hoàn
huán ㄏㄨㄢˊ, huàn ㄏㄨㄢˋ

hoàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vòng ngọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vòng ngọc. ◎ Như: "ngọc hoàn" vòng ngọc.
2. (Danh) Vòng, khoen, vật hình vòng tròn. ◎ Như: "nhĩ hoàn" khoen tai, "chỉ hoàn" vòng ngón tay (cái nhẫn), "đao hoàn" khâu đao (khoen sắt ở cán đao để cầm cho chắc).
3. (Danh) Phần thiết yếu, then chốt. ◎ Như: "giá cá kế hoạch năng phủ như kì hoàn thành, công tác nhân viên đích phối hợp thị ngận trọng yếu đích nhất hoàn" , kế hoạch này có thể hoàn thành đúng hạn kì hay không, thì sự phối hợp giữa các nhân viên trong công tác là một then chốt rất hệ trọng.
4. (Động) Vây quanh, bao quanh. ◎ Như: "quần sơn hoàn củng" dãy núi vây quanh. ◇ Sử Kí : "Tần vương phương hoàn trụ tẩu, tốt hoàng cấp, bất tri sở vi" , , (Kinh Kha truyện ) Vua Tần cứ chạy quanh cái cột, cuống quít không biết làm thế nào.
5. (Tính) Bốn phía, ở chung quanh. ◎ Như: "hoàn thành thiết lộ" đường sắt quanh thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vòng ngọc.
② Phàm cái gì hình vòng tròn đều gọi là hoàn, như nhĩ hoàn vòng tai, chỉ hoàn vòng ngón tay (cái nhẫn).
③ Vây quanh.
④ Khắp.
⑤ Rộng lớn ngang nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vòng ngọc;
② Vòng, vật hình tròn: Vòng sắt; Khoen tai; Nhẫn đeo tay;
③ Hoàn, vòng quanh, bao quanh, quanh: Đường sắt quanh thành (vòng quanh thành phố);
④ Khâu: Đây là một khâu quan trọng của công trình; Khâu chủ yếu, khâu chính;
⑤ [Huán] (Họ) Hoàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vòng ngọc — Vây quanh — Xoay đi — Cũng dùng như chữ Hoàn .

Từ ghép 11

phấn
fèn ㄈㄣˋ

phấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chim dang cánh bay
2. hăng say, ráng sức, phấn khích

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chim dang cánh bắt đầu bay.
2. (Động) Gắng sức lên. ◎ Như: "chấn phấn" phấn khởi, "phấn dũng" hăng hái.
3. (Động) Giơ lên. ◎ Như: "phấn bút tật thư" cầm bút viết nhanh.
4. (Động) Chấn động, rung động. ◇ Dịch Kinh : "Lôi xuất địa phấn" (Lôi quái ) Sấm nổi lên, đất chấn động.
5. (Động) Dũng mãnh tiến tới, không sợ chết. ◎ Như: "phấn bất cố thân" can cường tiến tới, không quan tâm tới tính mạng.
6. (Danh) Họ "Phấn".

Từ điển Thiều Chửu

① Chim dang cánh bay. Chim to sắp bay, tất dang cánh quay quanh mấy cái rồi mới bay lên gọi là phấn, người ta gắng sức lên cũng gọi là phấn. Như phấn phát nhức dậy, phấn dũng hăng hái, v.v.
② Rung động.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phấn chấn, phấn khởi: Tinh thần phấn chấn; Phấn khởi;
② Giơ lên, vung: Vung tay hô lớn;
③ (văn) (Chim) dang cánh chuẩn bị bay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bay thật cao và nhanh, nói về loài chim — Làm cho mạnh mẽ lên — Rung động. Vang động — Hăng hái lên — Nhanh. Mau.

Từ ghép 14

duệ, nhuệ, đoái
duì ㄉㄨㄟˋ, ruì ㄖㄨㄟˋ, yuè ㄩㄝˋ

duệ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sắc, bén.
2. (Tính) Nhọn. ◇ Đỗ Phủ : "Duệ đầu tướng quân lai hà trì, Lệnh ngã tâm trung khổ bất túc" , (Cửu vũ kì vương tướng quân bất chí ) Tướng quân đầu nhọn đến sao mà chậm trễ, Khiến cho lòng ta khổ sở biết bao.
3. (Tính) Mạnh mẽ, tinh nhuệ. ◇ Chiến quốc sách : "Sử khinh xa duệ kị xung Ung Môn" 使 (Tề sách nhất ) Cho xe nhẹ quân kị hùng mạnh xông thẳng tới Ung Môn.
4. (Tính) Nhạy, thính. ◎ Như: "cảm giác mẫn duệ" cảm giác bén nhạy.
5. (Phó) Nhanh chóng, rõ rệt. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ phẫn khuể đắc tật, thực duệ giảm" 忿, (Vân La công chúa ) Cha tức giận quá phát bệnh, ăn uống rõ ràng kém đi.
6. (Danh) Vũ khí sắc, nhọn. ◇ Hán Thư : "Bị kiên chấp duệ, tự suất sĩ tốt" , (Cao Đế kỉ hạ ) Mặc áo giáp cầm gươm, tự mình thống suất binh lính.
7. (Danh) Lực lượng hùng mạnh. ◎ Như: "dưỡng tinh súc duệ" nuôi dưỡng lực lượng giỏi mạnh.
8. (Danh) Họ "Duệ".
9. § Ta quen đọc là "nhuệ".
10. § Cũng viết là .

Từ ghép 2

nhuệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sắc, nhọn
2. mũi nhọn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sắc, bén.
2. (Tính) Nhọn. ◇ Đỗ Phủ : "Duệ đầu tướng quân lai hà trì, Lệnh ngã tâm trung khổ bất túc" , (Cửu vũ kì vương tướng quân bất chí ) Tướng quân đầu nhọn đến sao mà chậm trễ, Khiến cho lòng ta khổ sở biết bao.
3. (Tính) Mạnh mẽ, tinh nhuệ. ◇ Chiến quốc sách : "Sử khinh xa duệ kị xung Ung Môn" 使 (Tề sách nhất ) Cho xe nhẹ quân kị hùng mạnh xông thẳng tới Ung Môn.
4. (Tính) Nhạy, thính. ◎ Như: "cảm giác mẫn duệ" cảm giác bén nhạy.
5. (Phó) Nhanh chóng, rõ rệt. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ phẫn khuể đắc tật, thực duệ giảm" 忿, (Vân La công chúa ) Cha tức giận quá phát bệnh, ăn uống rõ ràng kém đi.
6. (Danh) Vũ khí sắc, nhọn. ◇ Hán Thư : "Bị kiên chấp duệ, tự suất sĩ tốt" , (Cao Đế kỉ hạ ) Mặc áo giáp cầm gươm, tự mình thống suất binh lính.
7. (Danh) Lực lượng hùng mạnh. ◎ Như: "dưỡng tinh súc duệ" nuôi dưỡng lực lượng giỏi mạnh.
8. (Danh) Họ "Duệ".
9. § Ta quen đọc là "nhuệ".
10. § Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sắc bén, nhọn, mũi nhọn: Sắc bén, sâu sắc;
② Nhanh, gấp, tinh nhanh, lanh lợi: Nhạy, nhạy cảm, rất thính; 退 Nó tiến lên nhanh và lui cũng nhanh (Mạnh tử);
③ Mạnh, hùng mạnh, tinh nhuệ: Hăng hái tiến lên, tiến mạnh bước; Quân đội tinh nhuệ; Tinh nhuệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Nhuệ .

Từ ghép 4

đoái

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đoái .
tuệ
huì ㄏㄨㄟˋ, suì ㄙㄨㄟˋ

tuệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sao chổi
2. cái chổi
3. quét

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái chổi. § Cũng viết là . ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Kiến gia chi đồng bộc, ủng tuệ vu đình" , (Thuần Vu Phần ) Thấy tôi tớ nhà, cầm chổi ở ngoài sân.
2. (Động) Quét.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chổi, chổi tre.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tuệ .
di, dị
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chậu rửa mặt thời xưa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đựng nước hoặc rượu thời xưa.
2. § Cũng đọc là "dị".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ rửa mặt đời xưa. Cũng đọc là dị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ rửa mặt;
② Đồ uống rượu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chén lớn, có chuôi cầm, chuôi có lỗ, dùng làm vòi rót ra luôn — Vật dụng giống như cái liễn, có tay cầm, có nắp để đựng đồ ăn uống.

dị

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đựng nước hoặc rượu thời xưa.
2. § Cũng đọc là "dị".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ rửa mặt đời xưa. Cũng đọc là dị.
chùy, trùy
zhuī ㄓㄨㄟ

chùy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dùi
2. cái dùi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái dùi. ◇ Chiến quốc sách : "Độc thư dục thụy, dẫn chùy tự thứ kì cổ, huyết lưu chí túc" , , , (Tần sách nhị , Tô Tần ) Đọc sách mà buồn ngủ, thì cầm cầm dùi tự đâm vào vế, máu chảy tới chân.
2. (Danh) Vật có hình mũi nhọn như cái dùi. ◎ Như: "mao chùy" cái bút lông.
3. (Động) Đâm bằng dùi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái dùi nhọn bằng sắt. Cũng viết là .

Từ ghép 6

trùy

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dùi.
② Cái bút gọi là mao trùy vì nó nhọn như cái dùi vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùi: Không có tấc đất cắm dùi;
② Dùi, khoét lỗ: Anh ấy dùi lỗ trên tấm ván;
③ (văn) Bén;
④ Chóp, nón: Hình chóp, hình nón.

Từ ghép 2

lõa, luy, lụy, lũy
léi ㄌㄟˊ, lěi ㄌㄟˇ, lèi ㄌㄟˋ, liè ㄌㄧㄝˋ, lù ㄌㄨˋ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trần truồng. Như chữ Lõa — Các âm khác là Luy, Lũy, Lụy. Xem các âm này.

luy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xâu liền, nối liền
2. dây to
3. bắt giam

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc dây. § Thông . ◇ Trang Tử : "Phù yết can luy, thú quán độc, thủ nghê phụ, kì ư đắc đại ngư nan hĩ" 竿, , , (Ngoại vật ) Kìa hạng cầm cần câu buộc dây (nhỏ), rảo đến bên ngòi lạch, rình đợi cá nghê cá giếc. Với họ (mà) được cá lớn khó thay.
2. (Động) Trói buộc, gò bó. ◇ Mạnh Tử : "Nhược sát kì phụ huynh, hệ luy kì tử đệ" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nhược giết cha anh họ, trói buộc con em họ.
3. Một âm là "lụy". (Động) Dính líu, dây dưa. ◎ Như: "liên lụy" dính líu, "lụy cập tha nhân" làm dính dấp tới người khác.
4. (Động) Hao tổn, hao hụt. ◇ Liêu trai chí dị : "Bất chung tuế, bạc sản lụy tận" , (Xúc chức ) Chưa được một năm, sản nghiệp hao tổn hết sạch.
5. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bất căng tế hạnh, chung lụy đại đức" , (Lữ ngao ) Không giữ nghiêm nết nhỏ, rốt cuộc làm hại đến đức lớn.
6. (Động) Phó thác. ◇ Hàn Phi Tử : "Ngô dục dĩ quốc lụy tử, tử tất vật tiết dã" , (Ngoại trước thuyết hữu thượng ) Ta muốn giao phó nước cho ông, ông tất chớ để lộ.
7. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "lao lụy" mệt nhọc, "bì lụy" mỏi mệt.
8. (Danh) Chỉ những cái dính líu đến gia đình như vợ con, của cải. ◎ Như: "gia lụy" chỉ vợ con, tài sản.
9. (Danh) Mối lo, tai họa. ◇ Chiến quốc sách : "Hán Trung nam biên vi Sở lợi, thử quốc lụy dã" , (Tần sách nhất ) Hán Trung bờ cõi nam là cái Sở tham muốn, đó là mối lo cho nước (Tần).
10. (Danh) Tật, khuyết điểm. ◇ Kê Khang : "Nhi hữu hảo tận chi lụy" (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Mà có tật ưa nói thẳng hết ra.
11. Một âm là "lũy". (Động) Thêm. ◎ Như: "tích lũy" tích thêm mãi, "lũy thứ" thêm nhiều lần, "tích công lũy đức" chứa công dồn đức.
12. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Trói.
② Một âm là lũy. Thêm, như tích lũy tích thêm mãi, lũy thứ nhiều lần, lần ấy, lần khác.
③ Lại một âm là lụy. Liên lụy, chịu lụy, như thụ lụy bất thiển chịu lụy không ít, tục lụy thói tục làm lụy mình, gia lụy vì gia đình làm lụy mình, v.v. Phàm sự gì phiền đến thân đều gọi là lụy cả. Mang nợ cũng gọi là khuy lụy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dây thừng;
② Ràng buộc, buộc vào nhau, xâu liền, bện vào nhau, quấn quanh, vấn vít: Dây sắn quấn vào (Thi Kinh);
③ Như [lèi];
④ 【】luy chuế [léizhui] (Sự vật) lôi thôi, phiền phức, rườm rà, (văn tự) dài dòng: Mang theo nhiều hành lí lôi thôi quá. Cv. Xem [lâi], [lèi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Luy — Buộc lại. Trói buộc — Các âm khác Lụy, Lũy, Lõa. Xem các âm này.

Từ ghép 1

lụy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

liên lụy, dính líu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc dây. § Thông . ◇ Trang Tử : "Phù yết can luy, thú quán độc, thủ nghê phụ, kì ư đắc đại ngư nan hĩ" 竿, , , (Ngoại vật ) Kìa hạng cầm cần câu buộc dây (nhỏ), rảo đến bên ngòi lạch, rình đợi cá nghê cá giếc. Với họ (mà) được cá lớn khó thay.
2. (Động) Trói buộc, gò bó. ◇ Mạnh Tử : "Nhược sát kì phụ huynh, hệ luy kì tử đệ" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nhược giết cha anh họ, trói buộc con em họ.
3. Một âm là "lụy". (Động) Dính líu, dây dưa. ◎ Như: "liên lụy" dính líu, "lụy cập tha nhân" làm dính dấp tới người khác.
4. (Động) Hao tổn, hao hụt. ◇ Liêu trai chí dị : "Bất chung tuế, bạc sản lụy tận" , (Xúc chức ) Chưa được một năm, sản nghiệp hao tổn hết sạch.
5. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bất căng tế hạnh, chung lụy đại đức" , (Lữ ngao ) Không giữ nghiêm nết nhỏ, rốt cuộc làm hại đến đức lớn.
6. (Động) Phó thác. ◇ Hàn Phi Tử : "Ngô dục dĩ quốc lụy tử, tử tất vật tiết dã" , (Ngoại trước thuyết hữu thượng ) Ta muốn giao phó nước cho ông, ông tất chớ để lộ.
7. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "lao lụy" mệt nhọc, "bì lụy" mỏi mệt.
8. (Danh) Chỉ những cái dính líu đến gia đình như vợ con, của cải. ◎ Như: "gia lụy" chỉ vợ con, tài sản.
9. (Danh) Mối lo, tai họa. ◇ Chiến quốc sách : "Hán Trung nam biên vi Sở lợi, thử quốc lụy dã" , (Tần sách nhất ) Hán Trung bờ cõi nam là cái Sở tham muốn, đó là mối lo cho nước (Tần).
10. (Danh) Tật, khuyết điểm. ◇ Kê Khang : "Nhi hữu hảo tận chi lụy" (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Mà có tật ưa nói thẳng hết ra.
11. Một âm là "lũy". (Động) Thêm. ◎ Như: "tích lũy" tích thêm mãi, "lũy thứ" thêm nhiều lần, "tích công lũy đức" chứa công dồn đức.
12. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Trói.
② Một âm là lũy. Thêm, như tích lũy tích thêm mãi, lũy thứ nhiều lần, lần ấy, lần khác.
③ Lại một âm là lụy. Liên lụy, chịu lụy, như thụ lụy bất thiển chịu lụy không ít, tục lụy thói tục làm lụy mình, gia lụy vì gia đình làm lụy mình, v.v. Phàm sự gì phiền đến thân đều gọi là lụy cả. Mang nợ cũng gọi là khuy lụy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mệt mỏi, mệt nhọc, mệt: Chẳng biết mệt mỏi tí nào;
② Làm mệt nhọc, làm phiền lụy: Xem chữ nhỏ mỏi mắt; Việc này người khác làm không xong, vẫn phải phiền đến anh thôi;
③ Vất vả: Vất vả suốt ngày rồi hãy nghỉ thôi;
④ Liên lụy, dính dấp, dây dưa: Dây dưa; Liên lụy;
⑤ (văn) Mối lo, tai họa;
⑥ (văn) Tật, khuyết điểm: Mà có tật ưa nói thẳng hết ra không kiêng dè (Kê Khang: Dữ Sơn Cự Nguyên tuyệt giao thư). Xem [lâi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trói buộc — Dính dấp tới. Chịu khổ lây. Thơ Lê Thánh Tông có câu: » Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ, làn nước chi cho lụy đến nàng « — Thiếu nợ. Ta còn hiểu là luồn cúi chiều chuộng. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Bởi số chạy sao cho khỏi số, lụy người nên nỗi phải chiều người «.

Từ ghép 10

lũy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xếp nhiều, chồng chất
2. tích lũy, tích trữ
3. nhiều lần

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc dây. § Thông . ◇ Trang Tử : "Phù yết can luy, thú quán độc, thủ nghê phụ, kì ư đắc đại ngư nan hĩ" 竿, , , (Ngoại vật ) Kìa hạng cầm cần câu buộc dây (nhỏ), rảo đến bên ngòi lạch, rình đợi cá nghê cá giếc. Với họ (mà) được cá lớn khó thay.
2. (Động) Trói buộc, gò bó. ◇ Mạnh Tử : "Nhược sát kì phụ huynh, hệ luy kì tử đệ" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nhược giết cha anh họ, trói buộc con em họ.
3. Một âm là "lụy". (Động) Dính líu, dây dưa. ◎ Như: "liên lụy" dính líu, "lụy cập tha nhân" làm dính dấp tới người khác.
4. (Động) Hao tổn, hao hụt. ◇ Liêu trai chí dị : "Bất chung tuế, bạc sản lụy tận" , (Xúc chức ) Chưa được một năm, sản nghiệp hao tổn hết sạch.
5. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bất căng tế hạnh, chung lụy đại đức" , (Lữ ngao ) Không giữ nghiêm nết nhỏ, rốt cuộc làm hại đến đức lớn.
6. (Động) Phó thác. ◇ Hàn Phi Tử : "Ngô dục dĩ quốc lụy tử, tử tất vật tiết dã" , (Ngoại trước thuyết hữu thượng ) Ta muốn giao phó nước cho ông, ông tất chớ để lộ.
7. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "lao lụy" mệt nhọc, "bì lụy" mỏi mệt.
8. (Danh) Chỉ những cái dính líu đến gia đình như vợ con, của cải. ◎ Như: "gia lụy" chỉ vợ con, tài sản.
9. (Danh) Mối lo, tai họa. ◇ Chiến quốc sách : "Hán Trung nam biên vi Sở lợi, thử quốc lụy dã" , (Tần sách nhất ) Hán Trung bờ cõi nam là cái Sở tham muốn, đó là mối lo cho nước (Tần).
10. (Danh) Tật, khuyết điểm. ◇ Kê Khang : "Nhi hữu hảo tận chi lụy" (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Mà có tật ưa nói thẳng hết ra.
11. Một âm là "lũy". (Động) Thêm. ◎ Như: "tích lũy" tích thêm mãi, "lũy thứ" thêm nhiều lần, "tích công lũy đức" chứa công dồn đức.
12. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Trói.
② Một âm là lũy. Thêm, như tích lũy tích thêm mãi, lũy thứ nhiều lần, lần ấy, lần khác.
③ Lại một âm là lụy. Liên lụy, chịu lụy, như thụ lụy bất thiển chịu lụy không ít, tục lụy thói tục làm lụy mình, gia lụy vì gia đình làm lụy mình, v.v. Phàm sự gì phiền đến thân đều gọi là lụy cả. Mang nợ cũng gọi là khuy lụy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chồng chất, nhiều: Ngày dồn tháng chứa, hết năm này qua năm khác; Hàng ngàn hàng vạn;
② Liên miên: Dài dòng văn tự;
③ Như [lâi]. Xem [lèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tăng lên. Gấp lên nhiều lần — Các âm khác là Lõa, Luy. Xem các âm này.

Từ ghép 13

bát, bạt
bá ㄅㄚˊ, bó ㄅㄛˊ, pō ㄆㄛ

bát

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Liềm, hái;
② (văn) Trừ bỏ họa loạn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

bạt

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái nạo bạt (nhạc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái nạo bạt (nhạc khí). § Xem thêm "nạo" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nạo bạt (nhạc).

Từ điển Trần Văn Chánh

(nhạc) Chũm choẹ, chập chõa, nạo bạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại nhạc khí, gồm hai miếng tròn to bằng đồng, có núm cầm, để đập vào nhau. Ta gọi là cái chập chõa.
hoàn, hoạn
guān ㄍㄨㄢ, huàn ㄏㄨㄢˋ, xuān ㄒㄩㄢ

hoàn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mặc vào người, đeo vào người

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mặc, mang. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã" (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mặc: Mặc áo giáp cầm binh khí.

hoạn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xỏ, xâu, xuyên qua.
cáp, hiệp, tiệp
jiā ㄐㄧㄚ, xiá ㄒㄧㄚˊ, xié ㄒㄧㄝˊ

cáp

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Soát xét. Cũng đọc Giáp.

hiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắp, xách, xốc, gắp
2. cậy, nhờ, dựa vào
3. cái đũa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cặp, kẹp (dưới nách). ◇ Mạnh Tử : "Hiệp Thái san dĩ siêu Bắc hải" (Lương Huệ Vương thượng ) Kẹp núi Thái vượt biển Bắc.
2. (Động) Mang, cầm giữ. ◇ Khuất Nguyên : "Đái trường kiếm hề hiệp Tần cung" (Cửu ca , Quốc thương ) Đeo kiếm dài hề mang cung Tần.
3. (Động) Ỷ thế, cậy. ◎ Như: "hiệp trưởng" cậy lớn, "hiệp quý" ỷ sang. ◇ Hồng Thăng : "Huống thả đệ huynh tỉ muội hiệp thế lộng quyền, tội ác thao thiên" , (Trường sanh điện 殿) Huống chi anh chị em ỷ thế lộng quyền, tội ác ngập trời.
4. (Động) Giấu, cất. ◎ Như: "hiệp oán" giấu niềm oán hận.
5. Một âm là "tiếp". (Động) Thông suốt, thông đạt. ◇ Thi Kinh : "Thiên vị Ân đích, Sử bất tiếp tứ phương" , 使 (Đại nhã , Đại minh ) Con cháu dòng chính nhà Ân ở ngôi trời, Lại khiến cho không thông suốt với bốn cõi (mất thiên hạ).
6. (Tính) Khắp một vòng. § Thông "tiếp" . ◎ Như: "tiếp nhật" mười ngày.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắp, xốc nách cho đi đứng được là hiệp.
② Gắp.
③ Hiệp, cậy. Cậy có cái chèn được người mà xử tệ với người gọi là hiệp. Như hiệp trưởng cậy lớn, hiệp quý cậy sang, vv.
④ Một âm là tiệp. Vật giấu riêng.
⑤ Ðũa.
⑥ Cùng nghĩa với chữ hiệp. Hiệp nhật mười ngày.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cặp dưới nách, xốc dưới nách: Anh ấy cặp một cuốn từ điển dưới nách;
② Cưỡng ép, bức ép, bắt chẹt: Bắt chẹt;
③ Ôm ấp, ấp ủ: Ôm hận;
④ (văn) Ỷ, cậy: Cậy lớn; Cậy sang;
⑤ (văn) Đũa;
⑥ Như (bộ ): Mười ngày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắp, kẹp vào mình — Mang, đeo — Cất giấu đi — Một âm là Tiệp. Xem Tiệp.

tiệp

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cặp, kẹp (dưới nách). ◇ Mạnh Tử : "Hiệp Thái san dĩ siêu Bắc hải" (Lương Huệ Vương thượng ) Kẹp núi Thái vượt biển Bắc.
2. (Động) Mang, cầm giữ. ◇ Khuất Nguyên : "Đái trường kiếm hề hiệp Tần cung" (Cửu ca , Quốc thương ) Đeo kiếm dài hề mang cung Tần.
3. (Động) Ỷ thế, cậy. ◎ Như: "hiệp trưởng" cậy lớn, "hiệp quý" ỷ sang. ◇ Hồng Thăng : "Huống thả đệ huynh tỉ muội hiệp thế lộng quyền, tội ác thao thiên" , (Trường sanh điện 殿) Huống chi anh chị em ỷ thế lộng quyền, tội ác ngập trời.
4. (Động) Giấu, cất. ◎ Như: "hiệp oán" giấu niềm oán hận.
5. Một âm là "tiếp". (Động) Thông suốt, thông đạt. ◇ Thi Kinh : "Thiên vị Ân đích, Sử bất tiếp tứ phương" , 使 (Đại nhã , Đại minh ) Con cháu dòng chính nhà Ân ở ngôi trời, Lại khiến cho không thông suốt với bốn cõi (mất thiên hạ).
6. (Tính) Khắp một vòng. § Thông "tiếp" . ◎ Như: "tiếp nhật" mười ngày.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắp, xốc nách cho đi đứng được là hiệp.
② Gắp.
③ Hiệp, cậy. Cậy có cái chèn được người mà xử tệ với người gọi là hiệp. Như hiệp trưởng cậy lớn, hiệp quý cậy sang, vv.
④ Một âm là tiệp. Vật giấu riêng.
⑤ Ðũa.
⑥ Cùng nghĩa với chữ hiệp. Hiệp nhật mười ngày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vòng quanh. Giáp vòng — Một âm là Hiệp. Xem Hiệp.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.