quyền
quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. quyền lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả cân. ◇ Luận Ngữ : "Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ" , (Nghiêu viết ) Sửa lại cẩn thận cân đo, định rõ phép tắc. ◇ Trang Tử : "Vi chi quyền hành dĩ xưng chi" (Khứ khiếp ) Dùng cán cân và quả cân để cân.
2. (Danh) Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là "quyền" . § Đối lại với "kinh" . ◇ Mạnh Tử : "Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã, tẩu nịch viên chi dĩ thủ, quyền dã" , ; , (Li Lâu thượng ) Nam nữ trao và nhận không được trực tiếp gần gũi với nhau, đó là lễ; chị dâu bị đắm chìm đưa tay ra vớt, đó là quyền.
3. (Danh) Thế lực. ◎ Như: "quyền lực" thế lực, "đại quyền tại ác" thế lực lớn trong tay.
4. (Danh) Lực lượng và lợi ích, nhân tự nhiên, theo hoàn cảnh phát sinh hoặc do pháp luật quy định, được tôn trọng, gọi là "quyền". ◎ Như: "đầu phiếu quyền" quyền bỏ phiếu bầu cử, "thổ địa sở hữu quyền" quyền sở hữu đất đai.
5. (Danh) Xương gò má.
6. (Danh) Họ "Quyền".
7. (Động) Cân nhắc. ◇ Mạnh Tử : "Quyền nhiên hậu tri khinh trọng, độ nhiên hậu tri trường đoản" , (Lương Huệ Vương thượng ) Cân nhắc rồi sau mới biết nhẹ nặng, liệu chừng rồi sau mới biết dài ngắn.
8. (Phó) Tạm thời, tạm cứ, cứ. ◎ Như: "quyền thả như thử" tạm làm như thế. ◇ Thủy hử truyện : "Đương vãn các tự quyền hiết" (Đệ nhất hồi) Tối đó, mọi người tạm lui nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả cân.
② Cân lường.
③ Quyền biến . Trái đạo thường mà phải lẽ gọi là quyền , đối với chữ kinh .
④ Quyền bính, quyền hạn, quyền thế.
⑤ Quyền nghi, sự gì hãy tạm làm thế gọi là quyền thả như thử tạm thay việc của chức quan nào cũng gọi là quyền.
⑥ Xương gò má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quyền, quyền bính, quyền lực, quyền hạn: Quyền định đoạt; Quyền sở hữu;
② (văn) Quả cân;
③ (văn) Xương gò má;
④ Tạm thời, tạm cứ, cứ: Tạm thời để anh ấy phụ trách; Tạm cứ như thế; Nếu làm theo kế đó, thì chỉ tạm cứu đói mà thôi (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Xử trí linh hoạt: Biến đổi linh hoạt, ứng biến, quyền biến;
⑥ Cân nhắc: Cân nhắc hơn thiệt;
⑦ [Quán] (Họ) Quyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả cân — Gò má. Td: Lưỡng quyền ( hai gò má ) — Tạm thay thế. Td: Quyền Thủ tướng ( người đứng ra tạm thay thế vị thủ tướng ) — Điều được có, được làm và được đòi hỏi. Td: Quyền lợi — Quyền: là theo cái tình thế trong một lúc mà làm, chứ không phải là giữ đạo thường. » Có khi biến, có khi thường, Có quyền, nào phải một đường chấp kinh «. ( Kiều ). Đường lối tạm thời, dùng khi biến cố. Nhị độ mai có câu: » Chấp kinh nếu chẳng tòng quyền, Sợ khi muôn một chu tuyền được sao « — Tên người, tức Hà Tôn Quyền, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1798, mất 1839, tự là Tốn Phủ, hiệu là Phương trạch, biệt hiệu là Hải Ông, người xã Cát Động phủ Thanh Oai tỉnh Hà Đông, đậu Tiến sĩ năm 1822, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3, làm quan tới Lại bộ Tham tri. Tác phẩm chữ Hán có Tốn Phủ thi văn tập, Mộng dương tập.

Từ ghép 71

ác quyền 握權bản quyền 版權bản quyền sở hữu 版權所有binh quyền 兵權bình quyền 平權chấp kinh tòng quyền 執經從權chính quyền 政權chủ quyền 主權chuyên quyền 專權chức quyền 職權chưởng quyền 掌權công quyền 公權cơ quyền 機權cường quyền 強權dân quyền 民權đại quyền 大權đặc quyền 特權đệ tứ quyền 第四權đoạt quyền 奪權độc quyền 獨權khí quyền 棄權kinh quyền 經權lạm quyền 濫權lộng quyền 弄權lợi quyền 利權nhân quyền 人權nữ quyền 女權phân quyền 分權phục quyền 復權quan quyền 官權quân quyền 君權quốc quyền 國權quyền biến 權變quyền bính 權柄quyền chế 權制quyền cốt 權骨quyền hạn 權限quyền hành 權衡quyền hoạnh 權橫quyền lợi 權利quyền lực 權力quyền lược 權略quyền môn 權門quyền mưu 權謀quyền năng 權能quyền nghi 權宜quyền nhiếp 權攝quyền quý 權貴quyền quyệt 權譎quyền sử 權使quyền thần 權臣quyền thế 權勢quyền thuật 權術quyền trượng 權杖quyền tước 權爵quyền uy 權威sở hữu quyền 所有權sự quyền 事權tam quyền 三權tam quyền phân lập 三權分立tập quyền 集權thiện quyền 擅權thụ quyền 授權tiếm quyền 僭權toàn quyền 全權tòng quyền 從權trái quyền 債權tranh quyền 爭權ủy quyền 委權uy quyền 威權việt quyền 越權
hàn
hàn ㄏㄢˋ

hàn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lông cánh chim
2. cái bút
3. quan hàn lâm coi việc văn thư

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loài gà núi, thân có lông năm màu. § Thuyết Văn Giải Tự ghi là: "thiên kê" gà trời, "xích vũ" lông đỏ. Còn gọi là "cẩm kê" .
2. (Danh) Lông chim dài và cứng.
3. (Danh) Bút lông. ◎ Như: "hàn mặc" bút mực, "huy hàn" vẫy bút.
4. (Danh) Văn chương, văn từ, thư tín. ◎ Như: "văn hàn" việc văn chương bút mực, "thủ hàn" thư từ chính tay viết (cũng như "thủ thư" ).
5. (Danh) Văn tài. ◇ Nam Tề Thư : "Kì hữu sử hàn, dục lệnh nhập Thiên Lộc" , 祿 (Cao Dật truyện ) Nếu có văn tài về sử, ta muốn cho vào Thiên Lộc các (nơi tàng trữ điển tịch, do vua Hán Cao Tổ sáng lập).
6. (Danh) Ngựa màu trắng. ◇ Lễ Kí : "Nhung sự thừa hàn" (Đàn cung thượng ) Việc binh cưỡi ngựa trắng.
7. (Danh) Rường cột, lương đống. § Thông "hàn" . ◇ Thi Kinh : "Duy Thân cập Phủ, Duy Chu chi hàn" , (Đại nhã , Tung cao ) Chỉ có Thân Bá và Phủ Hầu, Là rường cột của nhà Chu.
8. (Danh) Họ "Hàn".
9. (Động) Bay cao. ◇ Thái Huyền Kinh : "Long hàn vu thiên" (Ứng quái ) Rồng bay cao trên trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Lông cánh chim, lông cánh chim dài mà cứng gọi là hàn, vì thế nên bay cao cũng gọi là hàn.
② Giúp rập, thiên tử phong các công thần làm chư hầu để che chở nhà vua gọi là bình hàn hay phan hàn nói ý như cái cánh chim để che chở thân chim vậy.
③ Ngày xưa dùng lông chim làm bút viết, cho nên gọi hàn là cái bút. Thơ từ chính tay viết ra gọi là thủ hàn . Cũng như thủ thư .
④ Quan hàn lâm coi về việc văn thư.
⑤ Cỗi gốc.
⑥ Gà trời.
⑦ Ngựa trắng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lông cánh chim dài và cứng;
② Bay cao;
③ Giúp giập;
④ Bút.【】hàn mặc [hànmò] (văn) Bút mực, bút nghiên. (Ngr) Văn chương;
⑤ Quan hàn lâm (coi việc văn thư);
⑥ Thư: Thư từ;
⑦ Cỗi gốc;
⑧ Gà trời;
⑨ Ngựa trắng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cánh lông màu đỏ của loài chim thiên trĩ — Chỉ chung những cánh lông dài và cứng của loài chim — Chỉ cái bút lông thời xưa — Chỉ văn chương — Cao. Chẳng hạn Hàn phi ( bay cao ).

Từ ghép 5

cật, ngật
qì ㄑㄧˋ

cật

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm xong, chấm dứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chấm dứt, tuyệt hẳn. ◇ Nguyên Chẩn : "Thi cật ư Chu, Li Tao cật ư Sở" , (Nhạc phủ cổ đề tự ) Kinh Thi chấm dứt ở thời Chu, Li Tao chấm dứt ở thời Sở.
2. (Động) Hết, cùng tận. ◇ Bão Phác Tử : "Giảo thố cật tắc tri liệp khuyển chi bất dụng, cao điểu tận tắc giác lương cung chi tương khí" , (Tri chỉ ) Thỏ tinh khôn hết thì biết chó săn không còn chỗ dùng, chim bay cao hết thì hay cung tốt sẽ bị bỏ đi.
3. (Động) Đến, tới. § Thông "hất" . ◎ Như: "cật kim vị khả tri" đến nay chưa biết được.
4. (Phó) Xong, hết, hoàn tất. ◎ Như: "phó cật" trả xong. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chúng quan hựu tọa liễu nhất hồi, diệc câu tán cật" , (Đệ tứ hồi) Các quan ngồi lại một lúc, rồi cũng ra về hết cả.
5. (Phó) Đều, cả. ◇ Tục Hán thư chí : "Dương khí bố sướng, vạn vật cật xuất" , (Lễ nghi chí thượng ) Khí dương thông khắp, muôn vật đều phát sinh.
6. (Trợ) Dùng sau động từ, biểu thị động tác đã hoàn thành. Tương đương với "liễu" . ◇ Thẩm Trọng Vĩ : "Lí Đại ư Trịnh huyện lệnh diện thượng đả cật nhất quyền, hữu thương" , (Hình thống phú sơ ) Lí Đại đấm vào mặt viên huyện lệnh họ Trịnh một cái, có thương tích.
7. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ngật".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi hẳn, làm xong, sau cùng. Sổ sách tính toán xong gọi là thanh cật . Ta quen đọc là chữ ngật.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xong, hết: Đã trả xong (hết); Kiểm xong; Thanh toán hết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết. Cuối cùng — Tới. Đến — Cũng đọc Ngật.

ngật

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm xong, chấm dứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chấm dứt, tuyệt hẳn. ◇ Nguyên Chẩn : "Thi cật ư Chu, Li Tao cật ư Sở" , (Nhạc phủ cổ đề tự ) Kinh Thi chấm dứt ở thời Chu, Li Tao chấm dứt ở thời Sở.
2. (Động) Hết, cùng tận. ◇ Bão Phác Tử : "Giảo thố cật tắc tri liệp khuyển chi bất dụng, cao điểu tận tắc giác lương cung chi tương khí" , (Tri chỉ ) Thỏ tinh khôn hết thì biết chó săn không còn chỗ dùng, chim bay cao hết thì hay cung tốt sẽ bị bỏ đi.
3. (Động) Đến, tới. § Thông "hất" . ◎ Như: "cật kim vị khả tri" đến nay chưa biết được.
4. (Phó) Xong, hết, hoàn tất. ◎ Như: "phó cật" trả xong. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chúng quan hựu tọa liễu nhất hồi, diệc câu tán cật" , (Đệ tứ hồi) Các quan ngồi lại một lúc, rồi cũng ra về hết cả.
5. (Phó) Đều, cả. ◇ Tục Hán thư chí : "Dương khí bố sướng, vạn vật cật xuất" , (Lễ nghi chí thượng ) Khí dương thông khắp, muôn vật đều phát sinh.
6. (Trợ) Dùng sau động từ, biểu thị động tác đã hoàn thành. Tương đương với "liễu" . ◇ Thẩm Trọng Vĩ : "Lí Đại ư Trịnh huyện lệnh diện thượng đả cật nhất quyền, hữu thương" , (Hình thống phú sơ ) Lí Đại đấm vào mặt viên huyện lệnh họ Trịnh một cái, có thương tích.
7. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ngật".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi hẳn, làm xong, sau cùng. Sổ sách tính toán xong gọi là thanh cật . Ta quen đọc là chữ ngật.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xong, hết: Đã trả xong (hết); Kiểm xong; Thanh toán hết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngật . Một âm là Cật.
thủy
shuǐ ㄕㄨㄟˇ

thủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước
2. sao Thủy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước.
2. (Danh) Chất lỏng. ◎ Như: "dược thủy" thuốc nước, "nịnh mông thủy" nước chanh.
3. (Danh) Chỉ chung: sông, hồ, ngòi, khe, suối, v.v.
4. (Danh) Sao "Thủy", một ngôi sao ở gần mặt trời nhất.
5. (Danh) Tiền thu nhập thêm, tiền phụ thêm. ◎ Như: "ngoại thủy" thu nhập thêm, "thiếp thủy" khoản bù chênh lệnh.
6. (Danh) Lượng từ: lần, nước (số lần giặt rửa). ◎ Như: "tẩy liễu kỉ thủy" đã rửa mấy nước.
7. (Danh) Họ "Thủy".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước.
② Sông, ngòi, khe, suối, phàm cái gì bởi nước mà thành ra đều gọi là thủy.
③ Sao Thủy, một ngôi sao ở gần mặt trời nhất.
③ Bạc đúc có thứ tốt thứ kém, gia giảm cho nó đều gọi là thân thủy , thiếp thủy , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước: Nước mưa; Thuốc nước; Cá gặp nước;
② Sông, hồ, biển: Sông Hán Thủy; Sông Tương; Đường bộ và đường thủy;
③ Trình độ, mức: Trình độ văn hóa; Mức sống;
④ Tên chức quan thời xưa;
⑤ [Shuê] Tên một dân tộc ít người của Trung Quốc (ở tỉnh Quý Châu): Dân tộc Thủy;
⑥ [Shuê] Sao Thủy;
⑦ [Shuê] (Họ) Thủy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước — Tên một ngôi sao, tức Thủy tinh — Một trong Ngũ hành ( Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ ) — Tên bộ chữ Hán, tức bộ Thủy.

Từ ghép 109

âm dương thủy 陰陽水ẩm thủy tư nguyên 飲水思源ân thủy 溵水bá thủy 灞水bạch khai thủy 白开水bạch khai thủy 白開水bạch thủy 白水bài thủy 排水bái thủy 浿水cao sơn lưu thủy 高山流水cật thủy 吃水châm trầm thủy để 針沈水底chi thủy 枝水dâm thủy 淫水dẫn thủy 引水dược thủy 藥水đại hồng thủy 大洪水điểm thủy 點水đình thủy 停水giao long đắc thủy 蛟龍得水hắc thủy 黑水hồng thủy 洪水hy thủy 浠水kinh thủy 經水lai thủy 涞水lai thủy 淶水lưu thủy 流水mãn đầu vụ thủy 滿頭霧水mặc thủy 墨水nghịch thủy 逆水ngư thủy 魚水nhược thủy 弱水ôn thủy 溫水pháp thủy 法水phí thủy 沸水phó chi lưu thủy 付之流水phong thủy 沣水phong thủy 灃水phong thủy 風水quy thủy 潙水quý thủy 癸水ráng thủy 絳水sơn cao thủy trường 山高水長sơn cùng thủy tận 山窮水盡sơn thủy 山水sơn thủy họa 山水畫suy sơn bại thủy 衰山敗水tâm thủy 心水tân thủy 薪水thanh thủy 清水thâm thủy 深水thệ thủy 逝水thiên sơn vạn thủy 千山萬水thu thủy 秋水thủy binh 水兵thủy bình 水平thủy đạo 水道thủy đậu 水痘thủy để lao châm 水底撈針thủy điệt 水蛭thủy đình 水亭thủy giảo 水餃thủy hành 水行thủy kê tử 水雞子thủy kê tử 水鸡子thủy lão nha 水老鴉thủy lão nha 水老鸦thủy lộ 水路thủy lôi 水雷thủy lợi 水利thủy lục 水陸thủy lục đạo tràng 水陸道場thủy lục pháp hội 水陸法會thủy lục trai 水陸齋thủy mặc 水墨thủy nê 水泥thủy ngân 水銀thủy ngân 水银thủy ngưu 水牛thủy ô tha 水烏他thủy phi cơ 水飛機thủy quân 水軍thủy quốc 水國thủy sản 水產thủy sư 水師thủy tai 水災thủy tề 水臍thủy thần 水神thủy thổ 水土thủy thủ 水手thủy tiên 水仙thủy tinh 水星thủy tinh 水晶thủy tộc 水族thủy triều 水潮thủy trình 水程thủy vận 水運thủy xa 水車tích thủy xuyên thạch 滴水穿石tiềm thủy đĩnh 潛水艇tín thủy 信水tinh đình điểm thủy 蜻蜓點水trị thủy 治水trinh thủy 湞水tự lai thủy 自來水tự lai thủy 自来水úng thủy 壅水vân thủy 雲水yển thủy 鄢水
giới
jiè ㄐㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ranh giới, giới hạn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mốc, ranh, mức. ◎ Như: "địa giới" , "biên giới" , "cương giới" , "quốc giới" . ◇ Hậu Hán thư : "Xa kiệm chi trung, dĩ lễ vi giới" , Trong việc xa xỉ hay tiết kiệm, dùng lễ làm mốc.
2. (Danh) Cảnh, cõi. ◎ Như: "tiên giới" cõi tiên, "hạ giới" cõi đời, "ngoại giới" cõi ngoài. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Kiến ư tam thiên đại thiên thế giới, nội ngoại sở hữu san lâm hà hải, hạ chí A-tì địa ngục, thượng chí Hữu Đính, diệc kiến kì trung nhất thiết chúng sanh, cập nghiệp nhân duyên, quả báo sanh xứ, tất kiến tất tri" , , , , , , , (Pháp sư công đức ) Thấy cõi đời tam thiên đại thiên, trong ngoài có núi rừng sông biển, dưới đến địa ngục A-tì, trên đến trời Hữu Đính, cũng thấy tất cả chúng sinh trong đó, nhân duyên của nghiệp, chỗ sinh ra của quả báo, thảy đều thấy biết.
3. (Danh) Ngành, phạm vi (phân chia theo đặc tính về chức nghiệp, hoạt động, v.v.). ◎ Như: "chánh giới" giới chính trị, "thương giới" ngành buôn, "khoa học giới" phạm vi khoa học.
4. (Danh) Loài, loại (trong thiên nhiên). ◎ Như: "động vật giới" loài động vật, "thực vật giới" loài cây cỏ.
5. (Danh) Cảnh ngộ. § Ghi chú: Nhà Phật chia những phần còn phải chịu trong vòng luân hồi làm ba cõi: (1) "dục giới" cõi dục, (2) "sắc giới" cõi sắc, (3) "vô sắc giới" cõi không có sắc.
6. (Động) Tiếp giáp. ◇ Chiến quốc sách : "Tam quốc chi dữ Tần nhưỡng giới nhi hoạn cấp" (Tần sách nhất ) Ba nước giáp giới với đất Tần nên rất lo sợ.
7. (Động) Ngăn cách. ◇ Tôn Xước : "Bộc bố phi lưu dĩ giới đạo" (Du Thiên Thai san phú ) Dòng thác tuôn chảy làm đường ngăn cách.
8. (Động) Li gián. ◇ Hán Thư : "Phạm Thư giới Kính Dương" (Dương Hùng truyện hạ ) Phạm Thư li gián Kính Dương

Từ điển Thiều Chửu

① Cõi, mốc. Quyền hạn được giữ đất đến đâu trồng cột làm mốc đến đấy gọi là giới.
② Cảnh cõi, đối với một địa vị khác mà nói, như chánh giới cõi chính trị, thương giới trong cõi buôn, v.v.
③ Thế giới cõi đời, nhà Phật nói người cùng ở trong khoảng trời đất chỉ có cái đời mình là khác, còn thì không phân rẽ đấy đây gì cả, gọi là thế giới. Vì thế nên chủ nghĩa bình đẳng bác ái cũng gọi là thế giới chủ nghĩa .
④ Cảnh ngộ, nhà Phật chia những phần còn phải chịu trong vòng luân hồi làm ba cõi: (1) Cõi dục, (2) Cõi sắc, (3) Cõi không có sắc. Mỗi cõi cảnh ngộ một khác.
⑤ Giới hạn.
⑥ Ngăn cách.
⑦ Làm li gián.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giới, ranh giới: Giới tuyến; Địa giới;
② Địa hạt, tầm: Địa hạt tỉnh Hà Tĩnh; Tầm mắt;
③ Giới, ngành: Giới phụ nữ; Ngành y tế; Ngành giáo dục;
④ Giới: Giới thực vật; Giới động vật;
⑤ Cõi, giới: Cõi đời thế giới;
⑥ (tôn) Cõi, cảnh ngộ, cảnh giới: Cõi sắc; Không có nhãn giới, cũng không có ý thức giới (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ranh giữa hai vùng đất — Khu vực. Bờ cõi — Cái mức không thể vượt qua.

Từ ghép 46

dong, dung
yōng ㄧㄨㄥ, yóng ㄧㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng
2. thường
3. ngu hèn

Từ điển phổ thông

nước Dong, nước Dung đời Chu (nay ở phía bắc huyện Cấp, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cần. ◎ Như: "vô dong như thử" không cần như thế.
2. (Động) Dùng, nhậm dụng, sử dụng. ◎ Như: "đăng dong" dùng vào việc lớn.
3. (Động) Báo đáp, thù tạ. ◎ Như: "thù dong" trả công, đền công.
4. (Tính) Thường, bình thường. ◎ Như: "dong ngôn" lời nói thường, "dong hành" sự làm thường, "dong nhân" người tầm thường.
5. (Tính) Ngu dốt, kém cỏi. ◎ Như: "dong y" lang băm, thầy thuốc kém cỏi.
6. (Danh) Công lao. ◇ Quốc ngữ : "Vô công dong giả, bất cảm cư cao vị" , (Tấn ngữ thất ) Không có công lao, không dám ở địa vị cao.
7. (Danh) Việc làm thuê. § Thông "dong" . ◇ Hán Thư : "(Bành Việt) cùng khốn, mại dong ư Tề, vi tửu gia bảo" (), , (Loan Bố truyện ) (Bành Việt) khốn quẫn, đi làm thuê ở nước Tề, làm người bán rượu trong quán.
8. (Danh) Một phép thuế nhà Đường, bắt dân làm việc cho nhà vua. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.
9. (Danh) Cái thành. § Thông "dong" .
10. (Danh) Họ "Dong".
11. (Phó) Há, làm sao. ◇ Tả truyện : "Dong phi nhị hồ?" (Trang Công thập tứ niên ) Chẳng phải là hai lòng ư? ◇ Liệt Tử : "Lão Đam viết: Nhữ dong tri nhữ tử chi mê hồ?" : ? (Chu Mục vương ) Lão Tử hỏi: Ông làm sao biết được rằng con ông mê loạn?
12. (Liên) Do đó.
13. § Cũng đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng. Như đăng dong cất lên ngôi mà dùng. Có khi dùng làm tiếng trợ ngữ. Như vô dong như thử không cần dùng như thế.
② Thường. Như dong ngôn lời nói thường, dong hành sự làm thường.
③ Công. Như thù dong đền công.
④ Ngu hèn. Như dong nhân người tầm thường.
⑤ Há. Như dong phi nhị hồ chẳng phải là hai lòng ư?
⑥ Một phép thuế nhà Ðường, bắt dân làm việc cho nhà vua gọi là dong.
⑦ Làm thuê. Thông dụng như chữ dong .
⑧ Cái thành, cũng như chữ dong .

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước Dong, nước Dung đời Chu (nay ở phía bắc huyện Cấp, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cần. ◎ Như: "vô dong như thử" không cần như thế.
2. (Động) Dùng, nhậm dụng, sử dụng. ◎ Như: "đăng dong" dùng vào việc lớn.
3. (Động) Báo đáp, thù tạ. ◎ Như: "thù dong" trả công, đền công.
4. (Tính) Thường, bình thường. ◎ Như: "dong ngôn" lời nói thường, "dong hành" sự làm thường, "dong nhân" người tầm thường.
5. (Tính) Ngu dốt, kém cỏi. ◎ Như: "dong y" lang băm, thầy thuốc kém cỏi.
6. (Danh) Công lao. ◇ Quốc ngữ : "Vô công dong giả, bất cảm cư cao vị" , (Tấn ngữ thất ) Không có công lao, không dám ở địa vị cao.
7. (Danh) Việc làm thuê. § Thông "dong" . ◇ Hán Thư : "(Bành Việt) cùng khốn, mại dong ư Tề, vi tửu gia bảo" (), , (Loan Bố truyện ) (Bành Việt) khốn quẫn, đi làm thuê ở nước Tề, làm người bán rượu trong quán.
8. (Danh) Một phép thuế nhà Đường, bắt dân làm việc cho nhà vua. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.
9. (Danh) Cái thành. § Thông "dong" .
10. (Danh) Họ "Dong".
11. (Phó) Há, làm sao. ◇ Tả truyện : "Dong phi nhị hồ?" (Trang Công thập tứ niên ) Chẳng phải là hai lòng ư? ◇ Liệt Tử : "Lão Đam viết: Nhữ dong tri nhữ tử chi mê hồ?" : ? (Chu Mục vương ) Lão Tử hỏi: Ông làm sao biết được rằng con ông mê loạn?
12. (Liên) Do đó.
13. § Cũng đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tầm thường, xoàng xĩnh: Người tầm thường; Tầm thường quá;
② (văn) Cần: Không cần như thế; Không cần kể tỉ mỉ;
③ (văn) Công: Trả công;
④ (văn) Một phép thuế đời Đường bắt dân làm việc cho vua;
⑤ (văn) Làm thuê (như , bộ );
⑥ (văn) Tường thành (như , bộ );
⑦ (văn) Há, làm sao (biểu thị sự phản vấn, thường dùng kết hợp với một số từ khác, thành ),):? Tôi làm sao dám coi thường sự nghiệp của bá vương? (Lã thị Xuân thu); ? Sao chổi xuất hiện, há đáng sợ ư? (Án tử Xuân thu); ? Dù có nương thân ở Lạc Dương, há được ngủ yên? (Hậu Hán thư); ? Ôi! Sao lại biết kẻ ta cho là mộng lại không phải mộng? (Nguyễn Liên Pha: Mai đình mộng kí tự); ? Thế thì dù là thân tộc của ngươi, nhưng làm sao lại có thể thân gần ngươi được? (Đại đới lễ kí); ? Há có ích gì đâu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng đến — Công lao. Việc mệt nhọc — Thường có — Tầm thường — Làm công. Kẻ làm thuê. Như chữ Dung .

Từ ghép 6

yến
yàn ㄧㄢˋ

yến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

yến tiệc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiệc, bữa tiệc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Dung nghênh tiếp Huyền Đức nhập thành, tự lễ tất, đại thiết diên yến khánh hạ" , , (Đệ thập nhất hồi) Khổng Dung đón tiếp (Lưu) Huyền Đức vào thành, làm lễ xong, bày tiệc lớn ăn mừng.
2. (Động) Bày tiệc, mở tiệc. ◎ Như: "yến khách" mở tiệc đãi khách.
3. (Động) Ở yên, nghỉ ngơi. ◇ Hán Thư : "Thiếu bảo, thiếu phó, thiếu sư, thị dữ thái tử yến giả dã" , , , (Giả Nghị truyện ) Thiếu bảo, thiếu phó, thiếu sư, cùng với thái tử ở yên.
4. (Tính) Yên ổn, yên tĩnh. ◎ Như: "tịch nhiên yến mặc" yên tĩnh trầm lặng.
5. (Tính) Vui vẻ. ◇ Thi Kinh : "Yến nhĩ tân hôn, Như huynh như đệ" , (Bội phong , Cốc phong ) Chàng vui với vợ mới cưới, Như anh như em.
6. (Phó) An nhàn, an tĩnh. ◇ Tô Thức : "Khể thủ Quan Âm, Yến tọa bảo thạch" , (Ứng mộng Quan Âm tán ) Cúi đầu sát đất lạy Quan Âm, An tĩnh ngồi đá báu.

Từ điển Thiều Chửu

① Yên nghỉ.
② Thết, ăn yến. Lấy rượu thịt thết nhau gọi là yến.
③ Vui.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đãi, mời, thết (tiệc): Đãi khách, thết khách;
② Yến tiệc, tiệc tùng: Dự tiệc;
③ Yên vui: Yên vui.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn. Xem Yến tức — Vui vẻ, sung sướng — Bữa tiệc đãi khách. Thường chỉ bữa tiệc do vua khoản đãi. Truyện Hoa Tiên : » Dẫu nhàn gửi dưới bệ rồng, Đầu xuân yến mở, cửa đông tiệc bày «.

Từ ghép 26

ngang
áng , yǎng ㄧㄤˇ

ngang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ta, tôi

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Ta, tôi. ◇ Thi Kinh : "Chiêu chiêu chu tử, Nhân thiệp ngang phủ" , (Bội phong , Bào hữu khổ diệp ) Lái đò gọi khách, Người ta đi đò, còn tôi thì không đi.
2. (Động) Tình tự phấn chấn.
3. (Động) Nâng lên. § Thông "ngang" .
4. (Động) Vật giá tăng lên. § Thông "ngang" . ◇ Hán Thư : "Vạn vật ngang quý" (Thực hóa chí hạ ) Các vật lên giá cao.
5. (Động) Trông lên.
6. (Động) Ngưỡng mộ, ngưỡng vọng. § Thông "ngưỡng" .
7. (Động) Ngửa lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Ta. Ngày xưa dùng như chữ ngang và chữ ngưỡng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tôi, ta (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất thời cổ);
② Như (bộ );
③ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ta. Tôi (tiếng tự xưng) — Trông đợi — Khích lệ, làm cho phấn khởi — Vật giá lên cao. Td: Ngang quý (đắt vọt lên).
viên, vẫn
yuán ㄩㄢˊ, yǔn ㄩㄣˇ

viên

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rơi, rớt. ◇ Tả truyện : "Tinh vẫn như vũ" (Trang Công thất niên ) Sao rớt như mưa. ◇ Nễ Hành : "Văn chi giả bi thương, kiến chi giả vẫn lệ" , (Anh vũ phú ) Người nghe thương xót, người thấy rơi nước mắt.
2. (Động) Hủy hoại. ◇ Hoài Nam Tử : "Lôi điện hạ kích, Cảnh Công đài vẫn" , (Lãm minh ) Sấm sét đánh xuống, đài của Cảnh Công bị hủy hoại.
3. (Động) Mất đi.
4. (Động) Chết. § Thông "vẫn" . ◇ Giả Nghị : "Nãi vẫn quyết thân" , (Điếu Khuất Nguyên phú ) Bèn chết thân mình.
5. Một âm là "viên". (Danh) Chu vi. § Thông "viên" . ◎ Như: "bức viên" cõi đất. § Ghi chú: "bức" là nói về chiều rộng, "viên" là nói về đường vòng quanh. ◇ Thi Kinh : "Phương ngoại đại quốc thị cương, phúc viên kí trường" , (Thương tụng , Trường phát ) Lấy những nước (chư hầu) lớn ở ngoài làm cương giới, (Thì) cõi vực đã to rộng.

Từ điển Thiều Chửu

① Rơi xuống, từ trên cao rơi xuống.
② Một âm là viên. Bức viên cõi, đất. Bức (xem phần phụ lục Chữ Hán cổ, đang soạn thảo) là nói về chiều rộng, viên là nói về đường vòng quanh.

vẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

rơi xuống, rớt xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rơi, rớt. ◇ Tả truyện : "Tinh vẫn như vũ" (Trang Công thất niên ) Sao rớt như mưa. ◇ Nễ Hành : "Văn chi giả bi thương, kiến chi giả vẫn lệ" , (Anh vũ phú ) Người nghe thương xót, người thấy rơi nước mắt.
2. (Động) Hủy hoại. ◇ Hoài Nam Tử : "Lôi điện hạ kích, Cảnh Công đài vẫn" , (Lãm minh ) Sấm sét đánh xuống, đài của Cảnh Công bị hủy hoại.
3. (Động) Mất đi.
4. (Động) Chết. § Thông "vẫn" . ◇ Giả Nghị : "Nãi vẫn quyết thân" , (Điếu Khuất Nguyên phú ) Bèn chết thân mình.
5. Một âm là "viên". (Danh) Chu vi. § Thông "viên" . ◎ Như: "bức viên" cõi đất. § Ghi chú: "bức" là nói về chiều rộng, "viên" là nói về đường vòng quanh. ◇ Thi Kinh : "Phương ngoại đại quốc thị cương, phúc viên kí trường" , (Thương tụng , Trường phát ) Lấy những nước (chư hầu) lớn ở ngoài làm cương giới, (Thì) cõi vực đã to rộng.

Từ điển Thiều Chửu

① Rơi xuống, từ trên cao rơi xuống.
② Một âm là viên. Bức viên cõi, đất. Bức (xem phần phụ lục Chữ Hán cổ, đang soạn thảo) là nói về chiều rộng, viên là nói về đường vòng quanh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rơi xuống: Giữa đêm sao rơi xuống và trời lại mưa (Xuân thu: Trang công thất niên) (= );
② (văn) Hư hỏng: Cái đài của vua Cảnh công bị hỏng (Hoài Nam tử);
③ (văn) Héo rụng: Vừa đến mùa thu lá đã rụng trước (Mộng khê bút đàm);
④ (văn) Chết (dùng như âf, bộ ): Chư Phàn đã chết ở đất Sào (Tả truyện); Không phá bỏ được bốn việc tương tự thì thân sẽ chết nước sẽ mất (Hàn Phi tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rơi từ trên cao xuống.

Từ ghép 1

khủng bố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khủng bố, làm kinh sợ

Từ điển trích dẫn

1. Kinh hãi, khiếp sợ. ◇ Hậu Hán Thư : "Đế kiến Trác tương binh tốt chí, khủng bố thế khấp" , (Đổng Trác truyện )..
2. Làm cho sợ hãi, kinh sợ. ◎ Như: "khủng bố công kích" (terrorist attacks).
3. Uy hiếp, đe dọa. ◇ Tư Mã Quang : "Dại trượng phu lâm đại sự, khả phủ đương tự quyết hung hoài, nãi lai gia gian khủng bố phụ nữ vi hà da?" , , (Tốc thủy kí văn , Quyển nhất ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng những hành động tàn bạo làm cho người khác sợ hãi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.