tự
xù ㄒㄩˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ tự
2. bài tựa, bài mở đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tường phía đông và tây nhà.
2. (Danh) Chái nhà ở hai bên đông và tây nhà.
3. (Danh) Chỉ trường học thời xưa. ◎ Như: "hương tự" trường làng.
4. (Danh) Thứ tự. ◎ Như: "trưởng ấu hữu tự" lớn nhỏ có thứ tự. ◇ Tây du kí 西: "Tự xỉ bài ban, triều thượng lễ bái" , (Đệ nhất hồi) Theo thứ tự tuổi tác xếp hàng, tiến lên chầu vái.
5. (Danh) Chỉ quan tước phẩm vị. ◇ Tấn Thư : "Nhiên (Tuần) vô viên ư triều, cửu bất tiến tự" (), (Hạ Tuần truyện ) Nhưng (Hạ Tuần) không ai đề cử ở triều đình, lâu không tiến chức.
6. (Danh) Thể văn: (1) Bài tựa. § Đặt ở đầu sách trình bày khái quát nội dung, quan điểm hoặc ý kiến về cuốn sách. ◎ Như: "Xuân dạ yến đào lí viên tự" Bài tựa (của Lí Bạch ) làm nhân đêm xuân dự tiệc trong vườn đào lí. (2) Viết tặng khi tiễn biệt. ◎ Như: Hàn Dũ có bài "Tống Mạnh Đông Dã tự" .
7. (Danh) Tiết trời, mùa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hồi ức Hải Đường kết xã, tự thuộc thanh thu" , (Đệ bát thập thất hồi) Nhớ lại Hải Đường thi xã, tiết vào mùa thu.
8. (Tính) Để mở đầu. ◎ Như: "tự khúc" nhạc dạo đầu (tiếng Anh: prelude).
9. (Động) Xếp đặt, phân chia, bài liệt theo thứ tự. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "Các tự tôn ti, lễ tất nhi tọa" , (Quyển thượng) Mỗi người phân chia theo thứ tự tôn ti, làm lễ xong rồi ngồi vào chỗ.
10. (Động) Thuận. ◇ Mặc Tử : "Thiên bất tự kì đức" (Phi công hạ ) Trời không thuận đức với ông vua đó (chỉ vua Trụ ).
11. (Động) Bày tỏ, trình bày. ◇ Tiêu Thống : "Minh tắc tự sự thanh nhuận" (Văn tuyển , Tự ) Viết bài minh thì diễn tả trình bày trong sáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai bên tường, hai bên giải vũ cũng gọi là lưỡng tự .
② Trường học trong làng.
③ Thứ tự, như trưởng ấu hữu tự lớn nhỏ có thứ tự, tự xỉ kể tuổi mà xếp chỗ ngồi trên dưới.
④ Bày, bài tựa, sách nào cũng có một bài đầu bày tỏ ý kiến của người làm sách gọi là tự.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thứ tự, xếp theo thứ tự: (Theo) thứ tự, trật tự;
② Mở đầu;
③ Lời tựa, lời nói đầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường ở phía đông và phía tây của ngôi nhà — Bức tường chạy theo hướng đông tây. Tường ngang — Ngôi trường học trong làng thời cổ Trung Hoa — Bài tựa, ở đầu cuốn sách — Đề tựa — Thứ bậc. Td: Thứ tự.

Từ ghép 9

du
yóu ㄧㄡˊ, yòu ㄧㄡˋ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tinh dầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dầu, mỡ (lấy từ thực vật hoặc động vật). ◎ Như: "hoa sanh du" dầu đậu phộng, "trư du" mỡ heo.
2. (Danh) Dầu đốt (lấy từ khoáng chất). ◎ Như: "hỏa du" dầu hỏa, "môi du" dầu mỏ.
3. (Danh) Món lợi thêm, món béo bở. ◎ Như: "tha tại giá nhất hạng công trình trung lao đáo bất thiểu du thủy" hắn ta trong thứ công chuyện đó chấm mút được không ít béo bở.
4. (Động) Bôi, quét (sơn, dầu, ...). ◎ Như: "du song hộ" sơn cửa sổ.
5. (Động) Bị dầu mỡ vấy bẩn. ◎ Như: "y phục du liễu" quần áo vấy dầu rồi.
6. (Tính) Giảo hoạt, khéo léo, hào nhoáng bề ngoài. ◎ Như: "du khang hoạt điều" 調 khéo mồm khéo miệng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá hầu nhi quán đích liễu bất đắc liễu, chỉ quản nã ngã thủ tiếu khởi lai! Hận đích ngã tê nhĩ na du chủy" , ! (Đệ tam thập bát hồi) Con khỉ nảy nói nhảm quen rồi, mi cứ đem ta ra làm trò cười! Tức quá, ta phải vả cái mồm giảo hoạt của mi mới được.
7. (Tính) Ùn ùn, nhiều mạnh, hưng thịnh. ◎ Như: "du nhiên" ùn ùn. ◇ Lí Bạch : "Vân du vũ bái" (Minh đường phú ) Mây ùn ùn, mưa như trút.
8. (Tính) Trơn, bóng. ◎ Như: "du lục" xanh bóng, xanh mướt.

Từ điển Thiều Chửu

① Dầu, phàm chất gì lỏng mà có thể đốt cháy được đều gọi là du, như hỏa du dầu hỏa, đậu du dầu đậu, chi du dầu mỡ, v.v.
② Ùn ùn, tả cái vẻ nhiều mạnh, như du nhiên tác vân (Mạnh Tử ) ùn ùn mây nổi.
③ Trơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dầu: Dầu lạc;
② Quét (sơn): Lấy sơn quét một lượt;
③ Láu lỉnh, láu cá: Người này rất láu cá;
④ (văn) Trơn;
⑤ (văn) 【】du nhiên [yóurán] (văn) Tự nhiên (nảy sinh), thình lình, đột ngột: Trời đột ngột nổi mây, xầm xập đổ mưa (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dầu mỡ.

Từ ghép 18

khuyến
quàn ㄑㄩㄢˋ

khuyến

phồn thể

Từ điển phổ thông

khuyên bảo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khuyên bảo. ◎ Như: "khuyến giới" khuyên răn, "khuyến đạo" khuyên bảo dẫn dắt.
2. (Động) Mời. ◎ Như: "khuyến tửu" mời uống rượu. ◇ Vương Duy : "Khuyến quân canh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân" , 西 (Vị Thành khúc ) Xin mời bạn hãy uống cạn chén rượu này, (Vì đi ra) Dương quan phía tây, bạn sẽ không có ai là cố nhân nữa.
3. (Động) Khích lệ. ◎ Như: "khuyến hữu công" khuyến khích người có công, "khuyến miễn" lấy lời hay khuyên cho người cố gắng lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Khuyên, lấy lời mềm mại khuyên rủ người ta theo mình gọi là khuyến.
② Khuyên gắng, như khuyến miễn lấy lời hay khuyên cho người cố lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khuyên: Khuyên anh ta đừng uống rượu; Khuyên can, khuyên ngăn;
② Khuyến khích: Khuyến học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuyên răn, thúc đẩy — Mời mọc. Khuyên mời. Thơ Lí Bạch có câu: » Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu « ( mời anh lại uống cạn một chén rượu này ) — Tên người, tức Nguyễn Khuyến, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1835, mất 1909, trước tên là Nguyễn Văn Thắng, sau lần hỏng kì thi Hội đầu tiên, mới đổi là Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn, người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam ( Nam Định ). Ông thuộc giòng giõi thư hương, đậu Giải nguyên khoa thi Hương ở Hà Nội năm 1864, Hội nguyên khoa thi Hội ở Huế năm 1871, rồi Đình nguyên khoa thi Đình, do đó người đời gọi là Tam nguyên Yên Đổ, sau thăng tới Tổng đốc ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nhưng năm 1885 cáo quan về nhà dạy học. ông là nhà thơ có tâm sự ái quốc tiêu cực. Tác phẩm Hán văn có Quế Sơn Thi Tập, về văn Nôm có nhiều thơ Đường luật, hát nói, câu đối… Thơ Vượng Duy đời Đường có câu: Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, tây xuất Dương Quan vô cố nhân 西 Khuyên người uống cạn một chén rượu, khi ra khỏi cửa Dương Quan ở phía tây, thì không có ai là người cũ để mới uống rượu nữa. » Vài tuần chưa cạn chén khuyên. Mái ngoài, nghĩ đã dục liền ruổi xe « ( Kiều )

Từ ghép 18

khoan
kuān ㄎㄨㄢ

khoan

phồn thể

Từ điển phổ thông

rộng rãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng, lớn. ◎ Như: "khoan kiên bàng" bả vai rộng, "khoan bào đại tụ" áo bào rộng tay áo to. ◇ Mạnh Giao : "Xuất môn tức hữu ngại, Thùy vị thiên địa khoan!" , (Tặng biệt Thôi Thuần Lượng ) Ra cửa liền gặp trở ngại, Ai bảo trời đất lớn!
2. (Tính) Độ lượng, không nghiêm khắc. ◎ Như: "khoan hậu" rộng lượng. ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm.
3. (Tính) Ung dung, thư thái. ◇ Nguyễn Trãi : "Càn khôn đáo xứ giác tâm khoan" (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm ) Trong trời đất, đến đâu cũng ung dung thư thái.
4. (Tính) Thừa thãi, dư dả, sung túc. ◎ Như: "tha tối cận thủ đầu giác khoan" gần đây anh ta ăn xài dư dả.
5. (Danh) Bề rộng, chiều rộng. ◎ Như: "khoan tứ xích lục thốn" bề ngang bốn thước sáu tấc.
6. (Danh) Họ "Khoan".
7. (Động) Cởi, nới. ◎ Như: "khoan y giải đái" cởi áo nới dây lưng.
8. (Động) Kéo dài, nới rộng, thả lỏng. ◎ Như: "khoan hạn" gia hạn.
9. (Động) Khoan dung, tha thứ. ◎ Như: "khoan kì kí vãng" tha cho điều lỗi đã làm rồi. ◇ Sử Kí : "Bỉ tiện chi nhân, bất tri tướng quân khoan chi chí thử dã" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Kẻ hèn mọn này không biết tướng quân khoan dung đến thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà rộng, phàm vật gì đựng chứa còn có chỗ rộng thừa thãi đều gọi là khoan.
② Khoan thai, rộng rãi.
③ Bề rộng, chiều rộng.
④ Tha, như khoan kì kí vãng tha cho điều lỗi đã làm rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng, rộng rãi, thênh thang: Đường rộng thênh thang; Vai rộng;
② Chiều ngang, chiều rộng: Con sông này rộng độ 500 mét;
③ Nới rộng, nới lỏng: Nới thắt lưng;
④ Khoan hồng, khoan dung, tha thứ: Xét xử khoan hồng; Thà cho điều lỗi đã qua;
⑤ Rộng rãi: Anh ta ăn tiêu rộng rãi hơn trước nhiều;
⑥ [Kuan] (Họ) Khoan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn, rộng — Rộng lớn, chứa đựng được nhiều — Chỉ lòng dạ rộng rãi — Dư giả. Giàu có. Chậm chạp, từ từ. Td: Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa ( Đoạn trường tân thanh ) — Tên người, tức Phùng Khắc Khoan, sinh 1528, mất 1613, tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, đậu Trạng nguyên đời Mạc, tục gọi là Trạng Bùng, em cùng mẹ khác cha với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau vào Thanh Hóa với nhà Lê, đậu tiến sĩ năm 1850, niên hiệu Quang Hưng thứ 3 đời Lê Thế Tông, làm quan tới Hộ bộ Thượng thư, tước Mai quận công, từng đi sứ Trung Hoa năm 1597. Tác phẩm chữ Nôm có Ngư Phủ Nhập Đào Nguyên Truyện.

Từ ghép 15

nghiệp
yè ㄜˋ

nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghề nghiệp, sự nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản gỗ có răng cưa, thời xưa dùng làm giá treo nhạc cụ như chuông, khánh, trống.
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" nghề nông, "thương nghiệp" ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" , "khóa nghiệp" , "tất nghiệp" . § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" . Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" , học hết khóa gọi là "tất nghiệp" đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" tài sản, "tổ nghiệp" tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" làm nghề học, "nghiệp nông" làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện : "Năng nghiệp kì quan" (Chiêu Công nguyên niên ) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệp. Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hàng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là tu nghiệp , nay đi học ở tràng gọi là tu nghiệp, học hết lớp gọi là tất nghiệp đều là nói nghĩa ấy cả, nói rộng ra thì phàm việc gì cũng đều gọi là nghiệp cả, như học nghiệp , chức nghiệp , v.v.. Của cải ruộng nương cũng gọi là nghiệp, như gia nghiệp nghiệp nhà, biệt nghiệp cơ nghiệp riêng, v.v.
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho làm nghề học, nghiệp nông làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp , túc nghiệp 宿 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp .
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp công nghiệp vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệp, ngành nghề: Công nông nghiệp; Tốt nghiệp, mãn khóa; Các ngành nghề;
② Làm nghề: Làm nghề nông;
③ Đã. 【】nghiệp kinh [yèjing] Đã: Đã công bố; 【】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: Công nghiệp của vua chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc làm. Td: Chức nghiệp — Việc làm để dinh nhai. Td: Nghệ nghiệp — Của cải làm ra. Td: Sản nghiệp — Tiếng nhà Phật, chỉ mọi sự ràng buộc do con người tạo ra. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « — Chữ nghiệp đây là bởi chữ » Karma « trong kinh nhà Phật mà dịch ra, nghĩa là đã sinh ra làm người, thì ai cũng có cái nghiệp của mình. Nghiệp tức là công việc của mình làm kiếp này, và lại là cái kết quả ở kiếp sau của mình, dù hay dù dở, cứ luân hồi mãi mãi không bao giờ hết được. Mà cái nghiệp ấy là tự ở mình gây ra, chứ không phải là ai gây cho mình. Hễ có thân là có nghiệp, thân với nghiệp cứ đeo đẳng nhau mãi, trừ lúc nào đã tu được như Phật, bỏ hẳn được cái thân đi thì mới giải thoát được cái nghiệp. » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « ( Kiều )

Từ ghép 79

ác nghiệp 惡業an cư lạc nghiệp 安居樂業bá nghiệp 霸業bạc nghiệp 薄業bạch nghiệp 白業biệt nghiệp 別業bổn nghiệp 本業căng căng nghiệp nghiệp 矜矜業業chấp nghiệp 執業chuyên nghiệp 專業chức nghiệp 職業công nghiệp 工業cơ nghiệp 基業cử nghiệp 舉業cựu nghiệp 舊業dâm nghiệp 淫業dị nghiệp 肄業di nghiệp 遺業doanh nghiệp 營業đại nghiệp 大業đế nghiệp 帝業đồng nghiệp 同業huân nghiệp 勲業huân nghiệp 勳業hưng nghiệp 興業kế nghiệp 繼業khai nghiệp 開業khẩu nghiệp 口業khóa nghiệp 課業khổ nghiệp 苦業lạc nghiệp 樂業lập nghiệp 立業lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄nghệ nghiệp 藝業nghiệp báo 業報nghiệp chủ 業主nghiệp chướng 業障nghiệp dĩ 業已nghiệp duyên 業緣nghiệp dư 業余nghiệp dư 業餘nghiệp hải 業海nghiệp hỏa 業火nghiệp kinh 業經nghiệp lực 業力nghiệp nghiệp 業業nghiệp tích 業績nghiệp vụ 業務nông nghiệp 農業oan nghiệp 冤業phế nghiệp 廢業phó nghiệp 副業quốc tử tư nghiệp 國子司業sản nghiệp 產業sáng nghiệp 創業sáng nghiệp thùy thống 創業垂統sinh nghiệp 生業sự nghiệp 事業tác nghiệp 作業tàm nghiệp 蠶業tất nghiệp 畢業thất nghiệp 失業thật nghiệp 實業thụ nghiệp 受業thương nghiệp 商業tiện nghiệp 賤業tổ nghiệp 祖業tội nghiệp 罪業tốt nghiệp 卒業trà nghiệp 茶業trạch nghiệp 擇業tu nghiệp 修業tựu nghiệp 就業vĩ nghiệp 偉業viễn nghiệp 遠業vương nghiệp 王業xí nghiệp 企業xí nghiệp gia 企業家ý nghiệp 意業
cá, cán
gě ㄍㄜˇ, gè ㄍㄜˋ

giản thể

Từ điển phổ thông

cái, quả, con

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của "cá" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái, từng cái một gọi là cá, cùng một nghĩa với chữ cá .
② Cái nhà xép, hai bên tả hữu nhà Minh Ðường ngày xưa gọi là tả hữu cá .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ ), (bộ );
② (văn) Này (đại từ, để chỉ gần, dùng như , có thể bổ nghĩa cho danh từ, hoặc làm tân ngữ): Tóc bạc ngàn trượng, dường như vì mối sầu mà dài như thế (Lí Bạch: Thu phố ca); 宿 Đứa trẻ này xem có vẻ khác thường, đừng cho làm quân túc vệ (Cựu Đường thư: Lí Mật liệt truyện); Thân này hệt như con hạc trong lồng, nhìn về biển khơi ở hướng đông mà kêu lên mấy tiếng (Cố Huống: Thù Liễu Tướng công);
③ (văn) a. Trợ từ giữa câu (có tác dụng bổ trợ về mặt âm tiết): Ông già thật giống như trẻ con, múc nước chôn chậu làm ao nhỏ (Hàn Dũ: Bồn trì); b. Đặt sau một cụm từ, biểu thị sự đình đốn (để nêu ra ở đoạn sau): Một mình, đứng đã lâu, hoa sương làm ướt sũng cả áo (Âu Dương Quýnh: Canh lậu tử);
④ (văn) Nhà chái, nhà sép (ở hai bên tả hữu nhà Minh đường thời xưa): Thiên tử ở chái bên tả của nhà Thanh dương (Lễ kí: Nguyệt lệnh) (Thanh dương là một trong bốn ngôi nhà của nhà Minh đường).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (loại) a. Cái, quả, câu... (đặt trước danh từ): Ba quả táo; Một câu chuyện; Hai tuần lễ. b. Đứng trước con số ước chừng: Công việc này chừng hai ba ngày sẽ làm xong; Anh ấy một ngày đi độ trăm dặm đường cũng không thấy mệt; c. Đứng sau động từ có tân ngữ: Anh ấy tắm một cái là mất nửa tiếng. d. Đứng giữa động từ và bổ ngữ: Mưa không ngớt; Đập tan tành; Ăn cho no; Chạy mất hết;
② Riêng lẻ: Cá biệt; Cá thể;
③ (văn) Xem (2) (bộ );
④ (văn) Xem (3). Xem [gâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Tự mình (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Tự mình. Xem [gè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem chữ Cá .

Từ ghép 11

cán

giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thời cổ dùng như chữ Cán — Một âm khác là Cá.
du
yōu ㄧㄡ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xa vời

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lo lắng, phiền muộn. ◇ Đặng Trần Côn : "Tống quân xứ hề tâm du du" (Chinh phụ ngâm ) Tại chỗ đưa tiễn chàng, lòng thiếp buồn rầu, phiền muộn.
2. (Tính) Xa xăm, lâu dài. ◎ Như: "lịch sử du cửu" lịch sử lâu dài.
3. (Tính) Nhàn nhã, yên ổn. ◎ Như: "tự tại du nhàn" an nhiên tự tại.
4. (Động) Đung đưa, đưa qua đưa lại (tiếng địa phương Bắc Kinh).
5. (Động) Ngăn giữ, khống chế (tiếng địa phương Bắc Kinh). ◎ Như: "du trước" ngăn chặn, ổn định, "du đình" ngăn giữ, không để quá độ, "hát tửu yếu du đình điểm nhi, quá đa tựu túy liễu" , uống rượu không được quá độ, uống nhiều quá sẽ say.

Từ điển Thiều Chửu

① Lo lắng.
② Xa, như du du dằng dặc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lâu dài, xa xôi;
② Nhàn rỗi, rỗi rãi;
③ (khn) Đu đưa: Đứng trên cái đu đu qua đu lại;
④ (văn) Lo lắng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo buồn — Nghĩ ngợi — Xa. Dài — Tên người, tức Ngô Du, danh sĩ đời Lê Mạt, tự là Trưng Phủ hiệu là Văn Bác, cháu của Ngô Thời Sĩ, làm chức Đốc Học Hải Dương. Tác phẩm có Ngô gia thế phả và một số thơ văn chữ Hán, chép trong Ngô gia văn phái.

Từ ghép 8

bẫu, bộ
bù ㄅㄨˋ, pǒu ㄆㄡˇ

bẫu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bẫu lâu — Một âm khác là Bộ.

Từ ghép 1

bộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bộ, khoa, ngành, ban
2. bộ (sách, phim,...)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cơ quan hành chính ở một cấp nhất định trong chính phủ trung ương. ◎ Như: "giáo dục bộ" bộ giáo dục, "ngoại giao bộ" bộ ngoại giao.
2. (Danh) Đơn vị có chức vụ riêng trong một cơ quan. ◎ Như: "xuất bản bộ" ti xuất bản, "biên tập bộ" ti biên tập.
3. (Danh) Phần tách riêng biệt theo loại (từ một chỉnh thể). ◇ Tấn Thư : "Vu thì điển tịch hỗn loạn, Sung san trừ phiền trùng, dĩ loại tương tòng, phân tác tứ bộ" , , , (Lí Sung truyện ) Thời đó sách vở hỗn loạn, Lí Sung trừ bỏ những cái trùng lập, tùy theo thứ loại, chia làm bốn phần riêng biệt.
4. (Danh) Phần (của một toàn thể). ◎ Như: "cục bộ" phần hạn, "bộ phận" một phần.
5. (Danh) Chỉ bộ thủ (trong 214 bộ thủ chữ Hán).
6. (Danh) Bộ đội, quân đội. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhất nhật chi gian, chư bộ diệc diệt hĩ" , (Quang Vũ đế kỉ thượng ) Trong vòng một ngày, các quân đều bị tiêu diệt.
7. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị dùng cho sách vở, phim ảnh, tuồng, kịch: cuốn, quyển, v.v. ◎ Như: "nhất bộ từ điển" một quyển từ điển, "tam bộ điện ảnh" ba cuốn phim. (2) Đơn vị dùng cho máy móc, xe cộ. ◎ Như: "tam bộ thôi thổ ki" ba máy xe ủi đất.
8. (Động) Cầm đầu, thống suất. ◇ Sử Kí : "Hán Vương bộ ngũ chư hầu binh, phàm ngũ thập lục vạn nhân, đông phạt Sở" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hán Vương cầm đầu quân năm nước, gồm năm mươi sáu vạn người, tiến sang đông đánh Sở.
9. (Động) Xếp đặt, bố trí. ◎ Như: "bộ thự" bố trí, xếp đặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Tóm. Như bộ hạ những người dưới quyền mình cai quản.
② Xếp bày. Như bộ thự bố trí, xếp đặt.
③ Dinh sở quan.
④ Bộ. Bộ sách nào đầu đuôi hoàn toàn gọi là nhất bộ , có khi sổ quyển nhiều mà cùng là một sách cũng gọi là một bộ.
⑤ Cơ quan hành chính. Ngày xưa đặt ra sáu bộ như bộ Lễ, bộ Binh, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một nơi, một phần, bộ phận: Bên trong; Miền nam, Nam bộ; Cục bộ;
② Bộ, ban: Bộ Ngoại giao; Bộ lễ (thời xưa); Ban biên tập;
③ (cũ) Đứng đầu, chỉ huy, dưới quyền chỉ huy của...: Ba nghìn người dưới quyền chỉ huy của Ngô Quảng;
④ (loại) Bộ, cuốn, quyển: Hai quyển tự điển; Bộ phim truyện;
⑤ (đph) Chiếc, cỗ: Một cỗ máy; Ba chiếc xe hơi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gồm chung. Coi hết — Một phần — Một ngành, một loại.

Từ ghép 47

shè ㄕㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thần đất
2. đền thờ thần đất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thần đất (thổ địa). ◎ Như: "xã tắc" , "xã" là thần đất, "tắc" là thần lúa.
2. (Danh) Nơi thờ cúng thần đất. ◎ Như: "xã tắc" nơi thờ cúng thần đất và thần lúa. § Do đó còn có nghĩa là đất nước.
3. (Danh) Ngày tế lễ thần đất. ◎ Như: Ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày "xuân xã" , ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày "thu xã" .
4. (Danh) Đơn vị hành chánh. § Ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một "xã".
5. (Danh) Đoàn thể, tổ chức sinh hoạt chung, cùng theo đuổi một mục tiêu. ◎ Như: "kết xã" lập hội, "thi xã" làng thơ, hội thơ, "văn xã" làng văn, hội văn, "thông tấn xã" cơ quan thông tin.
6. (Danh) Họ "Xã".
7. (Động) Cúng tế thần đất. ◇ Thư Kinh : "Nãi xã vu tân ấp" (Triệu cáo ) Bèn tế thần đất ở ấp mới.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðền thờ thổ địa.
② Xã hội, ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một xã, để cùng mưu tính các việc công ích gọi là xã hội . Kết hợp nhiều người là một đoàn thể mà cùng có quan hệ chung như nhau cũng gọi là xã hội, vì thế hễ ai rủ rê các người đồng chí làm một việc gì gọi là kết xã , như thi xã làng thơ, hội thơ, văn xã làng văn, hội văn. Phàm họp nhiều người làm một việc gì cũng gọi là xã. Như hội xã cũng như công ti.
③ Ngày xã, ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày xuân xã , ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày thu xã .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Xã, đền thờ thổ địa (nơi thờ thổ thần thời xưa): Sơn hà xã tắc; Tế xã;
② Xã (chỉ một hay nhiều tổ chức): Hợp tác xã; Công xã Pa-ri; Thông tấn xã, hãng tin;
③ (văn) Ngày xã (ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày là ngày xuân xã , ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày là ngày thu xã ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thần đất — Lễ tế cúng vị thần đất — Khu đất để cúng tế vị thần đất. Sau có nghĩa là vùng đất mà dân chúng tụ lại. Td: Xã hội — Theo chế độ Trung Hoa thời cổ, cứ vùng đất có 25 nhà gọi là một Xã. Sau thành một đơn vị hành chánh ở thôn quê. Td: Xã ấp — Một nhóm người cùng việc làm, cùng chủ trương họp lại với nhau để sinh hoạt. Td: Thị xã.

Từ ghép 22

quang
guāng ㄍㄨㄤ

quang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ánh sáng. ◎ Như: "nhật quang" ánh sáng mặt trời.
2. (Danh) Vinh diệu, vinh dự. ◇ Thi Kinh : "Lạc chỉ quân tử, Bang gia chi quang" (Tiểu nhã , Nam san hữu đài ) Vui thay những bậc quân tử, Là vinh dự của nước nhà.
3. (Danh) Phong cảnh, cảnh sắc. ◎ Như: "xuân quang minh mị" cảnh sắc mùa xuân sáng đẹp.
4. (Danh) Thời gian. ◇ Thủy hử truyện : "Quang âm tấn tốc khước tảo đông lai" (Đệ thập hồi) Ngày tháng trôi qua vùn vụt, mùa đông đã tới.
5. (Danh) Ơn, ơn huệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Minh nhi tựu giá dạng hành, dã khiếu tha môn tá gia môn đích quang nhi" , (Đệ nhị thập nhị hồi) Ngày mai anh gọi một ban hát đến đây, thế là họ lại phải nhờ ơn chúng ta (để nghe hát).
6. (Danh) Họ "Quang".
7. (Tính) Sáng sủa, rực rỡ. ◎ Như: "quang thiên hóa nhật" chính trị sáng rõ, thời đại thanh bình, thanh thiên bạch nhật.
8. (Tính) Bóng, trơn. ◎ Như: "quang hoạt" trơn bóng.
9. (Động) Làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ. ◇ Văn tuyển : "Dĩ quang tiên đế di đức" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Để làm cho sáng tỏ đạo đức của các vua trước truyền lại.
10. (Động) Để trần. ◎ Như: "quang trước cước nha tử" để chân trần, "quang não đại" để đầu trần. ◇ Tây du kí 西: "Tha dã một thậm ma khí giới, quang trước cá đầu, xuyên nhất lĩnh hồng sắc y, lặc nhất điều hoàng thao" , , 穿, (Đệ nhị hồi) Hắn chẳng có khí giới gì, để đầu trần, mặc một chiếc áo hồng, quấn một dải tơ vàng.
11. (Phó) Hết nhẵn, hết sạch. ◎ Như: "cật quang" ăn hết sạch, "dụng quang" dùng hết nhẵn, "hoa quang" tiêu hết tiền.
12. (Phó) Chỉ, vả, toàn. ◎ Như: "quang thuyết bất tố" chỉ nói không làm.
13. (Phó) Vẻ vang (cách nói khách sáo). ◎ Như: "hoan nghênh quang lâm" hân hạnh chào mừng ghé đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng, các nhà khoa học bây giờ nghiên cứu cái nguyên lí về bóng sáng, chất sáng gọi là quang học .
② Vẻ vang, như quang lâm , quang giáng người ta tới đến mình là vẻ vang cho mình.
③ Rực rỡ, như quan quang thượng quốc xem cái văn minh của nước giỏi. Như đã đọa vào nơi tối tăm lại khôi phục lại rực rỡ, đã thua mất thành mất nước lại đánh lấy lại được gọi là quang phục .
④ Bóng, vật gì mài giũa kĩ sáng bóng gọi là quang.
⑤ Hết nhẵn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ánh sáng: Ánh sáng mặt trời; Ánh đèn;
② Quang cảnh: Quang cảnh thành phố;
③ Vẻ vang, rực rỡ: Mang lại vẻ vang cho Tổ quốc; Đến dự làm cho được vẻ vang; Khôi phục lại sự rực rỡ ngày trước;
④ Để trần: Đầu trần; Cởi trần;
⑤ Trọc, trụi: Cạo trọc, cạo trụi;
⑥ Hết, hết nhẵn, hết ráo, hết sạch, hết trơn, hết trọi: Ăn hết (ráo, sạch) cả; Hết trơn, hết trọi;
⑦ Bóng: Trơn bóng;
⑧ Chỉ, vã, toàn, thường hay, luôn, cứ mãi: Chỉ ăn không làm; Ăn vã (thức ăn); Thượng Hải là một thành phố lớn, chỉ một khu thôi đã có trên một trăm vạn người; Đừng cứ nói suông mãi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh sáng — Sáng sủa — Vẻ vang — To, rộng lớn — Hết sạch — Trơn, láng bóng — Tên người, tức Hoàng Quan, danh sĩ đời Nguyễn sơ, người xã Thái dương huyện Hương trà tỉnh Thừa thiên, có tài văn chương, không chịu làm quan với Tây Sơn. Tác phẩm chữ Nôm có Hoài nam khúc, tức khúc hát nhớ về phương Nam, bày tỏ lòng ngưỡng vọng Nguyễn Ánh. Khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, thì ông đã mất.

Từ ghép 95

ái khắc tư quang 愛克斯光ái khắc tư quang 爱克斯光ân quang 恩光bạo quang 暴光bất quang 不光bộc quang 曝光câu quang 駒光chánh đại quang minh 正大光明cực quang 極光cường quang 強光cường quang 强光dạ quang 夜光dong quang 容光dung quang 容光đả quang 打光đả quang côn 打光棍đăng quang 登光điện quang 電光hàn quang 寒光hào quang 豪光khai quang 開光lưu quang 流光mục quang 目光nguyệt quang 月光nhãn quang 眼光nhật quang 日光nhĩ quang 耳光phản quang 反光phát quang 發光phong quang 風光phong quang 风光quan quang 觀光quang âm 光陰quang bàn 光盤quang cảnh 光景quang chất 光質quang châu 光州quang chiếu 光照quang cố 光顧quang diễm 光豔quang diệu 光耀quang đại 光大quang đãng 光蕩quang đầu tử 光頭子quang điện 光电quang điện 光電quang điệp 光碟quang độ 光度quang hoa 光華quang hoạt 光滑quang học 光學quang huy 光輝quang huy 光辉quang lãng 光浪quang lâm 光臨quang lộc 光祿quang lộc đại phu 光祿大夫quang lộc tự 光祿寺quang lượng 光亮quang mang 光芒quang minh 光明quang minh chính đại 光明正大quang nghi 光儀quang nguyên 光源quang phổ 光譜quang phổ 光谱quang phục 光復quang tất 光漆quang thái 光彩quang thị 光是quang thúc 光束quang tiêm 光纖quang tiêm 光纤quang trạch 光澤quang trung 光中quang tuyến 光線quang tuyến 光线quang từ 光磁quang vinh 光榮quang vinh 光荣quốc quang 國光tá quang 借光tam quang 三光thái quang 採光thái quang 采光thanh quang 清光thì quang 時光thiều quang 韶光tinh quang 精光tuyên quang 宣光tường quang 祥光vi quang 微光viên quang 圓光vinh quang 榮光xuân quang 春光

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.