trệ
chì ㄔˋ, zhì ㄓˋ

trệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chậm, trễ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng, không tiến. ◇ Hoài Nam Tử : "Thị cố năng thiên vận địa trệ, luân chuyển nhi vô phế" , (Nguyên đạo ) Đó là tại sao trời quay vòng đất đứng yên, thay đổi không thôi.
2. (Động) Ứ, đọng, tích tụ. ◎ Như: "trệ tiêu" hàng ế.
3. (Động) Ở lại, gác lại. ◇ Tào Phi : "Ngô, Hội phi ngã hương, An năng cửu lưu trệ" , (Tạp thi , Chi nhị).
4. (Động) Phế bỏ, không dùng.
5. (Động) Rơi rớt, bỏ sót. ◇ Thi Kinh : "Bỉ hữu di bỉnh, Thử hữu trệ tuệ" , (Tiểu nhã , Đại điền ) Chỗ kia có những nắm lúa còn sót, Chỗ này có mấy chùm lúa rơi rớt.
6. (Tính) Không thông, không trôi chảy, trở ngại. ◎ Như: "ngưng trệ" ngừng đọng, "tích trệ" ứ đọng.
7. (Tính) Lâu, dài. ◇ Nguyễn Du : "Mãn sàng trệ vũ bất kham thính" 滿 (Tống nhân ) Tiếng mưa dầm dề đầy giường nghe không chịu nổi.
8. (Tính) Hẹp hòi, cố chấp, câu nệ. ◇ Lữ Khôn : "Cố lương tri bất trệ ư kiến văn, nhi diệc bất li ư kiến văn" , (Biệt nhĩ thiệm thư ).
9. (Tính) Chậm chạp, trì độn. ◇ Kim sử : "Khanh niên thiếu tráng, nhi tâm lực đa trệ" , (Tông Duẫn truyện ).
10. (Tính) Không thư thái, không dễ chịu. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Cập khán công diện thượng khí sắc hữu trệ, đương hữu ưu ngu" , (Quyển tứ).
11. (Tính) Không hợp, trái nghịch lẫn nhau. ◇ Tuệ Kiểu : "Tự đại pháp đông bị, thủy ư Hán, Minh, thiệp lịch Ngụy, Tấn, kinh luận tiệm đa, nhi Chi, Trúc sở xuất, đa trệ văn cách nghĩa" , , , , , (Cao tăng truyện , Dịch kinh trung , Cưu Ma La Thập ).
12. (Danh) Chỗ ngờ, điều không dễ hiểu. ◇ Ngụy thư : "An Phong Vương Diên Minh, bác văn đa thức, mỗi hữu nghi trệ, hằng tựu Diễm Chi biện tích, tự dĩ vi bất cập dã" , , , , ( Diễm Chi truyện ).
13. (Danh) Chỉ người bị phế bỏ, không được dùng. ◇ Tả truyện : "Đãi quan quả, khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" , , , (Thành Công thập bát niên ) Đến với người góa bụa, cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðọng, như hàng bán không chạy gọi là trệ tiêu .
② Trì trệ.
③ Cái gì không được trơn tru đều gọi là trệ.
④ Bỏ sót.
⑤ Mắc vướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng lại, đọng lại, (ngưng) trệ, ế: Đình trệ; Đọng lại;
② (văn) Bỏ sót;
③ (văn) Mắc, vướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngưng lại, không chảy được — Ứ đọng, không tiến triển được. Td: Đình trệ — Chậm trễ.

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Gót chân nối nhau, kẻ sau nối gót người trước. Hình dung rất đông người đi đến. ◇ Tống sử : "Nhập thành, tuyên bố đức ý, bất lục nhất nhân, trung nguyên quy phụ giả chủng tiếp" , , , ( Hiển Trung truyện ) Vào thành, rao truyền ý nguyện thi hành ân đức, không giết một ai, người ở trung nguyên nối gót nhau theo về nườm nượp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạm gót, ý nói rất đông người — Cũng chỉ sự nối bước, tiếp theo người trước.
mẫn
mǐn ㄇㄧㄣˇ

mẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhanh nhẹn, sáng suốt
2. ngón chân cái

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhanh nhẹn, mau mắn. ◎ Như: "mẫn tiệp" nhanh nhẹn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử dục nột ư ngôn, nhi mẫn ư hành" , ( nhân ) Người quân tử chậm chạp (thận trọng) về lời nói, mà nhanh nhẹn về việc làm.
2. (Tính) Thông minh, thông tuệ. ◎ Như: "mẫn đạt" thông minh sáng suốt, "bất mẫn" chẳng sáng suốt, ngu dốt (lời nói tự nhún mình). ◇ Hàn Dũ : "Tử Hậu thiếu tinh mẫn, vô bất thông đạt" , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Tử Hậu (Liễu Tông Nguyên) hồi nhỏ minh mẫn, (học) không điều gì mà chẳng thông hiểu.
3. (Phó) Cần cù, gắng gỏi. ◇ Luận Ngữ : "Ngã phi sanh nhi tri chi giả, hiếu cổ mẫn dĩ cầu chi giả dã" , (Thuật nhi ) Ta chẳng phải sinh ra đã biết đạo , (ta) thích (văn hóa) cổ mà siêng năng tìm học vậy.
4. (Danh) Ngón chân cái. § Thông "mẫn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhanh nhẹn.
② Sáng suốt, như bất mẫn chẳng sáng suốt, lời nói tự nhún mình là kẻ ngu dốt.
③ Gắng gỏi.
④ Tên ngón chân cái.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bén nhạy, nhạy cảm, nhanh nhẹn, nhanh trí, thông minh: Thông minh và hiếu học thì không thẹn hỏi kẻ dưới mình (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Gắng sức.

Từ ghép 12

am, yểm, ám
ān ㄚㄋ, àn ㄚㄋˋ, yǎn ㄧㄢˇ

am

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Am hiểu, quen thuộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chòi nhỏ dựng bên mộ hoặc ngoài đồng để ở trong thời gian có tang cha mẹ — Một âm khác là Ám.

yểm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bỗng, bỗng nhiên, chợt (dùng như ©a, bộ ): Lại chợt ngừng lại (Phó Nghị: Vũ phú).

ám

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng cửa.
2. (Động) Che lấp.
3. (Động) Mai một, chìm mất. ◇ Hậu Hán Thư : "Đào ngột chi sự toại ám, nhi Tả Thị, Quốc Ngữ độc chương" , , (Ban Bưu truyện thượng ) Việc của những bọn hư ác sau cùng mới tiêu tán, mà sách của Tả Thị, Quốc Ngữ riêng được biểu dương.
4. (Động) Không hiểu rõ. ◇ Kê Khang : "Hựu bất thức nhân tình, ám ư cơ nghi" , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Lại không biết nhân tình, không hiểu gì ở sự thời nghi.
5. (Tính) Mờ tối, hỗn trọc. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ tối tăm, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.
6. (Tính) U mê, hồ đồ. ◎ Như: "hôn ám" u mê. ◇ Phan Nhạc : "Chủ ám nhi thần tật, họa ư hà nhi bất hữu" , (Tây chinh phú 西) Chúa mê muội mà bầy tôi đố kị nhau, họa làm sao mà không có được.
7. (Danh) Hoàng hôn, buổi tối, đêm. ◇ Lễ Kí : "Hạ Hậu thị tế kì ám" (Tế nghĩa ) Họ Hạ Hậu tế lễ vào buổi tối.
8. (Danh) Người ngu muội. ◇ Tuân Tử : "Thế chi ương, ngu ám đọa hiền lương" , (Thành tướng ) Tai họa ở đời là kẻ ngu muội làm hại người hiền lương.
9. (Danh) Nhật thực hay nguyệt thực.
10. Một âm là "am". (Danh) Nhà ở trong khi cư tang.
11. (Động) Quen thuộc, biết rành. § Thông "am" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ tối. Như hôn ám tối tăm u mê.
② Lờ mờ. Như Trung Dong nói: Quân tử chi đạo, ám nhiên nhi nhật chương đạo người quân tử lờ mờ mà ngày rõ rệt.
③ Đóng cửa.
④ Buổi tối.
⑤ Nhật thực, nguyệt thực. Mặt trời, mặt trăng phải ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đóng cửa;
② Tối tăm;
③ Ngu muội, hồ đồ;
④ Mờ ám, không công khai, không lộ ra;
⑤ Thầm, ngầm (không thành tiếng): ? Khanh đọc thầm được không? (Tam quốc chí);
⑥ Nhật thực (hoặc nguyệt thực): Thứ năm gọi là nhật thực nguyệt thực (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng cửa — Buổi chiều tối — Nhật hoặc nguyệt thực — Tối tăm — Như chữ Ám — Một âm khác là Am.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Rớt đầy xuống, ròng ròng. § Cũng nói là "tốc địa" . ◇ Lão tàn du kí : "Thụ thượng tàn diệp tốc tốc lạc địa" (Đệ bát hồi) Trên cây lá tàn ào ào rơi xuống đất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khán liễu nhất hồi, bất giác đắc tốc tốc lệ hạ" , (Đệ bát thập thất hồi) Xem một lúc, bất giác nước mắt chảy ròng ròng.
2. (Trạng thanh) Xào xạc, sột soạt (tiếng động nhỏ liên tục). ◇ Thủy hử truyện : "San biên trúc đằng , tốc tốc địa hưởng, thưởng xuất nhất điều điếu dũng đại tiểu tuyết hoa dã tự xà lai" , , (Đệ nhất hồi) Ở trong bụi trúc bên núi, đang kêu sột soạt, bỗng ló ra một con rắn đốm trắng to bằng cái thùng.

Từ điển trích dẫn

1. Ra tay, động thủ, hạ thủ. ◇ Thủy hử truyện : "Khước tiên vấn huynh đệ thảo khởi, giáo tha giả ý bất khẳng hoàn ngã, ngã tiện bả tha lai khởi thủ, nhất thủ thu trụ tha đầu, nhất thủ đề định yêu khố, phác thông địa thoán hạ giang " , , 便, , , (Đệ tam thất hồi) Tôi bắt đầu hỏi thằng em, nhưng dặn nó vờ là không chịu trả tiền, tôi bèn ra tay, một tay túm lấy đầu nó, một tay túm lấy ngang lưng, quẳng xuống sông.
2. Khởi sự, khởi nghĩa. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Ngã môn nhất đồng khởi thủ đích nhân, tha lưỡng cá hữu tạo hóa, lạc tại giá . Ngã như hà năng cú dã đồng lai giá thụ dụng" , , . (Quyển tam nhất).
3. Khởi đầu, bắt đầu. ◇ Trịnh Tiếp : "Khởi thủ tiện thác tẩu liễu lộ đầu, hậu lai việt tố việt hoại, tổng một hữu cá hảo kết quả" 便, , (Phạm huyện thự trung kí xá đệ mặc đệ tứ thư ).
4. Đặc chỉ hạ con cờ thứ nhất (cờ vây).
5. Rập đầu lạy, khể thủ (người xuất gia kính lễ). ◇ Tây du kí 西: "Hầu Vương cận tiền khiếu đạo: Lão thần tiên! Đệ tử khởi thủ liễu" : ! (Đệ nhất hồi).

dam giới

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đi khập khễnh
2. rắc rối

Từ điển trích dẫn

1. Đi không ngay ngắn.
2. Gian giảo, bất chánh, không bình thường (hành vi, thái độ). ◇ Thủy hử truyện : "Khước tài hữu cá Đông Kinh lai đích giam giới nhân, tại ngã giá thỉnh quản doanh, sai bát cật liễu bán nhật tửu" , , (Đệ thập hồi) Vừa rồi có người ở Đông Kính tới đây trông có vẻ gian giảo, ở trong tiệm rượu của tôi, mời quản dinh và giám trại ăn uống đến nửa ngày rồi.
3. Khốn quẫn, khó xử, khó biết ứng phó. ◇ Thủy hử truyện : "Tiền nhật hành đích tu thị hảo địa diện, như kim chánh thị giam giới khứ xứ" , (Đệ thập lục hồi) Hôm trước đi trên đất lành, bây giờ đúng là gặp cảnh khó khăn khốn quẫn. § Cũng như "lang bái" .
4. § Một dạng khác của chữ "giam": .

Từ điển trích dẫn

1. Kéo nước từ dưới lên trên. ◇ Hoàng Thao : "Ngư tiều cấp dẫn, Kinh cức vinh suy" , (Cảnh Dương tỉnh phú ).
2. Lấy nước từ dòng sông. ◇ Quách Phác : "Cấp dẫn Thư Chương" (Giang phú ) Dẫn nước từ sông Thư sông Chương.
3. Thu hút, lôi cuốn. ◇ Trần Điền : "Tây Nhai hoành tài thạc học, cấp dẫn phong lưu, bá chi thanh thi, tuân túc lĩnh tụ nhất thì" 西, , , (Minh thi kỉ sự đinh thiêm , Đông Dương ).
4. Tiến cử, đề bạt nhân tài. ◇ Lạc Tân Vương : "Ủng tuệ lễ hiền, cấp dẫn vong bì, tưởng đề bất quyện" , , (Thượng Cổn Châu thứ sử khải ).
5. Dẫn đạo, khai đạo. ◇ Từ Lăng : "Nguyện sanh thiên Phật, vô phi hiền thánh, cấp dẫn chi nghĩa tuy đồng, tùy cơ chi cảm phi nhất" , , , (Hiếu Nghĩa tự bi ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa lên, tiến cử người tài.
khiên, kiển
jiǎn ㄐㄧㄢˇ, qiān ㄑㄧㄢ

khiên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thiếu, sứt mẻ
2. hất lên, ngẩng lên
3. giật lấy
4. tội lỗi
5. ngựa hèn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thiếu, sứt mẻ, tổn hoại. ◇ Thi Kinh : "Như Nam san chi thọ, Bất khiên bất băng" , (Tiểu Nhã , Thiên bảo ) Thọ như Nam sơn, Không khuyết không lở.
2. (Động) Giơ lên, nghển lên. ◇ Hoa : "Tiến nhi ngưỡng chi, khiên long thủ nhi trương phụng dực" , (Hàm nguyên điện phú 殿) Tiến tới ngẩng lên, nghển cao đầu rồng và giương cánh phượng.
3. (Động) Bay lên.
4. (Động) Nhổ, giật lấy. § Thông "khiên" . ◎ Như: "trảm tướng khiên kì" chém tướng giật cờ.
5. (Động) Lầm lẫn. § Thông "khiên" .
6. (Danh) Lỗi lầm.
7. (Danh) Họ "Khiên".
8. Một âm là "kiển". (Danh) Ngựa hèn, ngựa kém.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu, sứt mẻ.
② Hất lên, nghển đầu lên.
③ Giật lấy.
④ Tội lỗi.
⑤ Một âm là kiển. Ngựa hèn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thiếu, sứt mẻ;
② Hất lên, nghển đầu lên;
③ Bay lên;
④ Lôi lên, kéo lên;
⑤ Giật lấy;
⑥ Hoảng sợ, khiếp đảm;
⑦ Tội lỗi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đai ở bụng ngựa — Sợ hãi — Một âm là Kiển.

kiển

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thiếu, sứt mẻ, tổn hoại. ◇ Thi Kinh : "Như Nam san chi thọ, Bất khiên bất băng" , (Tiểu Nhã , Thiên bảo ) Thọ như Nam sơn, Không khuyết không lở.
2. (Động) Giơ lên, nghển lên. ◇ Hoa : "Tiến nhi ngưỡng chi, khiên long thủ nhi trương phụng dực" , (Hàm nguyên điện phú 殿) Tiến tới ngẩng lên, nghển cao đầu rồng và giương cánh phượng.
3. (Động) Bay lên.
4. (Động) Nhổ, giật lấy. § Thông "khiên" . ◎ Như: "trảm tướng khiên kì" chém tướng giật cờ.
5. (Động) Lầm lẫn. § Thông "khiên" .
6. (Danh) Lỗi lầm.
7. (Danh) Họ "Khiên".
8. Một âm là "kiển". (Danh) Ngựa hèn, ngựa kém.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu, sứt mẻ.
② Hất lên, nghển đầu lên.
③ Giật lấy.
④ Tội lỗi.
⑤ Một âm là kiển. Ngựa hèn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ ngựa xấu, dở — Một âm là Khiên.

Từ điển trích dẫn

1. Đại cương yếu lĩnh. ◇ Hà Cảnh Minh : "Quân tử chi trị dã, thiết kì cương kỉ, nhi hữu kì mục, dữ dân thủ chi" , , , (Tặng Hướng tiên sanh tự ).
2. Pháp độ, cương thường. ◇ Huyền Trang : "Quốc vô cương kỉ, pháp bất chỉnh túc" , (Đại Đường Tây vực kí 西, A kì ni quốc ).
3. Trị , quản . ◇ Thi Kinh : "Miễn miễn ngã vương, Cương kỉ tứ phương" , (Đại nhã , Vực bốc ) Gắng gỏi lên đức vua ta, Cai quản sửa trị khắp cả bốn phương.
4. Chỉ chủ bạ công phủ và châu quận (ngày xưa).
5. Người bộc quản một nhà. § Cũng gọi là "cương kỉ bộc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giềng mối, chỉ chung các phép tắc luật lệ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.