hóng: Hóng mát;
③ Đưa vào: Đưa vào nền nếp;
④ Đóng, nộp, nạp, dâng nạp, giao nộp: Đóng thuế;
⑤ Khâu: Khâu đế giày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem vào. Đem đưa cho. Đem nộp. Hoa Tiên có câu: » Y kì nạp quyển đề danh « — Nhận lấy. Td: Thâu nạp.

Từ ghép 26

hi, hy, hí, hý, khái
xì ㄒㄧˋ

hi

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

hy

giản thể

Từ điển phổ thông

cấp lương

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

giản thể

Từ điển phổ thông

cấp lương

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Súc vật dùng để tế lễ và biếu xén: Tử Cống muốn bỏ con dê sống tế ngày mùng một đi (Luận ngữ);
② Ngũ cốc;
③ Cỏ cho súc vật ăn, cỏ khô;
④ Biếu xén thực phẩm, tặng lương thực để ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

khái

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
nhập
rù ㄖㄨˋ

nhập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vào trong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vào. Đối lại với "xuất" ra. ◎ Như: "nhập nội" vào bên trong, "nhập cảnh" vào khu vực, vào nước (được phép, có hộ chiếu).
2. (Động) Thu, được. ◎ Như: "nhập khoản" thu tiền.
3. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "nhập điệu" 調 hợp điệu, "nhập cách" hợp thể thức, "nhập thì" hợp thời, "nhập tình nhập lí" hợp tình hợp lí.
4. (Động) Tham gia, tham dự. ◎ Như: "nhập hội" tham gia vào hội, "nhập học" đi học, "nhập ngũ" vào quân đội.
5. (Động) Đến, tới. ◎ Như: "nhập dạ" đến lúc đêm, "nhập đông" đến mùa đông.
6. (Động) Chìm, lặn. ◎ Như: "nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức" , mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ.
7. (Động) Thấm sâu, thấu. ◎ Như: "nhập vị" có thú vị, thấm mùi vị, "nhập cốt" thấu xương, sâu xa cực độ, "nhập mê" say mê.
8. (Động) Dùng vào, buộc vào. ◎ Như: "nhập thủ" bắt tay làm việc, "cố nhập" buộc tội vào, "sát nhập" thu nộp vào, đem chỗ này nộp cho chỗ kia.
9. (Danh) Tiếng "nhập". Có bốn âm là "bình thượng khứ nhập" , tiếng ngắn mà gặt là tiếng "nhập".

Từ điển Thiều Chửu

① Vào, đối lại với chữ xuất ra.
② Dùng vào, buộc vào, như nhập thủ , cố nhập buộc tội vào, sát nhập thu nộp vào. Ðem chỗ nọ nộp cho chỗ kia.
③ Ðược, khoảng tiền thu vào gọi là nhập khoản .
④ Hợp, như nhập điệu 調 hợp điệu, nhập cách hợp cách.
⑤ Tiếng nhập, âm chữ có bốn âm là bình thượng khứ nhập . Tiếng ngắn mà gặt là tiếng nhập.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vào, tham gia: Vào nước người hỏi lệ cấm; Vào hội; Đi vào nề nếp;
② Nộp vào, thu nhập: Thu không đủ chi, thu chi mất thăng bằng;
③ Hợp, thích ứng với: Hợp tình hợp lí; 調 Hợp điệu; Hợp cách;
④ Thanh nhập (một trong bốn âm thanh của tiếng phổ thông Trung Quốc phát ra nhanh và ngắn): Bình thượng khứ nhập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vào. Từ ngoài vào trong — Thu nhận. Thu vào — Hợp với. Đúng với — Một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhập.

Từ ghép 71

bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử 不入虎穴焉得虎子bệnh nhập cao hoang 病入皋肓bệnh tòng khẩu nhập 病從口入châm bất nhập khổng 針不入孔cùng điểu nhập hoài 窮鳥入懷dẫn nhập 引入du nhập 輸入đầu nhập 投入đột nhập 突入gia nhập 加入giới nhập 介入hấp nhập 吸入nhập cách 入格nhập cảng 入港nhập cảnh 入境nhập cống 入貢nhập cốt 入骨nhập diệt 入滅nhập diệu 入妙nhập đạo 入道nhập định 入定nhập gia 入家nhập giang 入江nhập giang tùy khúc 入江隨曲nhập học 入學nhập khẩu 入口nhập khấu 入寇nhập khẩu thuế 入口稅nhập lí 入理nhập liệm 入殮nhập lõa 入夥nhập mê 入迷nhập môn 入門nhập môn 入门nhập ngũ 入伍nhập ngục 入狱nhập ngục 入獄nhập nguyệt 入月nhập nhĩ 入耳nhập quan 入棺nhập quan 入關nhập siêu 入超nhập tâm 入心nhập thất 入室nhập thế 入世nhập thế cục 入世局nhập thủ 入手nhập tịch 入籍nhập tình 入情nhập tình nhập lí 入情入理nhập trường 入場nhập xâm 入侵nhật nhập 日入phong nhập 封入quyển nhập 卷入quyển nhập 捲入sáp nhập 插入tẩm nhập 浸入thâm nhập 深入thu nhập 收入ti ti nhập khấu 絲絲入扣tiềm nhập 潛入tiến nhập 進入tịnh nhập 並入tịnh nhập 并入toát diêm nhập hỏa 撮鹽入火xâm nhập 侵入xuất nhập 出入xuất nhập cảng 出入港xuất quỷ nhập thần 出軌入神xuất quỷ nhập thần 出鬼入神
sâm
chēn ㄔㄣ

sâm

giản thể

Từ điển phổ thông

đồ quý báu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ quý báu, trân bảo. § Thường dùng làm vật cống hiến. ◇ Văn tuyển : "Kì ngân tắc hữu thiên sâm thủy quái" (Mộc hoa , Hải phú ) Bờ nước đó có báu trời quái nước.
2. (Danh) Chỉ ngọc. ◎ Như: "sâm bản" cái hốt bằng ngọc. ◇ Nhậm Quảng : "Ngọc hốt viết sâm bản" (Thư tự chỉ nam , Triều sự điển vật ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ quý báu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Châu báu, đồ quý báu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quý báu. Quý giá.
tồn
cún ㄘㄨㄣˊ

tồn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn
2. xét tới
3. đang, còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. Trái lại với chữ "vong" mất. ◎ Như: "sanh tử tồn vong" sống chết còn mất. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn giả vô tiêu tức, Tử giả vi trần nê" , (Vô gia biệt ) Người còn sống thì không có tin tức, Người chết thành cát bụi (bụi bùn).
2. (Động) Thăm hỏi, xét tới. ◎ Như: "tồn vấn" thăm hỏi, "tồn tuất" an ủi, đem lòng thương xót.
3. (Động) Giữ lại. ◎ Như: "tồn nghi" giữ lại điều còn có nghi vấn, "khử ngụy tồn chân" bỏ cái giả giữ cái thật.
4. (Động) Gửi, đem gửi. ◎ Như: "kí tồn" đem gửi, "tồn khoản" gửi tiền.
5. (Động) Nghĩ đến. ◇ Tô Thức : "Trung tiêu khởi tọa tồn Hoàng Đình" (Du La Phù san ) Nửa đêm trở dậy nghĩ đến cuốn kinh Hoàng Đình.
6. (Động) Tích trữ, dự trữ, chất chứa. ◎ Như: "tồn thực" tích trữ lương thực.
7. (Động) Có ý, rắp tâm. ◎ Như: "tồn tâm bất lương" có ý định xấu, "tồn tâm nhân hậu" để lòng nhân hậu.
8. (Động) Ứ đọng, đầy ứ, đình trệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Ngọc chánh khủng Đại Ngọc phạn hậu tham miên, nhất thì tồn liễu thực" , (Đệ nhị thập hồi) Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong ham ngủ ngay, lỡ ra đầy bụng không tiêu.
9. (Danh) Họ "Tồn".

Từ điển Thiều Chửu

① Còn, trái lại với chữ vong mất, cho nên sinh tử cũng gọi là tồn vong .
② Xét tới, như tồn vấn thăm hỏi, tồn tuất xét thương.
③ Ðang, còn, như thật tồn còn thực.
④ Ðể gửi.
⑤ Chất để, như tồn tâm trung hậu để lòng trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, còn sống, tồn tại: Cha mẹ đều còn sống; Trời đất còn mãi; Cùng tồn tại;
② Gởi: 西 Đem đồ đi gởi nhà người quen; Chỗ gởi xe đạp; Tiền gởi;
③ Giữ: Bỏ cái giả giữ cái thật;
④ Còn lại: Thực tế còn lại...;
⑤ Đọng, ứ, ứ đọng, tụ lại, tích lại, đình trệ: Cống chữa xong thì trên đường phố không còn đọng nước nữa;
⑥ Có, ôm ấp: Bên trong có một ý nghĩa sâu sắc; Ôm ấp nhiều hi vọng;
⑦ Tích trữ, chứa chất: Tích trữ lương thực;
⑧ Để lòng vào, để tâm, quan tâm, xét tới, có ý, cố (tình, ý), rắp (tâm): Để lòng trung hậu; Có ý định xấu; Thăm hỏi; Xét thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót mà hỏi han. Xem Tồn tuất — Còn. Không mất — Còn lại.

Từ ghép 25

tự, tựa
shì ㄕˋ, sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

như, giống như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giống, như. ◎ Như: "tương tự" giống như. ◇ Lí Dục : "Vấn quân năng hữu kỉ đa sầu? Kháp tự nhất giang xuân thủy hướng đông lưu" ? (Xuân hoa thu nguyệt hà thì liễu từ ) Hỏi bạn có được bao nhiêu là buồn? Cũng giống như nước con sông mùa xuân chảy về đông.
2. (Động) Kế tự, nối tiếp. § Thông "tự" . ◇ Thi Kinh : "Tự tục tỉ tổ" (Tiểu nhã , Tư can ) Tiếp tục công nghiệp của tổ tiên.
3. (Động) Đưa cho, cấp cho. ◇ Giả Đảo : "Kim nhật bả tự quân, Thùy vi bất bình sự?" , (Kiếm khách ) Hôm nay đem (gươm) cho anh, Ai gây nên chuyện bất bình?
4. (Phó) Hình như, cơ hồ, có vẻ. ◎ Như: "tự hồ" hình như, "tự thị nhi phi" có vẻ đúng mà lại sai.
5. (Giới) Hơn. ◎ Như: "nhất thiên hảo tự nhất thiên" mỗi ngày một tốt đẹp hơn lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Giống như.
② Con cháu, cùng nghĩa như chữ tự .
③ Hầu hạ.
④ Tựa như (lời nói chưa quyết hẳn).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống như, giống, như: Gần như, giống như; Như đúng mà lại là sai;
② Hình như, tựa hồ, có lẽ: Có lẽ cần phải nghiên cứu lại; Hình như có quen nhau. 【】tự hồ [sìhu] Tựa như, giống như, dường như: , Bức tranh này dường như có trông thấy đâu đây, bây giờ nhớ chẳng ra;
③ Hơn: Đời sống của nhân dân mỗi ngày một tốt hơn (ngày càng tốt hơn). Xem [shì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống như. Td: Tương tự — Tên người, tức Nguyễn Huy Tự, 1743-1790, người xã Lai thạch huyện Can lộc tỉnh Hà Tĩnh, đậu Hương cống năm 1759, làm quan tới chức Đốc đông đời Lê Hiển Tông, được tập tước Nhạc đình Bá. Tác phẩm chữ Nôm có Hoa Tiên truyện .

Từ ghép 3

tựa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Giống như. Xem [sì].
lí ㄌㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đám đông
2. họ Lê

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đông đảo, nhiều người. ◎ Như: "lê thứ" thứ dân, "lê dân" dân chúng, bách tính. § Cũng gọi là "lê nguyên" .
2. (Tính) Đen. § Thông với "lê" . ◎ Như: "nhan sắc lê hắc" mặt mày đen đủi.
3. (Phó) Gần, sắp. ◎ Như: "lê minh" gần sáng, tờ mờ sáng. ◇ Tô Mạn Thù : "Lê minh, pháp sự cáo hoàn" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tới lúc rạng đông thì pháp sự xong xuôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số, nay phân bố ở các tỉnh Quảng Đông , Quảng Tây 西, đảo Hải Nam .
5. (Danh) Tên nước ngày xưa, chư hầu của nhà Ân Thương , nay thuộc tỉnh Sơn Tây 西, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Lê".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðen. Bách tính, dân chúng gọi là lê dân nghĩa là kể số người tóc đen vậy. Cũng gọi là lê nguyên .
② Lê minh tờ mờ sáng.
③ Họ Lê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đông đảo: Dân chúng; Dân không đông đúc (Thi Kinh: Đại nhã, Tang nhu);
② Tối tăm: Tờ mờ sáng;
③ (văn) Màu đen (hoặc đen hơi vàng): Đất nơi ấy màu xanh đen (Thượng thư: Vũ cống); Mặt màu đen hơi vàng (đen sạm) (Sử kí: Lí Tư liệt truyện);
④ (văn) Chậm chậm, từ từ: Từ từ tươi tỉnh lại mà quỳ xuống lạy (Phó Nghị: Vũ phú);
⑤ (văn) Keo dán giày (như nghĩa ②);
⑥ [Lí] Nước Lê (thời cổ, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay; xưa bị Chu Văn vương tiêu diệt, thời Xuân thu sáp nhập vào nước Tấn);
⑦ [Lí] Dân tộc Lê (dân bản địa của đảo Hải Nam, Trung Quốc);
⑧ [Lí] (Họ) Lê.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông đảo. Đông người. Xem Lê dân — Màu đen — Họ người.

Từ ghép 13

dư, dữ, dự
yú ㄩˊ, yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vậy ư?, thế ru? (trợ từ cuối câu để biểu thị sự cảm thán hoặc để hỏi, dùng như , bộ ): ! Hiếu, đễ là gốc của nhân ư! (Luận ngữ); ? Có thể không cố gắng ư? (Sử kí); ? Đó có phải là sức mạnh của phương nam không? (Trung dung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu hỏi. Như chữ Dư — Các âm khác là Dữ, Dự. Xem các âm này.

Từ ghép 1

dữ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. và, với
2. chơi thân

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Với, cùng với: Khác với mọi người, khác thường; Tôi với ông nói chuyện về việc người (nhân sự) (Quốc ngữ); Người xưa cùng vui với dân (Mạnh tử); Tôi với ông khác nhau (tôi khác với ông) (Mặc tử);
② Cho (để nêu lên đối tượng được thụ hưởng, dùng như [wèi], bộ ): Sau nếu có việc gì, tôi sẽ tính cho ông (Quốc ngữ); Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng cho người (Sử kí); 便 Tiện cho mọi người;
③ (văn) Ở, tại: Ngồi ở thượng phong;
④ (văn) Để cho, bị: Bèn bị Câu Tiễn bắt, chết ở Can Toại (Chiến quốc sách);
⑤ (lt) Và: Công nghiệp và nông nghiệp; Phu tử nói về tính và đạo trời thì không được nghe (Luận ngữ);
⑥ (văn) Hay, hay là (biểu thị mối quan hệ chọn lựa, được nêu lên trong hai từ hoặc nhóm từ chứa đựng hai nội dung tương phản nhau): ! Mùa xuân năm thứ ba mươi, nước Tấn xâm lấn nước Trịnh, để quan sát xem có thể đánh được nước Trịnh hay không (Tả truyện); Chẳng biết có công đức hay không (Thế thuyết tân ngữ). 【】 dữ phủ [yưfôu] Hay không: Thiết tưởng có chính xác hay không, phải chờ thực tiễn kiểm nghiệm;
⑦ (văn) Nếu: ? Nếu Nhan Hồi mà chấp chính thì Tử Lộ và Tử Cống còn thi thố tài năng vào đâu được? (Hàn Thi ngoại truyện). 【...】 dữ... bất như [yư... bùrú] (văn) Nếu... chẳng bằng: 使 使 Nếu để cho Xúc này mang tiếng hâm mộ thế lực, (thì) không bằng để vua được tiếng là quý chuộng kẻ sĩ (Chiến quốc sách); Nếu ta được một ngàn cỗ chiến xa, chẳng bằng nghe được một câu nói của người đi đường Chúc Quá (Lã thị Xuân thu); 【】 dữ... bất nhược [yư... bùruò] (văn) Nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn (dùng như ): Nếu tôi nhờ ông mà được sống thì thà bị bắt mà chết còn hơn (Tân tự); 【】 dữ... ninh [yư... nìng] (văn) Nếu... thì thà... còn hơn: Nếu làm vợ người, thì thà làm thiếp (nàng hầu, vợ lẽ) cho phu tử còn hơn (Trang tử); Nếu người giết ta thì ta tự giết mình còn hơn (Sử kí); 【】dữ... khởi nhược [yư... qê ruò] (văn) Nếu... sao bằng. Như ; 【】dữ kì [yư qí] (lt) Thà... (kết hợp với : … nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn): Thà đi tàu còn hơn đi xe; Nếu lấy được một trăm dặm ở nước Yên thì chẳng bằng lấy được mười dặm ở Tống (Chiến quốc sách);【】dữ kì... bất như [yưqí... bùrú] Nếu... chẳng bằng (không bằng). Xem ; 【】 dữ kì... bất nhược [yưqí... bùruò] Nếu... chẳng bằng (không bằng), thà... còn hơn (dùng như ): Trong việc tế lễ, nếu lòng kính không đủ mà lễ có thừa, (thì) chẳng bằng lễ không đủ mà lòng kính có thừa (Lễ kí); 【】dữ kì... ninh [yưqí... nìng] Nếu... thì thà... còn hơn, thà... còn hơn: Về lễ, nếu xa xí thì thà tiết kiệm còn hơn (thà tiết kiệm còn hơn xa xí) (Luận ngữ); Nếu hại dân thì thà ta chịu chết một mình còn hơn (Tả truyện); 【】dữ kì... ninh kì [yưqí... nìngqí] Như ;【】dữ kì ... khởi như [yưqí... qêrú] Nếu... sao bằng (há bằng): ? Nếu đóng nó lại để cất đi thì sao bằng che mình nó lại? (Án tử Xuân thu); 【】dữ kì... khởi nhược [yưqí... qêruò] Nếu... sao bằng (há bằng) (dùng như ): ? Vả lại nếu nhà ngươi theo những kẻ sĩ lánh người thì sao bằng theo kẻ lánh đời (Luận ngữ);
⑧ (văn) Để (nối kết trạng ngữ với vị ngữ): Cho nên người quân tử chọn người để kết giao, người làm ruộng chọn ruộng mà cày (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑨ (văn) Đều, hoàn toàn: Các bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những kẻ không tốt (Mặc tử);
⑩ Cho, giao cho, trao cho, tán thành, đối phó: Trời đã cho mà không nhận thì sẽ bị tội (Việt sử lược); 退 Tán thành ông ta tiến lên, không tán thành ông ta lùi bước (Luận ngữ: Thuật nhi); Đó gọi là một đối phó với một, người gan dạ dũng cảm tiến tới được vậy (Tam quốc chí);
⑪ (văn) Chờ đợi: Thời gian trôi đi mất, năm chẳng chờ đợi ta (Luận ngữ);
⑫ (văn) Viện trợ, giúp đỡ: Chẳng bằng giúp cho Ngụy để làm cho Ngụy mạnh lên (Chiến quốc sách);
⑬ Đi lại, giao hảo, kết giao, hữu hảo: Đi lại (thân với nhau);
⑭ (văn) Kẻ đồng minh: Hiệp ước liên minh đã định rồi thì dù đã thấy rõ những mặt lợi hại, cũng không thể lừa bịp kẻ đồng minh của họ (Tuân tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Liên kết với nhau. Chẳng hạn Đẳng dữ ( phe nhóm liên kết ) — Tới. Đến. Chẳng hạn Dữ kim ( tới nay ) — Và. Với — Cho. Cấp cho — Bằng lòng. Hứa cho — Giúp đỡ — Các âm khác là Dư, Dự. Xem các âm này.

Từ ghép 10

dự

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tham dự, dự vào: Thầy giáo tham dự trò chơi của các học sinh; ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tham gia vào, góp phần góp mặt vào — Các âm khác là Dư, Dữ — Cũng dùng như chữ Dự trong từ ngữ Do dự.

Từ ghép 2

củng
gǒng ㄍㄨㄥˇ

củng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chắp tay cung kính

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chắp tay (tỏ ý cung kính). ◎ Như: "củng thủ" chắp tay. ◇ Luận Ngữ : "Tử Lộ củng nhi lập" (Vi tử ) Tử Lộ chắp tay đứng (đợi).
2. (Động) Vây quanh, nhiễu quanh. ◎ Như: "chúng tinh củng nguyệt" đám sao vây quanh mặt trăng.
3. (Động) Khom, gù, uốn cong (phần trên hay trước của thân thể). ◎ Như: "miêu nhi củng khởi thân thể" con mèo khom mình nhổm dậy.
4. (Động) Trổ, đâm ra, nhú ra. ◎ Như: "miêu nhi củng xuất thổ" mầm nhú ra khỏi mặt đất.
5. (Động) Đùn, đẩy ra, thôi thúc. ◎ Như: "tha bị đại gia củng xuất lai đương đại biểu" anh ấy bị mọi người đẩy ra làm đại biểu.
6. (Tính) Có thể dùng hai tay ôm được. ◇ Tả truyện : "Nhĩ mộ chi mộc củng hĩ" (Hi công tam thập nhị niên ) Cây ở mộ ông bằng một vòng tay.
7. (Tính) Có hình vòng cung. ◎ Như: "củng kiều" cầu vòng cung, "củng môn" cổng hình vòng cung.

Từ điển Thiều Chửu

① Chắp tay, chắp tay tỏ ý cung kính gọi là củng.
② Chét, hai bàn tay vùng lại với nhau gọi là củng.
③ Vùng quanh, nhiễu quanh.
④ Cầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chắp tay;
② Chét hai bàn tay lại với nhau;
③ Vây bọc, vây quanh, vòng quanh: Các vì sao vây bọc mặt trăng;
④ Khom, gù, uốn cong: Con mèo đen uốn lưng;
⑤ Đùn, đẩy, ủi, chui ra: Lấy thân mình đẩy cửa; Lợn ủi đất bằng mỏm; Sâu đùn đất;
⑥ Trổ ra, đâm ra, nhú ra: Mầm nhú ra khỏi mặt đất;
⑦ (văn) Cầm;
⑧ Vòm, hình cung: Cống nước hình cung; Đường vòm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chắp hai tay lại — Cầm nắm — Ôm giữ — Chầu quanh — Hướng về.

Từ ghép 9

côn
kūn ㄎㄨㄣ

côn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngọc côn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ đá đẹp giống như ngọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọc côn, thứ ngọc đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngọc côn (một loại ngọc quý).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ ngọc đẹp — Tên người, tức Đặng Trần Côn, người xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông, bắc phần Việt Nam không rõ năm sinh năm mất, đậu Hương cống đời Lê, làm chức Huấn đạo tại trường phủ, rồi đổi làm Tri huyện thanh oai, Hà đông năm 1740 đời Lê hiển Tông, sau thăng tới Ngự sử đài Chiếu khán, thọ khoảng 40 tuổi, tác phẩm Hán văn gồm Chinh phụ ngâm khúc , Bích câu kì ngộ, tám bài thơ tiêu tương bát cảnh, và các bài phú Trương hàn tư thuần lư, Trương lương bố y, Khấu môn thanh.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.