phồn thể
Từ điển phổ thông
2. chèo thuyền
Từ điển trích dẫn
2. (Phó) Rộng khắp, phổ biến. § Thông "phiếm" 泛. ◇ Luận Ngữ 論語: "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" 汎愛眾而親仁 (Học nhi 學而) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
3. (Tính, phó) "Phiếm phiếm" 汎汎: (1) Xuôi dòng, thuận dòng. ◇ Thi Kinh 詩經: "Nhị tử thừa chu, Phiếm phiếm kì ảnh" 二子乘舟, 汎汎其景 (Bội phong 邶風, Nhị tử thừa chu 二子乘舟) Hai người đi thuyền, Hình ảnh họ trôi xuôi dòng. (2) Trôi nổi, bồng bềnh, phiêu phù. ◇ Trương Hành 張衡: "Thừa Thiên Hoàng chi phiếm phiếm hề" 乘天潢之汎汎兮 (Tư huyền phú 思玄賦) Đi trên sông Thiên Hà bồng bềnh hề. (3) Phổ biến, rộng khắp.
4. (Danh) Họ "Phiếm".
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Bơi thuyền.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tiết trời
3. một khoảng thời gian
4. ngày tết, lễ
5. lễ tháo, tiết tháo
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Khớp xương, đốt xương (động vật). ◎ Như: "cốt tiết" 骨節 đốt xương, "chỉ tiết" 指節 đốt ngón tay, "kích tiết" 擊節 vỗ tay.
3. (Danh) Phần, khúc, đoạn, mạch. ◎ Như: "chương tiết" 章節 phần đoạn bài văn, chương sách.
4. (Danh) Phân khu (thời gian, khí hậu). ◎ Như: "quý tiết" 季節 mùa trong năm, "nhị thập tứ tiết khí" 二十四節氣 hai mươi bốn tiết trong năm: "lập xuân" 立春, "vũ thủy" 雨水, "kinh trập" 驚蟄, "xuân phân" 春分, v.v.
5. (Danh) Sự, việc. ◎ Như: "chi tiết" 枝節, "tình tiết" 情節.
6. (Danh) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v.v.). ◎ Như: "thanh minh tiết" 清明節 tiết thanh minh, "trung thu tiết" 中秋節 ngày lễ trung thu (rằm tháng tám), "thanh niên tiết" 青年節 ngày tuổi trẻ.
7. (Danh) Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ. ◎ Như: "tiết tháo" 節操 hành vi giữ đúng lễ nghĩa, "danh tiết" 名節 trung nghĩa.
8. (Danh) Lễ nghi. ◎ Như: "lễ tiết" 禮節 lễ nghi. ◇ Luận Ngữ 論語: "Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã" 長幼之節,不可廢也 (Vi Tử 衛子) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được.
9. (Danh) Vật làm tin của sứ giả thời xưa. § Thông "tiết" 卩. ◎ Như: "phù tiết" 符節 ấn tín của sứ giả, "sứ tiết" 使節 sứ giả.
10. (Danh) Cái phách (nhạc khí). ◎ Như: "tiết tấu" 節奏 nhịp điệu.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số giờ giảng học. ◎ Như: "kim thiên thượng liễu tam tiết khóa" 今天上了三節課 hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. ◎ Như: "giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương" 這列火車有十二節車廂 xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). ◎ Như: "đệ nhị chương đệ nhất tiết" 第二章第一節 chương hai tiết một.
12. (Danh) Họ "Tiết".
13. (Động) Hạn chế, ước thúc. ◎ Như: "tiết dục" 節育 hạn chế sinh đẻ, "tiết chế" 節制 ngăn chận.
14. (Động) Kiệm tỉnh, tằn tiện. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" 節用而愛人, 使民以時 (Học nhi 學而) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
15. (Tính) Cao ngất. ◇ Thi Kinh 詩經: "Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham" 節彼 南山, 維石巖巖 (Tiểu nhã 小雅, Tiết nam san 節南山) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm.
Từ điển Thiều Chửu
② Ðốt xương, như cốt tiết 骨節 đốt xương, chỉ tiết 指節 đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết 擊節.
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết 一節, đầu mối rối beng gọi là chi tiết 枝節, văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết 章節.
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết 中節.
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết 節 hay tiết tấu 節奏. Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân 春分, lập xuân 立春, v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao 節勞 bớt làm sự nhọc quá, tiết ai 節哀 bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo 節操, như danh tiết 名節, phong tiết 風節 đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ 節婦.
⑩ Phù tiết 符節 ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使節.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nhịp phách: 節奏 Nhịp điệu;
③ Toa, tiết (giờ học): 兩節車廂 Hai toa xe; 物理歷史 Hai tiết vật lí;
④ Tết, tiết, ngày kỉ niệm: 春節 Tết Nguyên đán; 過節 Ăn tết; 清明節 Tiết thanh minh;
⑤ Trích đoạn: 節譯 Trích dịch;
⑥ Tiết kiệm: 節煤 Tiết kiệm than;
⑦ Việc, sự việc: 生活小節 Những việc nhỏ mọn trong đời sống;
⑧ Tiết tháo, khí tiết: 氣節 Khí tiết; 守節 Thủ tiết;
⑨ (văn) Thứ bậc;
⑩ (văn) Ngày mừng thọ của vua: 四旬大慶節 Ngày mừng thọ tứ tuần;
⑪ Xem 符節 [fújié], 使節 [shêjié];
⑫ (văn) Một loại nhạc khí thời xưa làm bằng tre để họa theo đàn;
⑬ [Jié] (Họ) Tiết. Xem 節 [jie].
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 67
phồn thể
Từ điển Thiều Chửu
② Ðốt xương, như cốt tiết 骨節 đốt xương, chỉ tiết 指節 đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết 擊節.
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết 一節, đầu mối rối beng gọi là chi tiết 枝節, văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết 章節.
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết 中節.
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết 節 hay tiết tấu 節奏. Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân 春分, lập xuân 立春, v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao 節勞 bớt làm sự nhọc quá, tiết ai 節哀 bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo 節操, như danh tiết 名節, phong tiết 風節 đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ 節婦.
⑩ Phù tiết 符節 ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使節.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới
Từ điển trích dẫn
2. (Giới) Đối với (dùng như 於). ◇ Lễ Kí 禮記: "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" 人之其所親愛而辟焉 (Đại Học 大學) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" 諸, "chi ư" 之於). ◇ Mạnh Tử 孟子: "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" 禹疏九河, 瀹濟, 漯而注諸海, 決汝, 漢, 排淮, 泗而注之江 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" 與, "cập" 及). ◇ Thư Kinh 書經: "Duy hữu ti chi mục phu" 惟有司之牧夫 (Lập chánh 立政) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" 而). ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" 臣恐王為臣之投杼也 (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" 則). ◇ Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" 故民無常處, 見利之聚, 無之去 (Trọng xuân kỉ 仲春紀, Công danh 功名) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ 論語: "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" 我之大賢與, 於人何所不容? 我之不賢與, 人將拒我, 如之何其拒人也 (Tử Trương 子張) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Đằng Văn Công tương chi Sở" 滕文公將之楚 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" 自少之多 từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh 詩經: "Chi tử thỉ mĩ tha" 之死矢靡它 (Dung phong 鄘風, Bách chu 柏舟) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" 李白是舉世最偉大的詩人之一 Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" 舍其所長, 之其所短 (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân 孟嘗君) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" 之子于歸 cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí 史記: "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" 周道衰廢, 孔子為魯司寇, 諸侯害之, 大夫壅之 (Thái sử công tự tự 太史公自序) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử 莊子: "Chi nhị trùng hựu hà tri" 之二蟲又何知 (Tiêu dao du 逍遙遊) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí 史記: "Trướng hận cửu chi" 悵恨久之 (Trần Thiệp thế gia 陳涉世家) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".
Từ điển Thiều Chửu
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở 滕文公將之楚 Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha 之死靡他 đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 湯使人問之 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy 之子于歸 người ấy về nhà chồng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: 皮之不存,毛將安傅? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); 人之所不學而能者,其良能也 Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); 天下之無道也久矣 Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); 民歸之,猶水之就下 Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: 吾愛之重之 Tôi yêu nó, trọng nó; 使吏卒共抱大巫嫗,投之河中 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): 學而時習之 Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); 道之不明也,我知之矣 Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); 寡人聞之:哀樂失時,殃咎必至 Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); 商聞之矣:死生有命,富貴在天 Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): 淵深而魚生之,山深而獸往之 Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): 之子于歸 Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); 之二蟲又何知? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như 則, 便, 就): 故民無常處,見利之聚,無之去 Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như 於, 于, 對于): 人之其所親愛而闢焉 Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như 此, 于, 於): 哭顏淵慟者,殊之衆徒,哀痛之甚也 (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với 與): 惟有司之牧夫 Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); 皇父之二子死焉 Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); 得之不得,曰有命 Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); 知遠之近 Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: 先生將何之? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); 沛公引兵之薛 Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: 總之 Tóm lại; 久而久之 Qua một thời gian lâu; 知之爲知之 Biết thì cho là biết (Luận ngữ); 頃之,煙炎張天 Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); 則苗沛然興之 Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); 之綱之紀 Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: 三分之一 Một phần ba;
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 36
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) § Xem "hồi sát" 回煞.
3. (Phó) Rất, hết sức, cực, thậm. ◎ Như: "sát phí khổ tâm" 煞費苦心 mất rất nhiều tâm sức, nát tim nát óc.
4. (Phó) Nào, gì. § Tương đương với "hà" 何, "thập ma" 什麼. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Giá thị thập ma ái vật nhi, hữu sát dụng ni?" 這是什麼愛物兒, 有煞用呢 (Đệ lục hồi) Vật đó là cái gì, nó dùng làm gì vậy?
5. (Động) Giết. § Cũng như "sát" 殺.
6. (Động) Dừng lại, đình chỉ. ◎ Như: "sát xa" 煞車 ngừng xe. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Bảo Thoa tại đình ngoại thính kiến thuyết thoại, tiện sát trụ cước, vãng lí tế thính" 寶釵在亭外聽見說話, 便煞住腳, 往裏細聽 (Đệ nhị thập thất hồi) Bảo Thoa ở phía ngoài đình nghe thấy tiếng nói chuyện, bèn dừng chân, lắng tai nghe.
Từ điển Thiều Chửu
② Lấy ngày kẻ chết mà tính xem đến ngày nào hồn về gọi là quy sát 歸煞.
③ Thu sát 收煞 thu thúc lại.
④ Rất, như sát phí kinh doanh 煞費經營 kinh doanh rất khó nhọc.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hung thần: 煞氣 Sát khí; 凶煞 Rất hung dữ. Xem 煞 [sha].
Từ điển Trần Văn Chánh
② Buộc chặt, thắt chặt lại, thúc lại: 煞一煞腰帶 Thắt chặt dây lưng; 收煞 Thu thúc lại;
③ Như 殺 [sha] nghĩa ③
⑤
⑥. Xem 煞 [shà].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 5
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tỏ rõ
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Hiểu rõ. ◇ Tuân Tử 荀子: "Kì ngôn đa đáng hĩ, nhi vị dụ dã" 其言多當矣, 而未諭也 (Nho hiệu 儒效) Lời đó thường đúng, mà chưa hiểu rõ vậy.
3. (Động) Tỏ rõ, biểu minh. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Thôi điệt gian lũ, tích dũng khốc khấp, sở dĩ dụ ai dã" 衰絰菅屨, 辟踊哭泣, 所以諭哀也 (Chủ thuật huấn 主術訓) Mặc áo gai đi giày cỏ, đấm ngực nhảy lên khóc lóc, là để biểu thị lòng thương tiếc.
4. (Động) Ví, sánh. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Thỉnh dĩ thị dụ, thị triêu tắc mãn, tịch tắc hư, phi triêu ái thị nhi tịch tăng chi dã, cầu tồn cố vãng, vong cố khứ" 請以市諭, 市朝則滿, 夕則虛, 非朝愛市而夕憎之也, 求存故往, 亡故去 (Tề sách tứ 齊策四) Xin lấy chợ để ví dụ, chợ sáng thì đông, chiều thì vắng, không phải vì sáng (người ta) yêu chợ mà chiều ghét chợ, (chỉ vì) còn nhu cầu thì tới, hết nhu cầu thì bỏ đi.
5. (Danh) Lời truyền bảo, chỉ thị (bề trên bảo người dưới). ◎ Như: "thượng dụ" 上諭 dụ của vua.
6. (Danh) Họ "Dụ".
Từ điển Thiều Chửu
② Hiểu dụ, tỏ rõ ý nghĩa.
③ Tỏ.
④ Thí dụ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Truyền xuống bằng dụ, chỉ thị xuống (cấp dưới);
③ (văn) Thí dụ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 5
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. Đầu mối, quan kiện làm cho sự vật chuyển hóa; cơ hội. ◇ Tôn Trung San 孫中山: "Nông công nghiệp chi phát đạt, sử nhân dân cấu mãi lực tăng gia, thương nghiệp thủy hữu phồn thịnh chi động cơ" 農工業之發達, 使人民購買力增加, 商業始有繁盛之動機 (Bắc thượng tuyên ngôn 北上宣言).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Khiến cho, làm cho. ◎ Như: "giá oa nhi ngận đậu nhân liên ái" 這娃兒很逗人憐愛 đứa bé này thật là (làm cho người ta) dễ thương.
3. (Động) Đùa, giỡn. ◎ Như: "đậu thú" 逗趣 trêu đùa, pha trò.
4. (Danh) Dấu ngắt câu. ◎ Như: "đậu điểm" 逗點 dấu chấm câu, "đậu hiệu" 逗號 dấu phẩy.
Từ điển Thiều Chửu
② Đi vòng.
③ Vật cùng hòa hợp nhau.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hấp dẫn, thích thú: 眼睛很逗人喜歡 Cặp mắt trông rất đáng yêu;
③ (đph) Buồn cười, khôi hài: 這話眞逗 Lời nói đó thật buồn cười;
④ Ở lại, tạm lưu lại, dừng lại, chỗ dừng nhẹ trong lúc đọc;
⑤ (văn) Đi vòng;
⑥ (văn) Vật cùng hòa hợp nhau.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 1
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.