ngân, ngôn
yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ, yín ㄧㄣˊ

ngân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngân — Một âm là Ngôn.

ngôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. lời nói

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lời, ngôn (ngữ): Phát ngôn; Cô ấy biết nói ba ngôn ngữ; Lời dẫn;
② Nói: Biết gì nói hết;
③ Ngôn, chữ: Thơ ngũ ngôn, thơ năm chữ; Toàn sách có độ năm trăm ngàn chữ;
④ (văn) Bàn bạc;
⑤ (văn) Trợ từ đầu câu (phát ngữ từ, không dịch): Thưa với bà thầy (Thi Kinh);
⑥ [Yán] (Họ) Ngôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói — Nói — Một âu văn — Một chữ. Td: Thất ngôn ( bảy chữ ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngôn.

Từ ghép 111

ác ngôn 惡言bỉ ngôn 鄙言biện ngôn 弁言cách ngôn 格言cam ngôn 甘言cầm ngôn 禽言cẩu ngôn 苟言chánh ngôn 正言châm ngôn 箴言châm ngôn 針言chân ngôn 真言chân ngôn tông 真言宗chất ngôn 質言chí ngôn 至言chuế ngôn 贅言cổ ngôn 瞽言cuồng ngôn 狂言danh ngôn 名言dao ngôn 謠言dẫn ngôn 引言di ngôn 遺言du ngôn 游言dung ngôn 庸言dự ngôn 豫言dương ngôn 揚言đa ngôn 多言đại ngôn 大言đản ngôn 誕言đạt ngôn 達言đoạn ngôn 断言đoạn ngôn 斷言hí ngôn 戲言hoa ngôn 花言hoa ngôn 華言hư ngôn 虛言khổ ngôn 苦言không ngôn 空言kim ngôn 金言lập ngôn 立言lệ ngôn 例言loạn ngôn 亂言luận ngôn 論言lư ngôn 臚言lưu ngôn 流言mạn ngôn 漫言minh ngôn 明言ngạn ngôn 諺言ngoa ngôn 訛言ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngôn hành 言行ngôn luận 言論ngôn ngữ 言語ngôn từ 言詞ngũ ngôn 五言ngụ ngôn 寓言ngụy ngôn 偽言nhã ngôn 雅言nhất ngôn 一言nhĩ ngôn 邇言oán ngôn 怨言phao ngôn 拋言pháp ngôn 法言phát ngôn 發言phát ngôn nhân 發言人phẫn ngôn 憤言phỉ ngôn 誹言phóng ngôn 放言phù ngôn 浮言phương ngôn 方言quả ngôn 寡言quái ngôn 怪言quát ngôn 括言quần ngôn 羣言sàm ngôn 儳言sàm ngôn 讒言sảng ngôn 爽言sát ngôn 察言sấm ngôn 讖言sô ngôn 芻言sức ngôn 飾言tạo dao ngôn 造謠言tạo ngôn 造言tận ngôn 盡言thác ngôn 託言thận ngôn 慎言thất ngôn 七言thỉ ngôn 矢言thông ngôn 通言tiền ngôn 前言trách ngôn 責言trình thức ngữ ngôn 程式語言trình thức ngữ ngôn 程式语言trung ngôn 忠言trực ngôn 直言tuyên ngôn 宣言tự ngôn 序言tự ngôn 緖言ước ngôn 約言vạn ngôn thư 萬言書vệ ngôn 躗言vi ngôn 微言vi ngôn 違言võng ngôn 誷言vu ngôn 誣言xảo ngôn 巧言xúc ngôn 觸言xương ngôn 昌言ý tại ngôn ngoại 意在言外yêu ngôn 妖言yếu ngôn 要言yêu ngôn 訞言

Từ điển trích dẫn

1. Hung ác gian hiểm. ◇ Tống Thư : "Đạo Khánh hung hiểm bạo hoành, cầu dục vô dĩ, hữu thất kì ý, triếp gia chủy lạp, vãng vãng hữu tử giả" , , , , (Cao Đạo Khánh truyện ) Cao Đạo Khánh hung ác gian hiểm ngang ngược, tham lam không thôi, ai làm chi không vừa ý, liền đánh đập hành hạ, thường thường có người chết.
2. Nguy hiểm. ◎ Như: "bệnh tình hung hiểm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Độc ác hại người.

Từ điển trích dẫn

1. Giấc mơ do trong lòng cảm động kinh ngạc mà thành. ◇ Chu Lễ : "Dĩ nhật nguyệt tinh thần chiêm lục mộng chi cát hung, nhất viết chánh mộng, nhị viết ngạc mộng" , , (Xuân quan , Chiêm mộng ).
2. Ác mộng, giấc mơ chẳng lành. ◇: "Chánh nhân vi tha tưởng đắc thái đa, vãn thượng bất thị thất miên tiện thị bị ngạc mộng triền nhiễu" , 便 (Trường dạ , Nhất).
3. Tỉ dụ cuộc gặp gỡ đáng e sợ. ◇ Tần Mục : "Ngạc mộng kết thúc liễu! Văn Hóa Viên địa trục tiệm xuất hiện liễu hân hân hướng vinh đích cảnh tượng" ! (Trường nhai đăng ngữ , Đại gia hoan nghênh phong phú đa thải đích văn hóa sanh hoạt ).
thiến, thiện
shàn ㄕㄢˋ

thiến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thiện, lành, đối lại với chữ ác .
② Khéo, như thiện thư viết khéo.
③ Một âm là thiến. Lấy làm phải, khuyên gắng làm thiện.
④ Giao hiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lành, tốt lành, thiện, việc thiện (trái với ác, việc ác): Đem lòng tốt giúp người; Cho nên người ta khó làm việc thiện (Hàn Dũ);
② (văn) [đọc thiến] Cho là phải, cho là tốt, khen hay, khen giỏi: Trương Lương nhiều lần thuyết cho Bái Công nghe về binh pháp của Thái Công, Bái Công khen là hay (Sử kí);
③ (văn) Khuyên làm điều thiện;
④ Thân thiện, thân nhau, hữu hảo, chơi thân: Thân nhau; Sự giao hảo giữa Tề và Sở (Chiến quốc sách); …, Tả doãn Hạng Bá ở nước Sở, vốn chơi thân với Lưu hầu Trương Lương (Sử kí);
⑤ Tài tình, hay: Cách hay, phương sách tài tình;
⑥ Khéo léo, tài giỏi, giỏi về, khéo, dễ, hay: Gan dạ thiện chiến; Viết khéo; Giỏi ăn nói; Kình Bố là dũng tướng trong thiên hạ, giỏi về việc dùng binh (Sử kí: Lưu Hầu thế gia);
⑦ Dễ, thường hay: Thường hay thay đổi; Dễ quên, hay quên, đãng trí; Con gái hay lo lắng (Thi Kinh);
⑧ (văn) Tiếc: Kẻ tiếc thời gian của một ngày thì xưng vương (Tuân tử: Cường quốc);
⑨ Tốt, hay, được (lời đáp biểu thị sự đồng ý): Thái Tổ đáp: Tốt. Rồi đi đánh phía nam (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Khéo, hãy khéo: Ông hãy khéo xem điều đó (Tả truyện); Xin hãy khéo vì tôi mà từ chối giúp (Luận ngữ: Ủng dã);
⑪ (văn) Thích: Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm? (Mạnh tử);
⑫ [Shàn] (Họ) Thiện.

thiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người tài giỏi
2. thiện, lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt, việc lành. § Đối lại với "ác" . ◎ Như: "nhật hành nhất thiện" mỗi ngày làm một việc tốt.
2. (Danh) Người có đức hạnh, người tốt lành.
3. (Danh) Họ "Thiện".
4. (Động) Giao hảo, thân thiết. § Cũng đọc là "thiến". ◇ Chiến quốc sách : "Quang dữ tử tương thiện" (Yên sách tam ) (Điền) Quang tôi với ông (chỉ Kinh Kha ) thân thiết với nhau.
5. (Động) Cho là hay, khen. § Cũng đọc là "thiến". ◇ Sử Kí : "Lương sổ dĩ Thái Công binh pháp thuyết Bái Công, Bái Công thiện chi, thường dụng kì sách" , , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương nhiều lần đem binh pháp của Thái Công nói cho Bái Công nghe, Bái Công khen, thường dùng sách lược ấy.
6. (Động) Thích. ◇ Mạnh Tử : "Vương như thiện chi, tắc hà vi bất hành?" ? (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm?
7. (Động) Tiếc. ◇ Tuân Tử : "Cố thiện nhật giả vương, thiện thì giả bá" , (Cường quốc ) Cho nên người tiếc ngày là bậc vương, người tiếc giờ là bậc bá.
8. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "thiện nhân" người tốt, "thiện sự" việc lành.
9. (Tính) Quen. ◎ Như: "diện thiện" mặt quen.
10. (Phó) Hay, giỏi. ◎ Như: "năng ca thiện vũ" ca hay múa giỏi, "thiện chiến" đánh hay, "thiện thư" viết khéo.
11. (Thán) Hay, giỏi. ◇ Mai Thừa : "Thái tử viết: Thiện! Nguyện phục văn chi" ! (Thất phát ) Thái tử nói: Hay! Xin được nghe nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiện, lành, đối lại với chữ ác .
② Khéo, như thiện thư viết khéo.
③ Một âm là thiến. Lấy làm phải, khuyên gắng làm thiện.
④ Giao hiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lành, tốt lành, thiện, việc thiện (trái với ác, việc ác): Đem lòng tốt giúp người; Cho nên người ta khó làm việc thiện (Hàn Dũ);
② (văn) [đọc thiến] Cho là phải, cho là tốt, khen hay, khen giỏi: Trương Lương nhiều lần thuyết cho Bái Công nghe về binh pháp của Thái Công, Bái Công khen là hay (Sử kí);
③ (văn) Khuyên làm điều thiện;
④ Thân thiện, thân nhau, hữu hảo, chơi thân: Thân nhau; Sự giao hảo giữa Tề và Sở (Chiến quốc sách); …, Tả doãn Hạng Bá ở nước Sở, vốn chơi thân với Lưu hầu Trương Lương (Sử kí);
⑤ Tài tình, hay: Cách hay, phương sách tài tình;
⑥ Khéo léo, tài giỏi, giỏi về, khéo, dễ, hay: Gan dạ thiện chiến; Viết khéo; Giỏi ăn nói; Kình Bố là dũng tướng trong thiên hạ, giỏi về việc dùng binh (Sử kí: Lưu Hầu thế gia);
⑦ Dễ, thường hay: Thường hay thay đổi; Dễ quên, hay quên, đãng trí; Con gái hay lo lắng (Thi Kinh);
⑧ (văn) Tiếc: Kẻ tiếc thời gian của một ngày thì xưng vương (Tuân tử: Cường quốc);
⑨ Tốt, hay, được (lời đáp biểu thị sự đồng ý): Thái Tổ đáp: Tốt. Rồi đi đánh phía nam (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Khéo, hãy khéo: Ông hãy khéo xem điều đó (Tả truyện); Xin hãy khéo vì tôi mà từ chối giúp (Luận ngữ: Ủng dã);
⑪ (văn) Thích: Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm? (Mạnh tử);
⑫ [Shàn] (Họ) Thiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt lành. Tốt đẹp — Giỏi, khéo.

Từ ghép 35

da, tà, từ
shé ㄕㄜˊ, xié ㄒㄧㄝˊ, xú ㄒㄩˊ, yá ㄧㄚˊ, yé ㄜˊ, yú ㄩˊ

da

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không ngay, gian. ◎ Như: "tà niệm" ý nghĩ không ngay thẳng, "tà tâm" lòng gian ác, "tà thuyết" chủ trương không chính đáng.
2. (Tính) Lệch, cong. § Thông "tà" .
3. (Danh) Tư tưởng hoặc hành vi không ngay thẳng. ◎ Như: "tà bất thắng chánh" tà không hơn chánh được. ◇ Luận Ngữ: "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: "tư vô tà"" , , : (Vi chính ) Thi có ba trăm thiên, nhưng chỉ một lời có thể thâu tóm được tất cả là: không nghĩ bậy.
4. (Danh) Những điều quái dị, không bình thường. ◎ Như: "khu tà" đuổi trừ tà ma.
5. (Danh) Bệnh khí (đông y). ◎ Như: "phong tà" tà gió làm bệnh, "thấp tà" khí ẩm thấp làm bệnh.
6. Một âm là "da". (Danh) "Lang Da" tên một ấp của nước Tề.
7. (Trợ) Đặt ở cuối câu, nói sự còn ngờ. Dùng như chữ "da" . ◇ Sử Kí : "Dư thậm hoặc yên, thảng sở vị thiên đạo, thị da, phi da?" , , (Bá Di liệt truyện ) Tôi rất nghi hoặc: nếu như vậy gọi là thiên đạo, đúng chăng, trái chăng?
8. Một âm là "từ". (Phó) Chậm rãi, từ từ. § Thông "từ" . ◇ Thi Kinh : "Kì hư kì từ, Kí cức chỉ thư" , (Bội phong , Bắc phong ) Còn khoan thai từ từ hay sao? Đã gấp lắm rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lệch, cong. Con người bất chính gọi là gian tà , lời nói bất chính gọi là tà thuyết . Phàm cái gì bất chính đều gọi là tà hết.
② Yêu tà, tà ma, như tà bất thắng chánh tà không hơn chánh được.
③ Nhà làm thuốc gọi bệnh khí là tà. Như phong tà tà gió làm bệnh, thấp tà khí ẩm thấp làm bệnh. Một âm là da. Lang da tên một ấp của nước Tề.
② Dùng làm trợ từ. Cũng dùng làm chữ nói sự còn ngờ. Tục dùng như chữ da .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đáp vâng;
② Như (bộ ).

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không ngay thẳng, bất chính

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không ngay, gian. ◎ Như: "tà niệm" ý nghĩ không ngay thẳng, "tà tâm" lòng gian ác, "tà thuyết" chủ trương không chính đáng.
2. (Tính) Lệch, cong. § Thông "tà" .
3. (Danh) Tư tưởng hoặc hành vi không ngay thẳng. ◎ Như: "tà bất thắng chánh" tà không hơn chánh được. ◇ Luận Ngữ: "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: "tư vô tà"" , , : (Vi chính ) Thi có ba trăm thiên, nhưng chỉ một lời có thể thâu tóm được tất cả là: không nghĩ bậy.
4. (Danh) Những điều quái dị, không bình thường. ◎ Như: "khu tà" đuổi trừ tà ma.
5. (Danh) Bệnh khí (đông y). ◎ Như: "phong tà" tà gió làm bệnh, "thấp tà" khí ẩm thấp làm bệnh.
6. Một âm là "da". (Danh) "Lang Da" tên một ấp của nước Tề.
7. (Trợ) Đặt ở cuối câu, nói sự còn ngờ. Dùng như chữ "da" . ◇ Sử Kí : "Dư thậm hoặc yên, thảng sở vị thiên đạo, thị da, phi da?" , , (Bá Di liệt truyện ) Tôi rất nghi hoặc: nếu như vậy gọi là thiên đạo, đúng chăng, trái chăng?
8. Một âm là "từ". (Phó) Chậm rãi, từ từ. § Thông "từ" . ◇ Thi Kinh : "Kì hư kì từ, Kí cức chỉ thư" , (Bội phong , Bắc phong ) Còn khoan thai từ từ hay sao? Đã gấp lắm rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lệch, cong. Con người bất chính gọi là gian tà , lời nói bất chính gọi là tà thuyết . Phàm cái gì bất chính đều gọi là tà hết.
② Yêu tà, tà ma, như tà bất thắng chánh tà không hơn chánh được.
③ Nhà làm thuốc gọi bệnh khí là tà. Như phong tà tà gió làm bệnh, thấp tà khí ẩm thấp làm bệnh. Một âm là da. Lang da tên một ấp của nước Tề.
② Dùng làm trợ từ. Cũng dùng làm chữ nói sự còn ngờ. Tục dùng như chữ da .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gian tà, không ngay thẳng: Cải tà quy chánh; Tà thuyết;
② Không chính đáng, không bình thường: Một sự hăm hở không chính đáng;
③ (y) Tà khí (những nhân tố ngoại cảnh gây bệnh): Phong tà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không ngay thẳng. Xấu xa. Truyện Nhị độ mai có câu: » Tối tăm mắt nịnh thất kinh hồ tà « — Khí hậu độc, gây bệnh cho người. Danh từ Đông y — Chỉ ma quỷ hại người. Td: Tà ma.

Từ ghép 32

từ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không ngay, gian. ◎ Như: "tà niệm" ý nghĩ không ngay thẳng, "tà tâm" lòng gian ác, "tà thuyết" chủ trương không chính đáng.
2. (Tính) Lệch, cong. § Thông "tà" .
3. (Danh) Tư tưởng hoặc hành vi không ngay thẳng. ◎ Như: "tà bất thắng chánh" tà không hơn chánh được. ◇ Luận Ngữ: "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: "tư vô tà"" , , : (Vi chính ) Thi có ba trăm thiên, nhưng chỉ một lời có thể thâu tóm được tất cả là: không nghĩ bậy.
4. (Danh) Những điều quái dị, không bình thường. ◎ Như: "khu tà" đuổi trừ tà ma.
5. (Danh) Bệnh khí (đông y). ◎ Như: "phong tà" tà gió làm bệnh, "thấp tà" khí ẩm thấp làm bệnh.
6. Một âm là "da". (Danh) "Lang Da" tên một ấp của nước Tề.
7. (Trợ) Đặt ở cuối câu, nói sự còn ngờ. Dùng như chữ "da" . ◇ Sử Kí : "Dư thậm hoặc yên, thảng sở vị thiên đạo, thị da, phi da?" , , (Bá Di liệt truyện ) Tôi rất nghi hoặc: nếu như vậy gọi là thiên đạo, đúng chăng, trái chăng?
8. Một âm là "từ". (Phó) Chậm rãi, từ từ. § Thông "từ" . ◇ Thi Kinh : "Kì hư kì từ, Kí cức chỉ thư" , (Bội phong , Bắc phong ) Còn khoan thai từ từ hay sao? Đã gấp lắm rồi.

Từ điển trích dẫn

1. Đánh nhau quyết liệt, chiến đấu kịch liệt. ◇ Tây du kí 西: "Điều tam thập lục viên lôi tướng tề lai, bả Đại Thánh vi tại cai tâm, các sính hung ác ao chiến" 調, , (Đệ thất hồi) Điều hợp ba mươi sáu tướng Sấm cùng tới vây Đại Thánh vào giữa, tất cả tận lực đánh nhau dữ dội.
lại, lệ
lài ㄌㄞˋ, lì ㄌㄧˋ

lại

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiêm, nghiêm khắc, nghiêm trang. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử ôn hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
2. (Tính) Mạnh dữ, mãnh liệt. ◎ Như: "lệ thanh" tiếng dữ dội, "tái tiếp tái lệ" lại đánh lại càng hăng dữ. ◇ Văn tuyển : "Lương phong suất dĩ lệ, Du tử hàn vô y" , (Cổ thi thập cửu thủ) Gió lạnh thổi mạnh quá, Người du tử lạnh không có áo.
3. (Tính) Xấu, ác, bạo ngược. ◎ Như: "lệ quỷ" ác quỷ.
4. (Tính) Dáng dây lưng buông xuống.
5. (Danh) Bệnh tật, tai họa. ◎ Như: "dịch lệ" bệnh dịch. ◇ Nguyễn Du : "Lệ thần nhập thất thôn nhân phách" (Ngọa bệnh ) Thần dịch lệ vào nhà bắt hồn phách người.
6. (Danh) Họ "Lệ".
7. (Danh) Đá mài. § Xưa dùng như chữ "lệ" .
8. (Động) Mài. ◎ Như: "mạt mã lệ binh" cho ngựa ăn mài đồ binh. ◇ Tuân Tử : "Độn kim tất tương đãi lung lệ nhiên hậu lợi" (Tính ác ).
9. (Động) Cân nhắc, suy đoán.
10. (Động) Khuyến khích. § Xưa dùng như chữ "lệ" . ◎ Như: "miễn lệ" khuyên nhủ cố gắng lên, "khích lệ" kích thích cho gắng lên.
11. (Động) Thao luyện, chỉnh sức.
12. (Động) Phấn chấn. ◇ Quản Tử : "Binh nhược nhi sĩ bất lệ, tắc chiến bất thắng nhi thủ bất cố" , (Thất pháp ).
13. (Động) Quất roi.
14. (Động) Bay nhanh, chạy nhanh.
15. (Động) Vùng lên, bay lên. ◇ Trang Tử : "Thả nhữ mộng vi điểu nhi lệ hồ thiên, mộng vi ngư nhi một ư uyên" , (Đại tông sư ) Như ngươi mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, mộng là cá mà lặn dưới vực sâu.
16. (Động) Để cả áo lội qua nước cũng gọi là "lệ".
17. (Giới) Trên. ◎ Như: "tại bỉ kì lệ" ở trên sông Kì.
18. Một âm là "lại". (Danh) Bệnh hủi. ◇ Sử Kí : "Dự Nhượng hựu tất thân vi lại, thôn thán vi ách, sử hình trạng bất khả tri" (Dự Nhượng truyện ) , , 使 Dự Nhượng lại bôi sơn vào mình làm như người bệnh hủi, nuốt than cho mất tiếng, để khỏi ai nhận ra hình tích của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá mài, thường dùng chữ lệ .
② Mài, như mạt mã lệ binh cho ngựa ăn, mài đồ binh.
③ Gắng gỏi. Như miễn lệ khuyên nhủ cố gắng lên, khích lệ chọc tức cho gắng lên, v.v.
④ Mạnh dữ. Như tái tiếp tái lệ lại đánh lại càng hăng dữ.
Ác, bạo ngược.
⑥ Bệnh dịch lệ .
⑦ Ðể cả áo lội qua nước cũng gọi là lệ.
⑧ Trên, như tại bỉ kì lệ ở trên sông Kì.
⑨ Thắt lưng buông múi xuống.
⑩ Một âm là lại. Bệnh hủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bệnh hủi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hủi ( cùi ) — Bệnh rụng tóc — Một âm là Lệ.

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mài
2. gắng sức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiêm, nghiêm khắc, nghiêm trang. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử ôn hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
2. (Tính) Mạnh dữ, mãnh liệt. ◎ Như: "lệ thanh" tiếng dữ dội, "tái tiếp tái lệ" lại đánh lại càng hăng dữ. ◇ Văn tuyển : "Lương phong suất dĩ lệ, Du tử hàn vô y" , (Cổ thi thập cửu thủ) Gió lạnh thổi mạnh quá, Người du tử lạnh không có áo.
3. (Tính) Xấu, ác, bạo ngược. ◎ Như: "lệ quỷ" ác quỷ.
4. (Tính) Dáng dây lưng buông xuống.
5. (Danh) Bệnh tật, tai họa. ◎ Như: "dịch lệ" bệnh dịch. ◇ Nguyễn Du : "Lệ thần nhập thất thôn nhân phách" (Ngọa bệnh ) Thần dịch lệ vào nhà bắt hồn phách người.
6. (Danh) Họ "Lệ".
7. (Danh) Đá mài. § Xưa dùng như chữ "lệ" .
8. (Động) Mài. ◎ Như: "mạt mã lệ binh" cho ngựa ăn mài đồ binh. ◇ Tuân Tử : "Độn kim tất tương đãi lung lệ nhiên hậu lợi" (Tính ác ).
9. (Động) Cân nhắc, suy đoán.
10. (Động) Khuyến khích. § Xưa dùng như chữ "lệ" . ◎ Như: "miễn lệ" khuyên nhủ cố gắng lên, "khích lệ" kích thích cho gắng lên.
11. (Động) Thao luyện, chỉnh sức.
12. (Động) Phấn chấn. ◇ Quản Tử : "Binh nhược nhi sĩ bất lệ, tắc chiến bất thắng nhi thủ bất cố" , (Thất pháp ).
13. (Động) Quất roi.
14. (Động) Bay nhanh, chạy nhanh.
15. (Động) Vùng lên, bay lên. ◇ Trang Tử : "Thả nhữ mộng vi điểu nhi lệ hồ thiên, mộng vi ngư nhi một ư uyên" , (Đại tông sư ) Như ngươi mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, mộng là cá mà lặn dưới vực sâu.
16. (Động) Để cả áo lội qua nước cũng gọi là "lệ".
17. (Giới) Trên. ◎ Như: "tại bỉ kì lệ" ở trên sông Kì.
18. Một âm là "lại". (Danh) Bệnh hủi. ◇ Sử Kí : "Dự Nhượng hựu tất thân vi lại, thôn thán vi ách, sử hình trạng bất khả tri" (Dự Nhượng truyện ) , , 使 Dự Nhượng lại bôi sơn vào mình làm như người bệnh hủi, nuốt than cho mất tiếng, để khỏi ai nhận ra hình tích của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá mài, thường dùng chữ lệ .
② Mài, như mạt mã lệ binh cho ngựa ăn, mài đồ binh.
③ Gắng gỏi. Như miễn lệ khuyên nhủ cố gắng lên, khích lệ chọc tức cho gắng lên, v.v.
④ Mạnh dữ. Như tái tiếp tái lệ lại đánh lại càng hăng dữ.
Ác, bạo ngược.
⑥ Bệnh dịch lệ .
⑦ Ðể cả áo lội qua nước cũng gọi là lệ.
⑧ Trên, như tại bỉ kì lệ ở trên sông Kì.
⑨ Thắt lưng buông múi xuống.
⑩ Một âm là lại. Bệnh hủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm ngặt: Cấm ngặt;
② Nghiêm khắc, nghiêm nghị: Giọng nghiêm khắc;
③ (văn) Mạnh dữ: Lại đánh lại càng hăng dữ;
④ (văn) Khích lệ: Khuyến khích; Khích lệ;
⑤ (văn) Xấu, ác, bạo ngược;
⑥ (văn) Bệnh dịch: Bệnh dịch;
⑦ (văn) Để cả áo lội qua nước;
⑧ (văn) Trên: Ở trên sông Kì (Thi Kinh);
⑨ (văn) Đá mài (như , bộ );
⑩ (văn) Mài: Cho ngựa ăn và mài đồ binh (võ khí); [Lì] (Họ) Lệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đá mài — Mài cho sắc — Nghiêm khắc — Có hại — Ác quỷ — Bệnh truyền nhiễm. Td: Dịch lệ — Cũng dùng như chữ Lệ — Chết mà không có con cái, gọi là Lệ — Một âm là Lại.

Từ ghép 10

thảm
cǎn ㄘㄢˇ

thảm

phồn thể

Từ điển phổ thông

bi thảm

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hung ác, thâm độc. ◎ Như: "thảm khốc" độc hại, tàn ác.
2. (Tính) Bi thương, đau đớn, thê lương. ◎ Như: "bi thảm" đau xót, "thê thảm" thê thiết.
3. (Tính) Ảm đạm, u ám. § Thông "thảm" . ◇ Tương Ngưng :"Yên hôn nhật thảm" (Vọng tư đài phú ) Khói mù mịt, mặt trời u ám.
4. (Phó) Trầm trọng, nghiêm trọng, nặng nề. ◎ Như: "thảm bại" thất bại nặng nề, "tổn thất thảm trọng" tổn thất trầm trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thảm thương, như bi thảm thương xót thảm thiết.
② Thảm độc, như thảm khốc thảm hại tàn ác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Độc ác, tàn ác: Tàn ác vô nhân đạo;
② Đau đớn, thê thảm, thảm thương, thảm hại: Cảnh ngộ của chị ấy thật là thảm thương; Bài học đau đớn; Bị giết một cách thảm hại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu đau đớn. Truyện Trê Cóc : » Nghĩ tình càng thảm càng sầu « — Vẽ tối tăm buồn rầu.

Từ ghép 19

nhẫm, nẫm
rěn ㄖㄣˇ

nhẫm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúa chín, được mùa
2. năm
3. tội ác

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chín (lúa, hoa màu). ◎ Như: "phong nhẫm" được mùa.
2. (Danh) Thu hoạch, mùa (gặt hái). ◇ Nam sử : "Ngô Hưng tần tuế thất nhẫm, kim tư vưu cận" , (Cố Nghĩ Chi truyện ) Huyện Ngô Hưng nhiều năm mất mùa, nay càng thêm đói kém.
3. (Danh) Năm. § Lúa một năm chín một mùa cho nên gọi "nhẫm" là năm. ◇ Tả truyện : "Sở vị bất cập ngũ nhẫm giả" (Tương Công nhị thập thất niên ) Lời nói đó không tới năm năm.
4. (Động) Hiểu, biết. ◎ Như: "vị nhẫm" chưa biết.
5. (Động) Quen, quen thuộc. ◎ Như: "tố nhẫm" vốn đã quen biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhật tiệm nhẫm, thân ái như kỉ xuất" , (Niếp Tiểu Thiến ) Ngày dần dần quen, thương yêu như con đẻ.
6. (Động) Tích chứa lâu. ◎ Như: "nhẫm ác" tội ác đã thâm. § Ta quen đọc là "nẫm". ◇ Nguyễn Trãi : "Tích hung nẫm ác dĩ đa niên" (Hạ tiệp ) Chứa hung dồn ác đã nhiều năm rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa chín, được mùa.
② Năm, lúa một năm chín một mùa cho nên gọi nhẫm là năm.
③ Tích lâu, như nhẫm ác tội ác đã thâm. Ta quen đọc là chữ nẫm.
④ Hiểu ra, thuộc cả. Vị nhẫm chưa hiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lúa chín, được mùa: Lúa chín đầy đồng;
② Năm: Không đầy 5 năm;
③ Hiểu rõ, quen thuộc (người nào): Quen biết, quen thuộc; Vốn đã quen thuộc (với ai) từ lâu;
④ (văn) Tích chứa: Tội ác chồng chất đã lâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín — Chỉ một năm — Lâu ngày.

nẫm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúa chín, được mùa
2. năm
3. tội ác

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chín (lúa, hoa màu). ◎ Như: "phong nhẫm" được mùa.
2. (Danh) Thu hoạch, mùa (gặt hái). ◇ Nam sử : "Ngô Hưng tần tuế thất nhẫm, kim tư vưu cận" , (Cố Nghĩ Chi truyện ) Huyện Ngô Hưng nhiều năm mất mùa, nay càng thêm đói kém.
3. (Danh) Năm. § Lúa một năm chín một mùa cho nên gọi "nhẫm" là năm. ◇ Tả truyện : "Sở vị bất cập ngũ nhẫm giả" (Tương Công nhị thập thất niên ) Lời nói đó không tới năm năm.
4. (Động) Hiểu, biết. ◎ Như: "vị nhẫm" chưa biết.
5. (Động) Quen, quen thuộc. ◎ Như: "tố nhẫm" vốn đã quen biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhật tiệm nhẫm, thân ái như kỉ xuất" , (Niếp Tiểu Thiến ) Ngày dần dần quen, thương yêu như con đẻ.
6. (Động) Tích chứa lâu. ◎ Như: "nhẫm ác" tội ác đã thâm. § Ta quen đọc là "nẫm". ◇ Nguyễn Trãi : "Tích hung nẫm ác dĩ đa niên" (Hạ tiệp ) Chứa hung dồn ác đã nhiều năm rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa chín, được mùa.
② Năm, lúa một năm chín một mùa cho nên gọi nhẫm là năm.
③ Tích lâu, như nhẫm ác tội ác đã thâm. Ta quen đọc là chữ nẫm.
④ Hiểu ra, thuộc cả. Vị nhẫm chưa hiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lúa chín, được mùa: Lúa chín đầy đồng;
② Năm: Không đầy 5 năm;
③ Hiểu rõ, quen thuộc (người nào): Quen biết, quen thuộc; Vốn đã quen thuộc (với ai) từ lâu;
④ (văn) Tích chứa: Tội ác chồng chất đã lâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín — Chỉ một năm — Cũng đọc Nhẫm.

Từ ghép 2

mạt
mā ㄇㄚ, mǒ ㄇㄛˇ, mò ㄇㄛˋ

mạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bôi, xoa
2. trát
3. vòng qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xóa, bôi bỏ. ◎ Như: "đồ mạt" bôi xóa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc bất đãi Tương Vân động thủ, tiện đại tương Tương tự mạt liễu, cải liễu nhất cá Hà tự" , 便, (Đệ tam thập bát hồi) Bảo Ngọc không chờ Tương Vân động bút, liền đi xóa ngay chữ Tương, đổi là chữ Hà.
2. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "mạt trác tử" lau bàn, "mạt nhãn lệ" lau nước mắt.
3. (Động) Xoa, thoa, bôi. ◎ Như: "mạt dược" bôi thuốc, "mạt phấn" thoa phấn. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều diễm lệ như nhau.
4. (Động) Chơi đánh bài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất thì cật quá phạn, Vưu thị, Phượng Thư, Tần thị mạt cốt bài" , , , (Đệ thất hồi) Một lúc, ăn cơm xong, bọn Vưu thị, Phượng Thư, Tần thị chơi đánh bài.
5. (Động) Trừ khử, quét sạch. ◎ Như: "mạt sát" xóa sạch hết, sổ toẹt, dùng lời nói ác nghiệt làm cho mất hết phẩm cách của người khác.
6. (Động) Cắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả đái đích tiểu đao tử vãng bột tử lí nhất mạt, dã tựu mạt tử liễu" , (Đệ cửu thập nhị hồi) Cầm con dao nhỏ cắt cổ họng một cái, chết tươi.
7. (Động) Sụp xuống, sệ xuống. ◎ Như: "mạt kiểm" sầm mặt.
8. (Động) Nhìn, liếc. ◇ Tây du kí 西: "Na quái cấp hồi đầu, mạt liễu tha nhất nhãn" , (Đệ tam thập tam hồi) Con yêu quái vội quay đầu, liếc mắt nhìn một cái.
9. (Động) Trát (vữa, hồ, ...). ◎ Như: "mạt tường" trát tường, "mạt hôi" trát tro.
10. (Động) Vòng qua. ◎ Như: "quải loan mạt giác" quanh co vòng vèo (nói năng hoặc làm việc không trực tiếp, không rõ ràng, không nhanh chóng).
11. (Động) Gảy đàn ngón trỏ hướng vào trong (một lối gảy đàn). ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bôi xoa. Bôi nhằng nhịt gọi là đồ , bôi một vạch thẳng xuống gọi là mạt .
② Lau.
③ Quét sạch, như mạt sát xóa toẹt hết, xổ toẹt, dùng lời nói ác nghiệt làm cho mất hết tư cách phẩm cách của người đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lau, chùi: Lau bàn;
② Vuốt: Vuốt cái mũ xuống. Xem [mô], [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trát (vữa): Trát tường;
② Vòng quanh: Nói vòng quanh. Xem [ma], [mô].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xoa, thoa, bôi, phết: Xoa phấn; Bôi ít thuốc cao; Ánh trăng phết một màu sáng bạc lên bức tường màu xám;
② Lau, chùi, quệt: Lau nước mắt;
③ Xóa, bỏ, quét sạch: Bỏ số lẻ; Xóa bỏ dòng chữ này đi. Xem [ma], [mò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoa, Thoa — Chùi đi — Che đậy.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.