vạn
wàn ㄨㄢˋ

vạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

vạn, mười nghìn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số mục: muôn, mười nghìn là một "vạn" .
2. (Danh) Tên điệu múa.
3. (Danh) Họ "Vạn".
4. (Tính) Nhiều lắm. ◎ Như: "vạn nan" khó quá lắm, "vạn năng" nhiều tài lắm.
5. (Phó) Vô cùng, tuyệt đối, hết sức, nhất định. ◎ Như: "vạn vạn bất khả" không nên lắm lắm, thật là không thể. ◇ Hàn Dũ : "Vô từ dĩ bạch kì đại nhân, thả vạn vô mẫu tử câu vãng lí" , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Không biết thưa với mẹ ra sao, mà mẹ con cùng đi thì tuyệt nhiên không được.

Từ điển Thiều Chửu

① Muôn, mười nghìn là một vạn.
② Lời nói quá lắm. Như vạn nan , khó quá lắm, vạn vạn bất khả không nên lắm lắm, thật là không thể.
③ Nói ví dụ về số nhiều. Như vạn năng nhiều tài lắm.
④ Tên điệu múa.
⑤ Họ Vạn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vạn, muôn, mười ngàn: Muôn hồng nghìn tía;
② Nhiều lắm: Thiên binh vạn mã; Vạn sự khởi đầu nan, mọi việc khởi đầu đều khó khăn;
③ Vô cùng, rất, tuyệt đối, quá lắm, hết sức: Hết sức khó khăn; Tuyệt đối không thể (không nên); Tuyệt đối không được làm;
④ [Wàn] (Họ) Vạn. Xem [mò] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số mươi ngàn — Nhiều lắm. Giàu có lắm. Thơ Trần Tế Xương: » Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu « — To lớn.

Từ ghép 40

niên
nián ㄋㄧㄢˊ

niên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. năm
2. tuổi
3. được mùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời gian trái đất xoay một vòng quanh mặt trời.
2. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "diên niên ích thọ" thêm tuổi thêm thọ, "niên khinh lực tráng" tuổi trẻ sức khỏe. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ hữu nhất cá lão mẫu, niên dĩ lục tuần chi thượng" , (Đệ nhị hồi) Chỉ có một mẹ già, tuổi đã ngoài sáu mươi.
3. (Danh) Khoa thi. ◎ Như: "đồng niên" người đỗ cùng khoa, "niên nghị" tình kết giao giữa những người cùng đỗ một khoa.
4. (Danh) Năm tháng. Phiếm chỉ thời gian.
5. (Danh) Chỉ sinh hoạt, sinh kế. ◇ Cao Minh : "Ta mệnh bạc, thán niên gian, hàm tu nhẫn lệ hướng nhân tiền, do khủng công bà huyền vọng nhãn" , , , (Tì bà kí , Nghĩa thương chẩn tế ).
6. (Danh) Tết, niên tiết. ◎ Như: "quá niên" ăn tết, "nghênh niên" đón tết.
7. (Danh) Thu hoạch trong năm. ◎ Như: "phong niên" thu hoạch trong năm tốt (năm được mùa), "niên cảnh" tình trạng mùa màng.
8. (Danh) Thời đại, thời kì, đời. ◎ Như: "Khang Hi niên gian" thời Khang Hi, "bát thập niên đại" thời kì những năm 80.
9. (Danh) Thời (thời kì trong đời người). ◎ Như: "đồng niên" thời trẻ thơ, "thanh thiếu niên" thời thanh thiếu niên, "tráng niên" thời tráng niên, "lão niên" thời già cả.
10. (Danh) Tuổi thọ, số năm sống trên đời. ◇ Trang Tử : "Niên bất khả cử, thì bất khả chỉ" , (Thu thủy ).
11. (Danh) Đặc chỉ trường thọ (nhiều tuổi, sống lâu). ◇ Tống Thư : "Gia thế vô niên, vong cao tổ tứ thập, tằng tổ tam thập nhị, vong tổ tứ thập thất, hạ quan tân tuế tiện tam thập ngũ, gia dĩ tật hoạn như thử, đương phục kỉ thì kiến thánh thế?" , , , , 便, , ? (Tạ Trang truyện ).
12. (Danh) Lượng từ: đơn vị tính thời gian. ◎ Như: "nhất niên hữu thập nhị cá nguyệt" một năm có mười hai tháng.
13. (Danh) Họ "Niên".
14. (Tính) Hằng năm, mỗi năm, theo thứ tự thời gian. ◎ Như: "niên giám" sách ghi chép việc trong năm, thống kê hằng năm, "niên biểu" theo thứ tự thời gian, "niên sản lượng" sản lượng hằng năm.
15. (Tính) Vào cuối năm, sang năm mới. ◎ Như: "niên cao" bánh tết, "niên họa" tranh tết, "bạn niên hóa" buôn hàng tết.

Từ điển Thiều Chửu

① Năm.
② Tuổi.
③ Người đỗ cùng khoa gọi là đồng niên . Hai nhà đi lại với nhau gọi là niên nghị .
④ Ðược mùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Năm: Năm ngoái; Thu nhập cả năm;
② Tuổi, lứa tuổi: Người đã quá bốn mươi; Cô ấy mới mười lăm tuổi; Tuổi biết mệnh trời, tuổi năm mươi;
③ Thời, đời: Cuối đời nhà Minh; Thời thơ ấu;
④ Tết: Ăn tết; Chúc tết;
⑤ Mùa màng: Được mùa; Mất mùa;
⑥ [Nián] (Họ) Niên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùa gặt lúa — Một năm — Một tuổi — Tuổi tác. Chinh phụ ngâm khúc ( bản dịch ) có câu: » Nỡ nào đôi lứa thiếu niên, quan sơn để cách hàn huyên sao đành «.

Từ ghép 90

bách niên 百年bách niên giai lão 百年偕老bách niên hảo hợp 百年好合bái niên 拜年bỉ niên 比年biên niên 編年bình niên 平年cao niên 高年chu niên 周年chu niên 週年chung niên 終年niên 饑年cùng niên lũy thế 窮年累世diên niên 延年diệu niên 妙年niên 餘年đa niên 多年đãi niên 待年đinh niên 丁年đồng niên 同年đương niên 當年hành niên 行年hoa niên 花年hoang niên 荒年khai niên 開年khang niên 康年khứ niên 去年kim niên 今年kinh niên 經年lai niên 來年lũy niên 累年mạt niên 末年mậu niên 茂年minh niên 明年mộ niên 暮年mỗi niên 毎年mỗi niên 每年nghênh niên 迎年nhuận niên 閏年niên biểu 年表niên canh 年庚niên chung 年終niên đại 年代niên để 年底niên giám 年鉴niên giám 年鑑niên hạn 年限niên hiệu 年號niên hoa 年華niên huynh 年兄niên khinh 年輕niên khinh 年轻niên kỉ 年紀niên kim 年金niên lão 年老niên lịch 年曆niên linh 年齡niên linh 年龄niên mại 年迈niên mại 年邁niên phổ 年譜niên sơ 年初niên thanh 年青niên thiếu 年少niên thủ 年首niên vĩ 年尾niên xỉ 年齒phong niên 豐年quá niên 過年suy niên 衰年tàn niên 殘年tân niên 新年tất niên 畢年tề niên 齊年thành niên 成年thanh niên 青年thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân 十年樹木,百年樹人thiên niên uân 千年蒀thiên niên uân 千年蒕thiếu niên 少年tích niên 昔年tiền niên 前年tráng niên 壯年trung niên 中年vãn niên 晚年vạn niên 萬年vãng niên 往年vị thành niên 未成年vong niên 忘年niên 綺年
khứu, xú
chòu ㄔㄡˋ, xiù ㄒㄧㄡˋ

khứu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi. ◇ Dịch Kinh : "Kì xú như lan" (Hệ từ thượng ) Mùi nó như hoa lan.
2. (Danh) Mùi hôi thối. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Khẩu khí bất xú" (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Hơi miệng không có mùi hôi thối.
3. (Danh) Tiếng xấu. ◎ Như: "di xú vạn niên" để tiếng xấu muôn năm.
4. Một âm là "khứu". Cùng nghĩa với chữ "khứu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi. Như kì xú như lan (Dịch Kinh , Hệ Từ thượng ) mùi nó như hoa lan. Bây giờ thì thông dụng để chỉ về mùi hôi thối.
② Tiếng xấu. Như di xú vạn niên để tiếng xấu muôn năm.
③ Một âm là khứu. Cùng nghĩa với chữ khứu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mùi: Không khí là thể khí không có mùi; Mùi nó như hoa lan;
② Như [xiù]. Xem [chòu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Khứu — Một âm là Xú.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mùi
2. hôi thối, khai, khét
3. tiếng xấu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi. ◇ Dịch Kinh : "Kì xú như lan" (Hệ từ thượng ) Mùi nó như hoa lan.
2. (Danh) Mùi hôi thối. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Khẩu khí bất xú" (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Hơi miệng không có mùi hôi thối.
3. (Danh) Tiếng xấu. ◎ Như: "di xú vạn niên" để tiếng xấu muôn năm.
4. Một âm là "khứu". Cùng nghĩa với chữ "khứu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi. Như kì xú như lan (Dịch Kinh , Hệ Từ thượng ) mùi nó như hoa lan. Bây giờ thì thông dụng để chỉ về mùi hôi thối.
② Tiếng xấu. Như di xú vạn niên để tiếng xấu muôn năm.
③ Một âm là khứu. Cùng nghĩa với chữ khứu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hôi, thối, khai, khắm, ôi: Mùi thối, mùi khai, mùi khắm...; Thối quá;
② Xấu, tiếng xấu, xấu xa, bẩn thỉu, tệ, hèn hạ: Để tiếng xấu xa muôn đời; Người này tồi tệ (hèn) lắm;
③ Thậm tệ, nên thân: Chửi thậm tệ;
④ Nguội lạnh đi: Hai người bạn tốt kia gần đây bỗng nhiên trở nên lạnh nhạt. Xem [xiù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùi xông tới ( không phân biệt thơm thối ) — Mùi hôi thối — Hôi thối — Một âm là Khứu. Xem Khứu.

Từ ghép 8

di, dị
suí ㄙㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ, yí ㄧˊ, yì ㄧˋ

di

phồn thể

Từ điển phổ thông

mất, thất lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Biếu, tặng, cho, đưa: Tặng cho cuốn sách. Xem [yí].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh rơi, mất, rơi mất: Đánh rơi một cây bút máy;
② Sót: Bổ sung chỗ (phần) sót; Nhặt nhạnh những cái bỏ sót; 尿 Đái sót, đái vãi;
③ Của đánh rơi: Không nhặt của đánh rơi;
④ Chừa lại: Không tiếc sức;
⑤ Di, để lại: Di chúc. Xem [wèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi. Thất lạc — Thừa ra — Để lại. Sót lại — Tặng biếu. Cho — Trong Bạch thoại có nghĩa là tiểu tiện — Một âm là Dị. Xem âm này.

Từ ghép 52

dị

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho, biếu, tặng. Ta quen đọc là Di — Một âm khác là Di.
uân
yūn ㄩㄣ

uân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. (xem: thiên niên uân ,)
2. (xem: phần uân ,)

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) 【】thiên niên uân [qian nián yun] (thực) Vạn niên thanh;
② 【】phần uân [fényun] Dày đặc, nhiều. Xem .

Từ ghép 2

uân
yūn ㄩㄣ

uân

giản thể

Từ điển phổ thông

1. (xem: thiên niên uân ,)
2. (xem: phần uân ,)

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) 【】thiên niên uân [qian nián yun] (thực) Vạn niên thanh;
② 【】phần uân [fényun] Dày đặc, nhiều. Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

Từ điển phổ thông

cây vạn niên thanh

Từ điển phổ thông

cây vạn niên thanh
phu, phù
fū ㄈㄨ, fú ㄈㄨˊ

phu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chồng
2. đàn ông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông (thành niên). ◎ Như: "trượng phu" đàn ông, con trai thành niên.
2. (Danh) Chỉ chung người bình thường. ◎ Như: "vạn phu mạc địch" muôn người không chống lại được, "thất phu" người thường.
3. (Danh) Người làm việc lao động. ◎ Như: "ngư phu" , "nông phu" , "xa phu" , "tiều phu" .
4. (Danh) Chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thoa trị kỉ hà, tiên phu chi di trạch dã" , (Vương Thành ) Thoa này chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng là của chồng tôi ngày xưa để lại.
5. Một âm là "phù". (Trợ) Thường dùng làm lời mở đầu một đoạn văn nghị luận. ◎ Như: "Phù đạt dã giả" ôi đạt vậy ấy. ◇ Âu Dương Tu : "Phù thu, hình quan dã, ư thì vi âm; hựu binh tượng dã, ư hành vi kim" , , ; , (Thu thanh phú ) Mùa thu, là thời kì của quan Hình (xử phạt), về thời tiết thì thuộc Âm; lại tượng trưng cho việc Binh, về ngũ hành là Kim.
6. (Trợ) Ở cuối câu, lời nói đoạn rồi than. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
7. (Trợ) Dùng giữa câu, không có nghĩa hoặc để thư hoãn ngữ khí. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ta coi thắng cảnh ở Ba Lăng, chỉ nhờ vào một hồ Động Đình.
8. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy. ◇ Luận Ngữ : "Phù chấp dư giả vi thùy?" 輿 (Vi Tử ) Người cầm cương xe đó là ai?
9. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: này, đây. § Tương đương với "thử" , "bỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng" , (Tiên tiến ) Con người đó không nói (nhiều), (nhưng) hễ nói thì trúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðàn ông. Con trai đã nên người khôn lớn gọi là trượng phu . Kẻ đi làm công cũng gọi là phu.
② Chồng.
③ Một âm là phù. Lời mở đầu, có ý chuyên chỉ vào cái gì, như phù đạt dã giả ôi đạt vậy ấy.
④ Lời nói đoạn rồi than. Như thệ giả như tư phù đi ấy như thế kia ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chồng: Anh rể; Dượng;
② Phu: Phu xe; Tiều phu;
③ Phu phen: Phu phen, phu dịch; Bắt phu;
④ Người đàn ông, nam nhi: Người dân thường;
⑤ (văn) Ông ấy, người ấy, người kia: Kẻ kia bất lương, người trong nước ai cũng đều biết (Thi Kinh); Ông ấy chịu nguy khốn vì ta (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người đàn ông — Người chồng — Công việc nặng — Người làm công việc nặng. Td: Xa phu ( người kéo xe ) — Một âm là Phù. Xem Phù.

Từ ghép 67

bạc phu 薄夫bạo phu 暴夫bỉ phu 鄙夫bộc phu 僕夫bổn phu 体夫canh phu 更夫cát phu 褐夫chinh phu 征夫chuẩn phu 準夫cô phu 姑夫công phu 功夫cuồng phu 狂夫dân phu 民夫dịch phu 役夫dịch phu 驛夫đại phu 大夫đại trượng phu 大丈夫đồ phu 屠夫độ phu 渡夫độc phu 獨夫gian phu 奸夫hạt phu 褐夫khiếp phu 怯夫kiệu phu 轎夫lão phu 老夫lạp phu tang cổ ni 拉夫桑賈尼mã phu 馬夫mộ phu 募夫mục phu 牧夫muội phu 妹夫ngoan phu 頑夫ngu phu 愚夫ngư phu 漁夫như phu nhân 如夫人nọa phu 懦夫nông phu 農夫phàm phu 凡夫phu dịch 夫役phu nhân 夫人phu phụ 夫婦phu phụ hảo hợp 夫婦好合phu quân 夫君phu quý phụ vinh 夫貴婦榮phu tế 夫壻phu thê 夫妻phu tử 夫子phu xướng phụ tùy 夫倡婦隨quang lộc đại phu 光祿大夫sàn phu 孱夫sát phu 殺夫sắc phu 嗇夫sắc phu 穡夫sĩ phu 士夫tể phu 宰夫thất phu 匹夫thư phu 姐夫tiền phu 前夫tiều phu 樵夫tòng phu 從夫tráng phu 壯夫trạo phu 掉夫trượng phu 丈夫tuyển phu 選夫vị hôn phu 未婚夫vọng phu 望夫vũ phu 武夫xa phu 車夫

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(thán từ dùng để bắt đầu hoặc kết thúc câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông (thành niên). ◎ Như: "trượng phu" đàn ông, con trai thành niên.
2. (Danh) Chỉ chung người bình thường. ◎ Như: "vạn phu mạc địch" muôn người không chống lại được, "thất phu" người thường.
3. (Danh) Người làm việc lao động. ◎ Như: "ngư phu" , "nông phu" , "xa phu" , "tiều phu" .
4. (Danh) Chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thoa trị kỉ hà, tiên phu chi di trạch dã" , (Vương Thành ) Thoa này chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng là của chồng tôi ngày xưa để lại.
5. Một âm là "phù". (Trợ) Thường dùng làm lời mở đầu một đoạn văn nghị luận. ◎ Như: "Phù đạt dã giả" ôi đạt vậy ấy. ◇ Âu Dương Tu : "Phù thu, hình quan dã, ư thì vi âm; hựu binh tượng dã, ư hành vi kim" , , ; , (Thu thanh phú ) Mùa thu, là thời kì của quan Hình (xử phạt), về thời tiết thì thuộc Âm; lại tượng trưng cho việc Binh, về ngũ hành là Kim.
6. (Trợ) Ở cuối câu, lời nói đoạn rồi than. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
7. (Trợ) Dùng giữa câu, không có nghĩa hoặc để thư hoãn ngữ khí. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ta coi thắng cảnh ở Ba Lăng, chỉ nhờ vào một hồ Động Đình.
8. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy. ◇ Luận Ngữ : "Phù chấp dư giả vi thùy?" 輿 (Vi Tử ) Người cầm cương xe đó là ai?
9. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: này, đây. § Tương đương với "thử" , "bỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng" , (Tiên tiến ) Con người đó không nói (nhiều), (nhưng) hễ nói thì trúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðàn ông. Con trai đã nên người khôn lớn gọi là trượng phu . Kẻ đi làm công cũng gọi là phu.
② Chồng.
③ Một âm là phù. Lời mở đầu, có ý chuyên chỉ vào cái gì, như phù đạt dã giả ôi đạt vậy ấy.
④ Lời nói đoạn rồi than. Như thệ giả như tư phù đi ấy như thế kia ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kia: Không lấy cái một kia hại cái một này (Tuân tử: Giải tế); Thì hai người kia là đại thần chỗ dựa của đất nước Lỗ (Tả truyện: Thành công thập lục niên);
② Trợ từ đầu câu (thường để mở đầu một đoạn văn nghị luận): Đánh giặc là dũng khí vậy (Tả truyện); Công việc tích trữ là mệnh lớn của thiên hạ (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ);
③ Trợ từ cuối câu (biểu thị sự khẳng định): Chỉ có ta với ngươi là như thế (Luận ngữ);
④ Trợ từ cuối câu (biểu thị nghi vấn): ? Thế thì ông muốn cho nước Tần được lợi ư? (Lã thị Xuân thu);
⑤ Trợ từ cuối câu (biểu thị ý cảm thán): Đi mãi như thế thay! (Luận ngữ); ! Nay như thế đó, thương thay! (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư);
⑥ Trợ từ giữa câu (biểu thị sự thư hoãn ngữ khí): Ăn lúa nếp hương, mặc đồ gấm (Luận ngữ); Ta ngắm thấy thắng cảnh Ba Lăng chỉ ở trong một hồ Động Đình (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kia. Nọ. Kia — Tiếng mở đầu lời nói — Trợ ngữ từ cuối câu — Một âm là Phu. Xem Phu.
tào
cáo ㄘㄠˊ

tào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hai bên nguyên bị (trong vụ kiện)
2. nước Tào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, trong việc tố tụng, bên nguyên và bên bị gọi là "lưỡng tào" . § Nay thông dụng "lưỡng tạo" .
2. (Danh) Thời xưa, quan thự chia ngành hoặc quan chức làm việc, gọi là "tào". ◎ Như: "bộ tào" các bộ quan. ◇ Liêu trai chí dị : "Tịch niệm âm tào chi muội ám vưu thậm vu dương gian" (Tịch Phương Bình ) Tịch nghĩ rằng những chuyện mờ ám của các quan nha dưới cõi âm lại còn tệ hơn ở trên trần thế.
3. (Danh) Bầy, đàn. ◇ Đỗ Phủ : "Ai hồng độc khiếu cầu kì tào" (Khúc giang tam chương ) Chim hồng lẻ loi đau thương kêu tìm đàn.
4. (Danh) Nhóm, phe. ◇ Lí Thương Ẩn : "Phân tào xạ phúc lạp đăng hồng" (Vô đề ) Chia hai phe chơi trò "xạ phúc" (bắn lại) dưới ánh nến hồng.
5. (Danh) Nước "Tào" thời nhà Chu ngày xưa, nay ở vào khoảng tỉnh Sơn Đông.
6. (Danh) Họ "Tào". ◎ Như: "Tào Tháo" (155-220).
7. (Đại) Lũ, bọn. ◎ Như: "nhĩ tào" lũ mày, chúng mày, "ngã tào" bọn ta. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
8. (Phó) Cùng nhau, cộng đồng, nhất tề.

Từ điển Thiều Chửu

① Bên nguyên bên bị, nay thông dụng chữ lưỡng tạo .
② Ðối, người đối địch với mình, như phân tào xạ phúc chia đôi cánh bắn lại.
③ Lũ, bọn, như nhĩ tào lũ mày, chúng mày, chúng mày, ngã tào bọn ta.
④ Nha quan, phân chức làm việc gọi là tào, như bộ tào các bộ quan.
⑤ Nước Tào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bọn, lớp, lứa: Lớp người chúng tôi (ta), bọn chúng ta; Bọn các anh, chúng bây;
② Bầy: Chim muông sợ hãi hề lạc bầy tan chạy (Sở từ);
③ Đôi, cặp, nhóm (trong trò chơi): Chia nhóm cùng tiến lên (Tống Ngọc: Chiêu hồn);
④ Quan thự chia ngành làm việc thời xưa, nha quan: Ngồi ở nha quan xử lí công việc (Hán thư);
⑤ [Cáo] Nước Tào (một nước chư hầu thời nhà Chu, nay thuộc huyện Định Đào, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc);
⑥ [Cáo] (Họ) Tào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận của cơ quan triều đình — Bọn. Lũ. Td: Nhữ tào ( bọn bay, chúng mày ) — Họ người.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.