diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

khí, khất
qì ㄑㄧˋ, xì ㄒㄧˋ

khí

phồn thể

Từ điển phổ thông

khí, hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hơi. § Là một trong ba trạng thái của vật thể: dắn, lỏng, hơi. ◎ Như: "thủy chưng khí" hơi nước.
2. (Danh) Riêng chỉ không khí.
3. (Danh) Hơi thở (người, động vật). ◎ Như: "bình khí ngưng thần" nín thở định thần.
4. (Danh) Hiện tượng tự nhiên: nóng, lạnh, ẩm, tạnh (khí hậu). ◎ Như: "thiên khí" khí trời, thời tiết.
5. (Danh) Trạng thái tinh thần, tình tự. ◎ Như: "tì khí" tính tình, "triêu khí bột bột" tinh thần hăng hái bừng bừng.
6. (Danh) Thói, tính, phong cách. ◎ Như: "tài khí" phong cách tài hoa, "kiêu khí" tính kiêu căng, "khách khí" thói khách sáo.
7. (Danh) Mùi. ◎ Như: "khí vị" mùi vị, "hương khí" mùi thơm, "xú khí" mùi hôi thối.
8. (Danh) Một thứ "năng" của sinh vật (theo đông y). § Lạnh, nóng, ấm, mát là "khí", cay, chua, ngọt, đắng là "vị". ◎ Như: "huyết khí" , "nguyên khí" .
9. (Danh) Vận mệnh, số mạng. ◎ Như: "khí vận" số vận, "hối khí" vận đen, vận rủi.
10. (Động) Nổi giận, phẫn nộ. ◇ Trương Quốc Tân : "Khí đích lai hữu nhãn như manh, hữu khẩu tự á" , (Hợp hãn sam ) Khi nổi giận lên thì có mắt như mù, có miệng như câm.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thở.
② Cái gì không có hình chất mà cùng cảm ứng với nhau được gọi là khí, như khí vận , khí tượng , khí vị , v.v.
③ Khí hậu.
④ Khí, tức hơi, phát tức gọi là động khí .
⑤ Thể hơi.
⑥ Ngửi.
⑦ Cùng nghĩa với chữ hí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hơi, hơi thở: Hơi độc; Tắt thở;
② Không khí: Khí áp, sức ép của không khí;
③ Khí trời, khí hậu: Khí trời, thời tiết;
④ Tinh thần, khí thế: Khí thế bừng bừng; Tinh thần quân sĩ;
⑤ Mùi: Mùi thơm; Mùi tanh;
⑥ Thói, tính: Quan cách; Tính trẻ con;
⑦ Tức, cáu: Tức lộn ruột lên; Đừng chọc tức tôi;
⑧ Ức hiếp, bắt nạt: Bị ức hiếp;
⑨ Một chập, một hồi, một mạch: Nói lăng nhăng một chập; Đi một mạch về đến nhà;
⑩ (y) Khí: Nguyên khí: Khí huyết;
⑪ (văn) Ngửi;
⑫ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi thở — Cái hơi. Td: Âm khí ( cái hơi ở bãi tha ma ). Đoạn trường tân thanh có câu: có câu: » Ở đây âm khí nặng nề « — Phần vô hình — Thời tiết — Chỉ không khí.

Từ ghép 132

anh khí 英氣âm dương quái khí 陰陽怪氣âm khí 陰氣ẩu khí 嘔氣bế khí 閉氣biệt khí 憋氣bình khí 屏氣bình khí 屛氣can khí 肝氣cảnh khí 景氣căn khí 根氣chánh khí 正氣chí khí 志氣chính khí 正氣chính khí ca 正氣歌chưng khí 蒸氣chưng khí cơ 蒸氣機công cộng khí xa 公共氣車cước khí 腳氣danh khí 名氣dũng khí 勇氣dưỡng khí 氧氣dưỡng khí 養氣đại khí 大氣đạm khí 氮氣điện khí 電氣đoạn khí 斷氣đổ khí 賭氣động khí 動氣đồng khí 同氣hạ khí 下氣hạo khí 浩氣hạo nhiên chi khí 浩然之氣hấp khí 吸氣hòa khí 和氣hùng khí 雄氣huyết khí 血氣ích khí 益氣khách khí 客氣khẩu khí 口氣khí áp 氣壓khí cầu 氣球khí chất 氣質khí cốt 氣骨khí cục 氣局khí đạo 氣道khí đoản 氣短khí độ 氣度khí hậu 氣候khí hóa 氣化khí huyết 氣血khí khái 氣概khí lực 氣力khí phách 氣魄khí phàn 氣蠜khí phao 氣泡khí phân 氣氛khí quản 氣管khí quyển 氣圈khí sắc 氣色khí số 氣數khí suyễn 氣喘khí thể 氣體khí tiết 氣節khí tính 氣性khí tượng 氣象khí vũ 氣宇khí xa 氣車khinh khí 氫氣khinh khí 輕氣không khí 空氣lam khí 嵐氣lãnh khí 冷氣linh khí 靈氣lộ khí 露氣lục khí 六氣môi khí 煤氣ngạo khí 傲氣nghĩa khí 義氣nhẫn khí 忍氣nhất khẩu khí 一口氣nhất khí 一氣nhuệ khí 鋭氣như khí 茹氣nhược khí 弱氣nộ khí 怒氣oan khí 冤氣oán khí 怨氣phẫn khí 憤氣phế khí 廢氣phiền khí 煩氣phong khí 風氣phụ khí 負氣phụ khí trượng nghĩa 負氣仗義quốc khí 國氣sán khí 疝氣sảng khí 爽氣sát khí 殺氣sĩ khí 士氣sinh khí 生氣sóc khí 朔氣súy khí 帥氣suyễn khí 喘氣tà khí 邪氣tài khí 才氣táng khí 喪氣tập khí 習氣thán khí 炭氣thanh khí 聲氣thần khí 神氣thấp khí 溼氣thiên khí 天氣thổ khí 吐氣thời khí 時氣thử khí 暑氣tì khí 脾氣tiểu khí 小氣tính khí 性氣tinh khí 精氣tráng khí 壯氣tranh khí 爭氣tục khí 俗氣uế khí 穢氣vận khí 運氣 khí 偉氣vượng khí 旺氣vương khí 王氣xú khí 臭氣xuân khí 春氣xuất khí 出氣ý khí 意氣yếm khí 厭氣

khất

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hơi. § Là một trong ba trạng thái của vật thể: dắn, lỏng, hơi. ◎ Như: "thủy chưng khí" hơi nước.
2. (Danh) Riêng chỉ không khí.
3. (Danh) Hơi thở (người, động vật). ◎ Như: "bình khí ngưng thần" nín thở định thần.
4. (Danh) Hiện tượng tự nhiên: nóng, lạnh, ẩm, tạnh (khí hậu). ◎ Như: "thiên khí" khí trời, thời tiết.
5. (Danh) Trạng thái tinh thần, tình tự. ◎ Như: "tì khí" tính tình, "triêu khí bột bột" tinh thần hăng hái bừng bừng.
6. (Danh) Thói, tính, phong cách. ◎ Như: "tài khí" phong cách tài hoa, "kiêu khí" tính kiêu căng, "khách khí" thói khách sáo.
7. (Danh) Mùi. ◎ Như: "khí vị" mùi vị, "hương khí" mùi thơm, "xú khí" mùi hôi thối.
8. (Danh) Một thứ "năng" của sinh vật (theo đông y). § Lạnh, nóng, ấm, mát là "khí", cay, chua, ngọt, đắng là "vị". ◎ Như: "huyết khí" , "nguyên khí" .
9. (Danh) Vận mệnh, số mạng. ◎ Như: "khí vận" số vận, "hối khí" vận đen, vận rủi.
10. (Động) Nổi giận, phẫn nộ. ◇ Trương Quốc Tân : "Khí đích lai hữu nhãn như manh, hữu khẩu tự á" , (Hợp hãn sam ) Khi nổi giận lên thì có mắt như mù, có miệng như câm.
bài, bãi
bǎi ㄅㄞˇ

bài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bày, xếp
2. trình bày
3. tỏ ra, phô ra, khoe ra

Từ ghép 9

bãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở ra, vạch ra.
2. (Động) Bày, sắp đặt. ◎ Như: "bãi bố" sắp đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bãi liễu kỉ tịch tân tửu giai hào" (Đệ lục thập tam hồi) Bày tiệc mấy mâm rượu mới, món ngon.
3. (Động) Lay, lắc, dao động. ◎ Như: "bãi thủ" lắc đầu, "bãi thủ" xua tay. ◇ Đỗ Mục : "Như kim phong bãi hoa lang tạ, Lục diệp thành âm tử mãn chi" , 滿 (Thán hoa ) Như nay gió lay hoa rụng ngổn ngang, Lá xanh thành bóng rợp, trái đầy cành.
4. (Động) Lên mặt, vênh mặt. ◎ Như: "bãi giá tử" làm bộ, ra vẻ, "bãi kiểm sắc" vênh mặt.
5. (Động) Hãm hại. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Hựu dụng độc dược bãi tử liễu" (Đệ tứ hồi) Lại dùng thuốc độc hãm hại đến chết.
6. (Danh) Quả lắc. ◎ Như: "chung bãi" quả lắc đồng hồ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở ra.
② Bày, như bãi bố bày đặt.
③ Ðánh đồng đưa (buộc một quả cân nặng vào cái dây treo lên rồi đánh cho đi đi lại lại).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, xếp, dàn, để, đặt, sắp đặt, trình bày: 西 Sắp đặt đồ đạc cho ngăn nắp; Trình bày sự thật; Dàn thành trận thế;
② Dọn ra: Dọn cơm;
③ Ra vẻ, lên mặt: Lên mặt công thần;
④ Đánh đòng đưa, lắc đi lắc lại: Lung lay, dao động; Nghênh ngang;
⑤ Quả lắc, con lắc: Quả lắc đồng hồ;
⑥ Gấu: Gấu áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở ra — Lay động — Bày xếp. Dùng như chữ Bài. Ta thường đọc Bài là lầm.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.