cải
gǎi ㄍㄞˇ

cải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sửa đổi, thay đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, thay đổi.
2. (Động) Sửa, chữa. ◎ Như: "cải tạo" sửa đổi, "cải quá" sửa lỗi.
3. (Danh) Họ "Cải".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðổi, như cải tạo làm lại, cải quá đổi lỗi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay đổi, đổi thay, biến đổi: 西 Sài Gòn đã thay đổi hẳn;
② Chữa: Chữa bài;
③ [Găi] (Họ) Cải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi. Cũng viết là

Từ ghép 49

biên
biān ㄅㄧㄢ, biàn ㄅㄧㄢˋ

biên

giản thể

Từ điển phổ thông

1. đan, bện, tết
2. sắp xếp, tổ chức
3. biên soạn, biên tập
4. đặt ra, bịa ra
5. sách, quyển, tập
6. phần (của một bộ sách)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đan, ken, tết: Đan tre, ken tre; Đan bồ, đan giỏ, đan sọt;
② Sắp, xếp: Xếp thành hàng, xếp thành đội ngũ; … Đưa... vào biên chế;
③ Soạn, viết: Soạn sách, viết sách; Soạn kịch, viết kịch; Lời tòa soạn, LTS;
④ Cuốn, quyển, tập: Tập thượng; Tập hạ; Quyển viết tiếp, tập tiếp theo; Mỗi người một cuốn;
⑤ Bịa, bịa chuyện, bịa đặt, đặt điều, thêu dệt: Bịa đặt những chuyện vu vơ, đặt diều nói láo;
⑥ (văn) Lề sách: Khổng Tử đọc Kinh Dịch, ba lần đứt lề da (Luận ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 7

biên
biān ㄅㄧㄢ, biǎn ㄅㄧㄢˇ, biàn ㄅㄧㄢˋ

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đan, bện, tết
2. sắp xếp, tổ chức
3. biên soạn, biên tập
4. đặt ra, bịa ra
5. sách, quyển, tập
6. phần (của một bộ sách)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lề sách (ngày xưa, dùng dây xâu các thẻ tre). ◇ Sử Kí : "(Khổng Tử) độc Dịch, vi biên tam tuyệt" (), (Khổng Tử thế gia ) (Khổng Tử) đọc kinh Dịch làm cho lề sách đứt ba lần.
2. (Danh) Phiếm chỉ sách vở (ngày xưa, thư tịch làm bằng thẻ tre thẻ gỗ). ◇ Nguyễn Du : "Hàm Đan thắng tích kiến di biên" (Hàm Đan tức sự ) Thắng cảnh Hàm Đan thấy ghi trong sách cũ.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho sách vở: quyển, tập. ◎ Như: "tiền biên" tập thượng, "hậu biên" tập hạ, "tục biên" quyển tiếp theo.
4. (Danh) Họ "Biên".
5. (Động) Sắp, xếp, sắp theo thứ tự. ◎ Như: "biên liệt" xếp bày.
6. (Động) Soạn, thu thập góp nhặt để viết thành sách. ◎ Như: "biên thư" soạn sách, "biên tự điển" biên soạn tự điển.
7. (Động) Sáng tác. ◎ Như: "biên ca" viết bài hát, "biên khúc" viết nhạc, "biên kịch bổn" viết kịch.
8. (Động) Đặt chuyện, thêu dệt, bịa đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã bả nhĩ lạn liễu chủy đích, ngã tựu tri đạo nhĩ thị biên ngã ni" ! (Đệ thập cửu hồi) Cái anh toét miệng này! Tôi biết ngay rằng anh đặt điều cho tôi mà.
9. (Động) Đan, ken, tết, bện. ◎ Như: "biên trúc" đan tre, "biên bồ" ken cỏ bồ, "biên phát" bện tóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lề sách, như Khổng Tử độc Dịch, vi biên tam tuyệt (Hán thư ) đức Khổng Tử đọc Kinh Dịch ba lần đứt lề sách. Bây giờ cũng gọi sách vở là biên.
② Cứ thuận thứ tự đều gọi là biên, như biên liệt xếp bày.
③ Ðan, ken. Như biên trúc ken tre, biên bồ ken cỏ bồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đan, ken, tết: Đan tre, ken tre; Đan bồ, đan giỏ, đan sọt;
② Sắp, xếp: Xếp thành hàng, xếp thành đội ngũ; … Đưa... vào biên chế;
③ Soạn, viết: Soạn sách, viết sách; Soạn kịch, viết kịch; Lời tòa soạn, LTS;
④ Cuốn, quyển, tập: Tập thượng; Tập hạ; Quyển viết tiếp, tập tiếp theo; Mỗi người một cuốn;
⑤ Bịa, bịa chuyện, bịa đặt, đặt điều, thêu dệt: Bịa đặt những chuyện vu vơ, đặt diều nói láo;
⑥ (văn) Lề sách: Khổng Tử đọc Kinh Dịch, ba lần đứt lề da (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết, chép — Sách vở — Theo thứ tự mà bày ra, kể ra, viết ra — Đan, bện lại.

Từ ghép 31

tạ, tịch
jí ㄐㄧˊ, jiè ㄐㄧㄝˋ

tạ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách vở. ◎ Như: "thư tịch" sách vở tài liệu, "cổ tịch" sách xưa. ◇ Nguyễn Du : "Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch" (Điệp tử thư trung ) Mệnh bạc (nhưng) có duyên được lưu lại trong sách vở.
2. (Danh) Sổ sách ghi chép (để kiểm tra). ◎ Như: "hộ tịch" sổ dân, "quân tịch" sổ quân lính, "học tịch" sổ học sinh.
3. (Danh) Quan hệ lệ thuộc giữa cá nhân đối với quốc gia, đoàn thể, tổ chức. ◎ Như: "quốc tịch" , "hội tịch" , "đảng tịch" .
4. (Danh) Quê quán. ◎ Như: "bổn tịch" bổn quán, "nguyên tịch" nguyên quán.
5. (Danh) Họ "Tịch".
6. (Động) Giẫm, xéo. ◎ Như: "tịch điền" ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày.
7. (Động) Lấy, thu. ◎ Như: "tịch kí" sung công của cải. ◇ Liêu trai chí dị : "Phóng Sử ác khoản, tịch kì gia" , (Thư si ) Điều tra các điều tội ác của Sử, tịch thu gia sản của hắn.
8. (Phó) Bừa bãi. ◎ Như: "lang tịch" . § Ta quen đọc là "lang tạ". ◇ Nguyễn Du : "Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ" (Dương Phi cố lí ) Cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Sách vở, sổ sách. Sách để ghi chép mọi sự cũng gọi là tịch.
② Quê ở, đời đời làm dân ở một chỗ gọi là dân tịch , vì đi buôn mà làm nhà ở một nơi khác gọi là thương tịch . Sổ chép số dân gọi là hộ tịch .
③ Dẫm, xéo. Thửa ruộng nào vua thân chinh xéo xuống cày gọi là tịch điền .
④ Tịch tịch tiếng nói rầm rầm, người nào có tiếng trong đời gọi là tịch thậm đương thời .
⑤ Tịch kí, nghĩa là bao nhiêu của cải đều biên vào sổ quan sung công cả.
⑥ Bừa bãi, như lang tịch . Ta quen đọc là lang tạ. Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẵm, đạp lên — Một âm là Tịch. Xem Tịch.

Từ ghép 2

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ghi chép vào sổ, liệt kê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách vở. ◎ Như: "thư tịch" sách vở tài liệu, "cổ tịch" sách xưa. ◇ Nguyễn Du : "Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch" (Điệp tử thư trung ) Mệnh bạc (nhưng) có duyên được lưu lại trong sách vở.
2. (Danh) Sổ sách ghi chép (để kiểm tra). ◎ Như: "hộ tịch" sổ dân, "quân tịch" sổ quân lính, "học tịch" sổ học sinh.
3. (Danh) Quan hệ lệ thuộc giữa cá nhân đối với quốc gia, đoàn thể, tổ chức. ◎ Như: "quốc tịch" , "hội tịch" , "đảng tịch" .
4. (Danh) Quê quán. ◎ Như: "bổn tịch" bổn quán, "nguyên tịch" nguyên quán.
5. (Danh) Họ "Tịch".
6. (Động) Giẫm, xéo. ◎ Như: "tịch điền" ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày.
7. (Động) Lấy, thu. ◎ Như: "tịch kí" sung công của cải. ◇ Liêu trai chí dị : "Phóng Sử ác khoản, tịch kì gia" , (Thư si ) Điều tra các điều tội ác của Sử, tịch thu gia sản của hắn.
8. (Phó) Bừa bãi. ◎ Như: "lang tịch" . § Ta quen đọc là "lang tạ". ◇ Nguyễn Du : "Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ" (Dương Phi cố lí ) Cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Sách vở, sổ sách. Sách để ghi chép mọi sự cũng gọi là tịch.
② Quê ở, đời đời làm dân ở một chỗ gọi là dân tịch , vì đi buôn mà làm nhà ở một nơi khác gọi là thương tịch . Sổ chép số dân gọi là hộ tịch .
③ Dẫm, xéo. Thửa ruộng nào vua thân chinh xéo xuống cày gọi là tịch điền .
④ Tịch tịch tiếng nói rầm rầm, người nào có tiếng trong đời gọi là tịch thậm đương thời .
⑤ Tịch kí, nghĩa là bao nhiêu của cải đều biên vào sổ quan sung công cả.
⑥ Bừa bãi, như lang tịch . Ta quen đọc là lang tạ. Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sách, sổ sách: Sách cổ; Danh sách; Kinh sách, kinh sử;
② Quê quán, nguyên quán: Đồng bào nguyên quán tỉnh Nam Định;
③ Tịch (quan hệ phụ thuộc): Đảng tịch; Quốc tịch Việt Nam;
④ (văn) Giẫm, xéo: Ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày;
⑤ (văn) Tịch biên sung công, tịch kí;
⑥ Xem [lángjí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sổ sách ghi chép tên tuổi người ở một vùng ( Td: Hộ tịch ), hoặc trong một nước ( Td: Quốc tịch ) — Cũng chỉ quê quán — Một âm là Tạ. Xem Tạ.

Từ ghép 25

cải biên

giản thể

Từ điển phổ thông

1. sửa lại cho phù hợp
2. phỏng theo, dựa theo

cải biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sửa lại cho phù hợp
2. phỏng theo, dựa theo
lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước
2. trôi, chảy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước (sông, thác...). ◎ Như: "hà lưu" dòng sông, "chi lưu" sông nhánh.
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" luồng hơi, "noãn lưu" luồng ấm, "điện lưu" dòng điện, "xa lưu" dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" dòng trong, "trọc lưu" dòng đục, "thượng lưu" dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" dòng ở trong, "lưu ngoại" dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" .
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" đưa đi khắp, "lưu động" xê dịch, "lưu chuyển" từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" truyền lại, "lưu phương" để lại tiếng thơm, "lưu độc" để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" mây trôi giạt, "lưu dân" dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" năm tháng qua mau, "lưu quang" bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" tên lạc, "lưu đạn" đạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy: Chảy nước mắt; 滿 Mồ hôi nhễ nhại;
② Di chuyển, chuyển động: Lưu động; Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: Lưu danh; Đồn đại;
④ Sa vào: Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: Đi đày;
⑥ Dòng (nước): Dòng sông; Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): Luồng hơi, luồng không khí; Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: Phiêu lưu; Lưu lạc; Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): Nhà văn bậc nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chảy. Nước chảy — Đi từ nơi này tới nơi kia — Trôi nổi — Một ngành, một phái. Hạng người. Td: Thượng lưu ( hạng người ăn trên ngồi chốc trong xã hội ) — Dòng nước, dòng sông. Td: Chi lưu ( sông nhánh ) — Đày đi xa. Một hình phạt cho kẻ phạm tội.

Từ ghép 67

ám lưu 暗流ba lưu 波流biên lưu 邊流bối lưu 輩流bôn lưu 奔流bổn lưu 本流cao sơn lưu thủy 高山流水cấp lưu 急流cấp lưu dũng thoái 急流勇退chi lưu 支流chu lưu 周流chuy lưu 緇流cự lưu 巨流cửu lưu 九流danh lưu 名流điện lưu 电流điện lưu 電流giao lưu 交流hạ lưu 下流hà lưu 河流hải lưu 海流luân lưu 輪流luân lưu 轮流lưu ba 流波lưu chất 流質lưu chất 流质lưu dân 流民lưu đồ 流徒lưu động 流動lưu hành 流行lưu huyết 流血lưu lạc 流落lưu lệ 流淚lưu lệ 流麗lưu li 流離lưu liên 流連lưu manh 流氓lưu mục 流目lưu ngôn 流言lưu nhân 流人lưu phóng 流放lưu quang 流光lưu sản 流產lưu thông 流通lưu thủy 流水lưu tinh 流星lưu truyền 流传lưu truyền 流傳lưu vong 流亡lưu vực 流域nghịch lưu 逆流ngoại lưu 外流nhất lưu 一流nữ lưu 女流phát lưu 發流phẩm lưu 品流phân lưu 分流phiêu lưu 漂流phó chi lưu thủy 付之流水phong lưu 風流phong lưu 风流tạp lưu 雜流tấn lưu 迅流thượng lưu 上流triều lưu 潮流trung lưu 中流vũ lưu 羽流
thặng, thừa
chéng ㄔㄥˊ, shèng ㄕㄥˋ

thặng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỗ xe
2. sách ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỗ xe (quân sự) bốn ngựa thời cổ: Nước có nghìn cỗ xe (ý nói binh mã rất nhiều); Xe sáu, bảy trăm cỗ (Sử kí);
② Bốn: Bắn bốn mũi tên rồi quay trở lại (Mạnh tử);
③ Sử sách: Sách sử; Sách sử chép việc nước Tấn; Gia phả (sách chép việc trong gia tộc);
④ Đơn vị hộ khẩu ruộng đất thời xưa (9 phu là một tỉnh, 64 tỉnh là một thặng): Vua nước Yên nhân đấy lấy (bổng lộc của) ba thặng phụng dưỡng ông ấy (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng). Xem [chéng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỗ xe lớn, bốn ngựa kéo — Xem Thừa.

Từ ghép 3

thừa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cưỡi
2. nhân (phép toán)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, đáp, ngồi, cưỡi (ngựa...): Đi tàu biển; Đáp máy bay; Ngồi ô tô; Ngựa tốt khó cưỡi, nhưng có thể gánh nặng đi xa được (Mặc tử);
② Lên: Cùng lên đài cao (Liệt tử); Mau lên lợp lại mái nhà (Thi Kinh);
③ Ức hiếp: Người Chu ức hiếp dân (Thượng thư); Ba nước ắt phải nổi lên mà ức hiếp nước ta (Tuân tử);
④ Đuổi theo: Quan quân mừng rỡ, hô to rượt đuổi theo họ (Hán thư: Trần Thang truyện);
⑤ Đánh thắng: Quân của thiên hạ đã đánh thắng họ (Lã thị Xuân thu);
⑥ Giữ, phòng thủ: Sai quân lính trong cửa ải ra phòng thủ vùng biên giới (Sử kí);
⑦ Tính toán: Tính toán (tình trạng) thu chi tiền bạc của cải của họ (Chu lễ); Kẻ làm thần dân, tính toán việc làm có công thì thưởng (Hàn Phi tử: Nạn nhất);
⑧ Nhân lúc, thừa lúc: Nhân lúc rỗi rãi; Các tướng sĩ thừa thắng, tiến công vào thành của ông ta (Tam quốc chí); Có thể nhân lúc quân địch sơ hở không phòng bị, đánh thẳng vào thành (Tư trị thông giám);
⑨ Bực (trong giáo lí nhà Phật): Tiểu thừa (bực tu chỉ tự độ cho mình); Đại thừa (bực tu vừa tự độ cho mình, vừa độ cho người);
⑩ (toán) Nhân: 5 nhân với 2 là 10; Đầu nhân đuôi chia (Tam quốc chí);
⑪ [Chéng] (Họ) Thừa. Xem [shèng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân đó. Td: Thừa cơ — Nhân lên. Xem Thừa trừ — Vâng chịu. Xem Thừa ân — Nối theo. Xem Thừa tự — Cưỡi. Ngồi — Một âm là Thặng. Xem Thặng.

Từ ghép 25

lõa, luy, lụy, lũy
léi ㄌㄟˊ, lěi ㄌㄟˇ, lèi ㄌㄟˋ, liè ㄌㄧㄝˋ, lù ㄌㄨˋ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trần truồng. Như chữ Lõa — Các âm khác là Luy, Lũy, Lụy. Xem các âm này.

luy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xâu liền, nối liền
2. dây to
3. bắt giam

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc dây. § Thông . ◇ Trang Tử : "Phù yết can luy, thú quán độc, thủ nghê phụ, kì ư đắc đại ngư nan hĩ" 竿, , , (Ngoại vật ) Kìa hạng cầm cần câu buộc dây (nhỏ), rảo đến bên ngòi lạch, rình đợi cá nghê cá giếc. Với họ (mà) được cá lớn khó thay.
2. (Động) Trói buộc, gò bó. ◇ Mạnh Tử : "Nhược sát kì phụ huynh, hệ luy kì tử đệ" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nhược giết cha anh họ, trói buộc con em họ.
3. Một âm là "lụy". (Động) Dính líu, dây dưa. ◎ Như: "liên lụy" dính líu, "lụy cập tha nhân" làm dính dấp tới người khác.
4. (Động) Hao tổn, hao hụt. ◇ Liêu trai chí dị : "Bất chung tuế, bạc sản lụy tận" , (Xúc chức ) Chưa được một năm, sản nghiệp hao tổn hết sạch.
5. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bất căng tế hạnh, chung lụy đại đức" , (Lữ ngao ) Không giữ nghiêm nết nhỏ, rốt cuộc làm hại đến đức lớn.
6. (Động) Phó thác. ◇ Hàn Phi Tử : "Ngô dục dĩ quốc lụy tử, tử tất vật tiết dã" , (Ngoại trước thuyết hữu thượng ) Ta muốn giao phó nước cho ông, ông tất chớ để lộ.
7. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "lao lụy" mệt nhọc, "bì lụy" mỏi mệt.
8. (Danh) Chỉ những cái dính líu đến gia đình như vợ con, của cải. ◎ Như: "gia lụy" chỉ vợ con, tài sản.
9. (Danh) Mối lo, tai họa. ◇ Chiến quốc sách : "Hán Trung nam biên vi Sở lợi, thử quốc lụy dã" , (Tần sách nhất ) Hán Trung bờ cõi nam là cái Sở tham muốn, đó là mối lo cho nước (Tần).
10. (Danh) Tật, khuyết điểm. ◇ Kê Khang : "Nhi hữu hảo tận chi lụy" (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Mà có tật ưa nói thẳng hết ra.
11. Một âm là "lũy". (Động) Thêm. ◎ Như: "tích lũy" tích thêm mãi, "lũy thứ" thêm nhiều lần, "tích công lũy đức" chứa công dồn đức.
12. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Trói.
② Một âm là lũy. Thêm, như tích lũy tích thêm mãi, lũy thứ nhiều lần, lần ấy, lần khác.
③ Lại một âm là lụy. Liên lụy, chịu lụy, như thụ lụy bất thiển chịu lụy không ít, tục lụy thói tục làm lụy mình, gia lụy vì gia đình làm lụy mình, v.v. Phàm sự gì phiền đến thân đều gọi là lụy cả. Mang nợ cũng gọi là khuy lụy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dây thừng;
② Ràng buộc, buộc vào nhau, xâu liền, bện vào nhau, quấn quanh, vấn vít: Dây sắn quấn vào (Thi Kinh);
③ Như [lèi];
④ 【】luy chuế [léizhui] (Sự vật) lôi thôi, phiền phức, rườm rà, (văn tự) dài dòng: Mang theo nhiều hành lí lôi thôi quá. Cv. Xem [lâi], [lèi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Luy — Buộc lại. Trói buộc — Các âm khác Lụy, Lũy, Lõa. Xem các âm này.

Từ ghép 1

lụy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

liên lụy, dính líu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc dây. § Thông . ◇ Trang Tử : "Phù yết can luy, thú quán độc, thủ nghê phụ, kì ư đắc đại ngư nan hĩ" 竿, , , (Ngoại vật ) Kìa hạng cầm cần câu buộc dây (nhỏ), rảo đến bên ngòi lạch, rình đợi cá nghê cá giếc. Với họ (mà) được cá lớn khó thay.
2. (Động) Trói buộc, gò bó. ◇ Mạnh Tử : "Nhược sát kì phụ huynh, hệ luy kì tử đệ" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nhược giết cha anh họ, trói buộc con em họ.
3. Một âm là "lụy". (Động) Dính líu, dây dưa. ◎ Như: "liên lụy" dính líu, "lụy cập tha nhân" làm dính dấp tới người khác.
4. (Động) Hao tổn, hao hụt. ◇ Liêu trai chí dị : "Bất chung tuế, bạc sản lụy tận" , (Xúc chức ) Chưa được một năm, sản nghiệp hao tổn hết sạch.
5. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bất căng tế hạnh, chung lụy đại đức" , (Lữ ngao ) Không giữ nghiêm nết nhỏ, rốt cuộc làm hại đến đức lớn.
6. (Động) Phó thác. ◇ Hàn Phi Tử : "Ngô dục dĩ quốc lụy tử, tử tất vật tiết dã" , (Ngoại trước thuyết hữu thượng ) Ta muốn giao phó nước cho ông, ông tất chớ để lộ.
7. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "lao lụy" mệt nhọc, "bì lụy" mỏi mệt.
8. (Danh) Chỉ những cái dính líu đến gia đình như vợ con, của cải. ◎ Như: "gia lụy" chỉ vợ con, tài sản.
9. (Danh) Mối lo, tai họa. ◇ Chiến quốc sách : "Hán Trung nam biên vi Sở lợi, thử quốc lụy dã" , (Tần sách nhất ) Hán Trung bờ cõi nam là cái Sở tham muốn, đó là mối lo cho nước (Tần).
10. (Danh) Tật, khuyết điểm. ◇ Kê Khang : "Nhi hữu hảo tận chi lụy" (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Mà có tật ưa nói thẳng hết ra.
11. Một âm là "lũy". (Động) Thêm. ◎ Như: "tích lũy" tích thêm mãi, "lũy thứ" thêm nhiều lần, "tích công lũy đức" chứa công dồn đức.
12. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Trói.
② Một âm là lũy. Thêm, như tích lũy tích thêm mãi, lũy thứ nhiều lần, lần ấy, lần khác.
③ Lại một âm là lụy. Liên lụy, chịu lụy, như thụ lụy bất thiển chịu lụy không ít, tục lụy thói tục làm lụy mình, gia lụy vì gia đình làm lụy mình, v.v. Phàm sự gì phiền đến thân đều gọi là lụy cả. Mang nợ cũng gọi là khuy lụy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mệt mỏi, mệt nhọc, mệt: Chẳng biết mệt mỏi tí nào;
② Làm mệt nhọc, làm phiền lụy: Xem chữ nhỏ mỏi mắt; Việc này người khác làm không xong, vẫn phải phiền đến anh thôi;
③ Vất vả: Vất vả suốt ngày rồi hãy nghỉ thôi;
④ Liên lụy, dính dấp, dây dưa: Dây dưa; Liên lụy;
⑤ (văn) Mối lo, tai họa;
⑥ (văn) Tật, khuyết điểm: Mà có tật ưa nói thẳng hết ra không kiêng dè (Kê Khang: Dữ Sơn Cự Nguyên tuyệt giao thư). Xem [lâi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trói buộc — Dính dấp tới. Chịu khổ lây. Thơ Lê Thánh Tông có câu: » Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ, làn nước chi cho lụy đến nàng « — Thiếu nợ. Ta còn hiểu là luồn cúi chiều chuộng. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Bởi số chạy sao cho khỏi số, lụy người nên nỗi phải chiều người «.

Từ ghép 10

lũy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xếp nhiều, chồng chất
2. tích lũy, tích trữ
3. nhiều lần

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc dây. § Thông . ◇ Trang Tử : "Phù yết can luy, thú quán độc, thủ nghê phụ, kì ư đắc đại ngư nan hĩ" 竿, , , (Ngoại vật ) Kìa hạng cầm cần câu buộc dây (nhỏ), rảo đến bên ngòi lạch, rình đợi cá nghê cá giếc. Với họ (mà) được cá lớn khó thay.
2. (Động) Trói buộc, gò bó. ◇ Mạnh Tử : "Nhược sát kì phụ huynh, hệ luy kì tử đệ" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nhược giết cha anh họ, trói buộc con em họ.
3. Một âm là "lụy". (Động) Dính líu, dây dưa. ◎ Như: "liên lụy" dính líu, "lụy cập tha nhân" làm dính dấp tới người khác.
4. (Động) Hao tổn, hao hụt. ◇ Liêu trai chí dị : "Bất chung tuế, bạc sản lụy tận" , (Xúc chức ) Chưa được một năm, sản nghiệp hao tổn hết sạch.
5. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bất căng tế hạnh, chung lụy đại đức" , (Lữ ngao ) Không giữ nghiêm nết nhỏ, rốt cuộc làm hại đến đức lớn.
6. (Động) Phó thác. ◇ Hàn Phi Tử : "Ngô dục dĩ quốc lụy tử, tử tất vật tiết dã" , (Ngoại trước thuyết hữu thượng ) Ta muốn giao phó nước cho ông, ông tất chớ để lộ.
7. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "lao lụy" mệt nhọc, "bì lụy" mỏi mệt.
8. (Danh) Chỉ những cái dính líu đến gia đình như vợ con, của cải. ◎ Như: "gia lụy" chỉ vợ con, tài sản.
9. (Danh) Mối lo, tai họa. ◇ Chiến quốc sách : "Hán Trung nam biên vi Sở lợi, thử quốc lụy dã" , (Tần sách nhất ) Hán Trung bờ cõi nam là cái Sở tham muốn, đó là mối lo cho nước (Tần).
10. (Danh) Tật, khuyết điểm. ◇ Kê Khang : "Nhi hữu hảo tận chi lụy" (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Mà có tật ưa nói thẳng hết ra.
11. Một âm là "lũy". (Động) Thêm. ◎ Như: "tích lũy" tích thêm mãi, "lũy thứ" thêm nhiều lần, "tích công lũy đức" chứa công dồn đức.
12. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Trói.
② Một âm là lũy. Thêm, như tích lũy tích thêm mãi, lũy thứ nhiều lần, lần ấy, lần khác.
③ Lại một âm là lụy. Liên lụy, chịu lụy, như thụ lụy bất thiển chịu lụy không ít, tục lụy thói tục làm lụy mình, gia lụy vì gia đình làm lụy mình, v.v. Phàm sự gì phiền đến thân đều gọi là lụy cả. Mang nợ cũng gọi là khuy lụy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chồng chất, nhiều: Ngày dồn tháng chứa, hết năm này qua năm khác; Hàng ngàn hàng vạn;
② Liên miên: Dài dòng văn tự;
③ Như [lâi]. Xem [lèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tăng lên. Gấp lên nhiều lần — Các âm khác là Lõa, Luy. Xem các âm này.

Từ ghép 13

vân
yì ㄧˋ, yún ㄩㄣˊ, yùn ㄩㄣˋ

vân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gieo, rắc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ cỏ thơm (mần tưới), lấy lá hoa nó gấp vào sách thì khỏi mọt. § Còn gọi là "vân hương" hoặc "vân thảo" . ◎ Như: "vân biên" chỉ quyển sách, "vân song" thư trai, thư phòng. ◇ Nguyễn Du : "Vân song tằng kỉ nhiễm thư hương" (Điệp tử thư trung ) Thư phòng đã từng bao lần đượm mùi hương sách vở.
2. (Danh) Một loại rau, còn gọi là "phương thái" .
3. (Danh) Họ "Vân".
4. (Động) Diệt trừ cỏ. § Thông "vân" . ◇ Liệt Tử : "Tiên sanh hữu nhất thê nhất thiếp, nhi bất năng trị, tam mẫu chi viên, nhi bất năng vân" , , , (Dương Chu ) Tiên sinh có một thê một thiếp, mà không biết trị, có vườn ba mẫu mà không làm cỏ được.
5. § Một dạng của .

Từ điển Thiều Chửu

① Một thứ cỏ thơm (mần tưới), thường gọi là cỏ vân hương , lấy lá hoa nó gấp vào sách thì khỏi mọt. Vì thế nên gọi quyển sách là vân biên .
② Làm cỏ lúa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vân hương (một thứ cỏ thơm);
② (văn) Làm cỏ lúa.

Từ điển Trần Văn Chánh

】vân đài [yúntái] Cây cải dầu. Cg. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây thơm. Còn gọi là Vân hương.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.