dương, tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ, yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giả vờ (như , bộ ): Tử giả khùng (Khuất Nguyên: Thiên vấn); Đi được hơn mười dặm, Lí Quảng giả vờ chết (Sử kí: Lí tướng quân liệt truyện).

tường

phồn thể

Từ điển phổ thông

rõ ràng, tường tận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết rõ. ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ gì.
2. (Động) Giả vờ. ◇ Sử Kí : "Tửu kí hàm, công tử Quang tường vi túc tật, nhập quật thất trung, sử Chuyên Chư trí chủy thủ ngư chá chi phúc trung nhi tiến chi" , , , 使 (Thích khách truyện , Chuyên Chư truyện ) Rượu đến lúc ngà say vui chén, công tử Quang vờ như chân có tật, xuống nhà hầm, sai Chuyên Chư nhét cây chủy thủ vào bụng con cá nướng đem lên dâng.
3. (Phó) Kĩ càng, tỉ mỉ, đầy đủ. ◎ Như: "tường sát" xem xét kĩ càng, "tường đàm" bàn bạc tỉ mỉ, "tường thuật" trình bày đầy đủ. ◇ Sử Kí : "Thì hồ thì, bất tái lai. Nguyện túc hạ tường sát chi" , . (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Cái thời! cái thời! qua rồi không trở lại. Xin túc hạ xét kĩ cho.
4. (Phó) Hết, đều, tất cả. ◇ Hán Thư : "Cố tường duyên đặc khởi chi sĩ, thứ ki hồ?" , (Đổng Trọng Thư truyện ) Cho nên mời hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng?.
5. (Danh) Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là "tường văn" .
6. (Tính) Lành. § Cũng như "tường" .

Từ điển Thiều Chửu

① Rõ ràng, tường tất, tường tận, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì.
② Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là tường văn .
③ Hết.
④ Lành. Cũng như chữ tường .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tường tận, kĩ lưỡng, tỉ mỉ: Trình bày tường tận; Nội dung không rõ; Mong túc hạ xem xét kĩ việc đó (Sử kí);
② Nói rõ, kể rõ: Chuyện khác sẽ kể rõ ở thư sau (câu thường dùng ở cuối thư);
③ (văn) Biết rõ: Cũng không biết rõ họ tên ông là gì (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
④ (văn) Thận trọng, cẩn thận: Thận trọng việc hình pháp (Hậu Hán thư: Minh đế kỉ);
⑤ (văn) Ung dung, chậm rãi: Cử chỉ ung dung tươi tỉnh (Đào Uyên Minh: Nhàn tình phú);
⑥ (văn) Công bằng;
⑦ (cũ) Một lối văn báo cáo thời xưa: Lời của quan cấp dưới báo cáo với quan trên;
⑧ (văn) Hết, đều, tất cả: ? Cho nên mời rước hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng! (Hán thư: Đổng Trọng Thư truyện);
⑨ (văn) Lành (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỏ rõ. Rõ ràng — Hiểu rõ. Biết rõ. Đoạn trường tân thanh : » Vâng trình hội chủ xem tường «.

Từ ghép 9

mạch
mài ㄇㄞˋ, mò ㄇㄛˋ

mạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mạch máu
2. mạch, thớ, gân
3. liền nhau
4. nhìn đăm đắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Huyết quản, đường máu chảy. ◎ Như: "động mạch" mạch máu đỏ, "tĩnh mạch" mạch máu đen. § Ngày xưa viết là . Tục viết là .
2. (Danh) Dòng nước chảy dưới mặt đất. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Thổ cao mạch động tri xuân tảo, Ôi úc âm thâm trường đài thảo" , (Tạp ngôn Vô Tích Huệ san tự lưu tuyền ca ).
3. (Danh) Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là "mạch". ◎ Như: "sơn mạch" mạch núi, "toàn mạch" mạch nước, "diệp mạch" gân lá.
4. (Danh) Sự liên hệ huyết thống. ◎ Như: "nhất mạch tương truyền" cùng một huyết thống truyền lại.
5. (Danh) Nhịp đập của mạch máu. ◎ Như: "mạch chẩn" chẩn mạch, "bả mạch" bắt mạch. ◇ Vương Phù : "Phàm trị bệnh giả tất tiên tri mạch chi hư thật" (Tiềm phu luận ) Phàm người trị bệnh, thì trước hết phải biết mạch hư thật.
6. (Danh) Lá cây, cánh côn trùng có đường ngấn giống như huyết quản, cũng gọi là "mạch". ◎ Như: "diệp mạch" thớ lá, gân lá.
7. (Động) Bắt mạch (để khám bệnh).
8. (Động) Nhìn, xem xét, quan sát. § Thông "mạch" .
9. (Phó) "Mạch mạch" trông nhau đăm đắm. ◇ Cổ thi : "Doanh doanh nhất thủy gian, Mạch mạch bất đắc ngữ" , (Điều điều khiên ngưu tinh ) Tràn trề một dòng sông, Đăm đăm nhìn không nói. § Cũng viết là "mạch mạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mạch máu, mạch máu đỏ gọi là động mạch , mạch máu đen gọi là tĩnh mạch . Ngày xưa viết là . Tục viết là .
② Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là mạch. Như sơn mạch mạch núi, toàn mạch mạch nước, v.v.
③ Mạch, thầy thuốc xem mạch động ở vệ cổ tay để phân biệt chứng bệnh.
④ Xương lá, các đường gân trên lá cây gọi là diệp mạch .
⑤ Mạch mạch trông nhau đăm đắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Mạch máu: Động mạch; Tĩnh mạch;
② Mạch: Bắt mạch;
③ Mạch (gân lá của thực vật hoặc gân cánh của động vật);
④ Rặng, mạch: Rặng núi; Mạch mỏ. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

】mạch mạch [mòmò] Say đắm, đắm đuối: Say mê, tình tứ; Nhìn nhau đắm đuối; Chị đắm đuối nhìn người chồng đi khuất ở phía xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống dẫn máu trong thể. Tức mạch máu — Đường đi, đường nước chảy, đường chạy dài của núi. Hoa Tiên có câu: » Là điều thuận miệng vắng đây, mạch rừng bưng bít cho hay mới là «.

Từ ghép 15

cơ, ki, ky
jī ㄐㄧ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dàm đầu ngựa. ◇ Nguyễn Du : "Mạc giao ki trập tái tương xâm" (Thành hạ khí mã ) Chớ để cương dàm phạm vào thân một lần nữa.
2. (Danh) Búi tóc của bé gái ngày xưa. ◇ Lễ Kí : "Tiễn phát vi đỏa, nam giác nữ ki" , (Nội tắc ) Cắt tóc để chỏm, con trai để trái đào, con gái búi tóc.
3. (Danh) Khách trọ, lữ khách.
4. (Danh) Họ "Ki".
5. (Động) Trói, buộc. ◇ Giả Nghị : "Sử kì kí khả đắc hệ nhi ki hề" 使 (Điếu Khuất Nguyên văn ) Khiến cho có thể trói buộc ngựa kì ngựa kí được hề.
6. (Động) Câu thúc, kiềm chế. ◎ Như: "ki bán" ràng buộc, gò bó, "bất ki" không kiềm chế được.
7. (Động) Ở trọ, ngủ nhờ, ở lại (quê người). ◇ Nguyễn Trãi : "Bất vị ki sầu tổn cựu hào" (Lâm cảng dạ bạc ) Không vì nỗi buồn xa xứ mà suy giảm hào khí cũ.
8. § Còn đọc là "".

ki

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dàm đầu ngựa. ◇ Nguyễn Du : "Mạc giao ki trập tái tương xâm" (Thành hạ khí mã ) Chớ để cương dàm phạm vào thân một lần nữa.
2. (Danh) Búi tóc của bé gái ngày xưa. ◇ Lễ Kí : "Tiễn phát vi đỏa, nam giác nữ ki" , (Nội tắc ) Cắt tóc để chỏm, con trai để trái đào, con gái búi tóc.
3. (Danh) Khách trọ, lữ khách.
4. (Danh) Họ "Ki".
5. (Động) Trói, buộc. ◇ Giả Nghị : "Sử kì kí khả đắc hệ nhi ki hề" 使 (Điếu Khuất Nguyên văn ) Khiến cho có thể trói buộc ngựa kì ngựa kí được hề.
6. (Động) Câu thúc, kiềm chế. ◎ Như: "ki bán" ràng buộc, gò bó, "bất ki" không kiềm chế được.
7. (Động) Ở trọ, ngủ nhờ, ở lại (quê người). ◇ Nguyễn Trãi : "Bất vị ki sầu tổn cựu hào" (Lâm cảng dạ bạc ) Không vì nỗi buồn xa xứ mà suy giảm hào khí cũ.
8. § Còn đọc là "".

ky

phồn thể

Từ điển phổ thông

giữ gìn, duy trì, kiềm chế

Từ điển Thiều Chửu

① Ràng giữ, buông thả. Duy trì để cho không đến nỗi tuyệt hẳn gọi là ki mi .
② Kiềm chế, như bất ki không kiềm chế được.
③ Cái dàm đầu ngựa.
④ Búi tóc.
⑤ Giắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dàm (đầu ngựa): Ngựa không dàm;
② Gắn dàm vào đầu ngựa;
③ Trói, buộc, bó buộc, ràng buộc, hạn chế: Phóng đãng, không chịu sự bó buộc;
④ Ở trọ, ngủ nhờ, ở lại (quê người) (như ): Ở ngụ quê người;
⑤ Người ở trọ, người ở nơi khác đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây buộc ở đầu ngựa — Cột, buộc. Ràng buộc — Dùng như chữ Ki .
tự, tựa
shì ㄕˋ, sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

như, giống như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giống, như. ◎ Như: "tương tự" giống như. ◇ Lí Dục : "Vấn quân năng hữu kỉ đa sầu? Kháp tự nhất giang xuân thủy hướng đông lưu" ? (Xuân hoa thu nguyệt hà thì liễu từ ) Hỏi bạn có được bao nhiêu là buồn? Cũng giống như nước con sông mùa xuân chảy về đông.
2. (Động) Kế tự, nối tiếp. § Thông "tự" . ◇ Thi Kinh : "Tự tục tỉ tổ" (Tiểu nhã , Tư can ) Tiếp tục công nghiệp của tổ tiên.
3. (Động) Đưa cho, cấp cho. ◇ Giả Đảo : "Kim nhật bả tự quân, Thùy vi bất bình sự?" , (Kiếm khách ) Hôm nay đem (gươm) cho anh, Ai gây nên chuyện bất bình?
4. (Phó) Hình như, hồ, có vẻ. ◎ Như: "tự hồ" hình như, "tự thị nhi phi" có vẻ đúng mà lại sai.
5. (Giới) Hơn. ◎ Như: "nhất thiên hảo tự nhất thiên" mỗi ngày một tốt đẹp hơn lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Giống như.
② Con cháu, cùng nghĩa như chữ tự .
③ Hầu hạ.
④ Tựa như (lời nói chưa quyết hẳn).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống như, giống, như: Gần như, giống như; Như đúng mà lại là sai;
② Hình như, tựa hồ, có lẽ: Có lẽ cần phải nghiên cứu lại; Hình như có quen nhau. 【】tự hồ [sìhu] Tựa như, giống như, dường như: , Bức tranh này dường như có trông thấy đâu đây, bây giờ nhớ chẳng ra;
③ Hơn: Đời sống của nhân dân mỗi ngày một tốt hơn (ngày càng tốt hơn). Xem [shì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống như. Td: Tương tự — Tên người, tức Nguyễn Huy Tự, 1743-1790, người xã Lai thạch huyện Can lộc tỉnh Hà Tĩnh, đậu Hương cống năm 1759, làm quan tới chức Đốc đông đời Lê Hiển Tông, được tập tước Nhạc đình Bá. Tác phẩm chữ Nôm có Hoa Tiên truyện .

Từ ghép 3

tựa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Giống như. Xem [sì].
giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.
phân, phần, phận
fēn ㄈㄣ, fèn ㄈㄣˋ

phân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phân chia

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chia cắt (làm ra thành nhiều phần). ◎ Như: "phân cát" chia cắt, "phân li" chia li, "phân thủ" chia tay mỗi người đi một ngả.
2. (Động) Tách ghẽ, biện biệt. ◇ Luận Ngữ : "Tứ thể bất cần, ngũ cốc bất phân" , (Vi Tử ) Tay chân không chăm làm, không biết phân biệt năm giống lúa.
3. (Động) Chia cho. ◇ Sử Kí : "Quảng liêm, đắc thưởng tứ triếp phân kì huy hạ" , (Lí tướng quân truyện ) Tính (Lí) Quảng thanh liêm, được tiền thưởng là chia ngay cho người dưới.
4. (Động) Chia sẻ, chung chịu hoặc chung hưởng. ◇ Sử Kí : "(Ngô Khởi) dữ sĩ tốt phân lao khổ" () (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) (Ngô Khởi) cùng chia sẻ khó nhọc với quân sĩ.
5. (Tính) Từ một cấu tổ chức chung chia ra. ◎ Như: "phân cục" bộ phận, "phân công ti" chi nhánh.
6. (Tính) Rõ ràng, minh bạch. ◎ Như: "thị phi phân minh" phải trái rõ ràng. ◇ Đỗ Phủ : "Thiếp thân vị phân minh, Hà dĩ bái cô chương?" , (Tân hôn biệt ) Thân phận thiếp chưa rõ ràng, Biết lấy địa vị nào mà bái lạy cha mẹ chàng?
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị chiều dài, mười "phân" (cm) là một tấc. (2) Phút, một giờ có sáu mươi phút. (3) Đơn vị đo góc, sáu mươi "phân" là một độ. (4) Xu. ◎ Như: "bách phân chi nhất" một phần trăm của một đồng bạc. (5) Sào (diện tích ruộng đất), bằng một phần mười của mẫu (Trung Quốc).
8. (Danh) Phân số (trong môn số học).
9. (Danh) Số điểm (trường học, tranh đua thể thao).
10. Một âm là "phần". (Danh) Thành phần. ◎ Như: "đường phần" thành phần đường, "dưỡng phần" thành phần chất dinh dưỡng.
11. Một âm là "phận". (Danh) Danh vị, phạm vi của cá nhân trong xã hội. ◎ Như: "danh phận" , "chức phận" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim thiên thụ chủ công, tất hữu đăng cửu ngũ chi phận" , (Đệ lục hồi) Nay trời ban (viên ấn ngọc) cho tướng quân, ắt là điềm báo tướng quân sẽ lên ngôi vua.
12. § Tục dùng như chữ "phận" .
13. (Danh) Hoàn cảnh, quan hệ. ◎ Như: "duyên phận" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chia.
② Tách ghẽ, như ngũ cốc bất phân không phân biệt được năm giống thóc.
③ Chia rẽ, như phân thủ chia tay mỗi người đi một ngả.
④ Phân, mười phân là một tấc.
⑤ Phút (một giờ sáu mươi phút).
⑥ Về môn số học, cái số trừ không hết gọi là phân số .
⑦ Ðồng xu, như bách phân chi nhất một phần trăm của một đồng bạc.
⑧ Một âm là phận. Như danh phận , chức phận , v.v.
⑨ Chia phần, như nhất phận , nhị phận , nghĩa là trong toàn số mình được một phần hay hai phần. Tục cũng dùng như chữ phận .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chia: Một năm chia làm bốn mùa; Một quả dưa chia (bổ) làm đôi; Chia tay;
② Phân công: Việc này phân công cho anh ấy làm;
③ Phân rõ, phân biệt, tách ra: Không phân biệt trắng đen;
④ Chi nhánh, bộ phận: Chi nhánh ngân hàng; Phân cục;
⑤ Phân số: Phân số giản ước;
⑥ Phần: Ba phần thông minh, bảy phần cố gắng;
⑦ Xu: ) Hai xu; Một hào hai (xu); Một phần trăm của đồng bạc;
⑧ Phút: 7 giờ 20 (phút);
⑨ Sào (1 phần 10 mẫu Trung Quốc): Hai mẫu ba sào (Trung Quốc);
⑩ Điểm: Thi toán được 5 điểm; Trận đấu bóng rổ này đội trường ta thắng 15 điểm;
⑪ Phân, centimét (= 1/100 mét);
⑫ Lợi tức 10%: Lợi tức một năm 10%;
⑬ 【】phân biệt [fenbié] a. Chia tay, biệt li, xa cách: Tạm thời xa cách, chẳng bao lâu lại được gặp nhau; b. Phân biệt: Phân biệt phải trái; c. Khác nhau: Đối xử khác nhau; d. Chia nhau, mỗi người tự, mỗi loại: 調 Ông Trương và ông Đinh trong đợt điều chỉnh bộ máy lần này chia nhau đảm nhiệm chức trưởng và phó khoa; Sản lượng lương thực và bông so với năm ngoái mỗi loại tăng 40 và 30 phần trăm. Xem [fèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia cắt ra. Chia ra — Làm cho rời ra, riêng ra — Một Phần. Như chữ Phân . Đoạn trường tân thanh có câu: » Mai cốt cách, tuyết tinh thần, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười « — Một phần mười của một đơn vị đo lường, chẳng hạn 1/10 mét, 1/10 kí lô, đều gọi là Phân — Một phút đồng hồ — Một âm là Phận. Xem Phận.

Từ ghép 116

bạch hắc phân minh 白黑分明bách phân 百分bách phân pháp 百分法bách phân suất 百分率bất phân 不分bất phân thắng phụ 不分勝負bất phân thắng phụ 不分胜负bình phân 平分bộ phân 部分chi phân 支分công phân 公分dạ phân 夜分đa phân 多分đắc phân 得分đẳng phân 等分đương án phân phối khu 档案分配区đương án phân phối khu 檔案分配區hoạch phân 划分hoạch phân 劃分lao yến phân phi 勞燕分飛liệt thổ phân cương 列土分疆nhai phân 涯分nhị phân 二分phân âm 分陰phân băng li tích 分崩離析phân biện 分辨phân biệt 分別phân biệt 分别phân bố 分佈phân bố 分布phân bổ 分補phân cách 分隔phân cát 分割phân cấp 分給phân cấp 分给phân chi 分枝phân chung 分鐘phân chung 分钟phân chức 分職phân công 分工phân cục 分局phân cư 分居phân cương 分疆phân duệ 分袂phân đảm 分擔phân đạo 分道phân đạo dương tiêu 分道揚鑣phân định 分定phân đồ 分途phân gia 分家phân giải 分解phân giới 分界phân hạn 分限phân hiệu 分号phân hiệu 分號phân hội 分会phân hội 分會phân hưởng 分享phân khai 分開phân khâm 分襟phân khoa 分科phân kì 分岐phân lập 分立phân li 分離phân liệt 分裂phân loại 分类phân loại 分類phân lợi 分利phân lượng 分量phân lưu 分流phân ly 分離phân mẫu 分母phân miễn 分娩phân minh 分明phân ngạch 分額phân ngoại 分外phân nhiệm 分任phân phái 分派phân pháp 分法phân phát 分发phân phát 分發phân phê 分批phân phiên 分番phân phó 分付phân phong 分封phân phối 分配phân quyền 分權phân sản 分產phân số 分数phân số 分數phân tán 分散phân tâm 分心phân thân 分身phân thốn 分寸phân thủ 分手phân thủ phán duệ 分首判袂phân thư 分書phân tích 分析phân tiết 分泄phân trần 分陳phân tử 分子phân từ 分詞phân từ 分词phân ưu 分憂phân xử 分處qua phân 瓜分quân phân 均分quần phân 羣分sung phân 充分tam phân 三分tam quyền phân lập 三權分立thập phân 十分thu phân 秋分tỷ phân 比分xuân phân 春分xử phân 處分

phần

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chia cắt (làm ra thành nhiều phần). ◎ Như: "phân cát" chia cắt, "phân li" chia li, "phân thủ" chia tay mỗi người đi một ngả.
2. (Động) Tách ghẽ, biện biệt. ◇ Luận Ngữ : "Tứ thể bất cần, ngũ cốc bất phân" , (Vi Tử ) Tay chân không chăm làm, không biết phân biệt năm giống lúa.
3. (Động) Chia cho. ◇ Sử Kí : "Quảng liêm, đắc thưởng tứ triếp phân kì huy hạ" , (Lí tướng quân truyện ) Tính (Lí) Quảng thanh liêm, được tiền thưởng là chia ngay cho người dưới.
4. (Động) Chia sẻ, chung chịu hoặc chung hưởng. ◇ Sử Kí : "(Ngô Khởi) dữ sĩ tốt phân lao khổ" () (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) (Ngô Khởi) cùng chia sẻ khó nhọc với quân sĩ.
5. (Tính) Từ một cấu tổ chức chung chia ra. ◎ Như: "phân cục" bộ phận, "phân công ti" chi nhánh.
6. (Tính) Rõ ràng, minh bạch. ◎ Như: "thị phi phân minh" phải trái rõ ràng. ◇ Đỗ Phủ : "Thiếp thân vị phân minh, Hà dĩ bái cô chương?" , (Tân hôn biệt ) Thân phận thiếp chưa rõ ràng, Biết lấy địa vị nào mà bái lạy cha mẹ chàng?
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị chiều dài, mười "phân" (cm) là một tấc. (2) Phút, một giờ có sáu mươi phút. (3) Đơn vị đo góc, sáu mươi "phân" là một độ. (4) Xu. ◎ Như: "bách phân chi nhất" một phần trăm của một đồng bạc. (5) Sào (diện tích ruộng đất), bằng một phần mười của mẫu (Trung Quốc).
8. (Danh) Phân số (trong môn số học).
9. (Danh) Số điểm (trường học, tranh đua thể thao).
10. Một âm là "phần". (Danh) Thành phần. ◎ Như: "đường phần" thành phần đường, "dưỡng phần" thành phần chất dinh dưỡng.
11. Một âm là "phận". (Danh) Danh vị, phạm vi của cá nhân trong xã hội. ◎ Như: "danh phận" , "chức phận" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim thiên thụ chủ công, tất hữu đăng cửu ngũ chi phận" , (Đệ lục hồi) Nay trời ban (viên ấn ngọc) cho tướng quân, ắt là điềm báo tướng quân sẽ lên ngôi vua.
12. § Tục dùng như chữ "phận" .
13. (Danh) Hoàn cảnh, quan hệ. ◎ Như: "duyên phận" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành phần, chất: Thành phần nước; Chất muối;
② Bổn phận, nhiệm vụ: Ai cũng có bổn phận xây dựng tổ quốc;
③ Như [fèn]. Xem [fen].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đã bị chia ra. Ta cũng gọi là một phần — Cái âm khác là Phân, Phận. Xem các âm này.

Từ ghép 7

phận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thân phận, số phận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chia cắt (làm ra thành nhiều phần). ◎ Như: "phân cát" chia cắt, "phân li" chia li, "phân thủ" chia tay mỗi người đi một ngả.
2. (Động) Tách ghẽ, biện biệt. ◇ Luận Ngữ : "Tứ thể bất cần, ngũ cốc bất phân" , (Vi Tử ) Tay chân không chăm làm, không biết phân biệt năm giống lúa.
3. (Động) Chia cho. ◇ Sử Kí : "Quảng liêm, đắc thưởng tứ triếp phân kì huy hạ" , (Lí tướng quân truyện ) Tính (Lí) Quảng thanh liêm, được tiền thưởng là chia ngay cho người dưới.
4. (Động) Chia sẻ, chung chịu hoặc chung hưởng. ◇ Sử Kí : "(Ngô Khởi) dữ sĩ tốt phân lao khổ" () (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) (Ngô Khởi) cùng chia sẻ khó nhọc với quân sĩ.
5. (Tính) Từ một cấu tổ chức chung chia ra. ◎ Như: "phân cục" bộ phận, "phân công ti" chi nhánh.
6. (Tính) Rõ ràng, minh bạch. ◎ Như: "thị phi phân minh" phải trái rõ ràng. ◇ Đỗ Phủ : "Thiếp thân vị phân minh, Hà dĩ bái cô chương?" , (Tân hôn biệt ) Thân phận thiếp chưa rõ ràng, Biết lấy địa vị nào mà bái lạy cha mẹ chàng?
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị chiều dài, mười "phân" (cm) là một tấc. (2) Phút, một giờ có sáu mươi phút. (3) Đơn vị đo góc, sáu mươi "phân" là một độ. (4) Xu. ◎ Như: "bách phân chi nhất" một phần trăm của một đồng bạc. (5) Sào (diện tích ruộng đất), bằng một phần mười của mẫu (Trung Quốc).
8. (Danh) Phân số (trong môn số học).
9. (Danh) Số điểm (trường học, tranh đua thể thao).
10. Một âm là "phần". (Danh) Thành phần. ◎ Như: "đường phần" thành phần đường, "dưỡng phần" thành phần chất dinh dưỡng.
11. Một âm là "phận". (Danh) Danh vị, phạm vi của cá nhân trong xã hội. ◎ Như: "danh phận" , "chức phận" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim thiên thụ chủ công, tất hữu đăng cửu ngũ chi phận" , (Đệ lục hồi) Nay trời ban (viên ấn ngọc) cho tướng quân, ắt là điềm báo tướng quân sẽ lên ngôi vua.
12. § Tục dùng như chữ "phận" .
13. (Danh) Hoàn cảnh, quan hệ. ◎ Như: "duyên phận" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chia.
② Tách ghẽ, như ngũ cốc bất phân không phân biệt được năm giống thóc.
③ Chia rẽ, như phân thủ chia tay mỗi người đi một ngả.
④ Phân, mười phân là một tấc.
⑤ Phút (một giờ sáu mươi phút).
⑥ Về môn số học, cái số trừ không hết gọi là phân số .
⑦ Ðồng xu, như bách phân chi nhất một phần trăm của một đồng bạc.
⑧ Một âm là phận. Như danh phận , chức phận , v.v.
⑨ Chia phần, như nhất phận , nhị phận , nghĩa là trong toàn số mình được một phần hay hai phần. Tục cũng dùng như chữ phận .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành phần, chất: Thành phần nước; Chất muối;
② Bổn phận, nhiệm vụ: Ai cũng có bổn phận xây dựng tổ quốc;
③ Như [fèn]. Xem [fen].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Các phần mà trời đã chia sẵn cho mỗi người, chỉ cuộc đời một người. Đoạn trường tân thanh có câu:» Hoa trôi bèo giạt đã đành, biết duyên mình biết phận mình thế thôi « — Địa vị trong xã hội. Td: Chức phận — các âm khác là Phân, Phần. Xem các âm này.

Từ ghép 25

binh
bīng ㄅㄧㄥ

binh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vũ khí
2. quân lính
3. quân sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vũ khí. ◇ Trịnh Huyền : "Trịnh Tư Nông vân: Ngũ binh giả: qua, thù, kích, tù mâu, di mâu" : : , , , , (Chú ) Trịnh Tư Nông nói rằng: Có năm thứ vũ khí là: qua, thù, kích, tù mâu, di mâu. ◇ Sử Kí : "Kim Lương Triệu tương công, khinh binh duệ tốt tất kiệt ư ngoại, lão nhược bì ư nội" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Nay nước Lương và nước Triệu đánh nhau, vũ khí nhẹ, quân giỏi tất nhiên ở hết ngoài (mặt trận), người già mệt mỏi ở trong (nước).
2. (Danh) Chiến sĩ, quân đội. ◎ Như: "điều binh khiển tướng" 調 điều khiển tướng sĩ, chỉ huy quân đội. ◇ Chiến quốc sách : "Tần công Triệu ư Trường Bình, đại phá chi, dẫn binh nhi quy" , , (Triệu sách tam) Tần đánh Triệu ở Trường Bình, đại thắng, kéo quân về.
3. (Danh) Quân sự, chiến tranh. ◎ Như: "chỉ thượng đàm binh" bàn việc binh trên giấy (chỉ giỏi bàn luận quân sự trên lí thuyết).
4. (Danh) Phân loại bản trong quân đội. ◎ Như: "pháo binh" , "kị binh" , "bộ binh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ binh. Các đồ như súng ống, giáo mác đều gọi là binh khí . Lính, phép binh bây giờ chia làm ba: 1) hạng thường bị; 2) tục bị; 3) hậu bị. Hiện đang ở lính gọi là thường bị binh, hết hạn ba năm về nhà; có việc lại ra là tục bị binh; lại đang hạn ba năm nữa rồi về là hậu bị binh, lại hết bốn năm cho về hưu hẳn, lại như dân thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quân, quân sự, quân đội, lính, binh, chiến sĩ: Dân quân; Huấn luyện quân đội, tập luyện (quân sự); Binh lính, chiến sĩ; Bộ binh;
② Việc binh, việc quân : Việc binh là việc lớn của quốc gia (Tôn tử binh pháp); Việc binh quý ở thần tốc; Bàn việc quân trên qiấy, lí luận suông;
③ (văn) Binh khí, võ khí;
④ Con tốt (chốt) trong cờ tướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí giới đánh trận. Còn gọi là binh khí — Người lính — Chỉ việc chiến tranh.

Từ ghép 141

án binh 按兵án binh bất động 按兵不動âm binh 陰兵bãi binh 罷兵binh bất huyết nhận 兵不血刃binh bất yếm trá 兵不厭詐binh biến 兵变binh biến 兵變binh bộ 兵部binh cách 兵革binh chế 兵制binh chủng 兵种binh chủng 兵種binh công 兵工binh công xưởng 兵工廠binh dịch 兵役binh doanh 兵營binh doanh 兵营binh đoàn 兵团binh đoàn 兵團binh đội 兵隊binh gia 兵家binh giải 兵解binh gián 兵諫binh giáp 兵甲binh hạm 兵舰binh hạm 兵艦binh hậu 兵後binh hiểm 兵險binh khí 兵器binh lực 兵力binh lược 兵略binh lương 兵糧binh mã 兵馬binh mã 兵马binh nguyên 兵源binh nhu 兵需binh nhung 兵戎binh pháp 兵法binh phí 兵費binh phủ 兵府binh phù 兵符binh qua 兵戈binh quyền 兵权binh quyền 兵權binh sĩ 兵士binh thuyền 兵船binh thư 兵书binh thư 兵書binh thư yếu lược 兵書要略binh trạm 兵站binh viên 兵员binh viên 兵員bộ binh 步兵cảnh binh 警兵cấm binh 禁兵cấu binh 構兵chỉ thượng đàm binh 紙上談兵chiến binh 戰兵chiêu binh 招兵chuyên binh 顓兵công binh 工兵 binh 機兵cử binh 舉兵cứu binh 救兵cựu chiến binh 舊戰兵dung binh 傭兵dụng binh 用兵duyệt binh 閱兵đại binh 大兵đái binh 帶兵đao binh 刀兵đào binh 逃兵điểm binh 點兵điều binh 調兵đoản binh 短兵đồ binh 徒兵đồn binh 屯兵đốn binh 頓兵động binh 動兵giao binh 交兵giáp binh 甲兵hành binh 行兵hiến binh 憲兵hoãn binh 緩兵hồi binh 回兵hội binh 會兵hưng binh 興兵hương binh 鄉兵khao binh 犒兵khinh binh 輕兵khởi binh 起兵kì binh 奇兵kị binh 騎兵kiêu binh 驕兵kỵ binh 騎兵kỵ binh 骑兵lệ binh 隸兵lĩnh binh 領兵luyện binh 鍊兵mộ binh 募兵nghi binh 疑兵nghĩa binh 義兵nhị binh 弭兵nhuệ binh 鋭兵nhũng binh 宂兵pháo binh 炮兵phát binh 發兵phó lĩnh binh 副領兵phục binh 伏兵quan binh 官兵quân binh 軍兵quốc binh 國兵sáo binh 哨兵sĩ binh 士兵sùng binh 崇兵tài binh 裁兵tàn binh 殘兵tăng binh 增兵tân binh 新兵tập binh 習兵tẩy binh 洗兵thu binh 收兵thủy binh 水兵tiêu binh 哨兵tiêu binh 标兵tiêu binh 標兵tinh binh 精兵toát binh 嘬兵tổng binh 總兵trị binh 治兵triệt binh 撤兵trú binh 駐兵trưng binh 徵兵tù binh 囚兵tuyển binh 選兵ủng binh 擁兵vệ binh 衛兵viện binh 援兵xuất binh 出兵xưng binh 稱兵
linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lǐng ㄌㄧㄥˇ

linh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tiếng nước chảy)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trong suốt, sáng sủa.
2. (Tính) Trong veo (âm thanh). ◇ Lục : "Âm linh linh nhi doanh nhĩ" (Văn phú ) Âm thanh trong vắt đầy tai.
3. (Tính) Êm ả, nhẹ nhàng. ◎ Như: "linh phong" gió nhẹ, gió hiu hiu.
4. (Danh) Người diễn kịch, phường chèo. § Thông "linh" .
5. (Động) Hiểu rõ. ◇ Hoài Nam Tử : "Thụ giáo nhất ngôn, tinh thần hiểu linh" , (Tu vụ ) Nhận dạy một lời, tinh thần thông hiểu.

Từ điển Thiều Chửu

① Linh linh tiếng nước chảy ve ve.
② Linh nhiên tiếng gió thoảng qua (thổi vèo).
③ Cùng một nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Êm dịu, nhẹ nhàng: Gió mát;
② (thanh) (Tiếng nước chảy) ve ve;
③ Như (bộ );
④ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ nhẹ nhàng phất phơ — Dáng nước trong.

Từ ghép 1

vận
yùn ㄩㄣˋ

vận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sự may mắn, vận may
2. sự chuyên trở

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Di động, chuyển động, xoay vần. ◎ Như: "vận chuyển" chuyển động, "vận hành" di chuyển, "nhật nguyệt vận hành" mặt trời mặt trăng xoay vần.
2. (Động) Huy động, vung. ◇ Trang Tử : "Tượng Thạch vận cân thành phong, thính nhi trác chi" , (Từ vô quỷ ) Phó Thạch vung búa thành gió, nghe tiếng mà đẽo.
3. (Động) Chuyên chở, chở đi. ◎ Như: "vận hóa" chuyên chở hàng hóa.
4. (Động) Sử dụng, dùng tới. ◎ Như: "vận tư" suy nghĩ, cấu tứ, "vận bút" nguẫy bút, cầm bút viết, "vận trù" toan tính, trù hoạch. ◇ Sử Kí : "Phù bị kiên chấp duệ, Nghĩa bất như công, tọa nhi vận sách, công bất như Nghĩa" , ; , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Mang áo giáp dày, cầm binh khí sắc thì (Tống) Nghĩa này không bằng ông (chỉ Hạng Vũ), nhưng ngồi để trù tính sách lược thì ông không bằng Nghĩa.
5. (Danh) Số mệnh, số phận. ◎ Như: "vận khí" vận bĩ tắc của người.
6. (Danh) Bề dọc theo chiều nam bắc. ◇ Quốc ngữ : "Quảng vận bách lí" (Việt ngữ thượng ) Ngang dọc trăm dặm.
7. (Danh) Nói tắt của "vận động hội" . ◎ Như: "Á vận" Á vận hội, "Áo vận" vận động hội thế giới.
8. (Danh) Họ "Vận".

Từ điển Thiều Chửu

① Xoay vần, vật gì cứ noi một lối quay đi, hết vòng lại tới, không ra không vào, không lúc nào dừng gọi là vận. Như nhật nguyệt vận hành mặt trời mặt trăng xoay vần, vận hóa sự xoay vần biến hóa trong thân thể, vận động cất nhắc luôn luôn.
② Phàm vật gì quanh vòng chuyển động đều gọi là vận. Như vận bút nguẫy bút, cầm bút viết, vận bích vần gạch vuông, vận trù vần toan, vận tâm trí ra mà toan tính.
③ Vận số. Như ta nói vận tốt vận xấu vậy. Kẻ xem bói xem số tính vận thanh thản, vận bĩ tắc của người gọi là vận khí .
④ Phía nam bắc quả đất.
⑤ Họ Vận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vận động, xoay vần: Vận hành;
② Vận chuyển, di chuyển: Vận chuyển hàng hóa; Vận chuyển bằng đường thủy;
③ Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn;
④ Vận mệnh, vận số, số phận: Vận tốt, số đỏ; Vận rủi, số đen;
⑤ (văn) Phía nam bắc của quả đất;
⑥ [Yùn] (Họ) Vận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dời chỗ. Xoay vần. Td: Chuyển vận — Chở đi nơi khác — Xoay vào, ứng vào. Đoạn trường tân thanh : » Một lời là một vận vào khó nghe « — Sự xoay vần của đời người. Td: Mệnh vận. Tục ngữ: » Đất có tuần, dân có vận « — Cái lúc, cái hoàn cảnh xoay vần tới. Truyện Nhị độ mai : » Đỡ khi gấp khúc đỡ khi vận cùng «.

Từ ghép 41

cơ, ki, ky, kì, kỳ
jī ㄐㄧ, qī ㄑㄧ, qí ㄑㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Một năm: Áo tang một năm (dành cho ông bà, chú bác, anh em, vợ con và con dâu trưởng); Sau một năm (Chiến quốc sách). Xem [qi].

ki

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ước hẹn, hẹn. ◎ Như: "bất kì nhi ngộ" không hẹn mà gặp.
2. (Động) Trông chờ, mong mỏi. ◎ Như: "kì vọng" mong mỏi, trông chờ.
3. (Danh) Hạn độ. ◇ Bạch Cư Dị : "Thiên trường địa cửu hữu thì tận, Thử hận miên miên vô tuyệt kì" , 綿綿 (Trường hận ca ) Trời đất lâu dài còn có lúc hết, Nhưng mối hận này triền miên không có lúc nào nguôi.
4. (Danh) Một khoảng thời gian. ◎ Như: "giá kì" thời gian nghỉ, "học kì" thời gian học.
5. (Lượng) Đơn vị đếm từng khoảng thời gian. ◎ Như: "huấn luyện kế hoạch nhất niên phân vi tứ kì" kế hoạch huấn luyện một năm chia làm bốn kì, "tạp chí mỗi nguyệt xuất nhất kì" tạp chí mỗi tháng ra một kì (số báo).
6. (Danh) "Kì di" người sống một trăm tuổi.
7. Một âm là "ki". (Danh) Một năm. § Ông bà chú bác anh em vợ con và con dâu trưởng chết phải để tang một năm gọi là "ki phục" .
8. (Danh) Tang phục. § Nói tắt của "ki phục" .
9. (Trợ) ◎ Như: "thật duy hà ki" thực ở vào đâu?

Từ ghép 1

ky

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Kì hẹn, như khiên kì sai hẹn.
② Ắt thế, mong mỏi, như kì vọng mong hẹn cho phải thành.
③ Kì di trăm tuổi.
④ Một âm là ki. Một năm.
⑤ Ông bà chú bác anh em vợ con và con dâu trưởng chết phải để tang một năm gọi là ki phục .
⑥ Dùng làm tiếng trợ từ, như thật duy hà ki thực ở vào đâu?

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Một năm: Áo tang một năm (dành cho ông bà, chú bác, anh em, vợ con và con dâu trưởng); Sau một năm (Chiến quốc sách). Xem [qi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tròn một năm. Giáp năm — Quần áo tang dùng vào việc để tang một năm. Cũng gọi là Ki phục — Một âm là Kì.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ước hẹn, hẹn. ◎ Như: "bất kì nhi ngộ" không hẹn mà gặp.
2. (Động) Trông chờ, mong mỏi. ◎ Như: "kì vọng" mong mỏi, trông chờ.
3. (Danh) Hạn độ. ◇ Bạch Cư Dị : "Thiên trường địa cửu hữu thì tận, Thử hận miên miên vô tuyệt kì" , 綿綿 (Trường hận ca ) Trời đất lâu dài còn có lúc hết, Nhưng mối hận này triền miên không có lúc nào nguôi.
4. (Danh) Một khoảng thời gian. ◎ Như: "giá kì" thời gian nghỉ, "học kì" thời gian học.
5. (Lượng) Đơn vị đếm từng khoảng thời gian. ◎ Như: "huấn luyện kế hoạch nhất niên phân vi tứ kì" kế hoạch huấn luyện một năm chia làm bốn kì, "tạp chí mỗi nguyệt xuất nhất kì" tạp chí mỗi tháng ra một kì (số báo).
6. (Danh) "Kì di" người sống một trăm tuổi.
7. Một âm là "ki". (Danh) Một năm. § Ông bà chú bác anh em vợ con và con dâu trưởng chết phải để tang một năm gọi là "ki phục" .
8. (Danh) Tang phục. § Nói tắt của "ki phục" .
9. (Trợ) ◎ Như: "thật duy hà ki" thực ở vào đâu?

Từ ghép 37

kỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thời kỳ, lúc
2. hẹn

Từ điển Thiều Chửu

① Kì hẹn, như khiên kì sai hẹn.
② Ắt thế, mong mỏi, như kì vọng mong hẹn cho phải thành.
③ Kì di trăm tuổi.
④ Một âm là ki. Một năm.
⑤ Ông bà chú bác anh em vợ con và con dâu trưởng chết phải để tang một năm gọi là ki phục .
⑥ Dùng làm tiếng trợ từ, như thật duy hà ki thực ở vào đâu?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kì hạn: Hoàn thành nhiệm vụ đúng kì hạn;
② Thời kì, thời gian, kì: Thời gian nghỉ phép; Kì học;
③ Kì, số: Tạp chí mỗi tháng ra một số;
④ Mong đợi, mong mỏi, kì vọng. 【】kì đãi [qidài] Mong đợi, chờ đợi: Chúng tôi mong đợi mãi ngày đó;
⑤ Hẹn: Không hẹn mà gặp;
⑥ 【】kì di [qiyí] (văn) Người già một trăm tuổi;
⑦ (văn) Sao cho, cốt phải, nhất định phải: Phụng sự thiên tử cốt sao cho không thất lễ (Sử kí: Nam Việt liệt truyện). Xem [ji].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúc — Thời hạn, tức lúc định trước — Hò hẹn — Thời gian một trăm năm — Một âm là Ki.

Từ ghép 32

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.