thấu, tấu
zòu ㄗㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp lại — Một âm là Tấu. Xem Tấu.

tấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tâu lên
2. tấu nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng lên, tiến hiến. ◇ Hán Thư : "Sổ tấu cam thuế thực vật" (Bính Cát truyện ) Mấy lần dâng lên thức ăn ngon ngọt.
2. (Động) Tâu. § Ngày xưa đại thần dâng thư hoặc trình với vua gọi là "tấu". ◎ Như: "khải tấu" bẩm cáo với vua. ◇ Bạch Cư Dị : "Bất tri hà nhân tấu hoàng đế, Đế tâm trắc ẩn tri nhân tệ" , (Đỗ Lăng tẩu ) Không biết ai đã tâu lên vua, Vua động lòng thương xót và biết được người làm chuyện xấu ác.
3. (Động) Cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiền thanh cung chủy tấu Ngu cầm" (Hạ nhật mạn thành ) Tiếng ve trầm bổng như tấu điệu đàn vua Ngu Thuấn.
4. (Động) Lập nên, đạt được. ◎ Như: "đại tấu kì công" lập nên công lớn.
5. (Động) Tiến hành, vận dụng. ◎ Như: "tấu đao" vận dụng dao.
6. (Động) Đi, chạy. § Thông "tẩu" .
7. (Danh) Văn thư do đại thần dâng lên vua. ◎ Như: "tấu trạng" , "tấu điệp" .
8. (Danh) Tiết phách cao thấp trầm bổng trong âm nhạc. ◎ Như: "tiết tấu khinh khoái" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tâu, kẻ dưới trình bầy với người trên gọi là tấu.
② Cử âm nhạc lên cũng gọi là tấu.
③ Sự gì tiến hành được cũng gọi là tấu. Như tấu hiệu dùng có hiệu, tấu đao vận dùng con dao.
④ Chạy.
⑤ Cũng như chữ tấu .
⑥ Cũng dùng như chữ tấu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấu (nhạc), cử (nhạc): Độc tấu; Cử quốc ca;
② Tâu (lên vua), tấu: Tiên trảm hậu tấu;
③ Lập nên, làm nên, đạt được: Lập nên công lớn;
④ (văn) Chạy;
⑤ (văn) Như (bộ );
⑥ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâng lên — Dâng lời nói lên vua. Tâu vua — Đánh nhạc lên. Td: Hòa tấu — Một âm là Thầu. Xem Thầu.

Từ ghép 20

quyền
quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. quyền lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả cân. ◇ Luận Ngữ : "Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ" , (Nghiêu viết ) Sửa lại cẩn thận cân đo, định rõ phép tắc. ◇ Trang Tử : "Vi chi quyền hành dĩ xưng chi" (Khứ khiếp ) Dùng cán cân và quả cân để cân.
2. (Danh) Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là "quyền" . § Đối lại với "kinh" . ◇ Mạnh Tử : "Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã, tẩu nịch viên chi dĩ thủ, quyền dã" , ; , (Li Lâu thượng ) Nam nữ trao và nhận không được trực tiếp gần gũi với nhau, đó là lễ; chị dâu bị đắm chìm đưa tay ra vớt, đó là quyền.
3. (Danh) Thế lực. ◎ Như: "quyền lực" thế lực, "đại quyền tại ác" thế lực lớn trong tay.
4. (Danh) Lực lượng và lợi ích, nhân tự nhiên, theo hoàn cảnh phát sinh hoặc do pháp luật quy định, được tôn trọng, gọi là "quyền". ◎ Như: "đầu phiếu quyền" quyền bỏ phiếu bầu cử, "thổ địa sở hữu quyền" quyền sở hữu đất đai.
5. (Danh) Xương gò má.
6. (Danh) Họ "Quyền".
7. (Động) Cân nhắc. ◇ Mạnh Tử : "Quyền nhiên hậu tri khinh trọng, độ nhiên hậu tri trường đoản" , (Lương Huệ Vương thượng ) Cân nhắc rồi sau mới biết nhẹ nặng, liệu chừng rồi sau mới biết dài ngắn.
8. (Phó) Tạm thời, tạm cứ, cứ. ◎ Như: "quyền thả như thử" tạm làm như thế. ◇ Thủy hử truyện : "Đương vãn các tự quyền hiết" (Đệ nhất hồi) Tối đó, mọi người tạm lui nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả cân.
② Cân lường.
③ Quyền biến . Trái đạo thường mà phải lẽ gọi là quyền , đối với chữ kinh .
④ Quyền bính, quyền hạn, quyền thế.
⑤ Quyền nghi, sự gì hãy tạm làm thế gọi là quyền thả như thử tạm thay việc của chức quan nào cũng gọi là quyền.
⑥ Xương gò má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quyền, quyền bính, quyền lực, quyền hạn: Quyền định đoạt; Quyền sở hữu;
② (văn) Quả cân;
③ (văn) Xương gò má;
④ Tạm thời, tạm cứ, cứ: Tạm thời để anh ấy phụ trách; Tạm cứ như thế; Nếu làm theo kế đó, thì chỉ tạm cứu đói mà thôi (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Xử trí linh hoạt: Biến đổi linh hoạt, ứng biến, quyền biến;
⑥ Cân nhắc: Cân nhắc hơn thiệt;
⑦ [Quán] (Họ) Quyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả cân — Gò má. Td: Lưỡng quyền ( hai gò má ) — Tạm thay thế. Td: Quyền Thủ tướng ( người đứng ra tạm thay thế vị thủ tướng ) — Điều được có, được làm và được đòi hỏi. Td: Quyền lợi — Quyền: là theo cái tình thế trong một lúc mà làm, chứ không phải là giữ đạo thường. » Có khi biến, có khi thường, Có quyền, nào phải một đường chấp kinh «. ( Kiều ). Đường lối tạm thời, dùng khi biến cố. Nhị độ mai có câu: » Chấp kinh nếu chẳng tòng quyền, Sợ khi muôn một chu tuyền được sao « — Tên người, tức Hà Tôn Quyền, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1798, mất 1839, tự là Tốn Phủ, hiệu là Phương trạch, biệt hiệu là Hải Ông, người xã Cát Động phủ Thanh Oai tỉnh Hà Đông, đậu Tiến sĩ năm 1822, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3, làm quan tới Lại bộ Tham tri. Tác phẩm chữ Hán có Tốn Phủ thi văn tập, Mộng dương tập.

Từ ghép 71

ác quyền 握權bản quyền 版權bản quyền sở hữu 版權所有binh quyền 兵權bình quyền 平權chấp kinh tòng quyền 執經從權chính quyền 政權chủ quyền 主權chuyên quyền 專權chức quyền 職權chưởng quyền 掌權công quyền 公權cơ quyền 機權cường quyền 強權dân quyền 民權đại quyền 大權đặc quyền 特權đệ tứ quyền 第四權đoạt quyền 奪權độc quyền 獨權khí quyền 棄權kinh quyền 經權lạm quyền 濫權lộng quyền 弄權lợi quyền 利權nhân quyền 人權nữ quyền 女權phân quyền 分權phục quyền 復權quan quyền 官權quân quyền 君權quốc quyền 國權quyền biến 權變quyền bính 權柄quyền chế 權制quyền cốt 權骨quyền hạn 權限quyền hành 權衡quyền hoạnh 權橫quyền lợi 權利quyền lực 權力quyền lược 權略quyền môn 權門quyền mưu 權謀quyền năng 權能quyền nghi 權宜quyền nhiếp 權攝quyền quý 權貴quyền quyệt 權譎quyền sử 權使quyền thần 權臣quyền thế 權勢quyền thuật 權術quyền trượng 權杖quyền tước 權爵quyền uy 權威sở hữu quyền 所有權sự quyền 事權tam quyền 三權tam quyền phân lập 三權分立tập quyền 集權thiện quyền 擅權thụ quyền 授權tiếm quyền 僭權toàn quyền 全權tòng quyền 從權trái quyền 債權tranh quyền 爭權ủy quyền 委權uy quyền 威權việt quyền 越權

Từ điển trích dẫn

1. Vợ của chư hầu. ◇ Tả truyện : "Thập hữu nhị nguyệt ất mão, phu nhân Tử Thị hoăng" , (Ẩn Công nhị niên ) Tháng mười hai năm Ất Mão, phu nhân Tử Thị mất.
2. Thiếp của thiên tử. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử hữu hậu, hữu phu nhân, hữu thế phụ, hữu tần, hữu thê, hữu thiếp" , , , , , (Khúc lễ hạ ).
3. Phong hiệu của mệnh phụ.
4. Tiếng tôn xưng đối với vợ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Phu nhân trị nội" (Tinh dụ ) Phu nhân lo liệu việc trong nhà.
5. Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng. ◇ Sử Kí : "Thử nhân bạo ngược ngô quốc tướng, vương huyền cấu kì danh tính thiên kim, phu nhân bất văn dữ, hà cảm lai thức chi dã?" , , , (Nhiếp Chánh truyện ) Người này hành hung giết tướng quốc nước ta, nhà vua treo giải ai biết được tên họ nó thì thưởng nghìn vàng, bà không nghe hay sao, lại dám đến đây nhận mặt nó?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vợ nhỏ của vua thiên tử — Vợ của vua chư hầu — Vợ của quan đại phu được sắc phong của vua — Tiếng tôn xưng người đàn bà đã có chồng — Cũng là tiếng tôn xưng các bà vợ quan. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phu nhân khen chước rất mầu, chiều con mới dạy mặc dầu ra tay «.
thương
shāng ㄕㄤ

thương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buôn bán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người đi buôn bán. ◎ Như: "thương nhân" người buôn, "thương gia" nhà buôn.
2. (Danh) Nghề nghiệp buôn bán. ◎ Như: "kinh thương" kinh doanh buôn bán.
3. (Danh) Tiếng "thương", một trong ngũ âm: "cung, thương, giốc, chủy, vũ" , , , , .
4. (Danh) Sao "Thương", tức là sao hôm.
5. (Danh) Nhà "Thương", vua "Thang" thay nhà "Hạ" lên làm vua gọi là nhà "Thương" (1711-1066 trước CN).
6. (Danh) Giờ khắc. § Đồng hồ ngày xưa cho mặt trời lặn ba "thương" là buổi tối.
7. (Danh) Thương số (toán học). ◎ Như: "lục trừ dĩ tam đích thương vi nhị" sáu chia cho ba, thương số là hai.
8. (Danh) Họ "Thương".
9. (Động) Bàn bạc, thảo luận. ◎ Như: "thương lượng" thảo luận, "thương chước" bàn bạc, đắn đo với nhau.
10. (Tính) Thuộc về mùa thu. ◎ Như: "thương tiêu" gió thu. ◇ Mạnh Giao : "Thương trùng khốc suy vận" (Thu hoài ) Côn trùng mùa thu khóc thương thời vận suy vi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắn đo, như thương lượng , thương chước nghĩa là bàn bạc, đắn đo với nhau.
② Buôn, như thương nhân người buôn, thương gia nhà buôn, v.v.
③ Tiếng thương, một trong năm thứ tiếng. Tiếng thương thuộc về mùa thu, nên gió thu gọi là thương táp .
④ Sao thương, tức là sao hôm.
⑤ Nhà Thương, vua Thang thay nhà Hạ lên làm vua gọi là nhà Thương (1700 trước CN).
⑥ Khắc, đồng hồ ngày xưa cho mặt trời lặn ba thương là buổi tối, thương tức là khắc vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bàn bạc: Có việc quan trọng cần bàn với nhau; Bàn bạc trực tiếp;
② Buôn bán: Thương nghiệp, nghề buôn; Thương mại, buôn bán với nhau;
③ Người đi buôn bán: Người buôn, nhà buôn, lái buôn, con buôn; Người buôn vải;
④ Số thương: Thương số 8 chia cho 2 là 4;
⑤ Dùng một con số nhất định làm thương số: 8 chia cho 2 được 4;
⑥ [Shang] Đời Thương (thời cổ Trung Quốc, từ 1711-1066 trước CN);
⑦ (nhạc) Một trong năm âm trong nhạc cổ Trung Quốc: Xem [wưyin];
⑧ (văn) Khắc (đồng hồ thời xưa);
⑨ [Shang] Sao Thương;
⑩ [Shang] (Họ) Thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bàn bạc dàn xếp với nhau. Td: Thương lượng — Việc buôn bán. Td: Thương mại — Tên một ngôi sao. Td: Sâm thương ( xem vần Sâm ) — Tên một bậc trong năm âm bậc ( Ngũ âm ) của cổ nhạc Trung Hoa. Đoạn trường tân thanh : » Cung thương làu bực ngũ âm « — Tên một triều đại cổ Trung Hoa, sau nhà Hạ, trước nhà Chu, truyền được 16 đời, gồm 28 vua, kéo dài 645 năm ( 1766-1123 trước TL ).

Từ ghép 43

tiêu chí

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ký hiệu
2. tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá, dấu hiệu

Từ điển trích dẫn

1. Cột mốc, dấu hiệu riêng biệt, đặc trưng. ◎ Như: "giao thông tiêu chí" biển báo giao thông (tiếng Anh: traffic sign, road sign). ◇ Lão Xá : "Tha đích chức nghiệp đích tiêu chí thị tại tha đích bột tử thượng đích nhất cá ngận đại đích nhục bao" (Tứ thế đồng đường , Nhị ) Cái dấu hiệu riêng của nghề nghiệp ông làm chính là: cái bọc thịt rất lớn ở ngay trên cổ. § Vì làm nghề khuân vác dọn nhà lâu năm, trên gáy gồ lên một cái bướu to.
2. Đánh dấu, nêu rõ, chứng tỏ, cho thấy, hiển thị. ◎ Như: "thử thứ đích thành quả triển, tiêu chí trước bổn xưởng đề thăng sản phẩm nghiên phát năng lực đích sơ bộ thành công" , .

Từ điển trích dẫn

1. Chứng trạng (của bệnh tật). ◇ Quan Hán Khanh : "Khả thị phong hàn thử thấp, hoặc thị cơ bão lao dịch, các nhân chứng hậu tự tri" , , (Đậu nga oan , Đệ nhị chiết).
2. Khí tượng, thiên tượng. ◇ Tấn thư : "Trương Bình Tử, Lục Công Kỉ chi đồ, hàm dĩ vi thôi bộ thất diệu chi đạo, dĩ độ lịch tượng hôn minh chi chứng hậu, giáo dĩ tứ bát chi khí" , , , , (Thiên văn chí thượng ).
3. Dấu hiệu, trưng tượng. ◇ Quán Vân Thạch : "Khán thì tiết thâu nhãn tương nhân lựu, Tống dữ nhân ta phong lưu chứng hậu" , (Túy cao ca quá hỉ xuân lai , Đề tình , Khúc ).
lập
lì ㄌㄧˋ, wèi ㄨㄟˋ

lập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng thẳng
2. lập tức, tức thì

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng. ◎ Như: "lập chánh" đứng nghiêm. ◇ Mạnh Tử : "Vương lập ư chiểu thượng" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua đứng trên bờ ao.
2. (Động) Dựng lên. ◎ Như: "lập can kiến ảnh" 竿 dựng sào liền thấy bóng (có hiệu lực ngay).
3. (Động) Gây dựng, tạo nên. ◎ Như: "lập miếu" tạo dựng miếu thờ.
4. (Động) Nên, thành tựu. ◎ Như: "tam thập nhi lập" ba mươi tuổi thì nên người (tự lập), "phàm sự dự tắc lập" phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. ◇ Tả truyện : "Thái thượng hữu lập đức, kì thứ hữu lập công, kì thứ hữu lập ngôn" , , (Tương Công nhị thập tứ niên ) Trước hết là thành tựu đạo đức, sau là làm nên công trạng, sau nữa là để lại lời hay được truyền tụng. § Ghi chú: "lập đức" là làm nên cái đức để sửa trị và cứu giúp quốc gia, tức là thành tựu phép trị nước.
5. (Động) Chế định, đặt ra. ◎ Như: "lập pháp" chế định luật pháp, "lập án" xét xử án pháp.
6. (Động) Lên ngôi. ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
7. (Động) Tồn tại, sống còn. ◎ Như: "độc lập" tồn tại tự mình không tùy thuộc ai khác, "thệ bất lưỡng lập" thề không sống còn cùng nhau (không đội trời chung).
8. (Phó) Tức thì, ngay. ◎ Như: "lập khắc" ngay tức thì. ◇ Sử Kí : "Thì hoàng cấp, kiếm kiên, cố bất khả lập bạt" , , (Thích khách liệt truyện ) Lúc đó luống cuống, gươm (lại mắc kẹt trong vỏ) chặt quá, nên không rút ngay được.
9. (Danh) Toàn khối. ◎ Như: "lập phương" khối vuông.
10. (Danh) Họ "Lập".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng thẳng.
② Gây dựng, như lập đức gây dựng nên đức tốt cho người theo sau.
③ Nên, như phàm sự dự tắc lập phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. Có cái tài đức nghề nghiệp thông thường để tự nuôi lấy mình gọi là thành lập .
④ Ðặt để.
⑤ Lên ngôi.
⑥ Lập tức (ngay lập tức), lập khắc.
⑦ Toàn khối, như lập phương vuông đứng, một vật gì vuông mà tính cả ngang dọc cao thấp gọi là lập phương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng, đứng vững: Đứng ngồi không yên; Người ta không có chữ tín thì không đứng vững được; Người quân tử không đứng ở chỗ nguy hiểm;
② Dựng lên: Dựng cái thang lên;
③ Đứng thẳng: Tủ đứng; Trục đứng;
④ Gây dựng, lập, kí kết: Lập pháp; Lập đức; Không phá cái cũ thì không xây được cái mới; Kí hợp đồng;
⑤ Sống còn, tồn tại: Tự lập; Độc lập;
⑥ Ngay, tức khắc, lập tức: hiệu quả ngay; Chờ trả lời ngay. 【】lập địa [lìdì] Lập tức: Vứt dao đồ tể, lập tức thành Phật; 【】lập tức [lìjí] Lập tức, ngay: Lập tức xuất phát;【】lập khắc [lìkè] Lập tức, ngay, ngay tức khắc: Mời mọi người đến ngay phòng họp; Các em học sinh nghe nói câu đó, lập tức vỗ tay hoan hô;
⑦ (văn) Đặt để;
⑧ (văn) Lập lên làm vua, lên ngôi;
⑨ Nên: Phàm việc có dự bị trước thì nên;
⑩ Lập thân: Ba mươi tuổi thì bắt đầu lập thân;
⑪ Khối.【】lập phương [lìfang] a. (toán) Lũy thừa ba; b. Hình khối; c. Khối: Thước khối; Một thước khối đất;
⑫ [Lì] (Họ) Lập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Dựng lên. Tạo thành. Td: Thiết lập — Đặt để. Td: Lập quân ( đặt một người lên làm vua ) — Lên ngôi vua. Tả Truyện có câu: » Hoàn Công lập « ( Hoàn Công lên ngôi ) — Ngay lúc đó. Tức thì.

Từ ghép 76

án lập 按立bích lập 壁立chích lập 隻立cô lập 孤立công lập 公立cốt lập 骨立cương lập 僵立đái tội lập công 戴罪立功đĩnh lập 挺立đỉnh lập 鼎立độc lập 独立độc lập 獨立đối lập 對立khởi lập 起立kiến lập 建立kiết lập 孑立lâm lập 林立lập chí 立志lập chùy 立錐lập công 立功lập danh 立名lập dị 立異lập đông 立冬lập đức 立德lập hạ 立夏lập hiến 立憲lập kế 立計lập khắc 立刻lập luận 立論lập mưu 立謀lập nghiêm 立嚴lập nghiệp 立業lập ngôn 立言lập pháp 立法lập phương 立方lập quốc 立國lập quy 立規lập tâm 立心lập thân 立身lập thể 立體lập thu 立秋lập trận 立陳lập trường 立場lập tự 立嗣lập tức 立即lập ước 立約lập xuân 立春lưỡng lập 兩立ngật lập 屹立ngột lập 兀立phân lập 分立phế lập 廢立quan lập 官立quần lập 羣立quốc lập 国立quốc lập 國立sách lập 册立sáng lập 创立sáng lập 創立song lập 雙立tam quyền phân lập 三權分立tạo lập 造立tạo thiên lập địa 造天立地tân lập 新立thành lập 成立thế bất lưỡng lập 勢不兩立thị lập 侍立thiết lập 設立thiết lập 设立thụ lập 樹立tịnh lập 並立tịnh lập 并立tỉnh lập 省立trĩ lập 峙立trung lập 中立tự lập 自立
đề, đệ
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đề

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trán (trên đầu)
2. đề bài, tiêu đề

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trán. ◎ Như: "điêu đề" chạm trổ lên trán (tục lệ). ◇ Hán Thư : "Xích mi viên đề" (Tư Mã Tương Như truyện ) Mày đỏ trán tròn.
2. (Danh) Phần nêu lên trên, lên trước của bài văn hoặc thơ. ◎ Như: "đề mục" (gọi tắt là "đề") đầu bài nêu lên ý chỉ cho cả bài, "phá đề" mở đầu, "kết đề" đóng bài.
3. (Danh) Bài thi (khảo thí). ◎ Như: "tuyển trạch đề" bài thi tuyển, "thí đề" đề bài thi, "vấn đáp đề" bài thi vấn đáp.
4. (Danh) Dấu hiệu, tiêu chí. ◎ Như: "biểu đề" ghi dấu (dùng cho việc khai khẩn ruộng hoang).
5. (Danh) Tấu, sớ. ◎ Như: "đề thỉnh" sớ tấu xin dâng lên trên.
6. (Động) Ghi, kí, viết chữ lên trên. ◎ Như: "đề tiêm" viết vào thẻ, "đề ngạch" viết hoành phi (bức biển ngang để treo lên), "đề thi" đề thơ, "đề từ" đề lời văn.
7. (Động) Bình phẩm, phê bình. ◎ Như: "phẩm đề" bình phẩm.
8. (Động) Kể chuyện, nói tới. ◎ Như: "bất đề" không nói tới nữa (thường dùng trong tiểu thuyết xưa sau một hồi, một đoạn chuyện). ◇ Thủy hử truyện : "Thả bả nhàn thoại hưu đề, chỉ thuyết chánh thoại" , (Đệ thập hồi) Khỏi nói tới chuyện vặt vãnh, chỉ kể chuyện chính.
9. (Động) Gọi, kêu. ◇ Hàn Phi Tử : "Bi phù bảo ngọc nhi đề chi dĩ thạch" (Hòa Thị ) Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trán. Tục mán miền nam ngày xưa hay chạm trổ vào trán rồi bôi thuốc đỏ thuốc xanh vào gọi là điêu đề .
② Tiên đề lên, viết chữ lên trên khiến cho người trông thấy là biết ngay gọi là đề. Như viết vào cái thẻ gọi là đề tiêm , viết bức biển ngang gọi là đề ngạch . Như nói đề thi (đề thơ), đề từ (đề lời văn), v.v.
③ Ðề mục (đầu đề; đầu bài). Ðầu bài văn hay bài thơ, nêu cái ý chỉ lên để làm mẫu mực cho cả một bài gọi là đề mục , có khi gọi tắt là đề. Như đoạn đầu văn giải thích cả đại ý trong bài gọi là phá đề (mở đầu). Ðoạn cuối kết lại cho đủ ý nghĩa là kết đề (đóng bài).
④ Phẩm đề . Cũng như nghĩa chữ bình phẩm hay phẩm bình vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu đề, đề mục: Đề mục, đầu đề, đề bài; Việc khó, bài toán khó; Lạc đề quá xa;
② Đề chữ lên, viết lên: Đề thơ lên vách; Ghi tên, đề tên; Đề chữ;
③ (văn) Phẩm đề, bình phẩm;
④ (văn) Gọi là: Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá! (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Dấu hiệu;
⑥ (văn) Lời chú thích;
⑦ (văn) Đầu mút, đoạn cuối: Đoạn kết;
⑧ (văn) Cái trán: Khắc lên trán; Đầu đỏ trán tròn (Tư Mã Tương Như: Tử Hư phú);
⑨ (Họ) Đề.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trán — Viết vào. Ca dao ta có câu: » Nàng về anh chẳng cho về, Anh nắm lấy áo anh đề câu thơ « — Bình phẩm, khen chê. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Thơ một túi phẩm đề cây nguyệt lộ. « — Nêu lên, đưa ra — Cái đầu bài đưa ra trong kì thi cho học trò làm — Một âm là Đệ. Xem Đệ.

Từ ghép 17

đệ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn. Liếc nhìn — Một âm là Đề. Xem Đề.
vạn
wàn ㄨㄢˋ

vạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dấu của nhà Phật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Theo Thiều Chửu: Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà "Phật" nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ "Hoa Nghiêm" âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng Thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là "vạn", nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy: "cát tường vạn đức chi sở tập" . Lại chữ , nguyên tiếng Phạn là Srivatsalaksana. "Cưu Ma La Thập" (344-413), "Huyền Trang" (600-664) dịch là "đức" , ngài "Bồ-Đề Lưu-Chi" dịch là "vạn" . Tương truyền bên Ấn Độ là tướng cát tường; dịch là "đức" là nói về công đức; dịch là "vạn" là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ Hoa-nghiêm âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng-thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy. Lại chữ , nguyên tiếng Phạm là Śrīvatsalakṣaṇa. Các ngài La-thập, Huyền-trang dịch là đức , ngài Bồ-đề lưu-chi dịch là vạn .Ở bên Ấn-độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là đức là nói về công đức, dịch là vạn là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới tà tướng cát-tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Phạn ngữ) Vạn. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ Phạn, có nghĩa là rất tốt lành, được người Ấn Độ coi là biểu tượng của đạo Phật. Cũng viết .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.