hối, hồi
huí ㄏㄨㄟˊ

hối

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Về, đi rồi trở lại gọi là hồi.
② Cong queo.
③ Hồi, một thiên tiểu thuyết gọi là một hồi.
③ Ðạo Hồi, một tôn giáo của Mục-hãn Mặc-đức người A-lạp-bá dựng lên, đến đời Tống, Nguyên các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tầu, gọi là Hồi-giáo.
⑤ Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tầu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống Hồi.
⑥ Hồi hồi tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑦ Ðoái lại.
⑧ Chịu khuất.
⑨ Hồi hướng chữ trong kinh Phật, nghĩa là đem công đức của mình mà hướng về nơi khác, đại khái có thể chia làm ba thứ: 1) Ðem công đức của mục A đã tu mà hồi hướng cho mục B, như làm các việc từ thiện, mà muốn lấy công đức ấy để cầu lấy cái phúc được vãng sinh sang nước Cực-lạc, 2) Lấy công đức của mình tu mà hồi hướng cho người, như tự mình niệm Phật lễ bái, mà quy công đức cho người chết khiến cho người chết được siêu sinh, 3) Ðem muôn phúc muôn thiện của Phật mà hồi hướng cho chúng sinh nhờ công đức ấy đều được vãng sinh nơi Tịnh-độ.
⑩ Một âm là hối. Sợ lánh.

hồi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. về
2. đạo Hồi, Hồi giáo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Về, trở lại. ◎ Như: "hồi quốc" về nước, "hồi gia" về nhà. ◇ Vương Hàn : "Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi" , (Lương Châu từ ) Say nằm ở sa trường xin bạn đừng cười, Xưa nay chinh chiến mấy người về.
2. (Động) Quay, ngoảnh lại. ◎ Như: "hồi thủ" ngoảnh đầu lại, "hồi quá thân lai" quay mình lại. ◇ Bạch Cư Dị : "Quân vương yểm diện cứu bất đắc, Hồi khán huyết lệ tương hòa lưu" , (Trường hận ca ) Quân vương che mặt, không cứu nổi, Quay lại nhì, máu và nước mắt hòa lẫn nhau chảy.
3. (Động) Sửa đổi, cải biến. ◎ Như: "hồi tâm chuyển ý" thay đổi ý kiến, thái độ, chủ trương.
4. (Động) Phúc đáp, trả lời. ◎ Như: "hồi tín" trả lời thư.
5. (Động) Đáp ứng (đáp trả lại cùng một động tác đã nhận được). ◎ Như: "hồi kính" kính lễ đáp ứng, "hồi tha nhất thương" đánh trả lại nó một giáo.
6. (Động) Từ tạ, từ tuyệt không nhận. ◎ Như: "nhất khẩu hồi tuyệt" một mực từ chối.
7. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "hồi tị" tránh né.
8. (Danh) Đạo Hồi, một tôn giáo của "Mục-hãn Mặc-đức" Mohammed người A-lạp-bá dựng lên. Đến đời Tống, Nguyên, các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tàu, gọi là "Hồi giáo" .
9. (Danh) Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tàu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống "Hồi".
10. (Danh) "Hồi Hồi" tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số lần (hành vi, cử chỉ). Như "thứ" . ◎ Như: "tiền hậu ngã cộng khứ trảo liễu tha ngũ hồi" trước sau tổng cộng tôi tìm nó năm lần. (2) Khoảng thời gian: hồi, lát. ◎ Như: "nhàn tọa liễu nhất hồi" ngồi chơi một lát. (3) Thiên, chương, đoạn (tiểu thuyết). ◎ Như: "nhất bách nhị thập hồi bổn Hồng Lâu Mộng" một trăm hai mươi hồi truyện Hồng Lâu Mộng. (4) Sự việc, sự tình. ◎ Như: "giá thị lưỡng hồi sự, bất khả hỗn vi nhất đàm" , hai việc đó, không thể bàn luận lẫn lộn làm một được.
12. (Danh) Họ "Hồi".

Từ điển Thiều Chửu

① Về, đi rồi trở lại gọi là hồi.
② Cong queo.
③ Hồi, một thiên tiểu thuyết gọi là một hồi.
③ Ðạo Hồi, một tôn giáo của Mục-hãn Mặc-đức người A-lạp-bá dựng lên, đến đời Tống, Nguyên các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tầu, gọi là Hồi-giáo.
⑤ Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tầu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống Hồi.
⑥ Hồi hồi tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑦ Ðoái lại.
⑧ Chịu khuất.
⑨ Hồi hướng chữ trong kinh Phật, nghĩa là đem công đức của mình mà hướng về nơi khác, đại khái có thể chia làm ba thứ: 1) Ðem công đức của mục A đã tu mà hồi hướng cho mục B, như làm các việc từ thiện, mà muốn lấy công đức ấy để cầu lấy cái phúc được vãng sinh sang nước Cực-lạc, 2) Lấy công đức của mình tu mà hồi hướng cho người, như tự mình niệm Phật lễ bái, mà quy công đức cho người chết khiến cho người chết được siêu sinh, 3) Ðem muôn phúc muôn thiện của Phật mà hồi hướng cho chúng sinh nhờ công đức ấy đều được vãng sinh nơi Tịnh-độ.
⑩ Một âm là hối. Sợ lánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Về, trở lại, hồi phục: Về nhà; Về công tác tại đơn vị cũ;
② Quay: Quay mình lại;
③ Quanh co, cong queo, khuất khúc. 【】hồi lang [huíláng] Hành lang lượn khúc, hành lang uốn khúc;
④ Trả lời: 【】hồi tín [huíxìn] a. Gởi thư trả lời: Mong anh gửi thư trả lời; b. Thư trả lời: ;c. Báo tin: Công việc xong xuôi, tôi sẽ báo tin cho anh;
⑤ Nghĩ lại;
⑥ Lùi bước, chịu khuất: Khó khăn vất vả trăm bề vẫn không chịu khuất (lùi bước);
⑦ Lần, lượt, hồi: ? Đi mấy lần rồi?; "" Tam quốc chí diễn nghĩa gồm có 120 hồi;
⑧ [Huí] (Dân tộc) Hồi: Dân tộc Hồi, người Hồi, dân Hồi;
⑨ [Huí] (Họ) Hồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở về;
② Vòng quanh, vòng vèo, quanh vòng. Cv. (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoay chuyển — Quay lại, trở về — Gian tà. Thí dụ: Gian hồi ( cũng như gian tà ) — Lần, lượt. Thí dụ: Nhất bách hồi ( một trăm lần ) — Đáp lại. Trả lời — Quanh co. Với nghĩa này phải đọc Hội. Ta quen đọc là Hồi luôn — Một lớp tuồng, một thiên trong cuốn tiểu thuyết, đều gọi là Hồi.

Từ ghép 59

phóng, phương, phỏng
fāng ㄈㄤ, fǎng ㄈㄤˇ, fàng ㄈㄤˋ

phóng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phóng, phi (ngựa)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buông, thả. ◎ Như: "phóng ưng" thả chim cắt, "phóng hạc" thả chim hạc.
2. (Động) Buông tuồng, không biết giữ gìn. ◎ Như: "phóng tứ" phóng túng, "phóng đãng" buông tuồng.
3. (Động) Vứt, bỏ. ◇ Tam quốc chí : "Nãi đầu qua phóng giáp" (Khương Duy truyện ) Bèn ném mác bỏ áo giáp.
4. (Động) Đuổi, đày. ◎ Như: "phóng lưu" đuổi đi xa, đem đày ở nơi xa. ◇ Khuất Nguyên : "Khuất Nguyên phóng trục tại giang Tương chi gian, ưu sầu thán ngâm, nghi dong biến dịch" , , (Sở từ , Ngư phủ ) Khuất Nguyên bị đày ở khoảng sông Tương, đau buồn than thở, hình mạo biến đổi.
5. (Động) Phát ra. ◎ Như: "phóng quang" tỏa ánh sáng ra, "phóng tiễn" bắn mũi tên ra xa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kiên thủ tiến, liên phóng lưỡng tiến, giai bị Hoa Hùng đóa quá" , , (Đệ ngũ hồi) Kiên cầm cung, bắn liền hai mũi tên, Hoa Hùng đều tránh được cả.
6. (Động) Mở ra, nới ra. ◎ Như: "bách hoa tề phóng" trăm hoa đua nở, "khai phóng" mở rộng.
7. (Động) Đốt. ◎ Như: "phóng pháo" đốt pháo.
8. (Động) Tan, nghỉ. ◎ Như: "phóng học" tan học, "phóng công" tan việc, nghỉ làm.
9. (Động) Phân phát. ◎ Như: "phóng chẩn" phát chẩn, "phóng trái" phát tiền cho vay lãi.
10. (Động) Nhậm chức, thường chỉ quan ở kinh bổ ra ngoài. ◎ Như: "phóng khuyết" bổ ra chỗ khuyết.
11. (Động) Đặt, để. ◎ Như: "an phóng" xếp đặt cho yên.
12. (Động) Làm cho to ra. ◎ Như: "phóng đại" làm cho to ra (hình ảnh, âm thanh, năng lực).
13. Một âm là "phỏng". (Động) Bắt chước. § Cùng nghĩa với "phỏng" .
14. (Động) Nương theo, dựa theo. ◇ Luận Ngữ : "Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán" , (Lí nhân ) Dựa theo lợi mà làm thì gây nhiều oán.
15. (Động) Đến. ◇ Mạnh Tử : "Phỏng ư Lang Tà" (Lương Huệ Vương hạ ) Đến quận Lang Tà.

Từ điển Thiều Chửu

① Buông, thả, như phóng ưng thả chim cắt ra, phóng hạc thả chim hạc ra, v.v.
② Phóng túng, buông lỏng, không biết giữ gìn gọi là phóng tứ hay phóng đãng .
③ Ðuổi, như phóng lưu đuổi xa, đem đày ở nơi xa.
④ Phát ra, như phóng quang tỏa ánh sáng ra, phóng tiễn bắn mũi tên ra xa, v.v.
⑤ Buông ra, nới ra, như hoa phóng hoa nở, phóng tình trời tạnh, phóng thủ buông tay, khai phóng nới rộng ra.
⑥ Phát, như phóng chẩn phát chẩn, phóng trái phát tiền cho vay lãi.
⑦ Quan ở kinh bổ ra ngoài gọi là phóng, như phóng khuyết bổ ra chỗ khuyết.
⑧ Ðặt, như an phóng xếp đặt cho yên.
⑨ Phóng đại ra, làm cho to ra.
⑩ Một âm là phỏng. Bắt chước, cùng nghĩa với chữ phỏng .
② Nương theo, như phỏng ư lợi nhi hành nương theo cái lợi mà làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thả, tháo: 鴿 Thả chim bồ câu; Thả diều; Tháo nước;
② Tan: Tan học; Tan buổi làm, tan tầm;
③ Bỏ mặc: Bỏ mặc buông trôi;
④ Chăn: Chăn trâu; Chăn vịt;
⑤ Đày, đuổi đi: Đi đày;
⑥ Bắn, phóng ra, tỏa ra: Bắn súng; Thoang thoảng hương sen; Tỏa ánh sáng;
⑦ Đốt: Đốt (nhà); Đốt pháo;
⑧ Phát ra, cho vay lấy lãi: Cho vay; Phát chẩn;
⑨ Làm to rộng ra, phóng ra, nới ra: Nới cổ áo rộng thêm một phân nữa;
⑩ Nở, mở: Trăm hoa đua nở; Mở cờ trong bụng;
⑪ Gác lại: Việc này không vội lắm, hãy gác lại đã;
⑫ Đốn, chặt: Lên núi đốn cây;
⑬ Đặt, để, tung ra: Để cuốn sách lên bàn; Tung ra bốn biển đều đúng; Đặt yên;
⑭ Cho thêm vào: Cho thêm tí xì dầu vào món ăn;
⑮ Kiềm chế hành động: Hãy bước khẽ một tí;
⑯ (văn) Đi xa, bổ ra, điều đi tỉnh ngoài (nói về quan lại ở kinh): Rồi Hồ lập tức được điều ra làm tri phủ Ninh Hạ (Lương Khải Siêu: Đàm Tự Đồng);
⑰ (văn) Đốt: Đốt lửa;
⑱ (văn) Phóng túng, buông thả. Xem [fang], [făng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi đi. Xem Phóng trục — Mở ra. Td: Khai phóng — Buông ra. Thả ra. Td: Phóng thích — Buông thả, không giữ gìn. Td: Phóng túng — Một âm khác là Phỏng. Xem Phỏng.

Từ ghép 64

an phóng 安放bá phóng 播放bôn phóng 奔放đầu phóng 投放giải phóng 解放giải phóng 觧放hào phóng 毫放hào phóng 豪放khai phóng 開放lưu phóng 流放nhàn phóng 閒放phát phóng 發放phóng ánh 放映phóng ca 放歌phóng chẩn 放賑phóng dạ 放夜phóng dật 放逸phóng dương 放洋phóng đại 放大phóng đảm 放膽phóng đản 放誕phóng đãng 放蕩phóng đạt 放達phóng đăng 放燈phóng hạ 放下phóng hỏa 放火phóng hoài 放懷phóng học 放學phóng khai 放开phóng khai 放開phóng khí 放弃phóng khí 放棄phóng khoáng 放曠phóng lãng 放浪phóng lãnh tiền 放冷箭phóng mệnh 放命phóng mục 放牧phóng ngôn 放言phóng nhậm 放任phóng nhân 放人phóng nhiệm 放任phóng pháo 放砲phóng sinh 放生phóng tài hóa 放財貨phóng tâm 放心phóng thí 放屁phóng thí 放施phóng thích 放釋phóng thủ 放手phóng tông 放松phóng tông 放鬃phóng tông 放鬆phóng trái 放債phóng trí 放置phóng trục 放逐phóng túng 放縱phóng tứ 放恣phóng tứ 放肆phóng xạ 放射phóng xuất 放出tâm hoa nộ phóng 心花怒放trán phóng 綻放trán phóng 绽放truất phóng 黜放

phương

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đi thuyền song song nhau: Không đi thuyền song song, không tránh gió, thì không thể qua sông được (Tuân tử).

phỏng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buông, thả. ◎ Như: "phóng ưng" thả chim cắt, "phóng hạc" thả chim hạc.
2. (Động) Buông tuồng, không biết giữ gìn. ◎ Như: "phóng tứ" phóng túng, "phóng đãng" buông tuồng.
3. (Động) Vứt, bỏ. ◇ Tam quốc chí : "Nãi đầu qua phóng giáp" (Khương Duy truyện ) Bèn ném mác bỏ áo giáp.
4. (Động) Đuổi, đày. ◎ Như: "phóng lưu" đuổi đi xa, đem đày ở nơi xa. ◇ Khuất Nguyên : "Khuất Nguyên phóng trục tại giang Tương chi gian, ưu sầu thán ngâm, nghi dong biến dịch" , , (Sở từ , Ngư phủ ) Khuất Nguyên bị đày ở khoảng sông Tương, đau buồn than thở, hình mạo biến đổi.
5. (Động) Phát ra. ◎ Như: "phóng quang" tỏa ánh sáng ra, "phóng tiễn" bắn mũi tên ra xa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kiên thủ tiến, liên phóng lưỡng tiến, giai bị Hoa Hùng đóa quá" , , (Đệ ngũ hồi) Kiên cầm cung, bắn liền hai mũi tên, Hoa Hùng đều tránh được cả.
6. (Động) Mở ra, nới ra. ◎ Như: "bách hoa tề phóng" trăm hoa đua nở, "khai phóng" mở rộng.
7. (Động) Đốt. ◎ Như: "phóng pháo" đốt pháo.
8. (Động) Tan, nghỉ. ◎ Như: "phóng học" tan học, "phóng công" tan việc, nghỉ làm.
9. (Động) Phân phát. ◎ Như: "phóng chẩn" phát chẩn, "phóng trái" phát tiền cho vay lãi.
10. (Động) Nhậm chức, thường chỉ quan ở kinh bổ ra ngoài. ◎ Như: "phóng khuyết" bổ ra chỗ khuyết.
11. (Động) Đặt, để. ◎ Như: "an phóng" xếp đặt cho yên.
12. (Động) Làm cho to ra. ◎ Như: "phóng đại" làm cho to ra (hình ảnh, âm thanh, năng lực).
13. Một âm là "phỏng". (Động) Bắt chước. § Cùng nghĩa với "phỏng" .
14. (Động) Nương theo, dựa theo. ◇ Luận Ngữ : "Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán" , (Lí nhân ) Dựa theo lợi mà làm thì gây nhiều oán.
15. (Động) Đến. ◇ Mạnh Tử : "Phỏng ư Lang Tà" (Lương Huệ Vương hạ ) Đến quận Lang Tà.

Từ điển Thiều Chửu

① Buông, thả, như phóng ưng thả chim cắt ra, phóng hạc thả chim hạc ra, v.v.
② Phóng túng, buông lỏng, không biết giữ gìn gọi là phóng tứ hay phóng đãng .
③ Ðuổi, như phóng lưu đuổi xa, đem đày ở nơi xa.
④ Phát ra, như phóng quang tỏa ánh sáng ra, phóng tiễn bắn mũi tên ra xa, v.v.
⑤ Buông ra, nới ra, như hoa phóng hoa nở, phóng tình trời tạnh, phóng thủ buông tay, khai phóng nới rộng ra.
⑥ Phát, như phóng chẩn phát chẩn, phóng trái phát tiền cho vay lãi.
⑦ Quan ở kinh bổ ra ngoài gọi là phóng, như phóng khuyết bổ ra chỗ khuyết.
⑧ Ðặt, như an phóng xếp đặt cho yên.
⑨ Phóng đại ra, làm cho to ra.
⑩ Một âm là phỏng. Bắt chước, cùng nghĩa với chữ phỏng .
② Nương theo, như phỏng ư lợi nhi hành nương theo cái lợi mà làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đến: Cho đến lúc đói chết (Liệt tử: Dương Chu);
② Bắt chước, phỏng theo (dùng như , 仿 bộ ): Chẳng bằng phỏng theo sự vật khác (Sử kí);
③ Nương theo, dựa theo, nương dựa: Nương theo điều lợi mà làm; Dân không có gì để nương dựa (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Phỏng — Một âm là Phóng. Xem Phóng.
hoát, khoát
huá ㄏㄨㄚˊ, huō ㄏㄨㄛ, huò ㄏㄨㄛˋ

hoát

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hang thông suốt. ◇ Trương Hiệp : "Hoạch trường hoát dĩ vi hạn, đái lưu khê dĩ vi quan" , 谿 (Thất mệnh ).
2. (Động) Dứt, cắt đứt.
3. (Động) Miễn trừ. ◎ Như: "tiền lương chi hoát miễn" tha không bắt nộp tiền lương nữa, "hình ngục chi siêu hoát" không bắt chịu hình ngục nữa.
4. (Động) Tiêu trừ, giải tỏa. ◇ Thủy hử truyện : 禿, (Đệ ngũ thất hồi).
5. (Động) Liều, hi sinh. ◎ Như: "hoát xuất tính mệnh" hi sinh tính mạng.
6. (Tính) Rộng rãi, sáng sủa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tái tiến sổ bộ, tiệm hướng bắc biên, bình thản hoan hoát, lưỡng biên phi lâu sáp không, điêu manh tú hạm, giai ẩn ư san ao thụ diểu chi gian" , , , , , (Đệ đệ thập thất) Đi mấy bước nữa, rẽ sang phía bắc, có một chỗ rộng phẳng, hai bên có lầu cao vút, nóc vẽ, cột sơn, ẩn núp dưới lũng núi ngọn cây.
7. (Tính) Trong sáng, tạnh ráo, quang đãng (khí trời). ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Chu hành tự vô muộn, Huống trị tình cảnh hoát" , (Tảo phát ngư phố đàm ).
8. (Tính) Trống rỗng, không hư.
9. (Tính) Sâu xa, thâm thúy.
10. (Tính) Sứt, mẻ. ◎ Như: "hoát thần tử" sứt môi.
11. (Phó) Thông suốt, rộng mở. ◎ Như: "khoát đạt" cởi mở, "hoát nhiên quán thông" vỡ vạc thông suốt.
12. (Phó) Mau lẹ, loáng một cái.
13. (Tượng thanh) Xoạt, vù.
14. § Còn đọc là "khoát".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sứt, mẻ: Miệng chén bị mẻ một miếng; Sứt môi; Răng mẻ;
② Liều, bạt, thí: Liều mạng, bạt mạng, thí mạng. Xem [huò].

Từ ghép 1

khoát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hang thông cả 2 đầu
2. thông suốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hang thông suốt. ◇ Trương Hiệp : "Hoạch trường hoát dĩ vi hạn, đái lưu khê dĩ vi quan" , 谿 (Thất mệnh ).
2. (Động) Dứt, cắt đứt.
3. (Động) Miễn trừ. ◎ Như: "tiền lương chi hoát miễn" tha không bắt nộp tiền lương nữa, "hình ngục chi siêu hoát" không bắt chịu hình ngục nữa.
4. (Động) Tiêu trừ, giải tỏa. ◇ Thủy hử truyện : 禿, (Đệ ngũ thất hồi).
5. (Động) Liều, hi sinh. ◎ Như: "hoát xuất tính mệnh" hi sinh tính mạng.
6. (Tính) Rộng rãi, sáng sủa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tái tiến sổ bộ, tiệm hướng bắc biên, bình thản hoan hoát, lưỡng biên phi lâu sáp không, điêu manh tú hạm, giai ẩn ư san ao thụ diểu chi gian" , , , , , (Đệ đệ thập thất) Đi mấy bước nữa, rẽ sang phía bắc, có một chỗ rộng phẳng, hai bên có lầu cao vút, nóc vẽ, cột sơn, ẩn núp dưới lũng núi ngọn cây.
7. (Tính) Trong sáng, tạnh ráo, quang đãng (khí trời). ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Chu hành tự vô muộn, Huống trị tình cảnh hoát" , (Tảo phát ngư phố đàm ).
8. (Tính) Trống rỗng, không hư.
9. (Tính) Sâu xa, thâm thúy.
10. (Tính) Sứt, mẻ. ◎ Như: "hoát thần tử" sứt môi.
11. (Phó) Thông suốt, rộng mở. ◎ Như: "khoát đạt" cởi mở, "hoát nhiên quán thông" vỡ vạc thông suốt.
12. (Phó) Mau lẹ, loáng một cái.
13. (Tượng thanh) Xoạt, vù.
14. § Còn đọc là "khoát".

Từ điển Thiều Chửu

① Hang thông suốt cả hai đầu. Vì thế nên chỗ đất nào phẳng phắn sáng sủa gọi là hiên khoát , người già gọi là đầu đồng xỉ khoát đầu trọc răng long.
② Thông suốt, tâm ý rộng rãi khoan thai gọi là khoát. Như khoát nhiên quán thông vỡ vạc thông suốt.
③ Khai phóng, tha bổng. Như tiền lương chi khoát miễn tha không bắt nộp tiền lương nữa, hình ngục chi siêu khoát không bắt chịu hình ngục nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng (rãi), sáng (sủa), thông suốt: Rộng lượng; Sáng sủa;
② Miễn, tha: Miễn, được miễn (thuế ...). Xem [huo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hang — Sâu ( trái với nông ).

Từ điển trích dẫn

1. Thong dong tự tại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thải cúc đông li hạ, Du nhiên kiến nam sơn" , (Ẩm Tửu ) Hái cúc dưới bờ rào đông, Nhàn nhã nhìn núi nam.
2. Sâu xa. ◇ Diệp Thích : "Tụng độc chi thương nhiên, đàm tư chi du nhiên" , (Triều phụng lang trí sĩ du công mộ chí minh ) Ngâm đọc vang vang, ngẫm nghĩ sâu xa.
3. Hình dung hứng vị triền miên. ◇ Viên Mai : "Kì sự, kì thi, câu túc thiên cổ. Thiên chung kết cú, dư vận du nhiên" , , . , (Tùy viên thi thoại ).
4. Xa xôi, dằng dặc, bao la. ◇ Cựu Đường Thư : "Lương Châu dĩ khứ, sa thích du nhiên" , (Quách Kiền Quán truyện ) Lương Châu qua khỏi, sa mạc bao la.
5. Vẻ buồn đau. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Du nhiên thương ngã tâm, Lịch loạn phi khả nghĩ" , (Sóc phong kí Vĩnh Thúc ).
6. Chậm, hoãn, từ từ. ◇ Trung Quốc cận đại sử tư liệu tùng san : "Nữ quan nhược hữu tiểu quá, tạm thả khoan thứ, tức sử giáo đạo, diệc yếu du nhiên, sử tha vô kinh hoảng chi tâm" , , 使, , 使 (Thái bình thiên quốc , Thiên vương hạ phàm chiếu thư nhị ).
giao
jiāo ㄐㄧㄠ

giao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trao cho, giao cho
2. tiếp giáp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Qua lại thân thiện, kết bạn. ◎ Như: "giao tế" giao tiếp, "kết giao" kết bạn. ◇ Luận Ngữ : "Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ" , (Học nhi ) Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không?
2. (Động) Tiếp cận, tiếp xúc, kề, đến gần. ◇ Khổng Thản : "Phong đích nhất giao, ngọc thạch đồng toái" , (Dữ thạch thông thư ) Mũi nhọn tên sắt chạm nhau, ngọc đá cùng tan vỡ.
3. (Động) Đưa, trao. ◎ Như: "giao nhậm vụ" giao nhiệm vụ, "giao phó" .
4. (Động) Giống đực và giống cái dâm dục. ◎ Như: "giao hợp" , "giao cấu" .
5. (Động) Nộp, đóng. ◎ Như: "giao quyển" nộp bài, "giao thuế" đóng thuế.
6. (Danh) Chỗ tiếp nhau, khoảng thời gian giáp nhau. ◎ Như: "xuân hạ chi giao" khoảng mùa xuân và mùa hè giao tiếp, "giao giới" giáp giới. ◇ Tả truyện : "Kì cửu nguyệt, thập nguyệt chi giao hồ?" , (Hi Công ngũ niên ) Phải là khoảng giữa tháng chín và tháng mười chăng?
7. (Danh) Bạn bè, hữu nghị. ◎ Như: "tri giao" bạn tri kỉ. ◇ Sử Kí : "Thần dĩ vi bố y chi giao thượng bất tương khi, huống đại quốc hồ" , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Thần nghĩ rằng bọn áo vải chơi với nhau còn chẳng lừa đảo nhau, huống hồ là một nước lớn.
8. (Danh) Quan hệ qua lại. ◎ Như: "bang giao" giao dịch giữa hai nước, "kiến giao" đặt quan hệ ngoại giao.
9. (Danh) Sự mua bán. ◎ Như: "kim thiên thành giao đa thiểu số lượng?" hôm nay mua bán xong xuôi được bao nhiêu số lượng?
10. (Danh) Đấu vật. § Thông "giao" . ◎ Như: "điệt giao" đấu vật.
11. (Danh) Họ "Giao".
12. (Phó) Qua lại, hỗ tương. ◎ Như: "giao đàm" bàn bạc với nhau, "giao chiến" đánh nhau, "giao lưu" trao đổi với nhau.
13. (Phó) Cùng nhau, cùng lúc, lẫn nhau. ◎ Như: "thủy nhũ giao dung" nước và sữa hòa lẫn nhau, "phong vũ giao gia" gió mưa cùng tăng thêm, "cơ hàn giao bách" đói lạnh cùng bức bách.

Từ điển Thiều Chửu

① Chơi, như giao du đi lại chơi bời với nhau, tri giao chỗ chơi tri kỉ, giao tế hai bên lấy lễ mà giao tiếp với nhau, giao thiệp nhân có sự quan hệ về việc công, bang giao nước này chơi với nước kia, ngoại giao nước mình đối với nước ngoài.
② Liền tiếp, như đóng cây chữ thập , chỗ ngang dọc liên tiếp nhau gọi là giao điểm .
③ Có mối quan hệ với nhau, như tờ bồi giao ước với nhau gọi là giao hoán , mua bán với nhau gọi là giao dịch .
④ Nộp cho, như nói giao nộp tiền lương gọi là giao nạp .
⑤ cùng, như giao khẩu xưng dự mọi người cùng khen.
⑥ Khoảng, như xuân hạ chi giao khoảng cuối xuân đầu hè.
⑦ Phơi phới, như giao giao hoàng điểu phơi phới chim vàng anh (tả hình trạng con chim bay đi bay lại).
⑧ Dâm dục, giống đực giống cái dâm dục với nhau gọi là giao hợp , là giao cấu , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa, giao: Đưa quyển sách này cho anh ấy; Giao nhiệm vụ;
② Nộp, đóng: Nộp bài; Nộp thuế; Đóng thuế nông nghiệp;
③ Sang (chỉ thời gian, thời tiết): Đã sang giờ tí; Ngày mai sang đông rồi;
④ Chỗ tiếp nhau, giáp (về thời gian, nơi chốn): , Chỗ giao nhau, giữa tháng chín, tháng mười (Tả truyện); Giáp giới;
⑤ Tình quen biết, tình bạn, sự đi lại chơi với nhau: Tình bè bạn không thể quên nhau được;
⑥ Kết: Kết bạn;
⑦ Ngoại giao: Bang giao; Đặt quan hệ ngoại giao;
⑧ Trao đổi: Trao đổi kinh nghiệm; 便 Giao lưu các loại hàng hóa để tiện lợi cho dân (Diêm thiết luận);
⑨ Sự giao hợp, sự giao phối (giữa nam nữ, đực và cái về mặt sinh dục): Giao cấu; Loài hổ bắt đầu giao phối (từ tháng thứ hai cuối mùa đông) (Hoài Nam tử);
⑩ Qua lại, hỗ tương, lẫn nhau: Những người nghe nói, trong bụng cũng tính cùng nhau khen ngợi ông ấy (Tôn Thần); Cùng lúc: Mọi người cùng khen; , Gió mưa mây sấm cùng phát sinh mà đến (Trần Lượng: Giáp Thìn đáp Chu Nguyên Hối thư); Như [jiao]; [Jiao] Giao Châu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đều. Cùng — Thông với nhau, không bị ngăn cách. Chẳng hạn Giao thông — Trao cho. Đưa cho — Qua lại với nhau. chẳng hạn Giao du — Tình bạn. Chẳng hạn Cựu giao ( tình bạn cũ ) — Nối tiếp nhau. Chẳng hạn Giao tiếp — Kết hợp lại với nhau. Chẳng hạn Giao cấu.

Từ ghép 84

bách cảm giao tập 百感交集bang giao 邦交bang giao điển lệ 邦交典例bần tiện giao 貧賤交bình giao 平交bố y chi giao 布衣之交chí giao 至交chuyển giao 轉交chuyển giao 转交cố giao 故交cựu giao 舊交diện giao 面交đả giao đạo 打交道đề giao 提交đệ giao 遞交đính giao 訂交đoạn giao 断交đoạn giao 斷交giao bái 交拜giao binh 交兵giao bôi 交杯giao cảm 交感giao cấu 交媾giao châu 交洲giao chỉ 交趾giao chiến 交戰giao dịch 交易giao du 交遊giao đạo 交道giao điểm 交點giao giới 交界giao hảo 交好giao hiếu 交好giao hoán 交換giao hoan 交歡giao hoàn 交還giao hỗ 交互giao hỗ tác dụng 交互作用giao hợp 交合giao hữu 交友giao kết 交結giao lưu 交流giao nạp 交納giao phó 交付giao phong 交鋒giao phong 交锋giao tế 交際giao thác 交錯giao thế 交替giao thiệp 交涉giao thoa 交梭giao thông 交通giao thời 交時giao tiếp 交接giao tình 交情giao tranh 交爭giao ước 交約giao vĩ 交尾giao xoa 交叉hiếu giao 好交kết giao 結交khai giao 開交khẩu giao 口交kiến giao 建交lân giao 鄰交nạp giao 納交ngoại giao 外交ngoại giao đoàn 外交團quảng giao 廣交quốc giao 國交tài giao 財交tâm giao 心交thâm giao 深交thần giao 神交thế giao 世交tính giao 性交tố giao 素交trạch giao 擇交tri giao 知交tuyệt giao 絶交tương giao 相交ủy giao 委交viễn giao 遠交xã giao 社交
sảnh, thanh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

sảnh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạnh — Mát — Làm cho mát mẻ. Đáng lẽ đọc Thính.

Từ ghép 1

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trong sạch (nước)
2. đời nhà Thanh
3. họ Thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trong. Trái với "trọc" đục. ◎ Như: "thanh triệt" trong suốt.
2. (Tính) Trong sạch, liêm khiết, cao khiết. ◎ Như: "thanh bạch" , "thanh tháo" , "thanh tiết" .
3. (Tính) Mát. ◎ Như: "thanh phong minh nguyệt" gió mát trăng trong.
4. (Tính) Lặng, vắng. ◎ Như: "thanh dạ" đêm lặng, "thanh tĩnh" vắng lặng.
5. (Tính) Rõ ràng, minh bạch. ◎ Như: "thanh sở" rõ ràng.
6. (Tính) Xinh đẹp, tú mĩ. ◎ Như: "mi thanh mục tú" mày xinh mắt đẹp.
7. (Tính) Yên ổn, thái bình. ◎ Như: "thanh bình thịnh thế" đời thái bình thịnh vượng.
8. (Phó) Suông, thuần, đơn thuần. ◎ Như: "thanh nhất sắc" thuần một màu, "thanh xướng" diễn xướng không hóa trang, "thanh đàm" bàn suông.
9. (Phó) Hết, xong, sạch trơn. ◎ Như: "trái hoàn thanh liễu" nợ trả xong hết.
10. (Phó) Rõ ràng, minh bạch, kĩ lưỡng. ◎ Như: "điểm thanh số mục" kiểm điểm số mục rõ ràng, "tra thanh hộ khẩu" kiểm tra kĩ càng hộ khẩu.
11. (Động) Làm cho sạch, làm cho ngay ngắn chỉnh tề. ◎ Như: "thanh tẩy" rửa sạch, tẩy trừ, "thanh lí" lọc sạch, "thanh trừ" quét sạch, dọn sạch.
12. (Động) Làm xong, hoàn tất. ◎ Như: "thanh trướng" trả sạch nợ, "thanh toán" tính xong hết (sổ sách, trương mục), kết toán.
13. (Động) Soát, kiểm kê. ◎ Như: "thanh điểm nhân số" kiểm kê số người.
14. (Danh) Không hư. ◎ Như: "thái thanh" chỗ trời không, chốn hư không.
15. (Danh) Nhà "Thanh".
16. (Danh) Họ "Thanh".

Từ điển Thiều Chửu

① Trong, nước không có chút cặn nào gọi là thanh.
② Sạch, không thèm làm những sự không đáng làm gọi là thanh bạch , là thanh tháo , thanh tiết , v.v.
③ Sửa sang rành mạch, như thanh li , thanh lí , v.v.
④ Giản lược, như chánh giản hình thanh chánh trị hình phép giản dị.
⑤ Không hư, như thái thanh chỗ trời không, chốn hư không có một vật gì.
⑥ Kết liễu, như thanh ngật sổ sách tính xong hết.
⑦ Nhà Thanh.
⑧ Lặng, như thanh dạ đêm lặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trong: Nước trong vắt;
② Sạch: Gột sạch những dơ bẩn;
③ Mát: Gió mát trăng thanh;
④ Liêm khiết, thanh liêm, trong sạch: Quan lại liêm khiết;
⑤ Rõ: Hỏi cho rõ;
⑥ Hết, xong: Trả hết nợå;
⑦ Thanh lọc: Thanh lọc những phần tử xấu;
⑧ Lặng, thanh vắng: Đêm vắng;
⑨ [Qing] Đời nhà Thanh (Trung Quốc, 1644—1911);
⑩ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước yên lặng — Yên lặng. Td: Thanh bình — Sạch sẽ. Trong sạch. Td: Thanh khiết — Lo việc cho sạch, cho xong. Truyện Trê Cóc : » Truyền Trê phải chịu cho thanh mọi bề « — Sáng sủa. Đoạn trường tân thanh : » Lần thâu gió mát trăng thanh « — Ta còn hiểu là mát mẻ. Truyện Hoa Tiên » Gió thanh hây hẩy gác vàng « — Tên một triều đại Trung Hoa, gồm 9 đời 10 vua, kéo dài 268 năm ( 1644-1911 ) — Đẹp đẽ cao quý. Đoạn trường tân thanh » Khác màu kẻ quý người thanh «.

Từ ghép 39

cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũ, xưa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa. Đối lại với "kim" ngày nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay. ◇ Lí Hạ : "Kim cổ hà xứ tận, Thiên tuế tùy phong phiêu" , (Cổ du du hành ) Đâu là chỗ cùng tận của xưa và nay? Nghìn năm theo gió bay.
2. (Danh) Sự vật thuộc về ngày xưa. ◎ Như: "quý cổ tiện kim" trọng cổ khinh kim.
3. (Danh) Thơ theo lối cổ, thơ cổ thể. ◎ Như: "ngũ cổ" , "thất cổ" .
4. (Danh) Họ "Cổ".
5. (Tính) Thuộc về ngày xưa, quá khứ, cũ. ◎ Như: "cổ nhân" người xưa, "cổ sự" chuyện cũ. ◇ Mã Trí Viễn : "Cổ đạo tây phong sấu mã, tịch dương tây hạ, đoạn tràng nhân tại thiên nhai" 西, 西, (Khô đằng lão thụ hôn nha từ ) Đường xưa gió tây ngựa gầy, mặt trời chiều lặn phương tây, người đứt ruột ở phương trời.
6. (Tính) Chất phác. ◎ Như: "cổ phác" mộc mạc, "nhân tâm bất cổ" lòng người không chất phác.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày xưa.
② Không xu phu thói đời. Như cổ đạo đạo cổ, cao cổ cao thượng như thời xưa, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cổ, xưa, cổ xưa, ngày xưa, thời xưa, cũ: Trọng kim khinh cổ; Tranh cổ; Đồ sứ cổ; Cây cổ thụ; Đền này rất cổ xưa; Từ xưa đến nay chưa từng nghe (Giả Nghị); Xưa và nay là một, ta với người là giống nhau (Lã thị Xuân thu); Phép cũ hái thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
② Chuyện cổ, việc cổ, việc xưa: Dẫn việc xưa để minh chứng việc nay;
③ Cổ thể thi (gọi tắt).【】cổ thể thi [gưtêshi] Thơ cổ thể;
④ [Gư] (Họ) Cổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xưa cũ. Lâu đời.

Từ ghép 69

bác cổ 博古bác cổ thông kim 博古通今bàn cổ 盤古bảo cổ 保古bất cổ 不古cận cổ 近古chấn cổ thước kim 震古爍今chấn cổ thước kim 震古鑠今chung cổ 終古cổ bản 古本cổ bản 古板cổ bổn 古本cổ đại 古代cổ điển 古典cổ độ 古渡cổ đồng 古董cổ hi 古稀cổ học 古學cổ lai 古來cổ lai 古来cổ lão 古老cổ lệ 古例cổ loa 古螺cổ lỗ 古魯cổ lục 古錄cổ mộ 古墓cổ ngoạn 古玩cổ ngữ 古語cổ nhân 古人cổ phong 古風cổ phong 古风cổ quái 古怪cổ sát 古剎cổ sơ 古初cổ sử 古史cổ thể 古體cổ thể thi 古體詩cổ thi 古詩cổ tích 古昔cổ tích 古蹟cổ tích 古迹cổ văn 古文cổ vật 古物điếu cổ 弔古hoài cổ 懷古kê cổ 稽古khảo cổ 考古kim cổ 今古mông cổ 蒙古nệ cổ 泥古nghĩ cổ 擬古phảng cổ 仿古phỏng cổ 仿古phỏng cổ 倣古phỏng cổ 訪古phục cổ 復古sư cổ 師古tác cổ 作古tàng cổ 藏古thái cổ 太古thiên cổ 千古thượng cổ 上古tòng cổ 從古tối cổ 最古tồn cổ 存古trung cổ 中古vạn cổ 萬古vãng cổ 往古vọng cổ 望古
khoát
kuò ㄎㄨㄛˋ

khoát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rộng rãi
2. xa vắng
3. sơ suất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng, lớn. ◇ Lí Hoa : "Địa khoát thiên trường, bất tri quy lộ" , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Đất rộng trời dài, không biết đường về.
2. (Tính) Hào phóng, rộng rãi. ◇ Hậu Hán Thư : "Vũ vi nhân thị tửu, khoát đạt cảm ngôn" , (Mã Vũ truyện ) (Mã) Vũ là người thích rượu, hào phóng dám ăn dám nói.
3. (Tính) Viển vông, không thiết thật. ◎ Như: "vu khoát" vu vơ. ◇ Lô Đồng : "Thử ngôn tuy thái khoát, thả thị thần tâm tràng" , (Đông hành ) Lời này tuy thật viển vông, nhưng chính là ruột gan của tôi.
4. (Tính) Giàu có, sang trọng. ◎ Như: "khoát lão" lão nhà giàu.
5. (Tính) Thưa, ít, sơ sài, không kĩ lưỡng, thiếu tinh mật. ◎ Như: "sơ khoát" (1) sơ suất, không cẩn thận. (2) không thân thiết.
6. (Danh) Chiều rộng.
7. (Danh) Hành vi xa xỉ.
8. (Động) Khoan hoãn. ◇ Hán Thư : "Khoát kì tô phú" (Vương Mãng truyện ) Khoan nới thuế má.
9. (Động) Li biệt. ◎ Như: "khoát biệt" cách xa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chí thân cửu khoát, da môn đô bất nhận đắc liễu" , (Đệ nhất nhất tứ hồi) Bà con thân thiết cách biệt lâu ngày, chúng tôi đều không nhận ra ai nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Rộng rãi.
② Xa vắng. Như khoát biệt cách biệt đã lâu.
③ Sơ suất. Như sơ khoát sơ suất không cẩn thận.
④ Cần khổ, làm ăn lao khổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng, rộng rãi, chiều rộng: Đường rộng mười mét;
② (văn) Nới rộng: Nới rộng tô thuế (Hán thư);
③ (văn) Vu vơ, không hợp thực tế: Vu khoát, vu vơ;
④ Hào Phóng xa xỉ;
⑤ Giàu sang, sang trọng: Người giàu; Bày biện cho ra vẻ sang trọng;
⑥ (văn) Xa cách, xa vắng: Xa cách khá lâu (Vương Hi Chi: Tạp thiếp tứ);
⑦ (văn) Sơ suất: Sơ suất;
⑧ (văn) Chùn, nhụt (chí...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rộng rãi — Quá rộng, quá xa, không sát sự thật. Td: Vu khoát — Xa nhau lâu ngày — Xa lạ.

Từ ghép 12

Từ điển trích dẫn

1. Chăm sóc, quan tâm, thể lượng. ◇ Chu Lập Ba : "Túng lệnh tự kỉ dã tại khốn nan lí, dã hoàn thị chiếu cố biệt nhân, thể thiếp biệt nhân" , , (Bạo phong sậu vũ , Đệ nhị bộ tam).
2. Thể hội, lĩnh ngộ. ◇ Chu Tử toàn thư : "Nãi tri Minh Đạo Tiên Sanh sở vị "thiên lí" nhị tự, khước thị tự gia thể thiếp xuất lai giả, chân bất vọng dã" , , (Quyển ngũ ngũ, Đạo thống tứ , Tự luận vi học công phu ).
3. Cân nhắc, suy đoán. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Kim khước chỉ thị thể thiếp tự cú, tựu giá lưỡng tam cú đề mục thượng đàm khứ, toàn vô nghĩa lí" , , (Quyển tam tứ, Luận Ngữ , Thuật nhi thiên ).

Từ điển trích dẫn

1. Tìm tòi, nghiên cứu. ◇ Bách Nhất Cư Sĩ : "Tha như quản huyền ti trúc chi âm, mĩ bất tất tâm giảng cứu" , (Hồ thiên lục , Quyển hạ).
2. Bàn bạc, thảo luận. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất đãn Tử Quyên hòa Tuyết Nhạn tại tư hạ lí giảng cứu, tựu thị chúng nhân dã đô tri đạo Đại Ngọc đích bệnh dã bệnh đắc kì quái, hảo dã hảo đắc kì quái" , , (Đệ thập cửu hồi) Chẳng những Tử Quyên và Tuyết Nhạn đã bàn bạc riêng với nhau, mà mọi người cũng đều thấy Đại Ngọc bệnh cũng bệnh thật lạ lùng, khỏi cũng khỏi thật lạ lùng.
3. Chú trọng, chăm chú. ◎ Như: "nhĩ biệt tiểu khán giá tiểu ngoạn ý nhi, chế tạo kĩ thuật khả thị phi thường giảng cứu" , .
4. Hết sức muốn cho tốt đẹp hoàn hảo. Cũng chỉ tinh mĩ hoàn thiện. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Lánh ngoại hữu cá tiểu trù phòng, ẩm thực cực kì giảng cứu" , (Đệ lục hồi).
5. Biện pháp, đường lối. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Hậu lai thính liễu tha nhị nhân phàn đàm, phương hiểu đắc kì trung hoàn hữu giá hứa đa giảng cứu" , (Đệ tam tứ hồi).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.