nhiễm
rǎn ㄖㄢˇ

nhiễm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiễm, mắc, lây
2. nhuộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhuộm. ◎ Như: "nhiễm bố" nhuộm vải.
2. (Động) Vẩy màu, rắc mực (khi viết vẽ). ◇ Tương Phòng : "Sanh tố đa tài tư, thụ bút thành chương. (...) nhiễm tất, mệnh tàng ư bảo khiếp chi nội" , . (...) , (Hoắc Tiểu Ngọc truyện ) Sinh ra vốn nhiều tài năng, cầm bút thành văn. (...) vẩy mực xong, sai cất giữ trong tráp quý.
3. (Động) Vấy, thấm, dính bẩn. ◎ Như: "nhất trần bất nhiễm" không dính một hạt bụi nào. ◇ Vương An Thạch : "Hoang yên lương trợ nhân bi, Lệ nhiễm y cân bất tự tri" , (Tống Hòa Phủ ) Khói hoang mưa lạnh làm cho người buồn thêm, Nước mắt thấm vào khăn áo mà không hay.
4. (Động) Lây, mắc phải. ◎ Như: "truyền nhiễm" truyền lây, "nhiễm bệnh" lây bệnh.
5. (Danh) Quan hệ nam nữ không chính đính. ◎ Như: "lưỡng nhân hữu nhiễm" hai người có dây dưa.
6. (Danh) Họ "Nhiễm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuộm, dùng các thuốc mùi mà nhuộm các thứ đồ gọi là nhiễm.
② Nhiễm dần, ở với những người hay rồi mình cũng hay, ở với những kẻ hư rồi mình cũng hư gọi là nhiễm.
③ Lây, một kẻ bị bệnh lây sang kẻ khác gọi là truyền nhiễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhuộm: Nhuộm vải; Nhà máy in mhuộm;
② Lây, lây nhiễm, tiêm nhiễm, mắc: Truyền nhiễm, lây; Nhiễm bệnh, bị lây bệnh; Tiêm nhiễm thói xấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhuộm vải lụa cho có màu — Lâu dần thành quen, như nhuốm vào người — Nhuốm bệnh. Lây bệnh.

Từ ghép 21

nạp
nà ㄋㄚˋ

nạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu. ◎ Như: "xuất nạp" chi thu. ◇ Sử Kí : "Kim Tần dĩ lỗ Hàn vương, tận nạp kì địa" , (Kinh Kha truyện ) Nay Tần đã cầm tù vua Hàn, thu hết đất đai của nước này.
2. (Động) Nộp, dâng. ◎ Như: "nạp thuế" nộp thuế, "nạp khoản" nộp khoản.
3. (Động) Nhận, chấp nhận. ◎ Như: "tiếu nạp" vui lòng nhận cho, "tiếp nạp" tiếp nhận. ◇ Tả truyện : "Chư hầu thùy nạp ngã?" (Văn công thập lục niên ) Chư hầu ai thu nhận ta?
4. (Động) Dẫn vào.
5. (Động) Lấy vợ. ◎ Như: "nạp phụ" lấy vợ, "nạp thiếp" lấy thiếp.
6. (Động) Mặc, xỏ, mang (áo quần, giày dép). ◇ Lễ Kí : "Phủ nhi nạp lũ" (Khúc lễ thượng ) Cúi xuống xỏ giày.
7. (Động) Khâu, vá. ◇ Thủy hử truyện : " Tùng xuyên liễu nhất lĩnh nạp hồng trừu áo, đái trước cá bạch Phạm Dương chiên lạp nhi" 穿, (Đệ tam hồi) Võ Tòng mặc chiếc áo khâu lụa đỏ, đầu đội nón chiên trắng kiểu Phạm Dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Vào, như xuất nạp số ra vào. Nói rộng ra phàm cái gì làm cho đến gần mình đều gọi là nạp, như duyên nạp , tiếp nạp đều nghĩa là mời vào chơi cả, bây giờ gọi sự lấy vợ là nạp phụ cũng là do nghĩa ấy.
② Dâng nộp, như nạp thuế nộp thuế, nạp khoản dâng nộp khoản gì làm lễ xin hàng phục, v.v.
③ Thu nhận, như tiếu nạp vui lòng nhận cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, tiếp nhận, chấp nhận: Không nhận; Chấp nhận; Vui lòng nhận cho;
② Hóng: Hóng mát;
③ Đưa vào: Đưa vào nền nếp;
④ Đóng, nộp, nạp, dâng nạp, giao nộp: Đóng thuế;
⑤ Khâu: Khâu đế giày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem vào. Đem đưa cho. Đem nộp. Hoa Tiên có câu: » Y kì nạp quyển đề danh « — Nhận lấy. Td: Thâu nạp.

Từ ghép 26

thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thông thường, bình thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo lí, quan hệ luân lí. ◎ Như: "ngũ thường" gồm có: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" nghĩa là năm đạo của người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được.
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" , (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" người thường, "bình thường" bình phàm, "tầm thường" thông thường. ◇ Lưu Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" định kì, "thường hội" hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" luôn luôn, "thường lai" đến luôn, hay đến, "thường xuyên" luôn mãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường (lâu mãi).
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín gọi là ngũ thường nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
③ Bình thường, như thường nhân người thường, bình thường , tầm thường , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luôn, hay, thường, vốn: Đến luôn, thường đến; Không hay nói; Anh ấy làm việc tích cực, thường được biểu dương; Ngựa thiên lí thường có, nhưng Bá Nhạc không thường có (Hàn Dũ: Tạp thuyết); Cho nên quan không luôn quý, mà dân không mãi hèn (Mặc tử: Thượng hiền thượng); Thánh nhân vốn thận trọng về chỗ nhỏ nhặt của bản thân mình (Tiềm phu luận: Thận vi). 【】 thường thường [chángcháng] Thường, thường hay, luôn luôn: Ông Nguyễn làm việc có thành tích, thường hay được khen thưởng; Bệnh này, người ở Giang Nam thường hay mắc phải (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (văn) Từng, đã từng (dùng như , bộ ): Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: Ngày thường; Việc thường;
④ Đạo thường: Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: Cây xanh tốt quanh năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luôn luôn có. Truyện Hoa Tiên : » Sử kinh lại gắng việc thường « — Không khác lạ ( vì có luôn ). Cung oán ngâm khúc : » Vẻ chi ăn uống sự thường « — Ta còn hiểu là thấp kém. Đoạn trường tân thanh : » Thân này còn dám coi ai làm thường « — Không biến đổi. Td: Luân thường.

Từ ghép 44

lâm
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ướt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngâm nước.
2. (Động) Tưới, rưới, dầm. ◎ Như: "lâm dục" tắm rửa, "nhật sái lâm" dãi nắng dầm mưa.
3. (Động) Lọc. ◎ Như: "quá lâm" gạn lọc.
4. (Tính) Ướt, ướt át. ◎ Như: "lâm li" đầm đìa, nhễ nhại. ◇ Cù Hựu : "Phùng Đại Dị hồn thân bị đả đắc tiên huyết lâm li" (Thái Hư Tư Pháp truyện ) Phùng Đại Dị khắp mình bị đánh máu chảy đầm đìa.
5. (Danh) Bệnh lậu. § Thông "lâm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm nước.
② Lâm li Lâm li thấm thía.
③ Bệnh lâm, cùng nghĩa với chữ lâm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầm, ướt đầm, dầm: Dầm mưa dãi nắng; Ướt đầm cả người;
② (văn) Như (bộ ). Xem [lìn].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lọc: Gạn lọc; Muối lọc; Diêm clo; Lấy vải thưa lọc qua chén thuốc này;
② 【】 lâm bệnh [lìnbìng] Bệnh lậu. Xem [lín].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy nước mà tưới ướt — Ướt sũng — Bệnh tiểu tiện khó — Bệnh lậu.

Từ ghép 6

lam
lā ㄌㄚ, lán ㄌㄢˊ

lam

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. màu xanh lam
2. cây chàm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây chàm (Brassica oleracea).
2. (Danh) Họ "Lam".
3. (Danh) § Xem "già-lam" .
4. (Tính) Xanh lơ, xanh lam. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhất bàn lam bích trừng minh kính" (Vân Đồn ) Mặt nước như bàn xanh biếc, lắng tấm gương trong.
5. (Tính) § Xem "lam lũ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây chàm.
② Sắc xanh, xanh màu lam.
③ Soi, làm gương.
④ Già lam phiên âm chữ Phạn samgharama, gọi tắt là lam tức là nơi thờ Phật.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [piâla] Xem [lán].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Màu lam, màu xanh da trời;
② Cây chàm;
③ 【】già lam [qiélán] Xem (2) (bộ );
④ [Lán] (Họ) Lam Xem [la].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây chàm — Màu xanh chàm. Ta cũng gọi là xanh lam. Thơ Lê Thánh Tông có câu: » Mênh mang khóm nước nhuộm màu lam « — Gọi tắt của từ ngữ Già-lam, phiên âm tiếng Phạn, chỉ ngôi chùa thờ Phật — Hoàng hôn dục hắc như lam . » Trời hôm mây kéo tối sầm « ( Kiều ).

Từ ghép 12

nghệ
yì ㄧˋ

nghệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trồng cây
2. tài năng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghề, tài năng, kĩ thuật. ◎ Như: "công nghệ" , "kĩ nghệ" .
2. (Danh) Đời xưa cho "lễ" , "nhạc" , "xạ" bắn, "ngự" cầm cương cưỡi ngựa, "thư" viết, "số" học về toán: là "lục nghệ" .
3. (Danh) Văn chương. ◇ Liêu trai chí dị : "Tri chế nghệ phủ?" (Lục phán ) Có rành văn chương cử nghiệp không?
4. (Danh) Hạn độ, giới hạn. ◇ Quốc ngữ : "Tham dục vô nghệ" (Tấn ngữ bát ) Tham muốn không hạn độ.
5. (Danh) Họ "Nghệ".
6. (Động) Trồng. ◇ Mạnh Tử : "Thụ nghệ ngũ cốc" (Đằng Văn Công thượng ) Trồng trọt năm giống thóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghề, tài năng, học vấn, kĩ thuật đều gọi là nghệ. Ðời xưa cho lễ , nhạc , xạ bắn, ngự cầm cương cưỡi ngựa, thư viết, số học về toán: là lục nghệ sáu nghệ.
② Văn. Như các sách vở gọi là nghệ văn chí .
③ Trước. Như nghệ tổ , cũng như ta nói thủy tổ .
④ Trồng. Như thụ nghệ ngũ cốc trồng tỉa năm giống thóc.
⑤ Cùng cực.
⑥ Chuẩn đích.
⑦ Phân biệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Công) nghệ, nghề, tài nghề, kĩ năng, kĩ thuật: Công nghệ;
② Nghệ thuật: Văn nghệ;
③ (văn) Trồng: Trồng tỉa ngũ cốc;
④ (văn) Cùng cực;
⑤ (văn) Chuẩn đích;
⑥ (văn) Phân biệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tài giỏi, khéo léo – Trồng trọt — Việc làm đòi hỏi sự khéo léo.

Từ ghép 17

bồng, phùng
féng ㄈㄥˊ, páng ㄆㄤˊ, péng ㄆㄥˊ

bồng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, đụng phải. ◇ Thi Kinh : "Phùng bỉ chi nộ" (Bội phong , Bách chu ) Gặp phải cơn giận dữ của họ.
2. (Động) Gặp mặt. ◎ Như: "tương phùng" gặp mặt nhau, "cửu biệt trùng phùng" xa cách lâu ngày được gặp lại nhau.
3. (Động) Săn đón, phụ họa. ◇ Mạnh Tử : "Phùng quân chi ác" (Cáo tử hạ ) Đón rước ý vua làm cho thêm hư.
4. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "phùng dịch chi y" cái áo rộng kích.
5. (Danh) Họ "Phùng".
6. Một âm là "bồng". (Trạng thanh) "Bồng bồng" thùng thùng (tiếng trống).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bồng bồng — Một âm khác là Phùng.

Từ ghép 1

phùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, đụng phải. ◇ Thi Kinh : "Phùng bỉ chi nộ" (Bội phong , Bách chu ) Gặp phải cơn giận dữ của họ.
2. (Động) Gặp mặt. ◎ Như: "tương phùng" gặp mặt nhau, "cửu biệt trùng phùng" xa cách lâu ngày được gặp lại nhau.
3. (Động) Săn đón, phụ họa. ◇ Mạnh Tử : "Phùng quân chi ác" (Cáo tử hạ ) Đón rước ý vua làm cho thêm hư.
4. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "phùng dịch chi y" cái áo rộng kích.
5. (Danh) Họ "Phùng".
6. Một âm là "bồng". (Trạng thanh) "Bồng bồng" thùng thùng (tiếng trống).

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Hai bên gặp nhau gọi là phùng.
② Đón rước. Như Mạnh Tử nói Phùng quân chi ác kì tội đại đón rước ý vua làm cho thêm hư, tội rất lớn. Như phùng dịch chi y cái áo rộng kích.
③ Một âm là bồng. Bồng bồng tiếng trống thùng thùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp nhau, gặp phải, tình cờ gặp: Gặp nhau; Gặp núi mở đường, gặp sông bắc cầu;
② (văn) Đón rước, phụ họa (nói hoặc làm theo ý của bề trên): Đón rước ý ác của vua tội rất lớn (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Gặp phải — Nghênh đón. Rước lấy — To lớn. Xem Phùng dịch, Phùng y.

Từ ghép 8

tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ

tường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. liệng quanh
2. đi vung tay

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bay lượn, liệng quanh. ◇ Nguyễn Du : "Đương thế hà bất nam du tường" (Kì lân mộ ) Thời ấy sao không bay lượn sang nam chơi?
2. (Động) Đi vung tay. ◇ Lễ Kí : "Thất trung bất tường" (Khúc lễ thượng ) Trong nhà không đi vung tay.
3. (Động) Đậu, nghỉ. ◇ Nễ Hành : "Phi bất vọng tập, tường tất trạch lâm" , (Anh phú ) Bay không tụ bừa, đậu ắt chọn rừng.
4. (Tính) Rõ ràng, xác thật. § Thông "tường" .
5. (Tính) Tốt lành. § Thông "tường" .
6. (Phó) Lên cao, tăng lên. ◇ Hán Thư : "Cốc giá tường quý" (Thực hóa chí thượng ) Giá thóc lúa tăng cao.

Từ điển Thiều Chửu

① Liệng quanh. Nguyễn Du : Ðương thế hà bất nam du tường thời ấy sao không bay lượn sang Nam chơi?
② Cao tường ngao du đùa bỡn.
③ Cùng nghĩa với chữ tường .
④ Ði vung tay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lượn, liệng quanh: Bay lượn; Tàu lượn;
② (văn) Đi vung tay;
③ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bay vòng. Bay liệng.

Từ ghép 2

sất
chì ㄔˋ

sất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quát, thét

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quát. ◎ Như: "sất trá" quát thét. ◇ Nguyễn Du : "Phong do văn sất trá thanh" (Sở Bá Vương mộ ) Trong mưa gió còn nghe tiếng thét gào.
2. (Động) Kêu lên. ◎ Như: "sất danh thỉnh an" kêu tên mình lên mà hỏi thăm người trên (trong thư từ thường dùng).

Từ điển Thiều Chửu

① Quát.
② Kêu lên. Như sất danh thỉnh an kêu tên mình lên mà hỏi thăm người trên (trong thư từ thường dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

La, hét, quát mắng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

La lớn. Hét lên.

Từ ghép 7

chiêu, thiều
zhāo ㄓㄠ

chiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sáng sủa, rõ rệt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng sủa.
2. (Tính) Rõ rệt. ◎ Như: "chiêu chương" rõ rệt, "thiên lí chiêu chiêu" lẽ trời rành rành.
3. (Động) Tỏ rõ, làm sáng tỏ, hiển dương. ◎ Như: "chiêu tuyết" làm tỏ rõ nỗi oan, minh oan. ◇ Tả truyện : "Dĩ chiêu Chu công chi minh đức" (Định công tứ niên ) Để sáng tỏ minh đức Chu công.
4. (Danh) Ánh sáng. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Mục chi kiến dã tạ ư chiêu, tâm chi tri dã tạ ư lí" , (Thẩm phân lãm , Nhậm số ) Mắt thấy được là nhờ ở ánh sáng, tâm biết được là nhờ ở lí.
5. (Danh) Hàng "chiêu". § Trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, các đời thứ hai, tư và sáu thờ bên trái, gọi là hàng "chiêu" , các đời thứ ba, năm và bảy thờ bên phải gọi là hàng "mục" .
6. (Danh) Họ "Chiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng sủa, rõ rệt, như chiêu chương rõ rệt.
② Bộc bạch cho tỏ rõ ra, như chiêu tuyết bộc bạch nỗi oan của người ta ra cho mọi người đều biết.
③ Hàng chiêu, trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, ở bên trái là bệ thờ hàng chiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sáng sủa;
② Rõ rệt: Rõ rệt;
③ Bộc bạch: Bộc bạch nỗi oan;
④ [Zhao] (Họ) Chiêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Làm cho sáng tỏ, rõ ràng.

Từ ghép 7

thiều

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên người, tức Nguyễn Gia Thiều, 1741-1798, người làng Liễu ngạn, phủ Thuận thành tỉnh Bắc Ninh, con của Đạt Hầu Nguyễn Gia Cư và công chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương. Ông lần lượt giữ các chức Hiệu úy, Chỉ huy Thiêm sự, Tổng binh, Lưu thủ xứ Hưng hóa. Tuy dòng dõi quyền quý, nhưng ông không thích lợi danh, thường xin nghỉ về nhà để nghiên cứu tư tưởng Phật, Lão. Tác phẩm Hán văn có Ôn Như thi tập ( vì ông được phong tước Ôn Như Hầu ). Thơ Nôm có Tây hồ thi tập, Tứ trai thi tập, đặc biệt là cuốn Cung oán ngâm khúc — Xem Chiêu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.