trác, trụ
zhòu ㄓㄡˋ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

trác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mổ (chim)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mổ (chim dùng mỏ ăn. ◎ Như: "trác mễ" mổ gạo. ◇ Đỗ Phủ : "Hương đạo trác dư anh vũ lạp" (Thu hứng ) Chim anh vũ mổ ăn rồi, còn thừa những hạt lúa thơm.
2. (Danh) Mỏ chim.
3. (Danh) Nét phẩy ngắn, cầm bút nghiêng từ bên phải phất xuống bên trái (thư pháp).

Từ điển Thiều Chửu

① Mổ, chim ăn gọi là trác.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mổ: Gà con mổ gạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ mổ đồ ăn mà ăn — Một miếng ăn. Tục ngữ: » Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định « ( một miếng uống một miệng ăn đều được định sẵn từ trước ).

Từ ghép 4

trụ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mỏ chim — Một âm là Trác.
niết
niē ㄋㄧㄝ

niết

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cấu, véo
2. nắm chặt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nặn, nắn. ◎ Như: "niết giáo tử" nắn bánh bột (sủi cảo), "niết nê nhân nhi" nặn hình người đất.
2. (Động) Cấu, véo, nhón. ◎ Như: "niết tị tử" nhéo mũi.
3. (Động) Toát ra. ◎ Như: "niết nhất bả lãnh hãn" toát mồ hôi lạnh (vì sợ hãi).
4. (Động) Cầm, nắm. ◇ Trịnh Quang Tổ : "Yêm niết trụ giá ngọc bội, mạn mạn đích hành tương khứ" , (Trâu Mai Hương , Đệ nhất chiết) Ta cầm lấy cái vòng ngọc, thong thả đi ra.
5. (Động) Bịa đặt, co kéo phụ hội đặt điều, hư cấu. ◇ Liêu trai chí dị : "Khủng thị phi chi khẩu niết tạo hắc bạch" (Cát Cân ) Sợ miệng thị phi đặt điều đen trắng.
6. Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Nắm nặn, nắm đất gọi là niết.
② Cùng co kéo phụ hội với nhau cũng gọi là niết. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bóp, nắm;
② Nặn, đắp: Nặn hình người bằng đất;
③ Nặn, bịa đặt;
④ Co kéo phụ hội với nhau. Cv. .

Từ ghép 4

phu
fū ㄈㄨ, fú ㄈㄨˊ

phu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ti
2. (xem: phu giáp )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thành tín.
2. (Động) "Phu giáp" nứt nanh, nghĩa là cây cỏ nở ra hạt, ra lá.
3. (Động) Làm cho người tin phục. ◇ Tả truyện : "Tiểu tín vị phu, thần phất phúc dã" , (Trang Công thập niên ) Làm ra vẻ thành thật bề ngoài chưa làm người tin phục, thần linh chẳng trợ giúp vậy.
4. (Động) Ấp trứng. § Thông "phu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tin, trung phu tên một quẻ trong kinh Dịch.
② Phu giáp nứt nanh, nghĩa là cây cỏ nứt nanh nở ra hạt ra lá.
③ Cũng có nghĩa như chữ phu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tin được, tín nhiệm: Được nhiều người tín nhiệm;
②【】phu giáp [fújiă] (Cây cỏ) nứt nanh;
③ (văn) Như (bộ );
④ [Fú] (Họ) Phu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gà chim ấp trứng — Cái trứng sắp nở — Tin tưởng. Tin theo. Văn tế Vũ Tính và Ngô Tùng Châu của Đặng Đức Siêu có câu: » Hậu quân thuở trao quyền tứ trụ, chữ ân quy lớn nhỏ đều phu «.

Từ ghép 3

kháp
qiā ㄑㄧㄚ

kháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy móng tay bấm để hái hoa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cấu, véo, nhéo. ◎ Như: "tha kháp nhân khả thống đích ni!" cô ấy nhéo người ta đau quá!
2. (Động) Ngắt (bằng ngón tay hay móng tay). ◎ Như: "tha tòng hoa viên trung kháp liễu nhất đóa mai côi hoa" anh ấy ra vườn hoa ngắt một đóa hoa hồng.
3. (Động) Bóp. ◎ Như: "kháp bột tử" bóp cổ.
4. (Động) Bấm đốt tay. ◎ Như: "kháp chỉ nhất toán" bấm đốt ngón tay tính toán.
5. (Động) Kìm kẹp, bức bách. ◎ Như: "bị hắc xã hội cấp kháp trụ liễu" bị tổ chức bất lương phi pháp kìm kẹp.
6. (Danh) Lượng từ: nhúm, túm. ◎ Như: "nhất kháp nhi cửu thái" một nhúm hẹ.

Từ điển Thiều Chửu

① Bấm lấy móng tay vào gọi là kháp. Bấm đốt ngón tay tính cũng gọi là kháp. Lấy móng tay hái các loài rau cũng gọi là kháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cấu, bấm, bấu, véo, ngắt, vặt, hái, cắt, bóp: Ngắt hoa; Hái đậu; Cắt dây điện; Bóp cổ;
② (đph) Dúm, túm: Một túm hẹ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng móng tay mà bấu, cấu vào.
lô, lư
lú ㄌㄨˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái sọ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sọ. ◎ Như: "đầu lô" đầu lâu. ◇ Cù Hựu : "Dụng thủ trảo trụ tử thi, trích thủ đầu lô thực dụng, tựu tượng thị cật tây qua na dạng" , , 西 (Thái Hư Tư Pháp truyện ) Dùng tay nắm lấy những xác chết, bẻ đầu ăn, giống như là ăn dưa hấu vậy.
2. (Danh) Phiếm chỉ đầu.
3. (Danh) Trán.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái sọ, cái đầu gọi là đầu lô đầu lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sọ, đầu lâu;
② Đầu;
③ Trán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương sọ. Sọ người.

Từ ghép 1

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đỉnh đầu.
kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

chàng, tràng
chuáng ㄔㄨㄤˊ, zhuàng ㄓㄨㄤˋ

chàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khua, đánh

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh, gõ, khua: Đánh (gõ) chuông;
② Đâm, đâm vào, xô vào, xông vào: Coi chừng, đừng để ô tô đâm phải; Xe xích lô đâm vào người; Vừa mở cửa thì ở ngoài có một người xông vào nhà; (Ngr) Gặp, bắt gặp, trông thấy: Giữa lúc nó chạy trốn thì bị tôi bắt gặp (trông thấy).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh. Đập vào. Đụng vào — Cầm mà lắc mạnh.

Từ ghép 12

tràng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khua, đánh, gõ. ◎ Như: "tràng chung" đánh chuông.
2. (Động) Đụng, chạm, xô vào. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác cản xuất viên môn, nhất nhân phi bôn tiền lai, dữ Trác hung thang tương tràng, Trác đảo ư địa" , , , (Đệ bát hồi) (Đổng) Trác đuổi theo ra tới cửa vườn, một người chạy như bay lại phía trước, đâm sầm vào người Trác, Trác ngã xuống đất.
3. (Động) Xung đột, tranh chấp.
4. (Động) Tình cờ gặp, bắt gặp. ◎ Như: "tràng kiến" gặp mặt tình cờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lã Bố kị mã chấp kích nhi lai, chánh dữ Vương Duẫn tràng kiến, tiện lặc trụ mã" , , 便 (Đệ nhất hồi ) Lã Bố cưỡi ngựa cầm kích đi lại, gặp ngay Vương Doãn, liền gò cương dừng ngựa.

Từ điển Thiều Chửu

① Khua, đánh, như tràng chung đánh chuông.
② Xung đột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay mà đánh — Dùng vật nhọn mà đâm.

Từ ghép 5

chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

đế
dì ㄉㄧˋ

đế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vua

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bậc chúa tể trong vũ trụ. ◎ Như: "thượng đế" trời. ◇ Thư Kinh : "Đế nãi chấn nộ, bất tí Hồng phạm cửu trù" , (Hồng phạm ).
2. (Danh) Thiên thần làm chủ một phương. ◇ Trang Tử : "Nam hải chi đế vi Thúc, bắc hải chi đế vi Hốt, trung ương chi đế vi Hồn Độn" , , (Ứng đế vương ).
3. (Danh) Thời Tam Đại gọi vua đã chết là "đế" . ◇ Lễ Kí : "Thiên vương đăng giả, thố chi miếu, lập chi chủ, viết đế" , , , (Khúc lễ hạ ) Thiên vương quy tiên (chết), dựng miếu cho vua, lập vua làm chủ (miếu), gọi là đế.
4. (Danh) Vua, quân chủ, hoàng đế. § Thời thái cổ, "đế" chỉ lĩnh tụ của nhiều bộ tộc liên minh với nhau. ◇ Mạnh Tử : "(Thuấn) tự canh giá đào ngư dĩ chí ư đế, vô phi thủ ư nhân giả" (), (Công Tôn Sửu thượng ) (Thuấn) từ khi cày cấy, làm đồ gốm, đánh cá cho đến khi làm vua, lúc nào ngài cũng lấy (gương thiện đức) ở người .
5. (Danh) Thiên tử. § Ngày xưa gọi bậc thống trị tối cao của quốc gia là "đế" . ◇ Sử Kí : "Tần cố vương quốc, Thủy Hoàng quân thiên hạ, cố xưng đế" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nguyên trước Tần là một vương quốc, Thủy Hoàng làm vua cả thiên hạ nên gọi là đế (tức thiên tử).
6. (Động) Làm vua, xưng làm vua. ◇ Hậu Hán Thư : "Bệ hạ thừa đại loạn chi cực, thụ mệnh nhi đế, hưng minh tổ tông" , , (Phục Trạm truyện ).

Từ điển Thiều Chửu

① Vua.
② Vị thần rất tôn gọi là đế, như trời gọi là thượng đế .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trời, đế: Trời, chúa trời, thượng đế;
② Vua, hoàng đế: Đế vương, vua chúa;
③ Đế quốc, chủ nghĩa đế quốc (nói tắt): Chống đế quốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiệu của người đứng đầu thiên hạ — Chỉ trời — Chỉ ông vua.

Từ ghép 27

thuyền
chuán ㄔㄨㄢˊ

thuyền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái thuyền

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thuyền, tàu, ghe, đò. ◇ Nguyễn Trãi : "Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng, Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền" , 滿滿 (Mạn hứng ) Núi cũ đêm qua vương vấn mộng, Trăng ngập đầy sông (Bình Than), rượu ngập thuyền.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thuyền, chữ để gọi chung các thuyền. Nguyễn Trãi : Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng, nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền 滿滿 Núi cũ đêm qua vương vấn mộng, Trăng ngập đầy sông (Bình Than), rượu ngập thuyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thuyền, tàu, ghe, đò: Thuyền buồm, ghe buồm; Tàu đánh cá; Ca nô; Tàu vũ trụ; Đò ngang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dụng cụ để chở người và đồ đạc trên mặt nước. Đoạn trường tân thanh : » Cùng người một hội một thuyền đâu xa «.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.