bi
bēi ㄅㄟ

bi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buồn
2. thương cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau thương, đau buồn. ◇ Đỗ Phủ : "Vạn lí bi thu thường tác khách" (Đăng cao ) Ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
2. (Động) Nhớ thương. ◇ Hán Thư : "Du tử bi cố hương" (Cao Đế kỉ hạ ) Kẻ đi xa thương nhớ quê cũ.
3. (Danh) Sự buồn đau, sầu khổ. ◎ Như: "nhẫn bi" chịu đựng đau thương, "hàm bi" ngậm buồn, "nhạc cực sanh bi" vui tới cực độ sinh ra buồn.
4. (Danh) Lòng thương xót, hành vi để diệt trừ khổ đau cho con người (thuật ngữ Phật giáo). ◎ Như: "từ bi" lòng thương xót. § Ghi chú: Đạo Phật lấy "từ bi" làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.
5. (Tính) Đau thương, đau buồn. ◇ Thi Kinh : "Nữ tâm thương bi" (Bân phong , Thất nguyệt ) Lòng người con gái buồn đau.
6. (Tính) Buồn, thảm. ◎ Như: "bi khúc" nhạc buồn, "bi thanh" tiếng buồn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau, khóc không có nước mắt gọi là bi.
② Thương xót, đạo Phật lấy từ bi làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, bi. 【bi ai [bei'ai] Bi ai, buồn rầu;
② Thương hại, thương đau, thương xót, lòng thương, lòng trắc ẩn.【bi thiên mẫn nhân [beitian-mênrén] Buồn trời thương người, khóc hão thương hoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn thương — Nhớ về. Chẳng hạn Bi cố hương ( buồn nhớ quê xưa ).

Từ ghép 33

quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem kĩ lưỡng — Điều xem thấy — Điều ý thức được. Thấy trong lòng. Xem Quan niệm .

Từ ghép 39

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà của đạo sĩ ở để tu luyện. Td: Am quán — Một âm là Quan. Xem quan.
loan, quan
guān ㄍㄨㄢ

loan

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng (cửa). Đối lại với "khai" . ◎ Như: "quan môn" đóng cửa. ◇ Đào Uyên Minh : "Môn tuy thiết nhi thường quan" (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.
2. (Động) Nhốt, giam giữ. ◎ Như: "điểu bị quan tại lung trung" chim bị nhốt trong lồng, "tha bị quan tại lao lí" nó bị giam trong tù.
3. (Động) Ngừng, tắt. ◎ Như: "quan cơ" tắt máy, "quan đăng" tắt đèn.
4. (Động) Liên quan, liên hệ, dính líu. ◎ Như: "quan thư" đính ước, "quan tâm" bận lòng đến, đoái hoài. ◇ Nguyễn Du : "Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy" (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
5. (Động) Lĩnh, phát (lương, tiền). ◎ Như: "quan hướng" lĩnh lương, phát lương. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu" : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.
6. (Danh) Dõi cửa, then cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã" , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.
7. (Danh) Cửa ải, cửa biên giới. ◎ Như: "biên quan" cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác. ◎ Như: "quan san" cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. ◇ Vương Bột : "Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân" , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
8. (Danh) Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa. ◇ Mạnh Tử : "Quan cơ nhi bất chinh" (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
9. (Danh) Bộ phận, giai đoạn trọng yếu. ◎ Như: "nan quan" giai đoạn khó khăn, "quá thử nhất quan, tất vô đại ngại" , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, "niên quan tại nhĩ" cuối năm.
10. (Danh) Bộ vị trên thân người. ◎ Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là "mạch quan" .
11. (Danh) Tên đất.
12. (Danh) Họ "Quan".
13. (Trạng thanh) "Quan quan" tiếng kêu của con chim thư cưu.
14. Một âm là "loan". (Động) Giương. ◎ Như: "Việt nhân loan cung nhi xạ chi" người Việt giương cung mà bắn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đóng. Như môn tuy thiết nhi thường quan (Ðào Uyên Minh ) tuy có làm cửa đấy nhưng vẫn đóng luôn.
② Cái dõi cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa lại gọi là quan. Cho nên then chốt trên cửa gọi là quan kiện . Nói rộng ra thì các máy móc trong các đồ đều gọi là cơ quan . Phàm các cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi đều gọi là quan kiện hay là cơ quan. Như ta nói cơ quan truyền bá, cơ quan phát hành, v.v.
③ Cửa ải. Như biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
④ Cửa ô. Đặt ở các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa gọi là quan. Ngày xưa đặt cửa ô chỉ để tra xét hành khách, đời sau mới đánh thuế. Như sách Mạnh Tử nói quan cơ nhi bất chinh cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
⑤ Giới hạn. Như thánh vực hiền quan cõi thánh bực hiền. Nay gọi cuối năm là niên quan tại nhĩ cũng bởi nghĩa đó (cái hạn năm nó đã gần hết cũ sang mới).
Quan hệ. Hai bên cùng có liên thuộc với nhau gọi là quan. Nay gọi sự để lòng thắc mắc nhớ luôn là quan tâm hay quan hoài cũng bởi nghĩa đó. Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
⑦ Cách bức. Như quan thuyết lời nói cách bức, do một người khác nhắc lại, chứ không phải lời nói trước mặt.
⑧ Các văn bằng để đi lãnh lương gọi là quan hưởng . Hai bên cùng đính ước với nhau gọi là quan thư .
Quan quan tiếng con chim thư cưu kêu.
⑩ Mạch quan. Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan.
⑪ Tên đất. Một âm là loan. Dương. Như Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt dương cung mà bắn đấy.

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa ải, cửa ô
2. đóng (cửa)
3. quan hệ, liên quan

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng (cửa). Đối lại với "khai" . ◎ Như: "quan môn" đóng cửa. ◇ Đào Uyên Minh : "Môn tuy thiết nhi thường quan" (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.
2. (Động) Nhốt, giam giữ. ◎ Như: "điểu bị quan tại lung trung" chim bị nhốt trong lồng, "tha bị quan tại lao lí" nó bị giam trong tù.
3. (Động) Ngừng, tắt. ◎ Như: "quan cơ" tắt máy, "quan đăng" tắt đèn.
4. (Động) Liên quan, liên hệ, dính líu. ◎ Như: "quan thư" đính ước, "quan tâm" bận lòng đến, đoái hoài. ◇ Nguyễn Du : "Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy" (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
5. (Động) Lĩnh, phát (lương, tiền). ◎ Như: "quan hướng" lĩnh lương, phát lương. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu" : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.
6. (Danh) Dõi cửa, then cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã" , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.
7. (Danh) Cửa ải, cửa biên giới. ◎ Như: "biên quan" cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác. ◎ Như: "quan san" cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. ◇ Vương Bột : "Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân" , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
8. (Danh) Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa. ◇ Mạnh Tử : "Quan cơ nhi bất chinh" (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
9. (Danh) Bộ phận, giai đoạn trọng yếu. ◎ Như: "nan quan" giai đoạn khó khăn, "quá thử nhất quan, tất vô đại ngại" , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, "niên quan tại nhĩ" cuối năm.
10. (Danh) Bộ vị trên thân người. ◎ Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là "mạch quan" .
11. (Danh) Tên đất.
12. (Danh) Họ "Quan".
13. (Trạng thanh) "Quan quan" tiếng kêu của con chim thư cưu.
14. Một âm là "loan". (Động) Giương. ◎ Như: "Việt nhân loan cung nhi xạ chi" người Việt giương cung mà bắn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đóng. Như môn tuy thiết nhi thường quan (Ðào Uyên Minh ) tuy có làm cửa đấy nhưng vẫn đóng luôn.
② Cái dõi cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa lại gọi là quan. Cho nên then chốt trên cửa gọi là quan kiện . Nói rộng ra thì các máy móc trong các đồ đều gọi là cơ quan . Phàm các cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi đều gọi là quan kiện hay là cơ quan. Như ta nói cơ quan truyền bá, cơ quan phát hành, v.v.
③ Cửa ải. Như biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
④ Cửa ô. Đặt ở các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa gọi là quan. Ngày xưa đặt cửa ô chỉ để tra xét hành khách, đời sau mới đánh thuế. Như sách Mạnh Tử nói quan cơ nhi bất chinh cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
⑤ Giới hạn. Như thánh vực hiền quan cõi thánh bực hiền. Nay gọi cuối năm là niên quan tại nhĩ cũng bởi nghĩa đó (cái hạn năm nó đã gần hết cũ sang mới).
Quan hệ. Hai bên cùng có liên thuộc với nhau gọi là quan. Nay gọi sự để lòng thắc mắc nhớ luôn là quan tâm hay quan hoài cũng bởi nghĩa đó. Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
⑦ Cách bức. Như quan thuyết lời nói cách bức, do một người khác nhắc lại, chứ không phải lời nói trước mặt.
⑧ Các văn bằng để đi lãnh lương gọi là quan hưởng . Hai bên cùng đính ước với nhau gọi là quan thư .
Quan quan tiếng con chim thư cưu kêu.
⑩ Mạch quan. Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan.
⑪ Tên đất. Một âm là loan. Dương. Như Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt dương cung mà bắn đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng, khép, tắt, đậy kín, bịt kín: Đóng cửa sổ; Tắt đèn; Khép cửa lại; Cửa tuy có nhưng thường khép luôn (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
② Giam, bỏ tù: Giam tên lưu manh này lại;
③ Cửa ải, cửa biên giới, quan: Vượt qua cửa ải;
④ Cửa ô (ngày xưa), hải quan, hàng rào hải quan (thời nay): Cửa ô chỉ tra xét hành khách mà không đánh thuế (Mạnh tử);
⑤ Dính dáng, liên quan, quan hệ: Tôi chịu trách nhiệm, không liên quan đến các anh. 【quan vu [quanyú] Về: Về vấn đề công nghiệp hóa;
⑥ Dàn xếp, làm môi giới;
⑦ Lãnh (lương, tiền...): Lãnh lương;
⑧ (văn) Dõi cửa;
⑨ (văn) Điểm then chốt, bước quyết định;
⑩ (y) Mạch quan;
⑪ 【quan quan [guanguan] (thanh) Quan quan (tiếng chim kêu): Quan quan cái con thư cưu, con sống con mái cùng nhau bãi ngoài (Thi Kinh);
⑫ [Guan] Tên đất: Quan Trung;
⑬ [Guan] (Họ) Quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy thanh gỗ ngang mà chặn cửa lại — Đóng lại — Đường hiểm yếu đi vào lĩnh thổ một nước. Cửa ải. Cửa quan. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá quan này khúc chiêu quân, Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia « — Ràng buộc, liên lạc với nhau — Bộ phận trong thân thể người — Nơi mà việc làm có tổ chức liên lạc chặt chẽ. Td: Cơ quan.

Từ ghép 40

bi quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

bi quan, thất vọng, chán nản, nản chí

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo thuật ngữ: Lấy lòng từ bi quan sát chúng sinh, cứu người khổ đau. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Bi quan cập từ quan, thường nguyện thường chiêm ngưỡng" , (Phổ môn phẩm ).
2. Thái độ tiêu cực thất vọng. § Đối lại với "lạc quan" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhìn buồn thảm về cuộc đời.
bi
bēi ㄅㄟ

bi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bia, đài bia
2. cột mốc
3. ca tụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khối đá hoặc cột gỗ, ngày xưa dùng để coi bóng mặt trời, buộc muông sinh để cúng bái, dẫn quan tài hạ huyệt, v.v.
2. (Danh) Bia đá hoặc cột dùng làm mốc hoặc đài kỉ niệm. ◎ Như: "kỉ niệm bi" đài kỉ niệm. ◇ Nguyễn Du : "Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt" (Tam liệt miếu ) Bia kệ nghìn năm tôn thờ ba người tiết liệt.
3. (Danh) Tên một thể văn, văn từ khắc trên đá để ca tụng công đức, hành trạng người chết.
4. (Danh) Bút tích thư pháp rập từ bia đá. ◎ Như: "lễ khí bi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bia.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đài, bia, mốc, cột. (Ngb) Truyền tụng: Đài kỉ niệm; Bia đá; Cột mốc kilômet, cột mốc; Người người truyền tụng, bia miệng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm bia đá.

Từ ghép 14

quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

giản thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ ghép 10

quán

giản thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
hôi, khôi
huī ㄏㄨㄟ

hôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tro

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đá vôi. § Gọi đủ là "thạch hôi" .
2. (Danh) Tro. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lạp cự thành hôi lệ thủy can" (Vô đề ) Ngọn nến thành tro mới khô nước mắt.
3. (Tính) Lãnh đạm, lạnh nhạt, thờ ơ (như tro nguội). ◇ Nguyễn Trãi : "Thế sự hôi tâm đầu hướng bạch" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Lòng đã như tro nguội trước cuộc đời, đầu nhuốm bạc.
4. (Tính) Màu tro, màu đen nhờ nhờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngoại diện xuyên trước thanh đoạn hôi thử quái" 穿 (Đệ ngũ thập nhất hồi) Ngoài khoác áo da chuột màu tro trong lót đoạn xanh.
5. § Thường đọc là "khôi".

Từ điển Thiều Chửu

① Tro, vật gì đốt ra tro rồi không thể cháy được nữa gọi là tử hôi . Vì thế nên sự gì thất ý không có hi vọng nữa gọi là tâm hôi .
② Ðá vôi, gọi đủ phải gọi là thạch hôi .
③ Màu tro, màu đen nhờ nhờ, thường đọc là khôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tro, tàn, than: Than sỉ, tro lò; Tàn thuốc lá; Trúc phá tro bay;
② Bụi: 滿 Bụi đầy mặt;
③ (Màu) xám, (màu) tro. 【】hôi sắc [huisè] a. Màu xám, màu tro (gio); b. (Ngb) Tiêu cực, thất vọng, bi quan: Tác phẩm tiêu cực; Tâm tình bi quan; c. (Ngb) Lưng chừng, không rõ ràng, không dứt khoát: Thái độ lưng chừng;
④ Vôi: Quét vôi;
⑤ Nản: Nản lòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tro — Than — Màu xám tro — Chỉ sự nguội lạnh — Ta quen đọc Khôi.

Từ ghép 15

khôi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đá vôi. § Gọi đủ là "thạch hôi" .
2. (Danh) Tro. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lạp cự thành hôi lệ thủy can" (Vô đề ) Ngọn nến thành tro mới khô nước mắt.
3. (Tính) Lãnh đạm, lạnh nhạt, thờ ơ (như tro nguội). ◇ Nguyễn Trãi : "Thế sự hôi tâm đầu hướng bạch" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Lòng đã như tro nguội trước cuộc đời, đầu nhuốm bạc.
4. (Tính) Màu tro, màu đen nhờ nhờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngoại diện xuyên trước thanh đoạn hôi thử quái" 穿 (Đệ ngũ thập nhất hồi) Ngoài khoác áo da chuột màu tro trong lót đoạn xanh.
5. § Thường đọc là "khôi".

Từ điển Thiều Chửu

① Tro, vật gì đốt ra tro rồi không thể cháy được nữa gọi là tử hôi . Vì thế nên sự gì thất ý không có hi vọng nữa gọi là tâm hôi .
② Ðá vôi, gọi đủ phải gọi là thạch hôi .
③ Màu tro, màu đen nhờ nhờ, thường đọc là khôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tro, tàn, than: Than sỉ, tro lò; Tàn thuốc lá; Trúc phá tro bay;
② Bụi: 滿 Bụi đầy mặt;
③ (Màu) xám, (màu) tro. 【】hôi sắc [huisè] a. Màu xám, màu tro (gio); b. (Ngb) Tiêu cực, thất vọng, bi quan: Tác phẩm tiêu cực; Tâm tình bi quan; c. (Ngb) Lưng chừng, không rõ ràng, không dứt khoát: Thái độ lưng chừng;
④ Vôi: Quét vôi;
⑤ Nản: Nản lòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tro. Tro than — Màu xám tro — Cũng đọc Hôi.

Từ ghép 7

bi quan

giản thể

Từ điển phổ thông

bi quan, thất vọng, chán nản, nản chí
tự
sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngôi chùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dinh quan.
2. (Danh) Chùa. § Đời vua Hán Minh đế mời hai vị sư bên Thiên Trúc sang, vì chưa có chỗ ở riêng, mới đón vào ở sở "Hồng Lô Tự" , vì thế về sau các chỗ sư ở đều gọi là "tự". ◎ Như: "Thiếu Lâm tự" chùa Thiếu Lâm.
3. (Danh) Hoạn quan. ◎ Như: "tự nhân" hoạn quan hầu trong cung. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nghị lang Sái Ung thượng sớ, dĩ vi nghê đọa kê hóa, nãi phụ tự can chánh chi sở trí" , , (Đệ nhất hồi) Quan nghị lang Sái Ung dâng sớ, cho rằng (những điềm gở xảy ra trong nước) như cầu vồng sa xuống hoặc gà biến hóa (gà mái ra gà trống), ấy là bởi có đàn bà và hoạn quan can thiệp vào việc triều chính.

Từ điển Thiều Chửu

① Dinh quan.
② Tự nhân kẻ hầu trong (hoạn quan).
③ Chùa, đời vua Hán Minh đế mới đón hai vị sư bên Thiên Trúc sang, vì chưa có chỗ ở riêng mới đón vào ở sở Hồng lô tự, vì thế nên về sau các chỗ sư ở đều gọi là tự.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà quan, dinh quan (thời phong kiến);
② Chùa: Chùa chiền; Chùa miếu; Chùa một cột;
③ Nhà thờ: Nhà thờ đạo Ixlam;
④【】tự nhân [sìrén] Quan hoạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà quan ở — Ngôi chùa. Miếu thờ thần.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Nắm bắt và buông thả. ◇ Lí Ung : "Tập như dị quốc chi đồng minh, tán nhược chư hầu chi bội ước. Điệt vi cầm túng, canh vi xúc bác" , . , (Đấu áp phú ) Họp lại như nước khác nhau mà đồng minh, tan ra như chư hầu mà bội ước. Thay đổi bắt thả, luân phiên đụng chạm.
2. Tỉ dụ sự tình nặng hay nhẹ, chậm hay gấp. ◇ Nguyên Chẩn : "Thiếu học độc kinh sử tử, chí cổ kim thành bại chi ngôn, vưu sở cùng cứu, toại quán xuyên ư thần xu quỷ tàng chi gian, nhi tận đắc cầm túng thỉ trương chi thuật hĩ" , , , 穿, (Đường Cố Nam Dương quận vương tặng mỗ quan bi văn minh ) Thời trẻ học tập kinh sử, cho tới lời thành công thất bại xưa nay, càng nghiên cứu sâu xa thì càng thông suốt cái chỗ thần kì áo diệu của binh thư, mà đạt được hết cái thuật phải nắm hay buông, khi căng lúc chùng vậy.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.