sī ㄙ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tách ra, tẽ ra
2. ấy, đó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tách ra, ghẽ ra, bửa ra. ◇ Thi Kinh : "Mộ môn hữu cức, phủ dĩ tư chi" , (Trần phong , Mộ môn ) Cửa mộ có cây gai, Lấy rìu bửa ra.
2. (Động) Cách xa. ◇ Liệt Tử : "Hoa Tư Thị chi quốc (...), bất tri tư Tề quốc kỉ thiên vạn lí" (...), (Hoàng đế ) Nước Hoa Tư Thị (...), không biết cách nước Tề bao nhiêu vạn dặm.
3. (Đại) Cái này, chỗ này, ở đây. ◎ Như: "sanh ư tư, trưởng ư tư" , sinh ra ở đây, lớn lên ở đây.
4. (Tính) Tính từ chỉ định: này, đây. ◎ Như: "tư nhân" người này. ◇ Cao Bá Quát : "Thiên địa hữu tư sơn, Vạn cổ hữu tư tự" , (Quá Dục Thúy sơn ) Trời đất có núi này, Muôn thuở có chùa này. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
5. (Tính) Trắng. ◇ Thi Kinh : "Hữu thỏ tư thủ" (Tiểu nhã , Ngư tảo chi thập ) Có con thỏ đầu trắng.
6. (Liên) Thì, bèn. ◎ Như: "thanh tư trạc anh" trong thì giặt lèo mũ.
7. (Giới) Của. § Cũng như "chi" , "đích" . ◇ Thi Kinh : "Chung tư vũ, sân sân hề, nghi nhĩ tử tôn, chân chân hề" , , , (Chu Nam , Chung tư ) Cánh của con giọt sành, tụ tập đông đảo hề, thì con cháu mày, đông đúc hề.
8. (Trợ) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "ni" . ◇ Thi Kinh : "Bỉ hà nhân tư, kì tâm khổng gian" , (Tiểu nhã , Hà nhân tư ) Kẻ nào thế kia, Mà lòng nham hiểm?
9. (Trợ) Biểu thị cảm thán. § Tương đương với "a" , "a" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
10. (Trợ) § Tương đương với "thị" , dùng trong câu đảo trang. ◇ Thi Kinh : "Bằng tửu tư hưởng, Viết sát cao dương" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Bày hai chén rượu cùng uống, Nói rằng: Giết con dê con.
11. (Danh) Họ "Tư".

Từ điển Thiều Chửu

① Ghẽ ra, tách rời ra.
② Ấy, như tư nhân người ấy.
③ Thì, bèn, như thanh tư trạc anh trong thì giặt lèo mũ.
④ Trắng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tách ra, bửa ra, chẻ ra: Bửa nó ra bằng rìu (Thi Kinh);
② Này, cái này, chỗ này, ở đây: Người này; Lúc này; Đẻ ở đây, lớn ở đây; Có viên ngọc đẹp ở chốn này (Luận ngữ);
③ Mới, thì (dùng như , bộ ): Có mắt mới trông thấy; Ta muốn đức nhân thì đức nhân đến (Luận ngữ);
④ Trợ từ giữa hoặc cuối câu (dùng để điều hòa âm tiết): Các ngựa đều khỏe mạnh (Thi Kinh); Ta thật xót thương (Thi Kinh);
⑤ Đặt sau hình dung từ để chỉ thức dạng (dùng như , bộ ): Văn vương bừng bừng nổi giận (Thi Kinh);
⑥ Đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , bộ 丿, hoặc , bộ ): Bèn lập kho lúa số ngàn, bèn chế ra xe số vạn (Thi Kinh);
⑦ Màu trắng: Có con thỏ đầu trắng (Thi Kinh);
⑧ Thấp, hèn: 祿 Chức thấp lộc ít (Hậu Hán thư: Tả Chu Hoàng liệt truyện);
⑨ Cách: Không biết cách Trung Quốc mấy ngàn vạn dặm (Liệt tử);
⑩ [Si] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thì. Ấy là — Cái ấy — Gãy lìa ra. Chia lìa.

Từ ghép 22

chúc, dục
jū ㄐㄩ, yù ㄩˋ, zhōu ㄓㄡ, zhǔ ㄓㄨˇ, zhù ㄓㄨˋ

chúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

cháo loãng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bán. ◎ Như: "dục văn vị sinh" bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai. ◇ Trang Tử : "Ngã thế thế vi bình phích khoáng, bất quá sổ kim; kim nhất triêu nhi dục kĩ bách kim, thỉnh dữ chi" , ; , (Tiêu dao du ) Chúng ta đời đời làm nghề giặt lụa, (lợi) chẳng qua vài lạng; nay một sớm mà bán nghề lấy trăm lạng, xin (bán) cho hắn.
2. (Động) Vì mưu lợi riêng mà làm tổn hại quốc gia, sự nghiệp...
3. (Động) Mua, cấu mãi. ◇ Phùng Mộng Long : "Sanh Quang trì bôi nhất song lai thụ, vân xuất tự trung quan gia, giá khả bách kim, chỉ tác ngũ thập kim. Tấn Thân hân nhiên dục chi" , , . . (Trí nang bổ , Tạp trí , Giảo hiệt ).
4. (Động) Sinh ra, nuôi dưỡng. § Thông "dục" . ◇ Trang Tử : "Tứ giả, thiên dục dã, thiên dục giả, thiên tự dã" , , , (Đức sung phù ) Bốn điều đó, trời sinh ra, trời nuôi dưỡng, trời cho ăn vậy.
5. (Động) Khoe khoang, khoác lác.
6. (Tính) Non, trẻ thơ, ấu trĩ. § Thông "dục" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
7. (Danh) Họ "Dục".
8. Một âm là "chúc". (Danh) Cháo. § Thông "chúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ chúc cháo.
② Một âm là dục. Bán. Như dục văn vị sinh bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai.
③ Sinh dưỡng.
④ Non, trẻ thơ.
⑤ Nước chảy trong khe.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cháo. Như chữ Chúc .

dục

phồn thể

Từ điển phổ thông

bán

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bán. ◎ Như: "dục văn vị sinh" bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai. ◇ Trang Tử : "Ngã thế thế vi bình phích khoáng, bất quá sổ kim; kim nhất triêu nhi dục kĩ bách kim, thỉnh dữ chi" , ; , (Tiêu dao du ) Chúng ta đời đời làm nghề giặt lụa, (lợi) chẳng qua vài lạng; nay một sớm mà bán nghề lấy trăm lạng, xin (bán) cho hắn.
2. (Động) Vì mưu lợi riêng mà làm tổn hại quốc gia, sự nghiệp...
3. (Động) Mua, cấu mãi. ◇ Phùng Mộng Long : "Sanh Quang trì bôi nhất song lai thụ, vân xuất tự trung quan gia, giá khả bách kim, chỉ tác ngũ thập kim. Tấn Thân hân nhiên dục chi" , , . . (Trí nang bổ , Tạp trí , Giảo hiệt ).
4. (Động) Sinh ra, nuôi dưỡng. § Thông "dục" . ◇ Trang Tử : "Tứ giả, thiên dục dã, thiên dục giả, thiên tự dã" , , , (Đức sung phù ) Bốn điều đó, trời sinh ra, trời nuôi dưỡng, trời cho ăn vậy.
5. (Động) Khoe khoang, khoác lác.
6. (Tính) Non, trẻ thơ, ấu trĩ. § Thông "dục" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
7. (Danh) Họ "Dục".
8. Một âm là "chúc". (Danh) Cháo. § Thông "chúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ chúc cháo.
② Một âm là dục. Bán. Như dục văn vị sinh bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai.
③ Sinh dưỡng.
④ Non, trẻ thơ.
⑤ Nước chảy trong khe.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bán: Bán tranh; Bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai; Mua quan bán tước;
② Nuôi dưỡng, sinh dưỡng;
③ Non trẻ, trẻ thơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Dục — Một âm khác là Chúc. Xem Chúc.
hoang
huāng ㄏㄨㄤ, huǎng ㄏㄨㄤˇ, kāng ㄎㄤ

hoang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không có người

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ, bỏ phế. ◎ Như: "hoang phế" bỏ bê, "hoang khóa" bỏ dở khóa học.
2. (Động) Mê đắm, chìm đắm. ◎ Như: "hoang dâm" mê đắm rượu chè sắc đẹp. ◇ Kim sử : "Liêu chủ hoang vu du điền, chánh sự đãi phế" , (Tát Cải truyện ) Liêu chúa mê đắm săn bắn, chính sự bỏ bê.
3. (Động) Làm lớn ra, khuếch đại. ◇ Thi Kinh : "Thiên tác cao san, Đại vương hoang chi" , (Chu tụng , Thiên tác ) Trời tạo ra núi cao, Đại vương làm cho lớn ra.
4. (Động) Kinh hoảng. § Thông "hoảng" . ◇ Lô Tàng Dụng : "Dục hại chi, Tử Ngang hoang cụ, sử gia nhân nạp tiền nhị thập vạn" , , 使 (Trần Tử Ngang biệt truyện ) Muốn làm hại, Tử Ngang hoảng sợ, sai gia nhân nộp tiền hai mươi vạn.
5. (Danh) Ruộng đất chưa khai khẩn. ◎ Như: "khẩn hoang" khai khẩn đất hoang.
6. (Danh) Cõi đất xa xôi. ◎ Như: "bát hoang" tám cõi xa xôi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngã phụng vương mệnh, vấn tội hà hoang" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Ta phụng mệnh vua, hỏi tội (quân giặc ở) cõi xa xôi.
7. (Danh) Năm mất mùa, năm thu hoạch kém. ◎ Như: "cơ hoang" đói kém mất mùa.
8. (Danh) Tình cảnh thiếu thốn, khan hiếm trầm trọng. ◎ Như: "thủy hoang" khan hiếm nước (lâu không mưa), "ốc hoang" khan hiếm nhà cửa.
9. (Danh) Vật phẩm phế thải, hư hỏng. ◎ Như: "thập hoang" lượm đồ phế thải.
10. (Tính) Bị bỏ hoang. ◎ Như: "hoang địa" đất bỏ hoang.
11. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh, hiu quạnh. ◇ Nguyễn Trãi : "Dã kính hoang lương hành khách thiểu" (Trại đầu xuân độ ) Nẻo đồng heo hút ít người qua.
12. (Tính) Không hợp tình hợp lí, không thật, hão. ◎ Như: "hoang đản" vô lí, "hoang mậu" không thật, "hoang đường" không tin được, không thật. ◇ Chu Văn An : "Công danh dĩ lạc hoang đường mộng" (Giang đình tác ) Công danh đã rơi mất trong giấc mộng hão huyền.
13. (Tính) To lớn, rộng. ◇ Thi Kinh : "Độ kì tịch dương, Bân cư duẫn hoang" , (Đại nhã , Công lưu ) Phân định ruộng đất ở phía tịch dương, Đất nước Bân thật là rộng rãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ hoang, đất đầy những cỏ gọi là hoang. Nên ruộng chưa vỡ cỏ, chưa cầy cấy được gọi là hoang điền ruộng hoang. Khai hoang , khẩn hoang đều nghĩa là khai khẩn ruộng bỏ hoang cả. Ruộng vẫn cấy được, mà vì tai biến lúa không chín được, cũng gọi là hoang. Như thủy hoang bị lụt, hạn hoang đại hạn.
② Việc gì đang làm nửa chừng mà bỏ gọi là hoang. Như hoang khóa bỏ dở khóa học.
③ Phóng túng, không biết giữ gìn gọi là hoang. Như hoang đường , hoang mậu .
④ Cõi đất xa xôi. Như bát hoang tám cõi xa xôi, chỗ đất vắng vẻ ít người ở gọi là hoang lương .
⑤ Bỏ.
⑥ To lớn.
⑦ Hư không.
⑧ Che lấp.
⑨ Mê man không tự xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất mùa, đói kém: Chống đói kém, đề phòng mất mùa; (Ngb) Thiếu: Thiếu than; Thiếu nhà ở;
② Hoang, hoang vu, bỏ hoang: Đất bỏ hoang rồi; Khai hoang, vỡ hoang. (Ngr) Vắng, hiu quạnh, vắng vẻ: Làng hiu quạnh;
③ Hoang (đường).【】hoang đường [huangtang] a. Hoang đường, vô lí: Lời hoang đường; b. Phóng đãng, bừa bãi: Hành vi phóng đãng;
④ Không chính xác. 【】hoang tín [huangxìn] (đph) Tin tức không chính xác, tin vịt;
⑤ (văn) Bỏ phế, bỏ dở: Bỏ dở khóa học;
⑥ (văn) Cõi đất xa xôi: Tám cõi xa xôi;
⑦ (văn) To lớn;
⑧ (văn) Mê muội, hoang tưởng;
⑨ (văn) Che lấp;
⑩ (văn) Hư không;
⑪ (văn) Vui chơi quá độ, phóng túng: Ham mê rượu chè quá độ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ không, không có người đặt chân tới — Mất mùa — Trống rỗng, vô nghĩa — Xa xôi — Phế bỏ — Mê loạn.

Từ ghép 24

tảo
zǎo ㄗㄠˇ

tảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rong, rêu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rong, chỉ chung các thứ cỏ mọc ở dưới nước. ◎ Như: "hải tảo" rong biển.
2. (Danh) Vẻ đẹp, hình thức hoa lệ. § Rong có văn vẻ, cổ nhân dùng để trang sức mũ áo, cho nên cái gì dùng làm cho đẹp đều gọi là "tảo". ◇ Tào Thực : "Hoa tảo phồn nhục" (Thất khải ) Vẻ hoa lệ đầy dẫy sặc sỡ.
3. (Danh) Văn chương, văn từ. ◎ Như: "từ tảo" văn chương. Cũng viết là . ◇ Lục Cơ : "Gia lệ tảo chi bân bân" (Văn phú ) Khen văn chương tươi đẹp, hợp cách (hình thức và nội dung cân đối).
4. (Động) Phẩm bình nhân vật gọi là "phẩm tảo" hay "tảo giám" .

Từ điển Thiều Chửu

① Rong, rau bể, tên gọi tất cả các thứ cỏ mọc ở dưới nước.
② Rong là một thứ cỏ mọc dưới nước có văn vẻ đẹp, cổ nhân dùng để trang sức mũ áo cho đẹp, cho nên cái gì dùng làm văn sức đều gọi là tảo. Như từ tảo lời đẹp, cũng viết là . Lấy lời tốt đẹp mà khen lao người gọi là tảo sức . Bình luận nhân vật gọi là phẩm tảo hay tảo giám .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rong: Rong biển;
② Văn vẻ, hoa mĩ: Lời văn vẻ; Khen lao bằng lời lẽ hoa mĩ; (hay ) Bình phẩm (nhân vật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại rau mọc dưới nước, thời cổ dùng làm món cúng — Loại rong rêu.

Từ ghép 3

giới
jiè ㄐㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoảng giữa
2. vẩy (cá)
3. bậm bực, bứt rứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cách, ngăn cách.
2. (Động) Ở vào khoảng giữa hai bên. ◎ Như: "giá tọa san giới ư lưỡng huyện chi gian" trái núi đó ở vào giữa hai huyện.
3. (Động) Làm trung gian. ◎ Như: "giới thiệu" .
4. (Động) Chia cách, li gián.
5. (Động) Giúp đỡ, tương trợ. ◇ Thi Kinh : "Vi thử xuân tửu, Dĩ giới mi thọ" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Làm rượu xuân này, Để giúp cho tuổi thọ.
6. (Động) Bận tâm, lưu ý, lo nghĩ tới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan thất lộ chi binh, như thất đôi hủ thảo, hà túc giới ý?" , , (Đệ thập thất hồi) Ta coi bảy đạo quân đó, như bảy đống cỏ mục, có đáng gì mà phải lo lắng như vậy?
7. (Động) Nương dựa, nhờ vào. ◇ Tả truyện : "Giới nhân chi sủng, phi dũng dã" , (Văn công lục niên ) Dựa vào lòng yêu của người khác, không phải là bậc dũng.
8. (Động) Làm động tác. § Dùng cho vai kịch hoặc hí khúc thời xưa. ◎ Như: "tiếu giới" làm động tác cười.
9. (Tính) Ngay thẳng, chính trực. ◎ Như: "cảnh giới" ngay thẳng. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương tuy cố bần, nhiên tính giới, cự xuất thụ chi" , (Vương Thành ) Vương tuy nghèo, nhưng tính ngay thẳng, liền lấy ra (cái trâm) đưa cho bà lão.
10. (Tính) Như thế, cái đó. ◎ Như: "sát hữu giới sự" .
11. (Tính) Cứng, chắc, vững. ◇ Dịch Kinh : "Giới ư thạch, bất chung nhật, trinh cát" , , (Dự quái ) (Chí) vững như đá, chẳng đợi hết ngày (mà ứng phó ngay), chính đính, bền tốt.
12. (Danh) Mốc, ranh, mức, biên tế.
13. (Danh) Giới hạn. § Thông "giới" . ◎ Như: "giang giới" ven sông, "nhân các hữu giới" mỗi người có phần hạn của mình.
14. (Danh) Áo giáp, vỏ cứng. ◎ Như: "giới trụ" áo giáp mũ trụ.
15. (Danh) Chỉ sự vật nhỏ bé. § Thông "giới" . ◎ Như: "nhất giới bất thủ" một tơ hào cũng không lấy.
16. (Danh) Động vật có vảy sống dưới nước. ◎ Như: "giới thuộc" loài ở nước có vảy. ◇ Hoài Nam Tử : "Giới lân giả, hạ thực nhi đông trập" , (Trụy hình huấn ) Loài động vật có vảy, mùa hè ăn mà mùa đông ngủ vùi.
17. (Danh) Chỉ người trung gian nghênh tiếp giữa chủ và khách (thời xưa).
18. (Danh) Người đưa tin hoặc truyền đạt tin tức.
19. (Danh) Hành vi hoặc tiết tháo. ◇ Mạnh Tử : "Liễu Hạ Huệ bất dĩ tam công dị kì giới" (Tận tâm thượng ) Ông Liễu Hạ Huệ dù dự hàng tam công cũng chẳng thay đổi tiết tháo của mình.
20. (Danh) Người một chân. ◇ Trang Tử : "Công Văn Hiên kiến hữu sư nhi kinh viết: Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã?" : ? ? (Dưỡng sanh chủ ) Công Văn Hiên thấy quan Hữu Sư liền giật mình nói: Ấy người nào vậy? Làm sao lại một chân vậy?
21. (Danh) Lượng từ: đơn vị chỉ người hoặc đồng tiền. § Tương đương với "cá" . ◎ Như: "nhất giới thư sanh" một người học trò.
22. (Danh) Họ "Giới".

Từ điển Thiều Chửu

① Cõi, ở vào khoảng giữa hai cái gọi là giới. Ngày xưa giao tiếp với nhau, chủ có người thấn mà khách có người giới để giúp lễ và đem lời người bên này nói với người bên kia biết. Như một người ở giữa nói cho người thứ nhất và người thứ ba biết nhau mà làm quen nhau gọi là giới thiệu hay môi giới v.v.
② Giúp, như dĩ giới mi thọ lấy giúp vui tiệc thọ.
③ Áo, như giới trụ áo dày mũ trụ.
④ Có nghĩa là vẩy, như giới thuộc loài ở nước có vẩy.
⑤ Lời tôn quý, như nói em người ta thì tôn là quý giới đệ em tôn quý của ngài.
⑥ Ven bờ, như giang giới ven sông.
⑦ Một người, như nhất giới chi sĩ một kẻ học trò.
⑧ Nhỏ, cùng nghĩa như chữ giới (hạt cải) như tiêm giới nhỏ nhặt, giới ý hơi để ý.
⑨ Bậm bực, như giới giới lòng bậm bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cương giới, giới tuyến: Không phân giới tuyến bên này bên kia (Thi Kinh);
② Người môi giới, người chuyển lời , Khi chư hầu gặp nhau, quan khanh làm người chuyển lời (Tuân tử);
③ Người giúp việc, phụ tá, trợ thủ: Ngũ Cử làm trợ thủ (Tả truyện);
④ Bên, ven, Bi thương phong khí còn lưu lại bên sông (Khuất Nguyên: Cửu chương);
⑤ Loài có mai (vảy cứng): Tinh anh của loài có mai là con rùa (Đại đới Lễ kí);
⑥ Nằm ở giữa: Quả núi này nằm ở vùng giáp giới hai tỉnh; 使 Khiến ở giữa chỗ hai nước lớn (Tả truyện);
⑦ Cách: Phía sau cách với sông lớn (Hán thư);
⑧ Trợ giúp: Để giúp trường thọ (Thi Kinh: Bân phong, Thất nguyệt);
⑨ Một mình: Cô đơn không hợp quần mà đứng riêng một mình (Trương Hoành: Tư huyền phú);
⑩ Lớn, to lớn: Báo đáp bằng phúc lớn (Thi Kinh); Nhỏ (dùng như ): Không có một họa nhỏ nào (Chiến quốc sách);
⑫ Ngay thẳng: Liễu Hạ Huệ không vì Tam công mà thay đổi tính ngay thẳng của mình (Mạnh tử);
⑬ Một người (lượng từ, hợp thành ): Một kẻ học trò; Nếu có một bề tôi (Thượng thư: Tần thệ);
⑭ Nhờ vào, dựa vào: , Dựa vào sự yêu chuộng của người ta thì không phải là cách làm của người có dũng khí (Tả truyện: Văn công lục niên);
⑮ [Jiè] (Họ) Giới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ranh đất. Bờ cõi — To lớn — Tốt đẹp — Riêng biệt ta. Chẳng hạn Giới đặc ( riêng ra, vượt lên trên ) — Cái áo giáp. Chẳng hạn Giới trụ ( áo và mũ che tên đạn, cũng như Giáp trụ ) — Hạng thứ, hạng dưới — Đứng giữa liên lạc hai bên.

Từ ghép 18

yě ㄜˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồng nội
2. không thuần
3. rất, vô cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vùng ngoài thành. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương" , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng.
2. (Danh) Đồng, cánh đồng, chỗ đất rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "khoáng dã" đồng ruộng. ◇ Nguyễn Du : "Nghiệp Thành thành ngoại dã phong xuy" (Thất thập nhị nghi trủng ) Bên ngoài thành Nghiệp gió đồng thổi.
3. (Danh) Cõi, giới hạn, địa vực. ◎ Như: "phân dã" chia vạch bờ cõi, theo đúng các vì sao (thời xưa).
4. (Danh) Dân gian (ngoài giới cầm quyền). ◎ Như: "triều dã" nơi triều đình, chốn dân gian. ◇ Thư Kinh : "Quân tử tại dã, tiểu nhân tại vị" , (Đại vũ mô ) Bậc quân tử không làm quan, (mà) những kẻ tiểu nhân giữ chức vụ.
5. (Tính) Quê mùa, chất phác. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử.
6. (Tính) Thô lỗ, ngang ngược, không thuần. ◎ Như: "thô dã" thô lỗ, "lang tử dã tâm" lòng lang dạ thú.
7. (Tính) Hoang, dại. ◎ Như: "dã thái" rau dại, "dã cúc" cúc dại, "dã ngưu" bò hoang, "dã mã" ngựa hoang.
8. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "dã sử" sử không do sử quan chép, "dã thừa" sử chép ở tư gia.
9. (Phó) Rất, vô cùng. ◎ Như: "sóc phong dã đại" gió bấc rất mạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồng. Như khoáng dã đồng rộng. Nguyễn Du : Nghiệp Thành thành ngoại dã phong xuy bên ngoài thành Nghiệp gió đồng thổi.
② Cõi, người ngày xưa chia vạch bờ cõi, theo đúng các vì sao, nên gọi là phân dã .
③ Dân quê. Như triều dã nơi triều đình, chốn dân quê.
④ Quê mùa.
⑤ Không thuần. Như dã tâm bột bột lòng phản nghịch lên đùn đùn. Văn tư làm không đúng khuôn phép cũng gọi là dã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồng, cánh đồng, đồng ruộng: Ngoài đồng; Đồng rộng;
② Cõi, ranh giới, tầm: Chia vạch bờ cõi, phân ranh giới; Tầm nhìn;
③ Không cầm quyền: Đảng không cầm quyền; Cho về vườn;
④ Hoang, dại, mọc ở đồng, (văn) ở ngoài đồng: Hoa dại, hoa rừng; Tre rừng; Vua Thuấn chăm việc dân mà chết ở ngoài đồng (Quốc ngữ);
⑤ (văn) Ngoài tôn miếu và triều đình, chốn dân gian, vùng quê, thôn quê: Trong triều ngoài nội đều yên ổn, nước giàu quân mạnh (Tấn thư);
⑥ (văn) Quê mùa chất phác: Chất mà hơn văn thì là quê mùa (Luận ngữ);
⑦ (văn) Dân dã, dân quê;
⑧ Ngang ngược, thô lỗ, không thuần: Đứa bé này hỗn quá; Ăn nói thô lỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất ngoài kinh thành — Nơi thôn quê, đồng nội — Chốn dân gian — Quê mùa, thô lỗ — Hoang, không được nuôi dạy ( nói về thú vật ) — Bán khai, mọi rợ ( nói về người ).

Từ ghép 43

dựu, tiêu
shù ㄕㄨˋ, xiāo ㄒㄧㄠ

dựu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vàng, gấp
2. (xem: tiêu tiêu )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) "Tiêu tiêu" lông chim tan tác. ◇ Thi Kinh : "Dư vũ tiếu tiếu, Dư vĩ tiêu tiêu" , (Bân phong , Si hào ) Lông của ta tơi tả, Đuôi của ta tan tác.
2. (Trạng thanh) "Tiêu tiêu" tiếng mưa. ◎ Như: "hải vũ tiêu tiêu" trên biển mưa táp táp.
3. (Tính) "Tiêu nhiên" không ràng buộc, tự do tự tại. ◇ Trang Tử : "Tiêu nhiên nhi vãng, tiêu nhiên nhi lai nhi dĩ hĩ" , (Đại tông sư ) Thong dong tự tại mà đến, thong dong tự tại mà đi, thế thôi.
4. Một âm là "dựu". (Tính) Vội vã, vội vàng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu tiêu ấp cánh, lông che kín.
② Một âm là dựu. Vội vã, tả cái dáng vội vàng.

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vàng, gấp
2. (xem: tiêu tiêu )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) "Tiêu tiêu" lông chim tan tác. ◇ Thi Kinh : "Dư vũ tiếu tiếu, Dư vĩ tiêu tiêu" , (Bân phong , Si hào ) Lông của ta tơi tả, Đuôi của ta tan tác.
2. (Trạng thanh) "Tiêu tiêu" tiếng mưa. ◎ Như: "hải vũ tiêu tiêu" trên biển mưa táp táp.
3. (Tính) "Tiêu nhiên" không ràng buộc, tự do tự tại. ◇ Trang Tử : "Tiêu nhiên nhi vãng, tiêu nhiên nhi lai nhi dĩ hĩ" , (Đại tông sư ) Thong dong tự tại mà đến, thong dong tự tại mà đi, thế thôi.
4. Một âm là "dựu". (Tính) Vội vã, vội vàng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu tiêu ấp cánh, lông che kín.
② Một âm là dựu. Vội vã, tả cái dáng vội vàng.

Từ điển Trần Văn Chánh

】tiêu nhiên [xiaorán] (văn) Thản nhiên, tự do thanh thản, siêu thoát, không ràng buộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ thong dong, không ràng buộc gì.

Từ ghép 1

ngoa
é

ngoa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

động đậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Động đậy, hành động. ◇ Khích Ngang : "Như long như bưu, hoặc tẩm hoặc ngoa" , (Kì bân kính ) Như rồng như hổ, có con nằm ngủ có con động đậy.
2. (Động) Cảm hóa. ◇ Thi Kinh : "Chu Công đông chinh tứ quốc thị ngoa" (Bân phong , Phá phủ ) Ông Chu Công đi đánh bên đông, Bốn nước đều cảm hóa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðộng đậy.
② Hóa, như Chu-công đông chinh tứ quốc thị ngoa ông Chu-công đi đánh bên đông, bốn nước đều cảm hóa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Động đậy: Thôi hãy ngủ yên không động (Thi Kinh: Vương phong, Thỏ viên);
② Cảm hóa: Chu Công đi đánh dẹp ở phương đông, bốn nước đều cảm hóa (Thi Kinh: Mân phong, Phá phủ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cử động, động đậy. Kinh Thi có câu: » Thượng mị vô ngoa « ( hãy còn ngủ, chưa cựa quậy gì, ngủ yên ) — Thay đổi, biến hóa.
ki, ky, kĩ, kỹ
qí ㄑㄧˊ, yǐ ㄧˇ

ki

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí cụ đựng vật, có ba chân.
2. (Danh) Cái giá để binh khí.
3. § Ghi chú: Một âm là "ki". (Danh) Một loại đục. ◇ Thi Kinh : "Kí phá ngã phủ, Hựu khuyết ngã ki" , (Bân phong , Phá phủ ) Đã làm hư cây búa của ta, Lại làm mẻ cái đục của ta.
4. (Danh) Họ "Ki".

ky

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đục

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc, cái chõ có chân gọi là kĩ.
② Lan kĩ cái giá để các đồ binh, cái giá để cung nỏ. Một âm là kì. Cái đục.

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí cụ đựng vật, có ba chân.
2. (Danh) Cái giá để binh khí.
3. § Ghi chú: Một âm là "ki". (Danh) Một loại đục. ◇ Thi Kinh : "Kí phá ngã phủ, Hựu khuyết ngã ki" , (Bân phong , Phá phủ ) Đã làm hư cây búa của ta, Lại làm mẻ cái đục của ta.
4. (Danh) Họ "Ki".

kỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vạc

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc, cái chõ có chân gọi là kĩ.
② Lan kĩ cái giá để các đồ binh, cái giá để cung nỏ. Một âm là kì. Cái đục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vạc, chõ (có chân);
② Một loại đục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nồi bằng đồng, lớn, có ba chân — Họ người.

lãnh tụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

người cầm đầu

lĩnh tụ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Cổ áo và tay áo. ◇ Tục Hán thư chí : "Giai phục đô trữ đại bào đan y, tạo duyên lĩnh tụ trung y, quan tiến hiền, phù trượng" , , , (Lễ nghi chí thượng ). ◇ Băng Tâm : "Bân Bân thị đại hồng trù tử y phục, nhũ sắc đích lĩnh tụ, bạch ti miệt, hắc tất bì hài" , , , (Ngã môn thái thái đích khách thính ).
2. Làm nghi tắc cho người khác, làm mẫu mực cho người khác noi theo. ◇ Dương Vạn Lí : "Quân bất kiến quân vương điện hậu xuân đệ nhất, lĩnh tụ chúng phương phủng Nghiêu nhật" 殿, (Đề Ích Công thừa tướng Thiên hương đường ).
3. Cầm đầu, suất lĩnh.
4. Đầu sỏ, trùm. § Tỉ dụ kẻ đột xuất từ trong những người hoặc vật cùng loại. ◇ Quan Hán Khanh : "Hữu nhất cá Mã Mạnh Khởi, tha thị cá sát nhân đích lĩnh tụ" , (Đan đao hội , Đệ nhị chiệp).
5. Người lĩnh đạo cao nhất (của quốc gia, đoàn thể chính trị, tổ chức quần chúng...). ◇ Mao Thuẫn : "Tha thính đắc gia hương đích nhân thôi sùng tha vi bách nghiệp đích lĩnh tụ, giác đắc hữu điểm cao hứng liễu" , (Tí dạ , Thập).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cổ áo và tay áo. Chỉ người đứng đầu, dẫn dắt nhiều người khác.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.