giao
jiāo ㄐㄧㄠ

giao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trao cho, giao cho
2. tiếp giáp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Qua lại thân thiện, kết bạn. ◎ Như: "giao tế" giao tiếp, "kết giao" kết bạn. ◇ Luận Ngữ : "Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ" , (Học nhi ) Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không?
2. (Động) Tiếp cận, tiếp xúc, kề, đến gần. ◇ Khổng Thản : "Phong đích nhất giao, ngọc thạch đồng toái" , (Dữ thạch thông thư ) Mũi nhọn tên sắt chạm nhau, ngọc đá cùng tan vỡ.
3. (Động) Đưa, trao. ◎ Như: "giao nhậm vụ" giao nhiệm vụ, "giao phó" .
4. (Động) Giống đực và giống cái dâm dục. ◎ Như: "giao hợp" , "giao cấu" .
5. (Động) Nộp, đóng. ◎ Như: "giao quyển" nộp bài, "giao thuế" đóng thuế.
6. (Danh) Chỗ tiếp nhau, khoảng thời gian giáp nhau. ◎ Như: "xuân hạ chi giao" khoảng mùa xuân và mùa hè giao tiếp, "giao giới" giáp giới. ◇ Tả truyện : "Kì cửu nguyệt, thập nguyệt chi giao hồ?" , (Hi Công ngũ niên ) Phải là khoảng giữa tháng chín và tháng mười chăng?
7. (Danh) Bạn bè, hữu nghị. ◎ Như: "tri giao" bạn tri kỉ. ◇ Sử Kí : "Thần dĩ vi bố y chi giao thượng bất tương khi, huống đại quốc hồ" , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Thần nghĩ rằng bọn áo vải chơi với nhau còn chẳng lừa đảo nhau, huống hồ là một nước lớn.
8. (Danh) Quan hệ qua lại. ◎ Như: "bang giao" giao dịch giữa hai nước, "kiến giao" đặt quan hệ ngoại giao.
9. (Danh) Sự mua bán. ◎ Như: "kim thiên thành giao đa thiểu số lượng?" hôm nay mua bán xong xuôi được bao nhiêu số lượng?
10. (Danh) Đấu vật. § Thông "giao" . ◎ Như: "điệt giao" đấu vật.
11. (Danh) Họ "Giao".
12. (Phó) Qua lại, hỗ tương. ◎ Như: "giao đàm" bàn bạc với nhau, "giao chiến" đánh nhau, "giao lưu" trao đổi với nhau.
13. (Phó) Cùng nhau, cùng lúc, lẫn nhau. ◎ Như: "thủy nhũ giao dung" nước và sữa hòa lẫn nhau, "phong vũ giao gia" gió mưa cùng tăng thêm, "cơ hàn giao bách" đói lạnh cùng bức bách.

Từ điển Thiều Chửu

① Chơi, như giao du đi lại chơi bời với nhau, tri giao chỗ chơi tri kỉ, giao tế hai bên lấy lễ mà giao tiếp với nhau, giao thiệp nhân có sự quan hệ về việc công, bang giao nước này chơi với nước kia, ngoại giao nước mình đối với nước ngoài.
② Liền tiếp, như đóng cây chữ thập , chỗ ngang dọc liên tiếp nhau gọi là giao điểm .
③ Có mối quan hệ với nhau, như tờ bồi giao ước với nhau gọi là giao hoán , mua bán với nhau gọi là giao dịch .
④ Nộp cho, như nói giao nộp tiền lương gọi là giao nạp .
⑤ cùng, như giao khẩu xưng dự mọi người cùng khen.
⑥ Khoảng, như xuân hạ chi giao khoảng cuối xuân đầu hè.
⑦ Phơi phới, như giao giao hoàng điểu phơi phới chim vàng anh (tả hình trạng con chim bay đi bay lại).
⑧ Dâm dục, giống đực giống cái dâm dục với nhau gọi là giao hợp , là giao cấu , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa, giao: Đưa quyển sách này cho anh ấy; Giao nhiệm vụ;
② Nộp, đóng: Nộp bài; Nộp thuế; Đóng thuế nông nghiệp;
③ Sang (chỉ thời gian, thời tiết): Đã sang giờ tí; Ngày mai sang đông rồi;
④ Chỗ tiếp nhau, giáp (về thời gian, nơi chốn): , Chỗ giao nhau, giữa tháng chín, tháng mười (Tả truyện); Giáp giới;
⑤ Tình quen biết, tình bạn, sự đi lại chơi với nhau: Tình bè bạn không thể quên nhau được;
⑥ Kết: Kết bạn;
⑦ Ngoại giao: Bang giao; Đặt quan hệ ngoại giao;
⑧ Trao đổi: Trao đổi kinh nghiệm; 便 Giao lưu các loại hàng hóa để tiện lợi cho dân (Diêm thiết luận);
⑨ Sự giao hợp, sự giao phối (giữa nam nữ, đực và cái về mặt sinh dục): Giao cấu; Loài hổ bắt đầu giao phối (từ tháng thứ hai cuối mùa đông) (Hoài Nam tử);
⑩ Qua lại, hỗ tương, lẫn nhau: Những người nghe nói, trong bụng cũng tính cùng nhau khen ngợi ông ấy (Tôn Thần); Cùng lúc: Mọi người cùng khen; , Gió mưa mây sấm cùng phát sinh mà đến (Trần Lượng: Giáp Thìn đáp Chu Nguyên Hối thư); Như [jiao]; [Jiao] Giao Châu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đều. Cùng — Thông với nhau, không bị ngăn cách. Chẳng hạn Giao thông — Trao cho. Đưa cho — Qua lại với nhau. chẳng hạn Giao du — Tình bạn. Chẳng hạn Cựu giao ( tình bạn cũ ) — Nối tiếp nhau. Chẳng hạn Giao tiếp — Kết hợp lại với nhau. Chẳng hạn Giao cấu.

Từ ghép 84

bách cảm giao tập 百感交集bang giao 邦交bang giao điển lệ 邦交典例bần tiện giao 貧賤交bình giao 平交bố y chi giao 布衣之交chí giao 至交chuyển giao 轉交chuyển giao 转交cố giao 故交cựu giao 舊交diện giao 面交đả giao đạo 打交道đề giao 提交đệ giao 遞交đính giao 訂交đoạn giao 断交đoạn giao 斷交giao bái 交拜giao binh 交兵giao bôi 交杯giao cảm 交感giao cấu 交媾giao châu 交洲giao chỉ 交趾giao chiến 交戰giao dịch 交易giao du 交遊giao đạo 交道giao điểm 交點giao giới 交界giao hảo 交好giao hiếu 交好giao hoán 交換giao hoan 交歡giao hoàn 交還giao hỗ 交互giao hỗ tác dụng 交互作用giao hợp 交合giao hữu 交友giao kết 交結giao lưu 交流giao nạp 交納giao phó 交付giao phong 交鋒giao phong 交锋giao tế 交際giao thác 交錯giao thế 交替giao thiệp 交涉giao thoa 交梭giao thông 交通giao thời 交時giao tiếp 交接giao tình 交情giao tranh 交爭giao ước 交約giao vĩ 交尾giao xoa 交叉hiếu giao 好交kết giao 結交khai giao 開交khẩu giao 口交kiến giao 建交lân giao 鄰交nạp giao 納交ngoại giao 外交ngoại giao đoàn 外交團quảng giao 廣交quốc giao 國交tài giao 財交tâm giao 心交thâm giao 深交thần giao 神交thế giao 世交tính giao 性交tố giao 素交trạch giao 擇交tri giao 知交tuyệt giao 絶交tương giao 相交ủy giao 委交viễn giao 遠交xã giao 社交

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đảng chính trị Trung Hoa, Do Tôn Dật Tiên thành lập, đã hoàn thành cuộc cách mạng Tân Hợi, 1911, khai sáng nền Dân quốc Trung Hoa — Tên một đảng chính trị tại Việt Nam, còn gọi là Việt Nam Quốc dân đảng, do Nguyễn Thái Học đứng đầu, từng chủ xướng cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Yên bái năm 1930. Việc bất thành, Nguyễn Thái Học và các đồng chí người Pháp bị hành quyết.
cư, ky, kí, ký
jī ㄐㄧ, jū ㄐㄩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ở, cư trú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "yến cư" ở nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Động) Ngồi xuống. ◇ Luận Ngữ : "Cư, ngô ngứ nhữ" , (Dương Hóa ) Ngồi xuống đây, ta nói cho anh nghe.
3. (Động) Tích chứa, dự trữ. ◎ Như: "cư tích" tích chứa của cải, "kì hóa khả cư" hàng quý có thể tích trữ (để đợi lúc có giá đem bán).
4. (Động) Giữ, ở vào địa vị. ◇ Lưu Vũ Tích : "Hà nhân cư quý vị?" (Vịnh sử ) Người nào giữ được địa vị cao quý?
5. (Động) Qua, được (khoảng thời gian). ◇ Chiến quốc sách : "Cư hữu khoảnh, ỷ trụ đàn kì kiếm, ca viết: Trường kiệp quy lai hồ! Thực vô ngư" , , : , (Tề sách tứ ) Ở được ít lâu, (Phùng Huyên) dựa cột gõ vào thanh kiếm mà hát: Chuôi kiếm dài ơi, về đi thôi! Ăn không có cá.
6. (Động) Coi như, coi làm. ◇ Lão Xá : "Tha tự cư vi hiếu tử hiền tôn" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Anh ta tự coi mình là đứa con hiếu thảo, cháu hiền.
7. (Động) Chiếm, chiếm hữu. ◎ Như: "cư kì đa số" chiếm đa số. ◇ Tấn Thư : "Thiên hạ bất như ý, hằng thập cư thất bát" , (Dương Hỗ truyện ) Sự bất như ý trong thiên hạ, chiếm hết bảy tám phần mười.
8. (Động) Mang chứa, giữ trong lòng. ◎ Như: "cư tâm phả trắc" lòng hiểm ác khôn lường.
9. (Động) Trị lí, xử lí. ◇ Diêm thiết luận : "Cư sự bất lực, dụng tài bất tiết" , (Thụ thì ) Xử trị công việc không hết sức, dùng tiền của không kiệm tỉnh.
10. (Động) Ngừng, ngưng lại. ◇ Dịch Kinh : "Biến động bất cư" (Hệ từ hạ ) Biến động không ngừng.
11. (Danh) Chỗ ở, nhà, trụ sở. ◎ Như: "cố cư" chỗ ở cũ, "tân cư" chỗ ở mới, "thiên cư" dời chỗ ở.
12. (Danh) Chỉ phần mộ. ◇ Thi Kinh : "Bách tuế chi hậu, Quy vu kì cư" , (Đường phong , Cát sanh ) Sau cuộc sống trăm năm, Em sẽ về chung một phần mộ (của chàng).
13. (Danh) Chữ dùng đặt cuối tên cửa hiệu ăn, quán trà, v.v. ◎ Như: "Minh Hồ cư" hiệu Minh Hồ, "Đức Lâm cư" hiệu Đức Lâm.
14. (Danh) Họ "Cư".
15. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị cảm thán. ◇ Thi Kinh : "Nhật cư nguyệt chư, Chiếu lâm hạ thổ" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Mặt trời và mặt trăng, Chiếu xuống mặt đất.
16. Một âm là "kí". (Trợ) Thế? Vậy? (để hỏi, dùng sau "hà" , "thùy" ). ◇ Tả truyện : "Quốc hữu nhân yên, thùy kí, kì Mạnh Tiêu hồ" , , (Tương công nhị thập tam niên ) Nước (Lỗ) có người tài, ai thế, có phải ông Mạnh Tiêu không? ◇ Trang Tử : "Hà kí hồ? Hình cố khả sử như cảo mộc, nhi tâm cố khả sử như tử hôi hồ?" ? 使, 使? (Tề vật luận ) Sao vậy? Hình lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội?

Từ điển Thiều Chửu

① Ở, như yến cư nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì.
② Tích chứa, như hóa cư đổi cái của mình đã tích ra, cư tích tích chứa của cải, cư kì tích của đợi lúc đắt mới bán. Ðể ý làm hại người gọi là cư tâm bất lương .
③ Chiếm, như cư kì đa số chiếm thửa số nhiều.
④ Yên, như cư nhiên như thử yên nhiên như thế.
⑤ Cư sĩ đàn ông ở nhà tu theo Phật pháp, giữ năm điều giới thanh tịnh gọi là cư sĩ, các nhà học giả ở ẩn không ra đời bôn tẩu cũng gọi là cư sĩ.
⑥ Một âm là kí. Lời nói giúp lời, như hà kí sao đến như thế?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở: Ở chung; Ở riêng; Ở không, ở nhàn (trong nhà, không làm gì); Ở đối diện với núi (Liệt tử);
② Nhà, chỗ ở: Nhà mới; Chỗ ở cũ;
③ Đứng: Đứng đầu, số một; Đứng hàng đầu, số một;
④ Đặt vào, tự cho là: Tự đặt mình vào bậc tiền bối; Tự cho mình là chuyên gia;
⑤ Giữ (chức), ở vào (chức vụ hay vị trí): Giữ chức vụ quan trọng; Đất Vĩnh Châu ở giữa Sở và Việt (Liễu Tôn Nguyên);
⑥ Tích trữ: Tích trữ của cải; Đổi cái đã tích trữ ra; Hàng quý có thể tích trữ được;
⑦ (văn) Ngồi: Ngồi đấy, để ta nói với ngươi (Luận ngữ);
⑧ (văn) Ở lại, lưu lại: ? Không có người ở lại thì ai giữ xã tắc? (Tả truyện); Lưu lại mười ngày, Biển Thước lại ra bái kiến (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑨ (văn) Chiếm: Chiếm phần đa số; Mỗi số chiếm ba phần ở trên (Lễ kí);
⑩ (văn) Biểu thị khoảng cách thời gian rất ngắn (thường dùng trước ): (hoặc ):Chẳng mấy chốc, chẳng bao lâu, lát sau;
⑪ (văn) Thế? (trợ từ dùng để hỏi): ? Nước Lỗ có người tài, là ai thế? Có phải ông Mạnh Tiêu không? (Tả truyện: Tương công nhị thập tam niên); Ai thế? Trước đó ta chưa từng nghe nói (Lễ kí: Đàn Cung thượng);
⑫ (văn) Trợ từ dùng giữa câu, biểu thị ý cảm thán: Mặt trời mặt trăng, chiếu soi xuống đất (Thi Kinh: Bội phong, Nhật nguyệt);
⑬【】cư thường [jucháng] (văn) a. Luôn, thường: Hạ hầu Huyền trước đây vốn là người hiển quý, vì Tào Sảng mà bị phế truất, nên thường rầu rĩ không vui (Tam quốc chí: Ngụy thư, Hạ hầu Huyền truyện); b. Lúc bình thường, thường khi: Bình thường không dám ăn thịt, chỉ ăn rau cỏ (Hồ hải tân văn di kiên tục chí); 【】cư nhiên [jurán] (pht) Đã, lại, mà, vẫn... (tỏ sự không ngờ tới hoặc khác thường): Ảo tưởng đã thực hiện; Mới học được một tí mà đã tự kiêu; Tôi thật không ngờ anh ta lại làm những việc như vậy;
⑮ Hiệu ăn. Như [fànguăn];
⑯ [Ju] (Họ) Cư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngồi — Ở — Nơi ở — Cất chứa.

Từ ghép 71

an cư 安居an cư lạc nghiệp 安居樂業ẩn cư 隱居bạch cư dị 白居易bính cư 屏居bộ cư 部居bốc cư 卜居cao cư 高居cố cư 故居cùng cư 窮居cư an tư nguy 居安思危cư chánh 居正cư chính 居正cư dân 居民cư dị 居易cư đệ 居第cư đình 居亭cư đình 居停cư đình chủ nhân 居停主人cư gia 居家cư gian 居間cư kì 居奇cư lưu 居留cư nhiên 居然cư quan 居官cư sĩ 居士cư sở 居所cư tang 居喪cư tâm 居心cư thất 居室cư thường 居常cư tích 居積cư trạch 居宅cư trinh 居貞cư trú 居住cư trung 居中cư ưu 居憂cư vô cầu an 居無求安cư xử 居處cưu cư 鳩居cưu cư thước sào 鳩居鵲巢dân cư 民居dật cư 逸居di cư 移居đế cư 帝居đồng cư 同居huyệt cư 穴居khởi cư 起居kí cư 寄居kì hóa khả cư 奇貨可居kiều cư 僑居lư kì cư 廬其居ngụ cư 寓居nham cư 巖居nhàn cư 閒居nhật cư nguyệt chư 日居月諸nhị thanh cư sĩ 二青居士phân cư 分居quả cư 寡居quần cư 羣居sào cư 巢居sơn cư 山居sương cư 孀居tạm cư 暫居tản cư 散居tề cư 齊居thiên cư 遷居tiềm cư 潛居u cư 幽居vô gia cư 無家居yến cư 宴居

ky

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở: Ở chung; Ở riêng; Ở không, ở nhàn (trong nhà, không làm gì); Ở đối diện với núi (Liệt tử);
② Nhà, chỗ ở: Nhà mới; Chỗ ở cũ;
③ Đứng: Đứng đầu, số một; Đứng hàng đầu, số một;
④ Đặt vào, tự cho là: Tự đặt mình vào bậc tiền bối; Tự cho mình là chuyên gia;
⑤ Giữ (chức), ở vào (chức vụ hay vị trí): Giữ chức vụ quan trọng; Đất Vĩnh Châu ở giữa Sở và Việt (Liễu Tôn Nguyên);
⑥ Tích trữ: Tích trữ của cải; Đổi cái đã tích trữ ra; Hàng quý có thể tích trữ được;
⑦ (văn) Ngồi: Ngồi đấy, để ta nói với ngươi (Luận ngữ);
⑧ (văn) Ở lại, lưu lại: ? Không có người ở lại thì ai giữ xã tắc? (Tả truyện); Lưu lại mười ngày, Biển Thước lại ra bái kiến (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑨ (văn) Chiếm: Chiếm phần đa số; Mỗi số chiếm ba phần ở trên (Lễ kí);
⑩ (văn) Biểu thị khoảng cách thời gian rất ngắn (thường dùng trước ): (hoặc ):Chẳng mấy chốc, chẳng bao lâu, lát sau;
⑪ (văn) Thế? (trợ từ dùng để hỏi): ? Nước Lỗ có người tài, là ai thế? Có phải ông Mạnh Tiêu không? (Tả truyện: Tương công nhị thập tam niên); Ai thế? Trước đó ta chưa từng nghe nói (Lễ kí: Đàn Cung thượng);
⑫ (văn) Trợ từ dùng giữa câu, biểu thị ý cảm thán: Mặt trời mặt trăng, chiếu soi xuống đất (Thi Kinh: Bội phong, Nhật nguyệt);
⑬【】cư thường [jucháng] (văn) a. Luôn, thường: Hạ hầu Huyền trước đây vốn là người hiển quý, vì Tào Sảng mà bị phế truất, nên thường rầu rĩ không vui (Tam quốc chí: Ngụy thư, Hạ hầu Huyền truyện); b. Lúc bình thường, thường khi: Bình thường không dám ăn thịt, chỉ ăn rau cỏ (Hồ hải tân văn di kiên tục chí); 【】cư nhiên [jurán] (pht) Đã, lại, mà, vẫn... (tỏ sự không ngờ tới hoặc khác thường): Ảo tưởng đã thực hiện; Mới học được một tí mà đã tự kiêu; Tôi thật không ngờ anh ta lại làm những việc như vậy;
⑮ Hiệu ăn. Như [fànguăn];
⑯ [Ju] (Họ) Cư.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "yến cư" ở nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Động) Ngồi xuống. ◇ Luận Ngữ : "Cư, ngô ngứ nhữ" , (Dương Hóa ) Ngồi xuống đây, ta nói cho anh nghe.
3. (Động) Tích chứa, dự trữ. ◎ Như: "cư tích" tích chứa của cải, "kì hóa khả cư" hàng quý có thể tích trữ (để đợi lúc có giá đem bán).
4. (Động) Giữ, ở vào địa vị. ◇ Lưu Vũ Tích : "Hà nhân cư quý vị?" (Vịnh sử ) Người nào giữ được địa vị cao quý?
5. (Động) Qua, được (khoảng thời gian). ◇ Chiến quốc sách : "Cư hữu khoảnh, ỷ trụ đàn kì kiếm, ca viết: Trường kiệp quy lai hồ! Thực vô ngư" , , : , (Tề sách tứ ) Ở được ít lâu, (Phùng Huyên) dựa cột gõ vào thanh kiếm mà hát: Chuôi kiếm dài ơi, về đi thôi! Ăn không có cá.
6. (Động) Coi như, coi làm. ◇ Lão Xá : "Tha tự cư vi hiếu tử hiền tôn" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Anh ta tự coi mình là đứa con hiếu thảo, cháu hiền.
7. (Động) Chiếm, chiếm hữu. ◎ Như: "cư kì đa số" chiếm đa số. ◇ Tấn Thư : "Thiên hạ bất như ý, hằng thập cư thất bát" , (Dương Hỗ truyện ) Sự bất như ý trong thiên hạ, chiếm hết bảy tám phần mười.
8. (Động) Mang chứa, giữ trong lòng. ◎ Như: "cư tâm phả trắc" lòng hiểm ác khôn lường.
9. (Động) Trị lí, xử lí. ◇ Diêm thiết luận : "Cư sự bất lực, dụng tài bất tiết" , (Thụ thì ) Xử trị công việc không hết sức, dùng tiền của không kiệm tỉnh.
10. (Động) Ngừng, ngưng lại. ◇ Dịch Kinh : "Biến động bất cư" (Hệ từ hạ ) Biến động không ngừng.
11. (Danh) Chỗ ở, nhà, trụ sở. ◎ Như: "cố cư" chỗ ở cũ, "tân cư" chỗ ở mới, "thiên cư" dời chỗ ở.
12. (Danh) Chỉ phần mộ. ◇ Thi Kinh : "Bách tuế chi hậu, Quy vu kì cư" , (Đường phong , Cát sanh ) Sau cuộc sống trăm năm, Em sẽ về chung một phần mộ (của chàng).
13. (Danh) Chữ dùng đặt cuối tên cửa hiệu ăn, quán trà, v.v. ◎ Như: "Minh Hồ cư" hiệu Minh Hồ, "Đức Lâm cư" hiệu Đức Lâm.
14. (Danh) Họ "Cư".
15. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị cảm thán. ◇ Thi Kinh : "Nhật cư nguyệt chư, Chiếu lâm hạ thổ" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Mặt trời và mặt trăng, Chiếu xuống mặt đất.
16. Một âm là "kí". (Trợ) Thế? Vậy? (để hỏi, dùng sau "hà" , "thùy" ). ◇ Tả truyện : "Quốc hữu nhân yên, thùy kí, kì Mạnh Tiêu hồ" , , (Tương công nhị thập tam niên ) Nước (Lỗ) có người tài, ai thế, có phải ông Mạnh Tiêu không? ◇ Trang Tử : "Hà kí hồ? Hình cố khả sử như cảo mộc, nhi tâm cố khả sử như tử hôi hồ?" ? 使, 使? (Tề vật luận ) Sao vậy? Hình lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội?

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ở, như yến cư nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì.
② Tích chứa, như hóa cư đổi cái của mình đã tích ra, cư tích tích chứa của cải, cư kì tích của đợi lúc đắt mới bán. Ðể ý làm hại người gọi là cư tâm bất lương .
③ Chiếm, như cư kì đa số chiếm thửa số nhiều.
④ Yên, như cư nhiên như thử yên nhiên như thế.
⑤ Cư sĩ đàn ông ở nhà tu theo Phật pháp, giữ năm điều giới thanh tịnh gọi là cư sĩ, các nhà học giả ở ẩn không ra đời bôn tẩu cũng gọi là cư sĩ.
⑥ Một âm là kí. Lời nói giúp lời, như hà kí sao đến như thế?
tự
xù ㄒㄩˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ tự
2. bài tựa, bài mở đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tường phía đông và tây nhà.
2. (Danh) Chái nhà ở hai bên đông và tây nhà.
3. (Danh) Chỉ trường học thời xưa. ◎ Như: "hương tự" trường làng.
4. (Danh) Thứ tự. ◎ Như: "trưởng ấu hữu tự" lớn nhỏ có thứ tự. ◇ Tây du kí 西: "Tự xỉ bài ban, triều thượng lễ bái" , (Đệ nhất hồi) Theo thứ tự tuổi tác xếp hàng, tiến lên chầu vái.
5. (Danh) Chỉ quan tước phẩm vị. ◇ Tấn Thư : "Nhiên (Tuần) vô viên ư triều, cửu bất tiến tự" (), (Hạ Tuần truyện ) Nhưng (Hạ Tuần) không ai đề cử ở triều đình, lâu không tiến chức.
6. (Danh) Thể văn: (1) Bài tựa. § Đặt ở đầu sách trình bày khái quát nội dung, quan điểm hoặc ý kiến về cuốn sách. ◎ Như: "Xuân dạ yến đào lí viên tự" Bài tựa (của Lí Bạch ) làm nhân đêm xuân dự tiệc trong vườn đào lí. (2) Viết tặng khi tiễn biệt. ◎ Như: Hàn Dũ có bài "Tống Mạnh Đông Dã tự" .
7. (Danh) Tiết trời, mùa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hồi ức Hải Đường kết xã, tự thuộc thanh thu" , (Đệ bát thập thất hồi) Nhớ lại Hải Đường thi xã, tiết vào mùa thu.
8. (Tính) Để mở đầu. ◎ Như: "tự khúc" nhạc dạo đầu (tiếng Anh: prelude).
9. (Động) Xếp đặt, phân chia, bài liệt theo thứ tự. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "Các tự tôn ti, lễ tất nhi tọa" , (Quyển thượng) Mỗi người phân chia theo thứ tự tôn ti, làm lễ xong rồi ngồi vào chỗ.
10. (Động) Thuận. ◇ Mặc Tử : "Thiên bất tự kì đức" (Phi công hạ ) Trời không thuận đức với ông vua đó (chỉ vua Trụ ).
11. (Động) Bày tỏ, trình bày. ◇ Tiêu Thống : "Minh tắc tự sự thanh nhuận" (Văn tuyển , Tự ) Viết bài minh thì diễn tả trình bày trong sáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai bên tường, hai bên giải vũ cũng gọi là lưỡng tự .
② Trường học trong làng.
③ Thứ tự, như trưởng ấu hữu tự lớn nhỏ có thứ tự, tự xỉ kể tuổi mà xếp chỗ ngồi trên dưới.
④ Bày, bài tựa, sách nào cũng có một bài đầu bày tỏ ý kiến của người làm sách gọi là tự.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thứ tự, xếp theo thứ tự: (Theo) thứ tự, trật tự;
② Mở đầu;
③ Lời tựa, lời nói đầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường ở phía đông và phía tây của ngôi nhà — Bức tường chạy theo hướng đông tây. Tường ngang — Ngôi trường học trong làng thời cổ Trung Hoa — Bài tựa, ở đầu cuốn sách — Đề tựa — Thứ bậc. Td: Thứ tự.

Từ ghép 9

thốn
cùn ㄘㄨㄣˋ

thốn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấc (đơn vị đo chiều dài)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ, đơn vị đo chiều dài: (1) Ngày xưa bằng độ một ngón tay. (2) Tấc, mười phân là một tấc. (3) Gọi tắt của "thị thốn" , tức một phần mười của một "thị xích" .
2. (Danh) Mạch cổ tay (đông y). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khán đắc tôn phu nhân giá mạch tức, tả thốn trầm sác, tả quan trầm phục, hữu thốn tế nhi vô lực, hữu quan hư nhi vô thần" : , ; , (Đệ thập hồi) Coi mạch tức cho phu nhân thấy: mạch cổ tay bên trái thì trầm sác, quan bên trái thì trầm phục; mạch cổ tay bên phải thì nhỏ mà không có sức, quan bên phải thì hư mà không có thần.
3. (Danh) Họ "Thốn".
4. (Tính) Ngắn ngủi, nhỏ bé, ít ỏi. ◎ Như: "thốn bộ nan hành" tấc bước khó đi, "thốn âm khả tích" tấc bóng quang âm đáng tiếc. ◇ Sử Kí : "Thần, Đông Chu chi bỉ nhân dã, vô hữu phân thốn chi công, nhi vương thân bái chi ư miếu nhi lễ chi ư đình" , , , (Tô Tần truyện ) Thần là kẻ quê mùa ở Đông Chu, không có chút công cán gì mà nhà vua bái thần ở miếu, kính lễ thần ở triều.
5. (Động) Giúp đỡ, hiệp trợ. ◇ Tây du kí 西: "Lưỡng điều côn hướng chấn thiên quan, Bất kiến thâu doanh giai bàng thốn" , (Đệ lục thập hồi) Hai cây gậy vung lên chấn động cửa trời, Chẳng thấy hơn thua cùng trợ giúp.

Từ điển Thiều Chửu

① Tấc, mười phân là một tấc.
② Nói ví dụ các sự nhỏ bé. Như thốn bộ nan hành tấc bước khó đi, thốn âm khả tích tấc bóng quang âm khá tiếc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấc (= 1/10 thước): Một tấc vải; Tay không tấc sắt. (Ngr) Ngắn ngủi, hẹp hòi, nông cạn, nhỏ bé, ít ỏi: Tấm lòng tấc cỏ; Tấc thời gian đáng tiếc; Tầm mắt hẹp hòi;
② (y) Mạch cổ tay ( nói tắt);
③ [Cùn] (Họ) Thốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tấc, một phần mười của thước ta — Một tấm. Một cái — Tên một bộ chữ Hán, bộ Thốn.

Từ ghép 9

huống
kuàng ㄎㄨㄤˋ

huống

phồn thể

Từ điển phổ thông

huống chi, huống hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tình hình, trạng thái, tình cảnh. ◎ Như: "cận huống" tình hình gần đây, "quẫn huống" tình cảnh khốn khó.
2. (Danh) Ân huệ. § Thông "huống" . ◇ Hán Thư : "Hoàng thiên gia huống" (Vạn Thạch Quân truyện ) Ơn huệ phúc lành của trời cao.
3. (Danh) Nước lạnh.
4. (Danh) Họ "Huống".
5. (Động) So sánh, ví dụ. ◎ Như: "hình huống" lấy cái này mà hình dung cái kia. ◇ Hán Thư : "Dĩ vãng huống kim, thậm khả bi thương" , (Cao Huệ Cao Hậu văn công thần biểu ) Lấy xưa so với nay, thật đáng xót thương.
6. (Động) Bái phỏng, tới thăm.
7. (Phó) Thêm, càng. ◎ Như: "huống tụy" càng tiều tụy thêm.
8. (Liên) Phương chi, nữa là. ◎ Như: "hà huống" huống chi. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên địa thượng bất năng cửu, nhi huống ư nhân" , (Chương 23) Trời đất còn không dài lâu, phương chi là con người.

Từ điển Thiều Chửu

① So sánh, lấy cái này mà hình dung cái kia gọi là hình huống .
② Thêm, càng. Như huống tụy càng tiều tụy thêm.
③ Cảnh huống.
④ Tới thăm.
⑤ Cho, cùng nghĩa với chữ . 6. Nước lạnh.
⑦ Ví.
⑧ Phương chi, huống hồ, dùng làm chữ giúp lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tình hình: Tình hình gần đây;
② Ví (dụ), so sánh: Ví dụ:
③ (văn) Huống chi: Việc này người lớn còn làm chưa được, huống chi là trẻ con; ? Con thú lúc bị vây khốn còn tìm cách chống cự, huống gì một vị quốc tướng? (Tả truyện). 【】 huống phục [kuàngfù] (văn) Như ;【】huống hồ [kuàng hu] (văn) Như ; 【】 huống nãi [kuàngnăi] (văn) Như ;【】huống thả [kuàng qiâ] (lt) Huống hồ, huống chi, hơn nữa, vả lại; 【】huống vu [kuàngyú] (văn) Huống chi, huống gì, nói gì: ? Vả lại người tầm thường còn thẹn về việc đó, huống gì là tướng? (Sử kí); ? Trời còn như thế, huống chi là vua? Huống chi là quỷ thần? (Bì Tử Văn tẩu: Nguyên báng);
⑤ (văn) Càng thêm: Dân chúng càng cho ông ấy là người nhân hậu (Quốc ngữ: Tấn ngữ);
⑥ (văn) Tới thăm;
⑦ (văn) Cho (như , bộ );
⑧ [Kuàng] (Họ) Huống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước giá lạnh — So sánh, đem ra làm thí dụ — Càng thêm. Càng hơn — Liên từ, có nghĩa như nữa là. Cũng nói Huống hồ — Tình cảnh Td. Trạng huống. Cảnh huống.

Từ ghép 5

thiến, thiện
shàn ㄕㄢˋ

thiến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thiện, lành, đối lại với chữ ác .
② Khéo, như thiện thư viết khéo.
③ Một âm là thiến. Lấy làm phải, khuyên gắng làm thiện.
④ Giao hiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lành, tốt lành, thiện, việc thiện (trái với ác, việc ác): Đem lòng tốt giúp người; Cho nên người ta khó làm việc thiện (Hàn Dũ);
② (văn) [đọc thiến] Cho là phải, cho là tốt, khen hay, khen giỏi: Trương Lương nhiều lần thuyết cho Bái Công nghe về binh pháp của Thái Công, Bái Công khen là hay (Sử kí);
③ (văn) Khuyên làm điều thiện;
④ Thân thiện, thân nhau, hữu hảo, chơi thân: Thân nhau; Sự giao hảo giữa Tề và Sở (Chiến quốc sách); …, Tả doãn Hạng Bá ở nước Sở, vốn chơi thân với Lưu hầu Trương Lương (Sử kí);
⑤ Tài tình, hay: Cách hay, phương sách tài tình;
⑥ Khéo léo, tài giỏi, giỏi về, khéo, dễ, hay: Gan dạ thiện chiến; Viết khéo; Giỏi ăn nói; Kình Bố là dũng tướng trong thiên hạ, giỏi về việc dùng binh (Sử kí: Lưu Hầu thế gia);
⑦ Dễ, thường hay: Thường hay thay đổi; Dễ quên, hay quên, đãng trí; Con gái hay lo lắng (Thi Kinh);
⑧ (văn) Tiếc: Kẻ tiếc thời gian của một ngày thì xưng vương (Tuân tử: Cường quốc);
⑨ Tốt, hay, được (lời đáp biểu thị sự đồng ý): Thái Tổ đáp: Tốt. Rồi đi đánh phía nam (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Khéo, hãy khéo: Ông hãy khéo xem điều đó (Tả truyện); Xin hãy khéo vì tôi mà từ chối giúp (Luận ngữ: Ủng dã);
⑪ (văn) Thích: Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm? (Mạnh tử);
⑫ [Shàn] (Họ) Thiện.

thiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người tài giỏi
2. thiện, lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt, việc lành. § Đối lại với "ác" . ◎ Như: "nhật hành nhất thiện" mỗi ngày làm một việc tốt.
2. (Danh) Người có đức hạnh, người tốt lành.
3. (Danh) Họ "Thiện".
4. (Động) Giao hảo, thân thiết. § Cũng đọc là "thiến". ◇ Chiến quốc sách : "Quang dữ tử tương thiện" (Yên sách tam ) (Điền) Quang tôi với ông (chỉ Kinh Kha ) thân thiết với nhau.
5. (Động) Cho là hay, khen. § Cũng đọc là "thiến". ◇ Sử Kí : "Lương sổ dĩ Thái Công binh pháp thuyết Bái Công, Bái Công thiện chi, thường dụng kì sách" , , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương nhiều lần đem binh pháp của Thái Công nói cho Bái Công nghe, Bái Công khen, thường dùng sách lược ấy.
6. (Động) Thích. ◇ Mạnh Tử : "Vương như thiện chi, tắc hà vi bất hành?" ? (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm?
7. (Động) Tiếc. ◇ Tuân Tử : "Cố thiện nhật giả vương, thiện thì giả bá" , (Cường quốc ) Cho nên người tiếc ngày là bậc vương, người tiếc giờ là bậc bá.
8. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "thiện nhân" người tốt, "thiện sự" việc lành.
9. (Tính) Quen. ◎ Như: "diện thiện" mặt quen.
10. (Phó) Hay, giỏi. ◎ Như: "năng ca thiện vũ" ca hay múa giỏi, "thiện chiến" đánh hay, "thiện thư" viết khéo.
11. (Thán) Hay, giỏi. ◇ Mai Thừa : "Thái tử viết: Thiện! Nguyện phục văn chi" ! (Thất phát ) Thái tử nói: Hay! Xin được nghe nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiện, lành, đối lại với chữ ác .
② Khéo, như thiện thư viết khéo.
③ Một âm là thiến. Lấy làm phải, khuyên gắng làm thiện.
④ Giao hiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lành, tốt lành, thiện, việc thiện (trái với ác, việc ác): Đem lòng tốt giúp người; Cho nên người ta khó làm việc thiện (Hàn Dũ);
② (văn) [đọc thiến] Cho là phải, cho là tốt, khen hay, khen giỏi: Trương Lương nhiều lần thuyết cho Bái Công nghe về binh pháp của Thái Công, Bái Công khen là hay (Sử kí);
③ (văn) Khuyên làm điều thiện;
④ Thân thiện, thân nhau, hữu hảo, chơi thân: Thân nhau; Sự giao hảo giữa Tề và Sở (Chiến quốc sách); …, Tả doãn Hạng Bá ở nước Sở, vốn chơi thân với Lưu hầu Trương Lương (Sử kí);
⑤ Tài tình, hay: Cách hay, phương sách tài tình;
⑥ Khéo léo, tài giỏi, giỏi về, khéo, dễ, hay: Gan dạ thiện chiến; Viết khéo; Giỏi ăn nói; Kình Bố là dũng tướng trong thiên hạ, giỏi về việc dùng binh (Sử kí: Lưu Hầu thế gia);
⑦ Dễ, thường hay: Thường hay thay đổi; Dễ quên, hay quên, đãng trí; Con gái hay lo lắng (Thi Kinh);
⑧ (văn) Tiếc: Kẻ tiếc thời gian của một ngày thì xưng vương (Tuân tử: Cường quốc);
⑨ Tốt, hay, được (lời đáp biểu thị sự đồng ý): Thái Tổ đáp: Tốt. Rồi đi đánh phía nam (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Khéo, hãy khéo: Ông hãy khéo xem điều đó (Tả truyện); Xin hãy khéo vì tôi mà từ chối giúp (Luận ngữ: Ủng dã);
⑪ (văn) Thích: Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm? (Mạnh tử);
⑫ [Shàn] (Họ) Thiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt lành. Tốt đẹp — Giỏi, khéo.

Từ ghép 35

kiên định

phồn thể

Từ điển phổ thông

kiên định, không thay đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Lập trường, chủ trương, ý chí...) vững chắc, không dao động. ◇ Lưu Côn : "Đảm thức kiên định, lâm nạn vô cẩu miễn chi ý" , (Thư ) Đảm lượng và kiến thức vững vàng, gặp khốn ách không chịu làm cẩu thả qua loa.
2. Làm cho vững chắc, yên ổn. ◇ Lão Xá : "Thượng lễ bái đường khứ đảo cáo, vi thị kiên định lương tâm" , (Hắc bạch lí ) Lễ bái cầu cúng bói xin, làm như thế để cho lương tâm yên ổn.
vong, vô
wáng ㄨㄤˊ, wú ㄨˊ

vong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mất đi
2. chết, mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất. ◎ Như: "vong dương bổ lao" mất cừu (mới lo) sửa chuồng.
2. (Động) Trốn. ◎ Như: "lưu vong" trốn chạy, "vong mệnh" trốn bước hoạn nạn. ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
3. (Động) Chết. ◎ Như: "tử vong" chết mất, "thương vong" bị chết.
4. (Động) Bị tiêu diệt. ◎ Như: "diệt vong" bị tiêu diệt.
5. (Động) Đi vắng. ◇ Luận Ngữ : "Khổng Tử thì kì vong dã, nhi vãng bái chi" , (Dương Hóa ) Khổng Tử thừa lúc người đó (Dương Hóa ) đi vắng (vì Khổng Tử muốn tránh gặp mặt), mà lại nhà tạ ơn.
6. (Động) Quên. § Thông "vong" .
7. (Tính) Đã chết. ◎ Như: "vong đệ" người em đã chết, "vong phụ" cha đã chết.
8. Một âm là "vô". (Động) Không có. § Nghĩa như chữ "vô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mất, như Lương vong nước Lương mất rồi.
② Trốn, như lưu vong đói khát trôi giạt mất, vong mệnh trốn bước hoạn nạn.
③ Chết, như vong đệ người em đã chết, điệu vong vợ chết.
④ Một âm là vô. Nghĩa như chữ vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trốn: Chạy trốn; Ngô Quảng cố ý nhiều lần nói rõ mình muốn bỏ trốn (Sử kí);
② Mất, lạc: Mất nước diệt nòi; Đến tối thì quả nhiên mất rất nhiều tiền của (Hàn Phi tử);
③ Ra ngoài, đi vắng: , Khổng tử thừa lúc Dương Hóa đi vắng, mà đến thăm (Luận ngữ: Dương Hóa);
④ Vong, chết: Thương vong rất ít; Em trai đã chết; Nay Lưu Biểu vừa mới chết (Tư trị thông giám);
⑤ (văn) Quên (dùng như ): , ! Trong lòng buồn lo, làm sao quên được! (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trốn đi. Td: Đào vong — Chết. Td: Tử vong — Mất, không còn nữa. Td: Bại vong — Xem Vô.

Từ ghép 23

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất. ◎ Như: "vong dương bổ lao" mất cừu (mới lo) sửa chuồng.
2. (Động) Trốn. ◎ Như: "lưu vong" trốn chạy, "vong mệnh" trốn bước hoạn nạn. ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
3. (Động) Chết. ◎ Như: "tử vong" chết mất, "thương vong" bị chết.
4. (Động) Bị tiêu diệt. ◎ Như: "diệt vong" bị tiêu diệt.
5. (Động) Đi vắng. ◇ Luận Ngữ : "Khổng Tử thì kì vong dã, nhi vãng bái chi" , (Dương Hóa ) Khổng Tử thừa lúc người đó (Dương Hóa ) đi vắng (vì Khổng Tử muốn tránh gặp mặt), mà lại nhà tạ ơn.
6. (Động) Quên. § Thông "vong" .
7. (Tính) Đã chết. ◎ Như: "vong đệ" người em đã chết, "vong phụ" cha đã chết.
8. Một âm là "vô". (Động) Không có. § Nghĩa như chữ "vô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mất, như Lương vong nước Lương mất rồi.
② Trốn, như lưu vong đói khát trôi giạt mất, vong mệnh trốn bước hoạn nạn.
③ Chết, như vong đệ người em đã chết, điệu vong vợ chết.
④ Một âm là vô. Nghĩa như chữ vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Không có (dùng như ): Sản xuất ra thì có lúc mà dùng thì vô chừng (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ);
② (văn) Không (dùng như , phó từ): Bất luận. 【】 vô lự [wúlđì] (văn) Khoảng, độ chừng, không dưới: Mỗi ngày dùng lụa khoảng (không dưới) năm ngàn tấm (Tư trị thông giám);【】 vô kì [wúqí] (văn) Hay là (biểu thị sự lựa chọn). Cv. , [wúqí]: , ? Chẳng hay ba nước Triệu, Tề, Sở ghét nước Tần mà yêu đất Hoài, hay là ghét đất Hoài mà yêu nước Tần? (Chiến quốc sách: Triệu sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không, như chữ Vô — Xem Vong.

Từ điển trích dẫn

1. Thấy không được rõ ràng.
2. Gần giống như.
3. § Cũng viết là 彿 hay là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần giống như — Ta còn hiểu là qua lại nhẹ nhàng. Hát nói của Nguyễn Khắc Hiếu có câu: » Gặp gió đây ta hỏi một đôi lời. Ta hỏi gió quen ai mà phảng phất « — Hoặc còn hiểu là văng vẳng, nghe xa xa không rõ. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Trước huân phong nghe phảng phất cung đàn, làn thâm thủy muốn vang lên ngũ bái «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.