phù
fú ㄈㄨˊ

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổi. ◎ Như: "phiêu phù" trôi nổi. ◇ Nguyễn Trãi : "Liên hoa phù thủy thượng" (Dục Thúy sơn ) Hoa sen nổi trên nước.
2. (Động) Hiện rõ. ◎ Như: "kiểm thượng phù trước vi tiếu" trên mặt hiện ra nụ cười.
3. (Động) Hơn, vượt quá. ◎ Như: "nhân phù ư sự" người nhiều hơn việc.
4. (Động) Bơi, lội (tiếng địa phương).
5. (Động) Phạt uống rượu. ◇ Vương Thao : "Đương phù nhất đại bạch, vị khánh quân đắc thiên cổ chi mĩ nhân" , (Yểu nương tái thế ) Xin mời uống cạn một chén lớn, để mừng huynh đã được người đẹp muôn đời.
6. (Động) Thuận dòng xuôi đi.
7. (Tính) Ở trên mặt nước hoặc trong không trung. ◎ Như: "phú quý ư ngã như phù vân" giàu sang đối với tôi như mây nổi.
8. (Tính) Ở bên ngoài, ở bề mặt. ◎ Như: "phù thổ" lớp bụi đất ngoài, "phù diện" mặt ngoài.
9. (Tính) Không có căn cứ, không thật. ◎ Như: "phù ngôn" lời nói không có căn cứ.
10. (Tính) Hư, hão, không thiết thực. ◎ Như: "phù danh" danh hão, "phù văn" văn chương không thiết thực. ◇ Đỗ Phủ : "Hà dụng phù danh bán thử thân" (Khúc Giang ) Ích gì để cho cái danh hão trói buộc tấm thân.
11. (Tính) Mạch phù, sẽ để tay vào đã thấy mạch chạy gọi là "mạch phù" .
12. (Tính) Nông nổi, bộp chộp. ◎ Như: "tâm phù khí táo" tính khí bộp chộp nóng nảy.
13. (Danh) § Xem "phù đồ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nổi, vật gì ở trên mặt nước không có căn cứ gọi là phù, lời nói không có căn cứ gọi là phù ngôn .
② Hão, như phù mộ hâm mộ hão.
③ Quá, như nhân phù ư sự người quá nhiều việc.
④ Mạch phù, sẽ để tay vào đã thấy mạch chạy gọi là mạch phù .
⑤ Thuận dòng xuôi đi.
⑥ Phạt uống rượu.
⑦ Phù đồ , do tiếng Phật đà dịch âm trạnh ra. Phật giáo là của Phật đà sáng tạo ra, vì thế nên gọi Phật giáo đồ là phù đồ, đời sau gọi tháp của Phật là phù đồ, cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nổi, trôi nổi: Dầu nổi trên mặt nước; Thân thế như con cò biển trôi nổi trên mặt nước (Chu Minh: Lãng đào sa từ). 【】phù tài [fúcái] Của nổi;
② Lớp ở ngoài mặt: Lớp da ngoài. 【】 phù thổ [fútư] Lớp bụi ngoài;
③ (đph) Bơi, bơi lội: Anh ấy bơi một mạch sang bên kia sông;
④ Nông nổi, xốc nổi, bộp chộp: Tính anh ấy nông nổi quá, làm việc gì cũng không cẩn thận;
⑤ Không thực tế, không thiết thực, không có căn cứ, hão: Hư danh; Khoe khoang; Hâm mộ hão;
⑥ Nhiều, quá, thừa, dư: Người nhiều hơn việc; Số thừa;
⑦ (y) Mạch phù;
⑧ (văn) Thuận dòng xuôi đi;
⑨ (văn) Phạt uống rượu;
⑩ 【】phù đồ [fútú] Phật, chùa chiền: Ngôi tháp chùa bảy tầng. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nổi trên mặt nước — Quá độ — Không hợp với sự thật.

Từ ghép 40

đô
dōu ㄉㄡ, dū ㄉㄨ

đô

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tất cả, toàn bộ
2. đã
3. thủ phủ, thủ đô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thành phố lớn. ◎ Như: "hoa đô" một tên gọi thành phố Paris, "cảng đô" chỉ một thành phố lớn ở cửa biển, cửa sông.
2. (Danh) Đất trung ương, nơi thiết lập cơ sở của chính phủ. ◎ Như: "thủ đô" , "quốc đô" , "kinh đô" , "kiến đô" xây dựng kinh đô, "thiên đô" dời kinh đô ra đóng chỗ khác.
3. (Danh) Họ "Đô".
4. (Động) Đóng đô. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tự lập vi Tây Sở Bá Vương, vương cửu quận, đô Bành Thành" 西, , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành.
5. (Động) Ở. ◇ Hán Thư : "Tô Tần, Trương Nghi nhất đương vạn thặng chi chủ, nhi đô khanh tướng chi vị" , , (Đông Phương Sóc truyện ) Tô Tần, Trương Nghi cai quản muôn cỗ xe, ở vào ngôi khanh tướng.
6. (Động) Bao gồm, tổng cộng. ◇ Tào Phi : "Khoảnh soạn kì di văn, đô vi nhất tập" , (Dữ Ngô Chất thư ) Vội biên soạn những bài văn ông còn để lại, cộng chung thành một tập.
7. (Tính) Choáng, đẹp, ưu nhã. ◎ Như: "y phục lệ đô" quần áo choáng đẹp.
8. (Tính) To, lớn, cao. ◇ Hậu Hán Thư : "Trung hữu đô trụ" (Trương Hành truyện ) Giữa có cột đồng cao to.
9. (Thán) Ô, ôi. ◇ Thượng Thư : "Đô! Tại tri nhân, tại an dân" ! , (Cao Dao mô ) Ôi! (Chính là) ở chỗ biết dùng người, ở chỗ biết an dân.
10. (Phó) Đều, cả. ◎ Như: "đô hảo" đều tốt. ◇ Thủy hử truyện : "Nội hữu tứ cá kim tự, đô hôn liễu" , (Đệ tứ hồi) Trong có bốn chữ vàng, đều đã mờ cả.
11. (Phó) Cũng, thậm chí. ◎ Như: "tha nhất động đô bất động" nó không động đậy một tí gì cả (động đậy một chút cũng không).
12. (Phó) Còn, còn hơn. ◎ Như: "nhĩ đối ngã bỉ thân thư thư đô hảo" chị đối với tôi còn tốt hơn cả chị ruột tôi nữa đấy.
13. (Phó) Đã, rồi. ◎ Như: "phạn đô lương liễu" cơm đã nguội rồi, "ngộ hội đô tạo thành liễu, nhĩ áo hối dã một dụng" , lầm lỡ đã rồi, anh hối hận cũng chẳng ích gì.

Từ điển Thiều Chửu

① Kinh đô, kẻ chợ. Như đô hội chỗ tụ họp đông đúc lớn. Chỗ vua đóng đô gọi là đô. Như kiến đô xây dựng kinh đô, thiên đô dời kinh đô ra đóng chỗ khác.
② Choáng đẹp. Như y phục lệ đô quần áo choáng đẹp.
③ Lời khen gợi tán thán.
④ Tóm. Như đại đô đại khái tất cả, đô thị đều thế, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (phó) Đều, hoàn toàn: ? Ai nấy đều đến cả rồi chứ?; Từ chỗ đất cao xung quanh đường đèo đứng nhìn, thì đều (hoàn toàn) không thấy gì cả (Mộng khê bút đàm);
② Cũng vì, đều (tại): Đều tại anh dây dưa, làm chúng tôi phải đến muộn;
③ Còn: Chị đối với tôi còn tốt hơn cả chị ruột tôi nữa đấy; Buổi trưa còn rét hơn sáng;
④ Đã: Cụ ấy đã gần tám mươi mà vẫn khỏe quá;
⑤ (văn) Cộng chung, tổng cộng: Vội biên soạn những bài văn ông còn để lại, cộng chung thành một tập (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư). Xem [du].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủ đô, kinh đô: Đóng đô, lập thủ đô;
② Thành phố lớn: Đô thị, thành thị; An Sơn là thành phố thép của Trung Quốc;
③ (văn) Choáng đẹp, lộng lẫy: Quần áo đẹp lộng lẫy; Ung dung nhàn nhã, đẹp lắm (Hán thư: Tư Mã Tương Như truyện);
④ (văn) Lớn, cao to, to lớn: Giữa có cột đồng cao to (Hậu Hán thư: Trương Hoành liệt truyện);
⑤ (văn) Đến (biểu thị thời gian): Cho đến lúc (nhà Chu) kết thúc (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑥ (thán) Ô hay, a (biểu thị ý ca ngợi, tán thán): Ô! Điều cốt yếu là ở sự biết dùng người, biết làm cho dân yên (Thượng thư: Cao Dao mô);
⑦ (văn) Tích tụ, tụ họp: Mà nước lấy đó làm chỗ tích tụ (Quản tử: Thủy địa);
⑧ (văn) Ở vào (địa vị): Ở vào ngôi khanh tướng (Hán thư: Đông Phương Sóc truyện);
⑨ [Du] (Họ) Đô. Xem [dou].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi đặt triều đình, đặt chính phủ của một nước — đều, cùng. Tóm cả.

Từ ghép 22

tháo, tạo
cāo ㄘㄠ, cào ㄘㄠˋ, zào ㄗㄠˋ

tháo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, gây nên. ◎ Như: "chế tạo" làm ra, "phỏng tạo" 仿 bắt chước mà làm, "tạo phúc nhất phương" làm nên phúc cho cả một phương, "tạo nghiệt vô cùng" gây nên mầm vạ vô cùng.
2. (Động) Xây đắp, kiến thiết, kiến trúc. ◎ Như: "kiến tạo" xây dựng, "tạo thuyền" đóng thuyền, "tu tạo" sửa sang, xây đắp lại.
3. (Động) Sáng chế. ◎ Như: "sáng tạo" sáng chế, "Mông Điềm tạo bút" Mông Điềm sáng chế ra bút, "Sái Luân tạo chỉ" Sái Luân sáng chế ra giấy.
4. (Động) Bịa đặt, hư cấu. ◎ Như: "niết tạo" đặt điều, "tạo dao sinh sự" bịa đặt lời để gây rối.
5. (Động) Khởi đầu. ◇ Thư Kinh : "Tạo công tự Minh Điều" (Y huấn ) Khởi đầu chiến tranh là từ Minh Điều (tên đất, vua Kiệt làm ác bị vua Thành Thang đánh bại ở đây).
6. (Động) Cho mạng sống. ◎ Như: "tái tạo chi ân" ơn cứu mạng.
7. (Động) Bồi dưỡng, đào tạo. ◎ Như: "khả tạo chi tài" người (tài năng) có thể bồi dưỡng.
8. (Danh) Họ "Tạo".
9. Một âm là "tháo". (Động) Đến, đạt tới. ◎ Như: "đăng môn tháo thất" lên cửa tới nhà, "thâm tháo" tới cõi thâm thúy.
10. (Động) Thành tựu. ◎ Như: "học thuật tháo nghệ" học thuật đạt tới trình độ, thành tựu.
11. (Danh) Bên, phía. ◎ Như: "lưỡng tháo" bên nguyên cáo và bên bị cáo.
12. (Danh) Số mệnh (dụng ngữ trong thuật số, bói toán). ◎ Như: "kiền tháo" số mệnh đàn ông, "khôn tháo" số mệnh đàn bà.
13. (Danh) Thời đại, thời kì. ◎ Như: "mạt tháo" đời cuối, mạt thế.
14. (Phó) Thốt nhiên, đột nhiên. ◎ Như: "tháo thứ" vội vàng, thảng thốt. ◇ Lễ Kí : "Linh Công tháo nhiên thất dong" (Bảo Phó đệ tứ thập bát ) Linh Công thốt nhiên biến sắc.

Từ điển Thiều Chửu

① Gây nên, làm nên. Như tạo phúc nhất phương làm nên phúc cho cả một phương. Tạo nghiệt vô cùng gây nên mầm vạ vô cùng, v.v.
② Xây đắp, sáng tạo ra. Như tu tạo sửa sang, xây đắp lại. Phàm người nào sáng chế ra một cái gì trước cũng gọi là tạo. Như Mông Ðiềm tạo bút ông Mông Điềm chế tạo ra bút trước. Sái luân tạo chỉ ông Sái Luân chế tạo ra giấy trước nhất, v.v.
③ Bịa đặt. Như tạo dao sinh sự bịa đặt ra lời nói phao để sinh sự.
④ Trước, mới.
⑤ Một âm là tháo. Đến. Như đăng môn tháo thất lên cửa tới nhà. Học tới nơi nào cũng gọi là tháo. Như thâm tháo tới cõi thâm thúy.
⑥ Người hai phe gọi là tháo. Như bên nguyên cáo và bên bị cáo cùng tới tòa án gọi là lưỡng tháo . Nhà lấy số gọi số đàn ông là kiền tháo , số đàn bà gọi là khôn tháo cũng theo một nghĩa ấy cả.
⑦ Thời đại. Như mạt tháo đời cuối, mạt thế.
⑧ Thốt nhiên. Như tháo thứ vội vàng, hấp tấp, thảng thốt.
⑨ Tế cầu phúc.
⑩ Ghép liền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Làm, đóng, gây, đặt, lập, sản xuất ra, chế tạo ra: làm giấy; Đóng tàu; Gây rừng; Đặt câu;
② Tạo, tạo ra, sáng tạo: Đào tạo; Cải tạo;
③ Đến, tới: Lên cửa tới nhà; Ắt tự mình đi đến phủ của Tả công (Phương Bao: Tả Trung Nghị công dật sự); Đến thăm;
④ Vụ: Một năm hai vụ;
⑤ Bịa đặt: Bịa đặt tin đồn nhảm để sinh sự; Ngươi sao dám đặt điều (Tam quốc diễn nghĩa);
⑥ Một phe, một bên (trong vụ kiện): Hai bên nguyên và bị đều có mặt đủ (Thượng thư);
⑦ (văn) Số (ngày tháng năm sinh theo can chi mà thầy bói thời xưa tính): Số đàn ông; Số đàn bà;
⑧ (văn) Thời đại: Thời cuối;
⑨ (văn) Thốt nhiên: Vội vàng, hấp tấp;
⑩ (văn) Chứa, đựng: Nhà vua cho đặt mâm lớn để đựng băng trên đó (Lễ kí: Tang đại kí);
⑪ (văn) Tế cầu phúc;
⑫[Zào] (Họ) Tạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Tới — Nên việc. Xong việc — Thình lình, gấp rút — Một âm là Tạo. Xem Tạo.

Từ ghép 1

tạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. làm, chế tạo
2. bịa đặt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, gây nên. ◎ Như: "chế tạo" làm ra, "phỏng tạo" 仿 bắt chước mà làm, "tạo phúc nhất phương" làm nên phúc cho cả một phương, "tạo nghiệt vô cùng" gây nên mầm vạ vô cùng.
2. (Động) Xây đắp, kiến thiết, kiến trúc. ◎ Như: "kiến tạo" xây dựng, "tạo thuyền" đóng thuyền, "tu tạo" sửa sang, xây đắp lại.
3. (Động) Sáng chế. ◎ Như: "sáng tạo" sáng chế, "Mông Điềm tạo bút" Mông Điềm sáng chế ra bút, "Sái Luân tạo chỉ" Sái Luân sáng chế ra giấy.
4. (Động) Bịa đặt, hư cấu. ◎ Như: "niết tạo" đặt điều, "tạo dao sinh sự" bịa đặt lời để gây rối.
5. (Động) Khởi đầu. ◇ Thư Kinh : "Tạo công tự Minh Điều" (Y huấn ) Khởi đầu chiến tranh là từ Minh Điều (tên đất, vua Kiệt làm ác bị vua Thành Thang đánh bại ở đây).
6. (Động) Cho mạng sống. ◎ Như: "tái tạo chi ân" ơn cứu mạng.
7. (Động) Bồi dưỡng, đào tạo. ◎ Như: "khả tạo chi tài" người (tài năng) có thể bồi dưỡng.
8. (Danh) Họ "Tạo".
9. Một âm là "tháo". (Động) Đến, đạt tới. ◎ Như: "đăng môn tháo thất" lên cửa tới nhà, "thâm tháo" tới cõi thâm thúy.
10. (Động) Thành tựu. ◎ Như: "học thuật tháo nghệ" học thuật đạt tới trình độ, thành tựu.
11. (Danh) Bên, phía. ◎ Như: "lưỡng tháo" bên nguyên cáo và bên bị cáo.
12. (Danh) Số mệnh (dụng ngữ trong thuật số, bói toán). ◎ Như: "kiền tháo" số mệnh đàn ông, "khôn tháo" số mệnh đàn bà.
13. (Danh) Thời đại, thời kì. ◎ Như: "mạt tháo" đời cuối, mạt thế.
14. (Phó) Thốt nhiên, đột nhiên. ◎ Như: "tháo thứ" vội vàng, thảng thốt. ◇ Lễ Kí : "Linh Công tháo nhiên thất dong" (Bảo Phó đệ tứ thập bát ) Linh Công thốt nhiên biến sắc.

Từ điển Thiều Chửu

① Gây nên, làm nên. Như tạo phúc nhất phương làm nên phúc cho cả một phương. Tạo nghiệt vô cùng gây nên mầm vạ vô cùng, v.v.
② Xây đắp, sáng tạo ra. Như tu tạo sửa sang, xây đắp lại. Phàm người nào sáng chế ra một cái gì trước cũng gọi là tạo. Như Mông Ðiềm tạo bút ông Mông Điềm chế tạo ra bút trước. Sái luân tạo chỉ ông Sái Luân chế tạo ra giấy trước nhất, v.v.
③ Bịa đặt. Như tạo dao sinh sự bịa đặt ra lời nói phao để sinh sự.
④ Trước, mới.
⑤ Một âm là tháo. Đến. Như đăng môn tháo thất lên cửa tới nhà. Học tới nơi nào cũng gọi là tháo. Như thâm tháo tới cõi thâm thúy.
⑥ Người hai phe gọi là tháo. Như bên nguyên cáo và bên bị cáo cùng tới tòa án gọi là lưỡng tháo . Nhà lấy số gọi số đàn ông là kiền tháo , số đàn bà gọi là khôn tháo cũng theo một nghĩa ấy cả.
⑦ Thời đại. Như mạt tháo đời cuối, mạt thế.
⑧ Thốt nhiên. Như tháo thứ vội vàng, hấp tấp, thảng thốt.
⑨ Tế cầu phúc.
⑩ Ghép liền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Làm, đóng, gây, đặt, lập, sản xuất ra, chế tạo ra: làm giấy; Đóng tàu; Gây rừng; Đặt câu;
② Tạo, tạo ra, sáng tạo: Đào tạo; Cải tạo;
③ Đến, tới: Lên cửa tới nhà; Ắt tự mình đi đến phủ của Tả công (Phương Bao: Tả Trung Nghị công dật sự); Đến thăm;
④ Vụ: Một năm hai vụ;
⑤ Bịa đặt: Bịa đặt tin đồn nhảm để sinh sự; Ngươi sao dám đặt điều (Tam quốc diễn nghĩa);
⑥ Một phe, một bên (trong vụ kiện): Hai bên nguyên và bị đều có mặt đủ (Thượng thư);
⑦ (văn) Số (ngày tháng năm sinh theo can chi mà thầy bói thời xưa tính): Số đàn ông; Số đàn bà;
⑧ (văn) Thời đại: Thời cuối;
⑨ (văn) Thốt nhiên: Vội vàng, hấp tấp;
⑩ (văn) Chứa, đựng: Nhà vua cho đặt mâm lớn để đựng băng trên đó (Lễ kí: Tang đại kí);
⑪ (văn) Tế cầu phúc;
⑫[Zào] (Họ) Tạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm ra — Bắt đầu — Chỉ ông trời. Vì ông trời làm ra mọi vật. Truyện Trê Cóc » Chẳng qua con tạo đảo điên « — Một âm là Tháo. Xem Tháo.

Từ ghép 35

bạt, bội
bá ㄅㄚˊ, bèi ㄅㄟˋ

bạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cạy, nạy, đẩy, gảy
2. nhổ (cây)
3. rút ra
4. đề bạt (chọn lấy một người)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhổ, rút. ◎ Như: "bạt thảo" nhổ cỏ, "bạt kiếm" rút gươm, "liên căn bạt khởi" nhổ cả rễ lên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bạt trại thối binh" 退 (Đệ thập nhất hồi) Nhổ trại lui binh.
2. (Động) Hút ra, kéo ra ngoài. ◎ Như: "bạt độc" hút độc, "bạt xuất nùng lai" lấy mủ ra.
3. (Động) Cải biến, dời đổi. ◎ Như: "kiên nhẫn bất bạt" kiên nhẫn không đổi.
4. (Động) Trừ khử. ◎ Như: "bạt họa căn" trừ gốc họa hoạn.
5. (Động) Cất nhắc, tuyển chọn. ◎ Như: "đề bạt" cất nhắc, "chân bạt" tiến cử.
6. (Động) Vượt trội. ◎ Như: "xuất loại bạt tụy" vượt trội mọi người.
7. (Động) Đánh chiếm. ◇ Chiến quốc sách : "Tần bạt Nghi Dương" (Chu sách nhất ) (Quân) Tần lấy được Nghi Dương.
8. (Danh) Chuôi mũi tên. ◇ Thi Kinh : "Công viết tả chi, Xả bạt tắc hoạch" , (Tần phong , Tứ thiết ) Vua nói đánh xe qua trái, Buông chuôi mũi tên bắn trúng ngay.
9. (Phó) Nhanh, vội. ◇ Lễ Kí : "Vô bạt lai, vô báo vãng" , (Thiểu lễ ) Chớ vội đến, chớ báo đi.
10. Một âm là "bội". (Động) Đâm cành nẩy lá. ◇ Thi Kinh : "Tạc vực bội hĩ" (Đại nhã , Miên 綿) Cây tạc cây vực đâm cành nẩy lá xum xuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạt lên, chọn trong cả bọn lấy riêng một người lên gọi là bạt. Như đề bạt , chân bạt đều một nghĩa ấy cả.
② Trọi chót. Có tài hơn cả một bọn gọi là bạt, như xuất loại bạt tụy cao chót hơn cả mọi người.
③ Nhổ, như liên căn bạt khởi nhổ cả rễ lên. Vây thành mà lấy được cũng gọi là bạt.
④ Nhanh, vội.
⑤ Một âm là bội. Ðâm cành nẩy lá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhổ, rút: Nhổ cỏ; Nhổ một sợi lông để làm lợi cho thiên hạ thì cũng không làm (Dương tử); Rút gươm ra tự sát (Sử kí);
② Đánh chiếm, san bằng: San bằng đồn địch; Đánh chiếm hai mươi thành (Sử kí);
③ Cất nhắc, đề bạt, chọn lọc: Chọn nhân tài;
④ Hơn, vượt, vượt lên, vượt bậc: Kì tài xuất chúng;
⑤ Hút, kéo ra ngoài: Hút độc;
⑥ (văn) Nhanh, vội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhổ lên, kéo lên — Tiến cử lên — Lấy — Mau. Thình lình. Đuôi mũi tên.

Từ ghép 43

bội

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhổ, rút. ◎ Như: "bạt thảo" nhổ cỏ, "bạt kiếm" rút gươm, "liên căn bạt khởi" nhổ cả rễ lên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bạt trại thối binh" 退 (Đệ thập nhất hồi) Nhổ trại lui binh.
2. (Động) Hút ra, kéo ra ngoài. ◎ Như: "bạt độc" hút độc, "bạt xuất nùng lai" lấy mủ ra.
3. (Động) Cải biến, dời đổi. ◎ Như: "kiên nhẫn bất bạt" kiên nhẫn không đổi.
4. (Động) Trừ khử. ◎ Như: "bạt họa căn" trừ gốc họa hoạn.
5. (Động) Cất nhắc, tuyển chọn. ◎ Như: "đề bạt" cất nhắc, "chân bạt" tiến cử.
6. (Động) Vượt trội. ◎ Như: "xuất loại bạt tụy" vượt trội mọi người.
7. (Động) Đánh chiếm. ◇ Chiến quốc sách : "Tần bạt Nghi Dương" (Chu sách nhất ) (Quân) Tần lấy được Nghi Dương.
8. (Danh) Chuôi mũi tên. ◇ Thi Kinh : "Công viết tả chi, Xả bạt tắc hoạch" , (Tần phong , Tứ thiết ) Vua nói đánh xe qua trái, Buông chuôi mũi tên bắn trúng ngay.
9. (Phó) Nhanh, vội. ◇ Lễ Kí : "Vô bạt lai, vô báo vãng" , (Thiểu lễ ) Chớ vội đến, chớ báo đi.
10. Một âm là "bội". (Động) Đâm cành nẩy lá. ◇ Thi Kinh : "Tạc vực bội hĩ" (Đại nhã , Miên 綿) Cây tạc cây vực đâm cành nẩy lá xum xuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạt lên, chọn trong cả bọn lấy riêng một người lên gọi là bạt. Như đề bạt , chân bạt đều một nghĩa ấy cả.
② Trọi chót. Có tài hơn cả một bọn gọi là bạt, như xuất loại bạt tụy cao chót hơn cả mọi người.
③ Nhổ, như liên căn bạt khởi nhổ cả rễ lên. Vây thành mà lấy được cũng gọi là bạt.
④ Nhanh, vội.
⑤ Một âm là bội. Ðâm cành nẩy lá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhú ra, ló ra. nói về mầm cây — Một âm khác là Bạt.
linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn cư phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

lãnh, lĩnh
lǐng ㄌㄧㄥˇ

lãnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cổ áo
2. lĩnh, nhận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cổ. ◇ Mạnh Tử : "Tắc thiên hạ chi dân giai dẫn lĩnh nhi vọng chi hĩ" (Lương Huệ Vương thượng ) Thì dân trong thiên hạ đều nghển cổ mà trông mong vậy.
2. (Danh) Cổ áo. ◎ Như: "lĩnh tử" cổ áo, "y lĩnh" cổ áo, "lĩnh đái" cà-vạt (cravate).
3. (Danh) Đại cương, yếu điểm. ◎ Như: "yếu lĩnh" đại cương, những điểm trọng yếu.
4. (Danh) Lượng từ: (số) áo, bao, bị, chiếc, cái. ◎ Như: "thượng y nhất lĩnh" một cái áo, "tịch nhất lĩnh" một cái chiếu. ◇ Hán Thư : "Tứ kim tiền, tăng nhứ, tú bị bách lĩnh, y ngũ thập khiếp" , , , (Hoắc Quang truyện ) Ban cho tiền vàng, tơ lụa, túi gấm trăm cái, áo năm mươi tráp.
5. (Động) Đốc suất hết thảy. ◎ Như: "suất lĩnh" thống suất.
6. (Động) Nhận lấy. ◎ Như: "lĩnh hướng" lĩnh lương, "lĩnh bằng" nhận lấy bằng cấp.
7. (Động) Lí hội, hiểu biết. ◎ Như: "lĩnh lược" hiểu đại ý, "lĩnh giáo" hiểu rõ được lời dạy bảo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khả lĩnh lược liễu ta tư vị một hữu?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Đã hiểu được chút nào ý vị (của những bài thơ đó) hay chưa?
8. § Cũng đọc là "lãnh".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cổ: Khăn quàng cổ; Thì dân trong thiên hạ đều nghển cổ mà trông mong vậy (Mạnh tử);
② Bâu, cổ áo: Bâu áo; Cổ lật (bẻ); Cổ tròn;
③ Đại cương, điểm thiết yếu, yếu điểm: Tóm tắt đại cương; Không đúng yếu điểm;
④ (văn) (loại) Chiếc, cái: Một cái áo; Một chiếc chiếu;
⑤ Đưa, dắt dẫn: Dẫn đoàn đại biểu; Đưa khách đến nhà ăn;
⑥ Chiếm, lãnh: Chiếm lĩnh; Lãnh thổ;
⑦ Nhận lấy, lãnh: Thông báo nhận của đánh rơi; Lãnh phần thưởng;
⑧ Tiếp thu giáo dục (sự chỉ bảo).【】lãnh giáo [lêngjiào] a. Hiểu rõ và cảm phục, thưởng thức: ! Cụ nói rất đúng, xin cảm phục; Mời anh đàn qua một bài để chúng tôi được dịp thưởng thức; b. Xin chỉ bảo cho: Có một việc nhỏ xin bác chỉ bảo cho;
⑨ Hiểu biết: Hiểu được sơ sơ (đại ý);
⑩ Điều khiển, đốc suất mọi việc. 【】lãnh sự [lêngshì] Lãnh sự: Lãnh sự quán; Tổng lãnh sự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng đọc Lĩnh. Xem Lĩnh.

Từ ghép 4

lĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cổ áo
2. lĩnh, nhận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cổ. ◇ Mạnh Tử : "Tắc thiên hạ chi dân giai dẫn lĩnh nhi vọng chi hĩ" (Lương Huệ Vương thượng ) Thì dân trong thiên hạ đều nghển cổ mà trông mong vậy.
2. (Danh) Cổ áo. ◎ Như: "lĩnh tử" cổ áo, "y lĩnh" cổ áo, "lĩnh đái" cà-vạt (cravate).
3. (Danh) Đại cương, yếu điểm. ◎ Như: "yếu lĩnh" đại cương, những điểm trọng yếu.
4. (Danh) Lượng từ: (số) áo, bao, bị, chiếc, cái. ◎ Như: "thượng y nhất lĩnh" một cái áo, "tịch nhất lĩnh" một cái chiếu. ◇ Hán Thư : "Tứ kim tiền, tăng nhứ, tú bị bách lĩnh, y ngũ thập khiếp" , , , (Hoắc Quang truyện ) Ban cho tiền vàng, tơ lụa, túi gấm trăm cái, áo năm mươi tráp.
5. (Động) Đốc suất hết thảy. ◎ Như: "suất lĩnh" thống suất.
6. (Động) Nhận lấy. ◎ Như: "lĩnh hướng" lĩnh lương, "lĩnh bằng" nhận lấy bằng cấp.
7. (Động) Lí hội, hiểu biết. ◎ Như: "lĩnh lược" hiểu đại ý, "lĩnh giáo" hiểu rõ được lời dạy bảo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khả lĩnh lược liễu ta tư vị một hữu?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Đã hiểu được chút nào ý vị (của những bài thơ đó) hay chưa?
8. § Cũng đọc là "lãnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cổ. Như Mạnh Tử nói: Tắc thiên hạ chi dân, giai dẫn lĩnh nhi vọng chi hĩ thì dân trong thiên hạ đều nghển cổ mà trông mong vậy.
② Cái cổ áo, một cái áo cũng gọi là nhất lĩnh . Xóc áo thì phải cầm cổ cầm tay thì áo mới sóng, vì thế nên người nào quản lí một bộ phận, một nhóm gọi là lĩnh tụ (đầu sỏ).
③ Đốc xuất hết thẩy, người nào giữ cái chức đốc xuất tất cả công việc một khu đều gọi là lĩnh. Như lĩnh sự người giữ chức đốc xuất tất cả mọi việc ở nước ngoài. Ta thường gọi là lãnh sự.
④ Nhận lấy. Như lĩnh hướng lĩnh lương, lĩnh bằng , v.v.
⑤ Lí hội, hiểu biết. Như lĩnh lược lí hội qua được đại ý, nghe rõ được lời người ta bàn luận gọi là lĩnh giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cổ: Khăn quàng cổ; Thì dân trong thiên hạ đều nghển cổ mà trông mong vậy (Mạnh tử);
② Bâu, cổ áo: Bâu áo; Cổ lật (bẻ); Cổ tròn;
③ Đại cương, điểm thiết yếu, yếu điểm: Tóm tắt đại cương; Không đúng yếu điểm;
④ (văn) (loại) Chiếc, cái: Một cái áo; Một chiếc chiếu;
⑤ Đưa, dắt dẫn: Dẫn đoàn đại biểu; Đưa khách đến nhà ăn;
⑥ Chiếm, lãnh: Chiếm lĩnh; Lãnh thổ;
⑦ Nhận lấy, lãnh: Thông báo nhận của đánh rơi; Lãnh phần thưởng;
⑧ Tiếp thu giáo dục (sự chỉ bảo).【】lãnh giáo [lêngjiào] a. Hiểu rõ và cảm phục, thưởng thức: ! Cụ nói rất đúng, xin cảm phục; Mời anh đàn qua một bài để chúng tôi được dịp thưởng thức; b. Xin chỉ bảo cho: Có một việc nhỏ xin bác chỉ bảo cho;
⑨ Hiểu biết: Hiểu được sơ sơ (đại ý);
⑩ Điều khiển, đốc suất mọi việc. 【】lãnh sự [lêngshì] Lãnh sự: Lãnh sự quán; Tổng lãnh sự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cổ — Cái cổ áo — Đứng đầu — Nắm giữ việc chỉ huy — Nhận lấy — Hiểu thật rõ.

Từ ghép 30

sơ, sớ
shū ㄕㄨ, shù ㄕㄨˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thông suốt
2. không thân thiết, họ xa
3. sơ xuất, xao nhãng
4. thưa, ít
5. đục khoét, chạm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khai thông. ◎ Như: "sơ thông" khai thông. ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà" (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông.
2. (Động) Phân tán. ◎ Như: "sơ tán nhân quần" phân tán nhân quần.
3. (Động) Trừ bỏ, thanh trừ. ◇ Tôn Xước : "Sơ phiền tưởng ư tâm hung" (Du Thiên Thai san phú ) Trừ bỏ những ý nghĩ buồn phiền trong lòng.
4. (Động) Đục, chạm, khắc, vẽ. ◎ Như: "sơ linh" đục khoét và chạm trổ chấn song cửa sổ (cho ánh sáng lọt vào).
5. (Tính) Thưa, ít, lác đác. ◎ Như: "sơ tinh" sao thưa. ◇ Nguyễn Trãi : "Môn vô xa mã cố nhân sơ" (Mạn thành ) Trước cửa không xe ngựa, bạn cũ thưa.
6. (Tính) Không thân, không gần gũi. ◎ Như: "nhân địa sanh sơ" lạ người lạ cảnh.
7. (Tính) Lơ đễnh, không chú ý. ◎ Như: "sơ hốt" xao nhãng.
8. (Tính) Rỗng không, không thật. ◎ Như: "tài sơ học thiển" tài rỗng học cạn.
9. (Tính) Thô xấu, không tinh tế. ◇ Luận Ngữ : "Phạn sơ tự ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi" , (Thuật nhi ) Ăn gạo thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu.
10. (Danh) Cửa sổ.
11. (Danh) Hoa văn chạm khắc trên cửa sổ.
12. (Danh) Rau trái. § Thông "sơ" .
13. Một âm là "sớ". (Danh) Lời giải thích, bài giải nghĩa. ◎ Như: "chú sớ" giải thích bài văn.
14. (Danh) Tờ trình, tấu chương dâng lên vua. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nghị lang Sái Ung thượng sớ" (Đệ nhất hồi ) Quan nghị lang Sái Ung dâng sớ.
15. (Danh) Thư tín. ◇ Đỗ Phủ : "Động Đình vô quá nhạn, Thư sớ mạc tương vong" , (Đàm Châu tống Vi Viên Ngoại mục Thiều Châu ) Hồ Động Đình không có nhạn bay qua, Thư từ xin chớ quên nhau.
16. (Động) Trần thuật, trình bày sự việc.

Từ điển Thiều Chửu

① Thông suốt, sự thực đúng lẽ phải gọi là sơ thông trí viễn . Hai bên cùng thấu tỏ nhau cũng gọi là sơ thông.
② Chia khoi.
③ Thưa, ít.
④ Bày.
⑤ Giúp.
⑥ Xa, họ gần là thân , họ xa là sơ . Thường tiếp nhau luôn là thân, cách nhau xa lâu là sơ.
⑦ Sơ xuất, xao nhãng. Mưu tính bố trí không được chu đáo gọi là thô sơ hay sơ hốt .
⑧ Ðục chạm, như sơ linh đục khoét và chạm trổ chấn song cửa sổ cho thấu ánh sáng vào.
⑨ Một âm là sớ. Tâu bày.
⑩ Giải nghĩa văn, như chú sớ chua âm và giải rõ nghĩa văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông, nạo vét: Nạo vét lòng sông;
② Phân tán: Sơ tán;
③ Thưa, ít.【】sơ lạc [shuluò] Thưa thớt, rải rác, lác đác, lơ thơ, lưa thưa: Bên bờ sông lưa thưa mấy cây liễu;
④ Thờ ơ: Xưa nay họ rất thờ ơ với nhau;
⑤ Lơ là: Lơ đễnh, lơ là;
⑥ Lạ: Xa lạ; Lạ người lạ cảnh;
⑦ (văn) Giúp;
⑧ (văn) Đục chạm: Đục khoét và chạm trổ chấn song cửa sổ (cho ánh sáng lọt vào).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thưa. Ít — Xa, không được gần ( nói về mối liên hệ ) — Một âm là Sớ. Xem Sớ.

Từ ghép 25

sớ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tâu bày

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khai thông. ◎ Như: "sơ thông" khai thông. ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà" (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông.
2. (Động) Phân tán. ◎ Như: "sơ tán nhân quần" phân tán nhân quần.
3. (Động) Trừ bỏ, thanh trừ. ◇ Tôn Xước : "Sơ phiền tưởng ư tâm hung" (Du Thiên Thai san phú ) Trừ bỏ những ý nghĩ buồn phiền trong lòng.
4. (Động) Đục, chạm, khắc, vẽ. ◎ Như: "sơ linh" đục khoét và chạm trổ chấn song cửa sổ (cho ánh sáng lọt vào).
5. (Tính) Thưa, ít, lác đác. ◎ Như: "sơ tinh" sao thưa. ◇ Nguyễn Trãi : "Môn vô xa mã cố nhân sơ" (Mạn thành ) Trước cửa không xe ngựa, bạn cũ thưa.
6. (Tính) Không thân, không gần gũi. ◎ Như: "nhân địa sanh sơ" lạ người lạ cảnh.
7. (Tính) Lơ đễnh, không chú ý. ◎ Như: "sơ hốt" xao nhãng.
8. (Tính) Rỗng không, không thật. ◎ Như: "tài sơ học thiển" tài rỗng học cạn.
9. (Tính) Thô xấu, không tinh tế. ◇ Luận Ngữ : "Phạn sơ tự ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi" , (Thuật nhi ) Ăn gạo thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu.
10. (Danh) Cửa sổ.
11. (Danh) Hoa văn chạm khắc trên cửa sổ.
12. (Danh) Rau trái. § Thông "sơ" .
13. Một âm là "sớ". (Danh) Lời giải thích, bài giải nghĩa. ◎ Như: "chú sớ" giải thích bài văn.
14. (Danh) Tờ trình, tấu chương dâng lên vua. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nghị lang Sái Ung thượng sớ" (Đệ nhất hồi ) Quan nghị lang Sái Ung dâng sớ.
15. (Danh) Thư tín. ◇ Đỗ Phủ : "Động Đình vô quá nhạn, Thư sớ mạc tương vong" , (Đàm Châu tống Vi Viên Ngoại mục Thiều Châu ) Hồ Động Đình không có nhạn bay qua, Thư từ xin chớ quên nhau.
16. (Động) Trần thuật, trình bày sự việc.

Từ điển Thiều Chửu

① Thông suốt, sự thực đúng lẽ phải gọi là sơ thông trí viễn . Hai bên cùng thấu tỏ nhau cũng gọi là sơ thông.
② Chia khoi.
③ Thưa, ít.
④ Bày.
⑤ Giúp.
⑥ Xa, họ gần là thân , họ xa là sơ . Thường tiếp nhau luôn là thân, cách nhau xa lâu là sơ.
⑦ Sơ xuất, xao nhãng. Mưu tính bố trí không được chu đáo gọi là thô sơ hay sơ hốt .
⑧ Ðục chạm, như sơ linh đục khoét và chạm trổ chấn song cửa sổ cho thấu ánh sáng vào.
⑨ Một âm là sớ. Tâu bày.
⑩ Giải nghĩa văn, như chú sớ chua âm và giải rõ nghĩa văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tờ sớ: Dâng sớ;
② Trình bày rõ từng điểm một;
③ Chú thích kĩ (sách cổ): Sách chú giải Thập Tam Kinh, Thập tam Kinh chú sớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy chép lời tâu của quan để dâng lên vua. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Mà những người từng thượng trận ngày xưa, rắp tấu công từ Vị Ngọ Thân Dậu đến giờ, treo tính tự để nằm trong lá sớ « — Ghi chép giải thích qua loa về những điều khó hiểu trong sách — Một âm là Sơ. Xem Sơ.

Từ ghép 7

quyền, quyển
juǎn ㄐㄩㄢˇ, quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cuốn đi, cuốn theo (dùng sức mạnh). ◎ Như: "tịch quyển" cuốn tất. ◇ Tô Thức : "Quyển khởi thiên đôi tuyết" (Niệm nô kiều ) Cuốn lôi ngàn đống tuyết.
2. (Động) Cuộn lại, cuốn lại. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc ) Sẽ được thấy lại vợ con, buồn bã còn đâu nữa, Vội cuốn sách vở mừng vui muốn điên cuồng. ◇ Tình sử : "Trùng liêm bất quyển nhật hôn hoàng" Đôi tầng rèm rủ (không cuốn lại), bóng dương tà.
3. (Động) Quằn lại, uốn quăn. ◇ Thủy hử truyện : "Khảm đồng đóa thiết, đao khẩu bất quyển" , (Đệ thập nhị hồi) Chặt đồng chém sắt, lưỡi đao không quằn.
4. (Động) Lấy cắp, cuỗm. ◎ Như: "quyển khoản tiềm đào" cuỗm tiền trốn đi.
5. (Danh) Chỉ các thứ có hình cuốn tròn lại. ◎ Như: "yên quyển" thuốc lá cuốn, "đản quyển" trứng tráng cuốn lại.
6. (Danh) Lượng từ: cuộn, gói, bó. § Cũng như chữ "quyển" . ◎ Như: "hành lí quyển nhi" gói hành lí.
7. Một âm là "quyền". § Xem "quyền quyền" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cuốn, cũng như chữ quyển . Tịch quyển cuốn tất (bao quát tất cả).
② Một âm là quyền. Quyền quyền gắng gỏi (hăng hái).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nắm tay, quả đấm (như , bộ );
Gắng gỏi, hăng hái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Quyền — Một âm khác là Quyển. Xem Quyển.

Từ ghép 1

quyển

phồn thể

Từ điển phổ thông

cuộn, cuốn (rèm)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cuốn đi, cuốn theo (dùng sức mạnh). ◎ Như: "tịch quyển" cuốn tất. ◇ Tô Thức : "Quyển khởi thiên đôi tuyết" (Niệm nô kiều ) Cuốn lôi ngàn đống tuyết.
2. (Động) Cuộn lại, cuốn lại. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc ) Sẽ được thấy lại vợ con, buồn bã còn đâu nữa, Vội cuốn sách vở mừng vui muốn điên cuồng. ◇ Tình sử : "Trùng liêm bất quyển nhật hôn hoàng" Đôi tầng rèm rủ (không cuốn lại), bóng dương tà.
3. (Động) Quằn lại, uốn quăn. ◇ Thủy hử truyện : "Khảm đồng đóa thiết, đao khẩu bất quyển" , (Đệ thập nhị hồi) Chặt đồng chém sắt, lưỡi đao không quằn.
4. (Động) Lấy cắp, cuỗm. ◎ Như: "quyển khoản tiềm đào" cuỗm tiền trốn đi.
5. (Danh) Chỉ các thứ có hình cuốn tròn lại. ◎ Như: "yên quyển" thuốc lá cuốn, "đản quyển" trứng tráng cuốn lại.
6. (Danh) Lượng từ: cuộn, gói, bó. § Cũng như chữ "quyển" . ◎ Như: "hành lí quyển nhi" gói hành lí.
7. Một âm là "quyền". § Xem "quyền quyền" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cuốn, cũng như chữ quyển . Tịch quyển cuốn tất (bao quát tất cả).
② Một âm là quyền. Quyền quyền gắng gỏi (hăng hái).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cuộn, cuốn, quấn: Cuốn mành lại; Quấn một điếu thuốc; Xe hơi cuốn theo bụi; Cuốn tất;
② Uốn quăn: Uốn tóc; Tóc uốn quăn;
③ Xắn: Xắn tay áo;
④ (loại) Cuộn, bó, gói: Cuộn (gói) hành lí. Xem [juàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn lên. Cuộn lại — Một âm khác là Quyền. Xem Quyền.

Từ ghép 14

nhiếp
niè ㄋㄧㄝˋ, shè ㄕㄜˋ

nhiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vén lên
2. bắt lấy
3. thu lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa cho ngay, chỉnh đốn. ◇ Sử Kí : "Hầu Sanh nhiếp tệ y quan, trực thướng tái công tử thượng tọa, bất nhượng" , , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Hầu Sinh sửa lại áo mũ rách rưới, bước thẳng lên xe ngồi luôn vào chỗ phía trên, không từ chối.
2. (Động) Thu lấy, chụp lấy. ◎ Như: "nhiếp ảnh" chụp hình, "nhiếp thủ kính đầu" chụp tấm hình.
3. (Động) Vén lên, nâng. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên.
4. (Động) Thu hút. ◎ Như: "câu hồn nhiếp phách" thu bắt hồn vía. ◇ Cố Huống : "Từ thạch nhiếp thiết, bất nhiếp hồng mao" , (Quảng Lăng Bạch Sa Đại Vân tự bi ) Đá nam châm hút sắt, không hút lông chim hồng.
5. (Động) Duy trì, giữ gìn, bảo trì. ◇ Quốc ngữ : "Thành nhi bất thiên, nãi năng nhiếp cố" , (Tấn ngữ tứ) Thành công mà không dời đổi, mới có thể giữ vững.
6. (Động) Bắt lấy. ◎ Như: "câu nhiếp" tróc nã, tìm bắt.
7. (Động) Cai quản, thống lĩnh. ◎ Như: "thống nhiếp" thống lĩnh. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhiếp thiên địa chi chánh, bỉnh tứ hải chi duy" , (Trần Phiền truyện ) Cầm đầu khuôn phép trời đất, nắm giữ bờ cõi bốn bể.
8. (Động) Kiêm nhiệm, thay thế. ◎ Như: "nhiếp chánh" thay vua cai trị nước. ◇ Mạnh Tử : "Nghiêu lão nhi Thuấn nhiếp dã" (Vạn Chương thượng ) Vua Nghiêu già nên Thuấn thay thế mà trị nước vậy.
9. (Động) Phụ tá, giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Bằng hữu du nhiếp" (Đại nhã , Kí túy ) Bạn bè sẵn sàng giúp đỡ.
10. (Động) Gần, sát gần, ép sát, bách cận. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian" , (Tiên tiến ) Nước có ngàn cỗ xe, bị ép giữa hai nước lớn.
11. (Động) Nuôi dưỡng. ◎ Như: "nhiếp sanh" dưỡng sinh. ◇ Thẩm Ước : "Thiện nhiếp tăng thọ" (Thần bất diệt luận ) Khéo bảo dưỡng thì thêm tuổi sống lâu.
12. Một âm là "nhiệp". (Tính) Yên định, an ổn. ◇ Hán Thư : "Thiên hạ nhiếp nhiên, nhân an kì sanh" , (Nghiêm Trợ truyện ) Thiên hạ an ổn, ai nấy ở yên với đời sống mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Vén lên.
② Bắt lấy.
③ Thu nhiếp lại, như nhiếp ảnh chụp ảnh, nhiếp sinh thu nhiếp tinh thần để nuôi mình cho khỏe.
④ Trị cho nghiêm chỉnh, như trấn nhiếp lấy oai mà khiến cho ai nấy đều sợ không dám làm càn.
⑤ Kiêm, thay, nhiếp vị làm thay địa vị người khác.
⑥ Bị bức bách.
⑦ Vay mượn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, thu hút, hấp thu: Hấp thu chất bổ;
② Bảo dưỡng, giữ gìn (sức khỏe): Giữ gìn thân thể (sức khỏe); Giữ sức khỏe, dưỡng sinh;
③ Thay quyền để thống trị, kiêm quyền, thay quyền: Nhiếp chính (thay vua nắm quyền cai trị); Lên ngôi thay vua;
④ (văn) Trị cho nghiêm chỉnh: Trấn áp để không dám làm càn;
⑤ (văn) Bị bức bách;
⑥ (văn) Vay mượn;
⑦ (văn) Vén lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Giúp đỡ — Đem, dẫn tới — Thay thế — Nuôi nấng — Đáng lẽ đọc Thiếp.

Từ ghép 10

Từ điển trích dẫn

1. Tim và bụng. ◇ Chiến quốc sách : "Tần Hàn chi địa hình, tương thác như tú. Tần chi hữu Hàn, nhược mộc chi hữu đố, nhân chi bệnh tâm phúc" , . , , (Tần sách tam, Phạm Thư chí Tần ) Địa thế của Tần, Hàn, xen lẫn nhau như bức thêu. Tần mà có đất của Hàn, như gỗ mà có sâu mọt, như người mà có bệnh ở tim, bụng.
2. Đất hiểm yếu. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhân thử dục dĩ hội kì tâm phúc" (Ngôi Hiêu truyện ) Nhân đó muốn phá vỡ đất hiểm yếu của nước này.
3. Người thân tín, người ở cạnh tham dự việc cơ mật. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân hoan hỉ, tương tả hữu nhất khái tiên khiển hồi khứ, chỉ lưu lưỡng cá tâm phúc tiểu đồng khiên mã" , , (Đệ thập lục hồi) Giả Trân vui mừng, bảo người nhà về trước, chỉ giữ lại hai đứa hầu thân tín dắt ngựa.
4. Tỉ dụ trung thành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tim và bụng, chỉ sự thân thiết, rất đáng tin. Đoạn trường tân thanh : » Từ rằng tâm phúc tương cờ «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.