thì gian

phồn thể

Từ điển phổ thông

thời gian, thì giờ, giai đoạn

thời gian

phồn thể

Từ điển phổ thông

thời gian, thì giờ, giai đoạn

Từ điển trích dẫn

1. Phiếm chỉ thời khắc ngắn dài. § Thí dụ "nhật" ngày, "niên" năm đều là những đơn vị thời gian.
2. Bây giờ, hiện tại. ◇ Tây sương kí 西: "Tuy nhiên cửu hậu thành giai phối, nại thì gian chẩm bất bi đề" , (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết) Mặc dù sau này sẽ thành lứa đôi tốt đẹp, nhưng giờ đây sao khỏi kêu thương. § Nhượng Tống dịch thơ: Mai sau dù đủ lứa no đôi, Lúc này hồ dễ gượng cười làm khuây.
3. Một khoảng thời gian, nhất đoạn thời gian. ◇ Tào Ngu : "Tha sanh trường tại Bắc Bình đích thư hương môn đệ, hạ kì, phú thi, tác họa, ngận tự nhiên địa tại tha đích sanh hoạt lí chiếm liễu ngận đa đích thì gian" , , , , (Bắc Kinh nhân , Đệ nhất mạc).
4. Có lần, có lúc. ◇ Thủy hử truyện : "Nguyên lai thị bổn quản Cao thái úy đích nha nội, bất nhận đắc kinh phụ, thì gian vô lễ" , , (Đệ thất hồi) Vốn là cậu ấm của quan thầy tôi là Cao thái úy, vì không biết là tiện nội, nên đã có lần vô lễ.
5. Chỉ hệ thống quá khứ, hiện tại, tương lai lưu chuyển liên tục không gián đoạn. § Nói tương đối với "không gian" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái khoảng năm tháng ngày giờ qua đi.

Từ điển trích dẫn

1. Áo da cừu. § Chỉ quần áo làm bằng da cừu của dân du mục người Hồ ở phương Bắc Trung Quốc thời xưa. ◇ Cựu ngũ đại sử : "Truy kích chí Dịch thủy, hoạch chiên cừu, thuế mạc, dương mã bất khả thắng kỉ" , , , (Đường thư , Trang Tông kỉ tam ).
2. Mượn chỉ dân tộc du mục ở Bắc Trung Quốc thời xưa hoặc chỉ tù trưởng dân tộc này. ◇ Hậu Hán Thư : "Thần thành bất nhẫn trì đại Hán tiết đối chiên cừu độc bái" (Trịnh Chúng truyện ).
3. Phiếm chỉ dị tộc. ◇ Tráp Trung Nhân : "Hiên miếu kiến vu kinh kì, Chiên cừu du vu nội địa" , Trung tây kỉ sự 西, Hậu tự ) Miếu đạo Ba Tư dựng lên ở kinh đô, Người dị tộc qua lại ở trong đất nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo lạnh dệt bằng lông thú.

giải thích

phồn thể

Từ điển phổ thông

giải thích, giải đáp

Từ điển trích dẫn

1. Phân tích, làm cho sáng tỏ. ◇ Hậu Hán Thư : "Giải thích tiên thánh chi tích kết, đào thải học giả chi luy hoặc" , (Trần Nguyên truyện ).
2. Nói rõ nguyên nhân, lí do (của sự tình nào đó). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô phụ khí thế, ngô huynh hiện tại Giang Hạ, cánh hữu thúc phụ Huyền Đức tại Tân Dã. Nhữ đẳng lập ngã vi chủ, thảng huynh dữ thúc hưng binh vấn tội, như hà giải thích?" , , . , , ? Cha ta đã tạ thế, anh ta hiện ở Giang Hạ, lại có chú ta là Lưu Huyền Đức ở Tân Dã. Các ngươi lập ta làm chủ, nếu chú ta và anh ta đem quân về hỏi tội, thì ăn nói làm sao?
3. Tiêu trừ, tiêu tán. ◇ Lí Bạch : "Giải thích xuân phong vô hạn hận, Trầm Hương đình bắc ỷ lan can" , (Thanh bình điệu 調) Bao nhiêu sầu hận trong gió xuân đều tan biến, (Khi thấy nàng) đứng dựa lan can ở mé bắc đình Trầm Hương.
4. Giải cứu, giải thoát. ◇ Tây du kí 西: "Đọa lạc thiên niên nan giải thích, Trầm luân vĩnh thế bất phiên thân" , (Đệ thập nhất hồi).
5. Thả ra, phóng thích.
6. Tan, chảy. ◇ Hậu Hán Thư : "Hựu khoảnh tiền sổ nhật, hàn quá kì tiết, băng kí giải thích, hoàn phục ngưng hợp" , , , (Lang Nghĩ truyện ).
7. Khuyên giải xin cho thông qua. ◇ Tục tư trị thông giám : "Chiêu Phụ cụ tội, nghệ Khai Phong phủ kiến hoàng đệ Quang Nghĩa, khất ư đế tiền giải thích, sảo khoan kì tội, sử đắc tận lực, Quang Nghĩa hứa chi" , , , , 使, (Tống Thái Tổ Khai Bảo ngũ niên ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rõ ra.
chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

hoè
huái ㄏㄨㄞˊ

hoè

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây hoè

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây hòe. § Ngày xưa gọi ba quan công chín quan khanh là "tam hòe cửu cức" . Vì thế đời sau gọi các quan khanh tướng là "thai hòe" hay "hòe tỉnh" .
2. (Danh) Lại gọi cảnh chiêm bao là "Hòe An quốc" giấc hòe. § Xem chữ "kha" trong "Nam Kha" . ◇ Nguyễn Trãi : "Vãng sự không thành hòe quốc mộng" (Kí cữu Dị Trai Trần công ) Chuyện đã qua luống thành giấc chiêm bao (mộng nước Hòe).

Từ điển Thiều Chửu

① Cây hòe, ngày xưa gọi ba quan công chín quan khanh là tam hòe cửu cức vì thế đời sau gọi các quan khanh tướng là thai hòe hay hòe tỉnh . Lại gọi cảnh chiêm bao là hòe an quốc (giấc hòe). Xem chữ kha ở trên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây hoè, hoè: Gỗ hoè;
② [Huái] (Họ) Hoè.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây lớn, có bóng mát, hoa vàng, hạt dùng làm một vị thuốc bắc. Các nhà quyền quý Trung Hoa thời xưa thường trồng. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên «.

Từ ghép 2

chỉ
zhī ㄓ, zhǐ ㄓˇ

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngón tay
2. chỉ, trỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngón (tay, chân). ◎ Như: tay có năm ngón, ngón tay cái gọi là "cự chỉ" hay "mẫu chỉ" , ngón tay trỏ gọi là "thực chỉ" , ngón tay giữa gọi là "tướng chỉ" , ngón tay đeo nhẫn gọi là "vô danh chỉ" , ngón tay út gọi là "tiểu chỉ" .
2. (Danh) Độ cao hoặc chiều dài khoảng một ngón tay. ◎ Như: "tam chỉ khoan đích cự li" cách khoảng độ ba ngón.
3. (Danh) Ý hướng, ý đồ, dụng ý. § Cũng như "chỉ" . ◇ Mạnh Tử : "Nguyện văn kì chỉ" (Cáo tử hạ ) Mong được nghe ý chỉ.
4. (Động) Chỉ, trỏ. ◎ Như: "chỉ điểm" trỏ cho biết, "chỉ sử" 使 sai khiến, "chỉ giáo" dạy bảo.
5. (Động) Chĩa, hướng về. ◎ Như: "thì châm chánh chỉ cửu điểm" kim đồng hồ chỉ đúng chín giờ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Xạ ngư chỉ thiên" (Thẩm phân lãm , Tri độ ) Bắn cá (mà lại) chĩa lên trời.
6. (Động) Dựa vào, trông mong. ◎ Như: "chỉ vọng" trông chờ, "giá lão thái thái tựu chỉ trước tha nhi tử dưỡng hoạt ni" bà cụ đó chỉ trông vào con cái nuôi sống cho thôi.
7. (Động) Khiển trách, quở trách. ◇ Hán Thư : "Thiên nhân sở chỉ, vô bệnh nhi tử" , (Vương Gia truyện ) Nghìn người quở trách, không bệnh cũng chết.
8. (Động) Dựng đứng, đứng thẳng. ◇ Sử Kí : "Sân mục thị Hạng Vương, đầu phát thượng chỉ, mục tí tận liệt" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Phàn Khoái) quắc mắt nhìn Hạng Vương, tóc dựng ngược, kẽ mắt như muốn rách.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngón tay. Tay có năm ngón, ngón tay cái gọi là cự chỉ hay mẫu chỉ , ngón tay trỏ gọi là thực chỉ , ngón tay giữa gọi là tướng chỉ , ngón tay đeo nhẫn gọi là vô danh chỉ , ngón tay út gọi là tiểu chỉ .
② Trỏ bảo, lấy tay trỏ cho biết gọi là chỉ, như chỉ điểm , chỉ sử 使, v.v. Phàm biểu thị ý kiến cho người biết đều gọi là chỉ.
③ Ý chỉ, cũng như chữ chỉ .
④ Chỉ trích.
⑤ Tính số người bao nhiêu cũng gọi là chỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [zhê] nghĩa ①. Xem [zhi], [zhê].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngón tay, ngón chân: (hay ) Ngón tay cái; Bấm ngón tay cũng đếm được;
② Ngón: Mảnh giấy rộng bằng hai ngón (tay); Mưa được năm ngón tay nước;
③ Chỉ, trỏ, chĩa: Mũi tên chỉ về hướng bắc; Hắn trỏ ngay vào mũi mà chất vấn tôi; Chỉ ra con đường phải đi;
④ Dựa vào, trông cậy vào, trông mong vào: Không nên sống dựa vào người khác; Chỉ trông cậy vào một người thì không thể làm tốt công việc; Chúng tôi chỉ trông vào số tiền này để sống qua ngày;
⑤ Mong mỏi, trông ngóng: Rất mong anh giúp đỡ;
⑥ Dựng đứng: Tóc dựng lên (Sử kí); Khiến ai nấy đều dựng (rợn) tóc gáy;
⑦ (văn) Chỉ trích, quở trách: Ngàn người quở trách thì không bệnh cũng chết (Hán thư);
⑧ (văn) Ý, ý tứ, ý chỉ, ý hướng, ý đồ (như , bộ ): Ai có thể hợp với ý của bệ hạ (Vương An Thạch: Thượng hoàng đế vạn ngôn thư);
⑨ (văn) Chỉ số người;
⑩ (văn) Ngon (như , bộ );
⑪ (văn) Thẳng, suốt: Thông thẳng đến phía nam Châu Dự (Liệt tử: Thang vấn). Xem [zhi], [zhí].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [zhê] nghĩa ①. Xem [zhí], [zhê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngón tay, ngón chân — Dùng ngón tay mà trỏ — Hướng về — Cái ý hướng, ý định — Chê trách.

Từ ghép 55

tùy
suí ㄙㄨㄟˊ

tùy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tùy theo
2. đời nhà Tùy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo sau. ◎ Như: "cân tùy" đi theo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tùy ngã đáo họa các trung lai" (Đệ bát hồi) Hãy theo ta đến họa các (lầu gác trang trí hoa lệ).
2. (Động) Thuận theo. ◎ Như: "phu xướng phụ tùy" chồng đốc suất, vợ thuận theo (lời Quan Duẫn Tử ). § Ghi chú: Cho nên đạo vợ chồng gọi là "xướng tùy" .
3. (Động) Tiện, thuận. ◎ Như: "tùy khẩu" thuận miệng, "tùy thủ quan môn" tiện tay đóng cửa lại.
4. (Động) Giống (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "tha trường đắc tùy tha phụ thân" anh ấy giống cha.
5. (Động) "Tùy hỉ" tiếng nhà Phật, nói nghĩa hẹp là tùy ý mình thích mà làm như bố thí, cúng dâng. Nói nghĩa rộng thì đi thăm cảnh chùa cũng gọi là "tùy hỉ", người ta làm việc thiện mình không làm chỉ thêm vào cũng gọi là "tùy hỉ", không ứng theo người hành động gì cũng gọi là "tùy hỉ". ◇ Liêu trai chí dị : "Duy nhất lão tăng quải đáp kì trung. Kiến khách nhập, túc y xuất nhạ, đạo dữ tùy hỉ" . , , (Họa bích ) Chỉ có một ông sư già khoác áo ngắn ở trong đó. Thấy có khách vào, bèn xốc áo nghiêm chỉnh ra đón, hướng dẫn thăm cảnh chùa.
6. (Phó) Lập tức, tức khắc, ngay, bèn. ◎ Như: "tùy thì" tùy thời mà xử, "tùy xứ" tùy nơi mà định, "tùy tức" lập tức, tức khắc.
7. (Danh) Ngón chân.

Từ điển Thiều Chửu

① Theo sau. Cứ đi theo sau chân người, đi nghỉ chóng chầy đều tùy người gọi là tùy.
② Xướng tùy đạo vợ chồng, gióng lên trước là xướng, thuận theo sau là tùy. Phu xướng phụ tùy , lời ông Quan Duẫn Tử nói, ý nói chồng hay lấy ý đốc suất người, vợ hay thuận theo lời chồng chỉ bảo vậy.
③ Thuận. Như tùy khẩu thuận miệng, tùy thủ thuận tay, v.v.
④ Tùy cơ mà ứng ngay. Như tùy thời tùy thời mà xử, tùy xứ tùy nơi mà định, v.v.
⑤ Ngón chân.
⑥ Tùy hỉ tiếng nhà Phật, nói nghĩa hẹp là tùy ý mình thích mà làm như bố thí, cúng dâng, v.v. Nói nghĩa rộng thì đi thăm cảnh chùa cũng gọi là tùy hỉ, người ta làm việc thiện mình không làm chỉ thêm vào cũng gọi là tùy hỉ, không ứng theo người hành động gì cũng gọi là tùy hỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi theo: Tôi sẽ đi theo mọi người;
② Vừa... vừa...: Vừa nói vừa ghi;
③ Bất kì, lúc nào cũng: Lúc nào cũng chú ý;
④ Tùy theo, tuân theo, phục tùng: 便 Tùy (theo) anh ấy; Tùy ý; 便 Tùy ý, tùy tiện, tùy thích, tự do, cẩu thả, xuê xoa; Sau đó, sau, tiếp theo; Lập tức, tức khắc, ngay, bèn. 【】tùy thời [suíshí] a. Sẵn sàng: Sẵn sàng tiêu diệt đối phương; b. Bất cứ lúc nào: Sửa chữa sai lầm bất cứ lúc nào; 【】tùy trước [suízhe] Theo đà, theo: Theo thời gian trôi qua; Theo đà phát triển của công nghiệp;
⑤ Tiện, thuận: Tiện tay đóng cửa lại; Thuận miệng;
⑥ Giống, như: Anh ấy giống cha;
⑦ (văn) Ngón chân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi theo. Thuận theo. Nghe theo.

Từ ghép 20

cấp, cập, cực, kiệp
jí ㄐㄧˊ

cấp

giản thể

Từ điển phổ thông

1. giá gỗ chở đồ trên lưng lừa
2. hòm đựng sách

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giá gỗ chở đồ trên lưng lừa;
② Như (bộ ). Xem [jí].

cập

giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đội, vác. Cũng đọc Kiệp.

cực

giản thể

Từ điển phổ thông

cực, tột cùng

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc nhà;
② Chỗ cùng tột, chỗ tối cao, cực: Bắc cực; Cực dương;
③ Tột bực, hết mức: Mọi sự vật khi đạt đến chỗ cùng cực thì quay trở lại; Cực kì hung ác;
④ (pht) Rất, lắm, quá, vô cùng, rất mực, hết sức, tột bực...: Vô cùng căm phẫn; Rất vui mừng; Ngon quá, ngon ghê; Hay quá, hay ghê; Nóng quá, nóng chết người; Đến khi nghe Lương vương qua đời, Đậu thái hậu khóc rất bi ai (Sử kí: Lương Hiếu vương thế gia);
⑤ (văn) Mỏi mệt, mệt nhọc: Hơi mệt nhọc;
⑥ (văn) Sự xấu nhất khổ nhất, cùng cực;
⑦ (văn) Trọn, hết;
⑧ (văn) Đến;
⑨ (văn) Tiêu chuẩn: Lập nên tiêu chuẩn;
⑩ (văn) Như (bộ ). Xem [jí].

kiệp

giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đội, vác. Cũng đọc Cập.
bỉ
bǐ ㄅㄧˇ

bỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cõi ngoài biên cương, nơi xa xôi hẻo lánh
2. khinh bỉ
3. thô tục, thô lỗ
4. hèn hạ, hèn mọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa chỉ khu vực bằng 500 nhà.
2. (Danh) Nơi biên thùy xa xôi. ◎ Như: "tứ bỉ" bốn cõi.
3. (Danh) Khu vực ở xa hơn khu ngoài thành (giao ngoại ).
4. (Động) Khinh rẻ, coi thường. ◎ Như: "xuy bỉ" chê cười khinh khi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phục kinh thiểu thì, phụ tri tử ý, tiệm dĩ thông thái, thành tựu đại chí, tự bỉ tiên tâm" , , , , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Qua ít lâu nữa, cha biết ý con dần dà thông hiểu, chí lớn đã thành đạt, biết tự khinh thường tâm lý ngày trước của mình.
5. (Tính) Hèn mọn, đê tiện. ◎ Như: "bỉ phu" kẻ thô bỉ, hẹp hòi, dốt nát, "bỉ lận" keo kiệt.
6. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm. ◎ Như: "bỉ ý" ý hẹp hòi của tôi, "bỉ nhân" kẻ hèn dốt này. ◇ Lưu Hướng : "Quân dục sát chi, thiếp nguyện dĩ bỉ khu dịch phụ chi tử" , (Triệu tân nữ quyên ) Nhà vua muốn giết, thiếp xin lấy thân hèn đổi cho cái chết của cha.

Từ điển Thiều Chửu

① Ấp ngoài ven biên thùy, cõi. Như tứ bỉ bốn cõi.
② Hẹp hòi, hèn mọn. Như bỉ phu kẻ thô bỉ, hẹp hòi, dốt nát. Kẻ keo kiệt tiền của gọi là bỉ lận .
③ Khinh bỉ.
④ Dùng làm lời nói khiêm. Như bỉ ý ý hẹp hòi của tôi, bỉ nhân kẻ hèn dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấp hèn, đê tiện, hèn mọn, thô bỉ: Đê hèn, bỉ ổi; Kẻ thô bỉ;
② (Thuộc về) của tôi (tiếng tự xưng khiêm tốn): (cũ) Bỉ nhân, tôi; Thiển ý; Thiển kiến;
③ Khinh bỉ, coi rẻ: Đáng khinh;
④ Nơi biên giới, cõi: Nơi biên giới xa xôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thô tục, xấu xa — Keo kiệt bủn xỉn — Tên một đơn vị hộ tịch thời cổ trung hoa, năm trăm gia đình là một Bỉ — vùng đất biên giới.

Từ ghép 28

duyên, tuần
xún ㄒㄩㄣˊ

duyên

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Duyên 沿 — Một âm là Tuần. Xem Tuần.

tuần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi lại xem xét
2. đi hết một vòng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Qua lại xem xét. ◎ Như: "tuần thị" , "tuần sát" .
2. (Danh) Lượng từ: lần rót rượu. ◎ Như: "nhất tuần" một lượt rót rượu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tửu chí sổ tuần" (Đệ bát hồi) Rượu uống được vài tuần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði tuần, đi xem xét khu đất mình cai trị gọi là tuần.
② Khắp cả, như đi khắp một vòng gọi là nhất tuần , rót rượu hết một lượt cũng gọi là một tuần.
③ Thuân tuần rụt rè, quanh co.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi tuần, tuần tra;
② Tuần, lượt, vòng (rót rượu): Sau ba tuần rượu;
③ Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi mà xem xét. Ta cũng nói là Đi tuần — Khắp cả. Đi khắp nơi.

Từ ghép 21

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.