đãi
dāi ㄉㄞ, dài ㄉㄞˋ

đãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đối xử, tiếp đãi
2. đợi, chờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đợi, chờ. ◇ Nguyễn Du : "Sơn nguyệt giang phong như hữu đãi" (Ngẫu đề công quán bích ) Trăng núi gió sông như có (lòng) chờ đợi.
2. (Động) Tiếp đãi, đối xử. ◎ Như: "đãi ngộ" tiếp đãi. ◇ Tây du kí 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, là việc hèn mọn, sao lại đối xử với ta như thế?
3. (Động) Phòng bị, chống cự. ◇ Sử Kí : "Liêm Pha kiên bích dĩ đãi Tần, Tần sổ khiêu chiến, Triệu binh bất xuất" , , (Bạch Khởi Vương Tiễn truyện ) Liêm Pha làm lũy vững chắc để chống cự lại Tần, quân Tần mấy lần khiêu chiến, quân Triệu không ra.
4. (Động) Dựa vào, nương tựa. ◇ Thương quân thư : "Quốc đãi nông chiến nhi an" (Nông chiến ) Nước nhờ vào chính sách nông chiến mà được yên.
5. (Động) Muốn, định. ◎ Như: "chánh đãi xuất ngoại, khước hạ khởi đại vũ lai liễu" , đúng lúc muốn ra ngoài, thì trời mưa lớn.
6. (Động) Ở lại, lưu lại. ◎ Như: "nhĩ đãi nhất hội nhi tái tẩu" anh ở chơi một chút rồi hãy về.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðợi.
② Tiếp đãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đối đãi, đối xử, cư xử: Anh ấy đối xử với tôi tốt lắm; Đối đãi khoan hồng; Ta đối đãi nước Thục không bạc bẽo (Tam quốc chí);
② Thết, đãi, khoản đãi, chiêu đãi: Thết khách, đãi khách, mời khách;
③ Chờ đợi: Còn đang chờ giải quyết; Cần gấp lắm không thể chờ đợi được nữa. (Ngr) Đợi mỏi mắt;
④ Cần, cần phải: Tất nhiên không cần phải nói;
⑤ Muốn, định: Định nói lại thôi; Vừa muốn ra đi, lại có người đến;
⑥ (văn) Phòng bị: Nay thành quách không kiên cố, vũ khí không hoàn bị, thì không thể phòng bị những việc xảy ra bất ngờ (Hàn Phi tử);
⑦ (văn) Dựa vào: Nước nhờ vào chính sách nông chiến mà được an toàn (Thương Quân thư). Xem [dai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Ở, ở lại, ở chơi: Anh ở chơi tí nữa hãy về; 西 Anh ấy ở lại Sài Gòn năm hôm. Cv. . Xem [dài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chờ đợi — Đối xử.

Từ ghép 22

đát
dá ㄉㄚˊ

đát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xót xa
2. kinh ngạc
3. nhọc nhằn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau buồn, thương xót. § Tục gọi người chết là "đát hóa" là theo nghĩa ấy. ◇ Thi Kinh : "Cố chiêm Chu đạo, Trung tâm đát hề" , (Cối phong , Phỉ phong ) Ngoái nhìn đường về nhà Chu, Trong lòng bi thương.
2. (Động) Kinh sợ, nể sợ. ◇ Độc Cô Cập : "Trì chánh si mị đát" (Đại thư kí thượng lí quảng châu ) Giữ ngay chính thì yêu quái kính sợ.
3. (Động) Dọa nạt. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Quần khuyển thùy tiên, dương vĩ giai lai, kì nhân nộ đát chi" , , (Lâm giang chi mi ) Bầy chó nhỏ dãi, vểnh đuôi chạy lại, người đó giận dữ dọa nạt chúng.
4. (Danh) Sợ hãi. ◇ Tả Tư : "Yên chí quan hình nhi hoài đát" (Ngụy đô phú ) Sao đến nỗi thấy hình mà đã mang lòng sợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Xót xa, thấy người có sự bất hạnh mà sinh lòng thương gọi là đát. Tục gọi người chết là đát hóa là theo nghĩa ấy.
② Kinh ngạc.
③ Nhọc nhằn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Buồn đau, thương xót, đau đớn, xót xa: Người chết;
② Kinh ngạc;
③ Nhọc nhằn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn khổ đau đớn — Sợ hãi — Kinh ngạc.

Từ ghép 5

tuyệt
jué ㄐㄩㄝˊ

tuyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắt đứt, dứt, cự tuyệt
2. hết, dứt
3. rất, cực kỳ
4. có một không hai

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứt, cắt đứt. ◎ Như: "đoạn tuyệt" cắt đứt. ◇ Sử Kí : "Vị chí thân, Tần vương kinh, tự dẫn nhi khởi, tụ tuyệt" , , , (Kinh Kha truyện ) (Mũi chủy thủ) chưa đến người, vua Tần sợ hãi vùng dậy, tay áo đứt.
2. (Động) Ngưng, dừng, đình chỉ. ◎ Như: "lạc dịch bất tuyệt" liền nối không dứt, "thao thao bất tuyệt" nói tràng giang đại hải, nói không ngừng.
3. (Đông) Cạn, hết, kiệt tận. ◇ Hoài Nam Tử : "Giang hà tuyệt nhi bất lưu" , (Bổn kinh ) Sông nước cạn kiệt không chảy nữa.
4. (Động) Bất tỉnh. ◇ Phong thần diễn nghĩa : "Huyết nhiễm y khâm, hôn tuyệt vu địa" , (Đệ thất hồi) Máu nhuộm vạt áo, hôn mê bất tỉnh trên mặt đất.
5. (Động) Không có đời sau (để tiếp nối). ◎ Như: "tuyệt tử" không có con nối dõi, "tuyệt tôn" không có cháu nối dõi.
6. (Động) Chống, cưỡng lại. ◎ Như: "cự tuyệt" chống lại.
7. (Động) Rẽ ngang, xuyên qua. ◎ Như: "tuyệt lưu nhi độ" rẽ ngang dòng nước mà qua.
8. (Động) Cao vượt, siêu việt. ◇ Khổng Tử gia ngữ : "Kì nhân thân trường thập xích, vũ lực tuyệt luân" , (Bổn tính giải ) Người đó thân cao mười thước, sức lực vượt trội.
9. (Tính) Xuất chúng, trác việt, có một không hai. ◎ Như: "tuyệt thế mĩ nữ" người đàn bà đẹp tuyệt trần, đẹp có một không hai.
10. (Tính) Xa xôi hẻo lánh. ◎ Như: "tuyệt địa" nơi xa xôi khó lai vãng. ◇ Lí Lăng : "Xuất chinh tuyệt vực" (Đáp Tô Vũ thư ) Xuất chinh vùng xa xôi.
11. (Tính) Cùng, hết hi vọng. ◎ Như: "tuyệt lộ" đường cùng, "tuyệt xứ" chỗ không lối thoát.
12. (Tính) Quái lạ, đặc thù (hình dung, cử chỉ).
13. (Phó) Hoàn toàn. ◎ Như: "tuyệt đối tán thành" hoàn toàn tán thành.
14. (Phó) Rất, hết sức, vô cùng. ◎ Như: "tuyệt trọng kì nhân" rất trọng người ấy.
15. (Danh) Nói tắt của "tuyệt cú" . ◎ Như: "tứ tuyệt" thơ bốn câu, "ngũ tuyệt" thơ bốn câu mỗi câu năm chữ, "thất tuyệt" thơ bốn câu mỗi câu bảy chữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứt, phàm cái gì sấn đứt ngang đều gọi là tuyệt, nhì tuyệt lưu nhi độ rẽ ngang dòng nước mà sang.
② Dứt, hết. Như tuyệt mệnh chết mất, tuyệt tự không có con cháu gì, v.v.
③ Tuyệt vô, như tuyệt đối tán thành hết sức tán thành, ý nói tán thành đến kì cùng.
④ Có một không hai, như tuyệt sắc đẹp lạ.
⑤ Cách tuyệt không thông, như tuyệt địa nơi cách tuyệt không thông ra đâu cả.
⑥ Cự tuyệt, tuyệt hẳn không chơi với nữa là tuyệt giao .
⑦ Rất, tiếng trợ từ, như tuyệt trọng kì nhân rất trọng người ấy.
⑧ Tuyệt cú , lối thơ có bốn câu, cũng gọi là tứ tuyệt . Câu có bảy chữ gọi là thất tuyệt . Câu có năm chữ gọi là ngũ tuyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dứt, đứt, ngớt: Ùn ùn không ngớt; Rẽ ngang dòng nước mà qua;
② Bặt: Bặt tin từ lâu;
③ Hết, sạch, tiệt: Nghĩ hết cách; Chém sạch giết sạch;
④ Rất, hết sức, vô cùng, có một không hai, tuyệt: Rất sớm; Hết sức sai lầm; Rất trọng người ấy; Tuyệt sắc;
⑤ Cùng, hết (hi vọng): Đường cùng; Tuyệt vọng, hết hi vọng;
⑥ Tuyệt đối, tuyệt nhiên, hoàn toàn: Tuyệt đối không phải như thế; Tuyệt nhiên không có ý định ấy. 【】tuyệt đối [jué duì] Tuyệt đối: Tuyệt đối an toàn; Tuyệt đối không cho phép; Sự lãnh đạo tuyệt đối; Tuyệt đối phục tùng;
⑦ Cách tuyệt, cách biệt;
⑧ Cắt đứt, đoạn tuyệt: Cắt đứt mối quan hệ, đoạn tuyệt giao du; Về đi thôi hề, xin đoạn tuyệt giao du (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑨ Thể cơ cổ: Thơ tứ tuyệt; Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Từ ghép 21

ngược
nüè

ngược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ác nghiệt, tai ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tàn hại. ◇ Mạnh Tử : "Kim Yên ngược kì dân, vương vãng nhi chinh chi" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay quân Yên tàn hại dân, vua đi đánh dẹp chúng.
2. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhi hựu vinh cổ ngược kim giả" (Dữ hữu nhân luận vi văn thư ) Mà còn trọng xưa khinh nay.
3. (Tính) Tàn ác, tàn nhẫn. ◎ Như: "ngược chánh" chánh trị tàn ác, "ngược lại" quan lại độc ác.
4. (Tính) Dữ dội, mãnh liệt. ◇ Lục Cơ : "Thần văn ngược thử huân thiên" (Diễn liên châu ) Tôi nghe khí nóng dữ nung trời.
5. (Tính) Quá mức. ◎ Như: "hước nhi bất ngược" hài hước nhưng không quá quắt.
6. (Danh) Sự tàn bạo. ◎ Như: "trợ trụ vi ngược" giúp kẻ hung ác làm việc tàn bạo.
7. (Danh) Tai vạ, tai họa. ◇ Thư Kinh : "Ân giáng đại ngược" (Bàn Canh trung ) Nhà Ân gieo rắc tai vạ lớn.
8. (Phó) Một cách nghiệt ngã, ác độc. ◎ Như: "ngược đãi" đối xử nghiệt ác. ◇ Sử Kí : "Tham lệ vô yếm, ngược sát bất dĩ" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Tham ác không chán, giết chóc tàn khốc không thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác, tai ngược, nghiệt. Như ngược đãi đối đãi nghiệt ác, ngược chánh chánh trị ác.
② Tai vạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược đãi, ác, nghiệt, nghiệt ngã, bạo tàn;
② (văn) Tai vạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tàn bạo — Độc ác. Có hại — Tai họa.

Từ ghép 7

trí
shì ㄕˋ, zhì ㄓˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đặt, để, bày

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tha cho, thả, phóng thích. ◇ Quốc ngữ : "Vương toại trí chi" (Trịnh ngữ ) Vương bèn tha cho.
2. (Động) Vứt bỏ. ◎ Như: "phế trí" bỏ đi, "các trí" gác bỏ. ◇ Quốc ngữ : "Thị dĩ tiểu oán trí đại đức dã" (Chu ngữ trung ) Đó là lấy oán nhỏ mà bỏ đức lớn vậy.
3. (Động) Đặt để, để yên. ◎ Như: "trí ư trác thượng" đặt trên bàn, "trí tửu thiết yến" bày tiệc.
4. (Động) Thiết lập, dựng nên. ◎ Như: "trí huyện" đặt ra từng huyện, "trí quan" đặt chức quan.
5. (Động) Mua, sắm. ◎ Như: "trí nhất ta gia cụ" mua sắm ít đồ đạc trong nhà.
6. (Danh) Nhà trạm, dịch trạm. ◇ Mạnh Tử : "Đức chi lưu hành, tốc ư trí bưu nhi truyền mệnh" , (Công Tôn Sửu thượng ) Sự lan truyền của đức, còn nhanh chóng hơn là đặt nhà trạm mà truyền lệnh nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðể, cầm đồ gì để yên vào đâu đều gọi là trí.
② Vứt bỏ, như phế trí bỏ đi, các trí gác bỏ.
③ Yên để, như thố trí đặt để, vị trí ngôi ở, nghĩa là đặt để ngôi nào vào chỗ ấy.
④ Ðặt dựng, như trí huyện đặt ra từng huyện, trí quan đặt quan, v.v.
⑤ Nhà trạm, như Ðức chi lưu hành, tốc ư trí bưu nhi truyền mệnh (Mạnh Tử ) sự lưu hành của đức, còn chóng hơn đặt trạm mà truyền tin tức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỏ, đặt, đặt ra, dựng ra, để, bày: Bỏ (đặt) trên bàn; Sắp đặt; Bỏ đi; Gác bỏ; Đặt để; Thản nhiên không để bụng; Bày tiệc; Đặt ra huyện (mới); Đặt ra chức quan (mới);
② Lắp, lắp đặt, (thiết) bị: Lắp điện thoại; Thiết lập một số trạm gác;
③ Sắm, mua: Sắm một số bàn ghế; Mua (sắm) một bộ quần áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đặt để. Sắp đặt. Td: Bài trí — Để ở yên. Td: An trí — Tha tội.

Từ ghép 22

ngộ
wù ㄨˋ

ngộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ấp, chườm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ấp, chườm, ủ. ◎ Như: "dụng nhiệt thủy đại ngộ thủ" lấy túi nước nóng chườm tay. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá bất thị tha, tại giá lí ngộ ni" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Không phải cô ta đâu, (cô ta) đang ủ (ở trong chăn) đây này.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ấp, chườm: Lấy túi nước nóng chườm tay.
bài
bèi ㄅㄟˋ, pái ㄆㄞˊ, pǎi ㄆㄞˇ

bài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xếp hàng
2. bè (thuyền bè)
3. tháo ra
4. xô, đẩy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đẩy, gạt ra. ◇ Thủy hử truyện : "Bị (...) bài phiên tiểu thuyền, đảo tràng hạ thủy khứ" (...), (Đệ lục thập nhị hồi) Bị đẩy lật chiếc thuyền nhỏ, té nhào xuống sông.
2. (Động) Tiêu trừ, trừ khử. ◇ Lí Dục : "Vãng sự chỉ kham ai, đối cảnh nan bài" , (Lãng đào sa ) Chuyện cũ chỉ buồn đau, đối cảnh khó trừ hết.
3. (Động) Ruồng bỏ, bài xích. ◎ Như: "để bài" ruồng đuổi, "bài tễ" đuổi cút đi.
4. (Động) Khơi, tháo, khai thông. ◇ Mạnh Tử : "Quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ" , , , (Đằng Văn Công thượng ) Khơi các sông Nhữ, Hán, bời tháo sông Hoài, sông Tứ.
5. (Động) Xếp thành hàng.
6. (Động) Xếp đặt, thiết trí. ◎ Như: "an bài" bày yên, sắp đặt đâu vào đấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thứ nhật đại bài diên hội, biến thỉnh công khanh" , (Đệ tam hồi) Hôm sau đặt tiệc yến lớn, mời tất cả các công khanh.
7. (Động) Tập diễn. ◎ Như: "bài hí" tập diễn trò.
8. (Danh) Hàng. ◎ Như: "tiền bài" hàng trước, "tha cá tử cao, tổng thị tọa tại hậu bài" , những ai cao đều ngồi ở hàng sau.
9. (Danh) Lượng từ: dãy, hàng, rặng, loạt. ◎ Như: "trạm thành nhất bài" đứng thành một hàng, "cửu bài tọa vị" chín dãy chỗ ngồi.
10. (Danh) Đơn vị bộ binh: bốn "ban" là một "bài" , bốn "bài" là một "liên" .
11. (Danh) Bè. ◎ Như: "trúc bài" bè tre, "mộc bài" bè gỗ.
12. (Danh) "Bài tử xa" xe ba gác.

Từ điển Thiều Chửu

① Bời ra, gạt ra.
② Ðuổi, loại đi, như để bài ruồng đuổi, bài tễ đuổi cút đi, v.v.
③ Bày xếp, như an bài bày yên (xắp đặt đâu vào đấy). Một hàng gọi là nhất bài .
④ Phép nhà binh về bộ binh, pháo binh, công binh, truy trọng binh, thì ba bằng là một bài, quân kị thì hai bằng là một bài.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xếp, sắp: Xếp ghế thành hai hàng;
② Hàng: Hàng trước; Hàng sau;
③ Trung đội: Trung đội hỏa lực;
④ Dãy, rặng, tràng, loạt: Những rặng tre; Một dãy nhà; Tiếng súng nổ hàng loạt, loạt súng;
⑤ Tập diễn: Vở kịch mới tập diễn;
⑥ Bè: Bè gỗ;
⑦ Bỏ đi, tháo đi, bài trừ, bài xích, bài bỏ, chèn lấn, chèn: Tháo nước ra sông;
⑧ Bánh nướng nhân mứt, bánh kem: Bánh nướng nhân mứt táo. Xem [păi].

Từ điển Trần Văn Chánh

】bài tử xa [păiziche] Xe ba gác. Xem [pái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chê bai — Bày ra. Sắp xếp — Tên một đơn vị nhỏ trong quân đội Trung Hoa.

Từ ghép 38

mó ㄇㄛˊ, mú ㄇㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái khuôn bằng gỗ
2. mô phỏng
3. gương mẫu
4. mơ hồ, mập mờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn mẫu. ◎ Như: "mô phạm" khuôn mẫu, chỉ ông thầy, "giai mô" kiểu mẫu.
2. (Danh) "Mô dạng" hình dạng, dáng điệu. ◇ Thủy hử truyện : "Tiện thị đệ tử môn, khán na tăng nhân toàn bất tự xuất gia nhân mô dạng" 便, (Đệ lục hồi) Ngay cả các đệ tử đây, xem nhà sư đó chẳng ra dáng người tu hành.
3. (Danh) Họ "Mô".
4. (Động) Bắt chước, phỏng theo. ◎ Như: "mô phỏng" 仿 bắt chước, theo khuôn mẫu.
5. (Tính) Không rõ ràng. ◎ Như: "mô hồ" lờ mờ. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Khuôn mẫu, như mô phạm , mô dạng , v.v.
② Mô hồ lờ mờ. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mô, khuôn mẫu: Mô hình; Gương mẫu, mẫu mực;
② Mô phỏng: 仿 Bắt chước, phỏng theo;
③ Gương mẫu (anh hùng): Anh hùng lao động, lao động gương mẫu;
④ 【】mô hồ [móhu] a. Mờ, lờ mờ, mập mờ, mê man, mơ hồ, tối nghĩa: Nét chữ mờ (mờ); Mê man; Biết mập mờ, hiểu biết lơ mơ; b. Lẫn lộn. Cv. . Xem [mú].

Từ điển Trần Văn Chánh

Khuôn: Khuôn chì; Khuôn đồng. Xem [mó].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách chức. Kiểu. Mẫu — Theo kiểu mà bắt chước.

Từ ghép 17

sung
chōng ㄔㄨㄥ

sung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đầy đủ
2. làm đầy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đầy, tràn. ◎ Như: "tinh thần sung túc" tinh thần đầy đủ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đại hỉ sung biến thân" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Nỗi mừng lớn tràn khắp cơ thể.
2. (Động) Chất vào, lấp chặt, nạp. ◎ Như: "sung số" thêm vào cho đủ số, "sung điện" nạp điện, "sung cơ" ăn vào cho đỡ đói, "sung nhĩ bất văn" lấp chặt tai chẳng nghe.
3. (Động) Gánh vác, đảm nhậm. ◎ Như: "sung đương" giữ chức.
4. (Động) Giả mạo, giả làm. ◎ Như: "mạo sung" giả mạo, "sung hảo nhân" giả làm người tốt.
5. (Động) Tịch thu. ◎ Như: "sung công" tịch thu tiền của nộp vào công quỹ.
6. (Danh) Họ "Sung".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy, như tinh thần sung túc tinh thần đầy đủ.
② Sung số đủ số, v.v.
③ Lấp chặt, như sung nhĩ bất văn lấp chặt tai chẳng nghe.
④ Ðương gánh vác chức việc của mình gọi là sung đương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầy, tràn: 滿 Tràn ngập niềm tin; Làm cho đầy đủ, bổ sung;
② Làm, gánh vác. 【】sung đương [chongdang] Làm, gánh nhiệm vụ, giữ chức: Làm phiên dịch; Giữ chức thư kí;
③ Giả làm: Giả làm bộ tài giỏi; Giả làm người tốt;
④ Chất vào, trữ vào, lấp đầy, nạp: Ăn cho đỡ đói, lót lòng; Nạp điện; Lấp đầy tai không nghe;
⑤ [Chong] (Họ) Sung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ — Đưa vào thêm vào cho đầy đủ. Td: Bổ sung.

Từ ghép 26

nhàn
xián ㄒㄧㄢˊ

nhàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhàn hạ, rảnh rỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bao lơn, lan can.
2. (Danh) Chuồng nuôi ngựa. ◎ Như: "mã nhàn" chuồng ngựa. ◇ Chu Lễ : "Thiên tử thập hữu nhị nhàn, mã lục chủng" , (Hạ quan , Giáo nhân ) Thiên tử có mười hai chuồng ngựa, sáu giống ngựa.
3. (Danh) Chỉ phép tắc, quy phạm. ◇ Luận Ngữ : "Đại đức bất du nhàn, tiểu đức xuất nhập khả dã" , (Tử Trương ) Đức lớn không thể vượt quá phép tắc, (còn) tiểu tiết (tùy trường hợp) ra khỏi quy phạm cũng được.
4. (Động) Hạn chế, ngăn chận, chế ngự.
5. (Động) Quen thuộc, thông thạo. § Thông "nhàn" . ◇ Mạnh Tử : "Nhàn tiên thánh chi đạo" (Đằng Văn Công hạ ) Thông hiểu đạo của tiên thánh.
6. § Thông "nhàn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bao lơn, cái ngăn để hạn chế lối ra vào, vì thế cho nên hạn chế không cho phóng túng gọi là phòng nhàn , chuồng ngựa ngăn ra từng ô gọi là mã nhàn .
② Tập quen, an nhàn.
③ Nhàn hạ, cùng nghĩa với chữ nhàn . Nguyễn Trãi : Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân ta vốn là kẻ cày nhàn, câu tịch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhàn rỗi, rảnh rang, rỗi rãi (dùng như ): Hôm nay tôi được rỗi; Sức lao động nhàn rỗi;
② Để không (chưa dùng đến): Buồng để không; Thiết bị để không; Vốn để không;
③ Không quan hệ đến việc chính.【】 nhàn đàm [xiántán] Chuyện gẫu, chuyện phiếm, chuyện vãn, tán dóc, tán hươu tán vượn;
④ (văn) Bao lơn. Xem [jian], [jiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cánh cửa — Phòng ngừa — To lớn — Quen đi — Dùng như chữ Nhàn .

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.