nhĩ, nễ
ěr ㄦˇ, nǐ ㄋㄧˇ

nhĩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. anh, bạn, mày
2. vậy (dùng để kết thúc câu)

Từ điển phổ thông

vậy (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: mày, anh, ngươi, mi. § Tương đương với "nhữ" , "nhĩ" . ◎ Như: "nhĩ ngu ngã trá" ngươi lừa đảo ta bịp bợm (tráo trở với nhau để thủ lợi).
2. (Đại) Ấy, đó, cái đó. ◇ Lễ Kí : "Phu tử hà thiện nhĩ dã?" (Đàn cung thượng ) Phu tử vì sao khen ngợi việc ấy?
3. (Đại) Thế, như thế. ◎ Như: "liêu phục nhĩ nhĩ" hãy lại như thế như thế. ◇ Tương Sĩ Thuyên : "Hà khổ nãi nhĩ" (Minh ki dạ khóa đồ kí ) Sao mà khổ như thế.
4. (Tính) Từ chỉ định: này, đó, ấy. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Nhĩ dạ phong điềm nguyệt lãng" (Thế thuyết tân ngữ , Thưởng dự ) Đêm đó gió êm trăng sáng.
5. (Phó) Như thế, như vậy. ◎ Như: "bất quá nhĩ nhĩ" chẳng qua như thế, đại khái như vậy thôi. ◇ Cao Bá Quát : "Phàm sự đại đô nhĩ" (Quá Dục Thúy sơn ) Mọi việc thường đều như vậy.
6. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định. § Cũng như "hĩ" . ◇ Công Dương truyện : "Tận thử bất thắng, tương khứ nhi quy nhĩ" , (Tuyên Công thập ngũ niên ) Hết lần này mà không thắng, thì đi về thôi.
7. (Trợ) Biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Công Dương truyện : "Hà tật nhĩ?" (Ẩn Công ) Bệnh gì thế?
8. (Trợ) Tiếng đệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi Vũ Thành, văn huyền ca chi thanh, phu tử hoản nhĩ nhi tiếu" , , (Dương hóa ) Khổng Tử tới Vũ Thành, nghe tiếng đàn hát, ông mỉm cười.
9. (Động) Gần, đến gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, ngươi.
② Vậy, tiếng dứt câu.
③ Nhĩ nhĩ như thế, như vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mày, ngươi: Bọn mày. 【】 nhĩ nhữ [ârrư] (văn) a. Biểu thị sự thân ái: Nễ Hành và Khổng Dung chơi thân với nhau (Văn sĩ truyện); b. Biểu thị ý khinh thường: Nếu người ta không chịu bị khinh thường, thì không đi đâu mà không làm điều nghĩa (Mạnh tử);
② Ấy, đó, cái đó, điều đó: Hồi (lúc, khi) ấy; Chỗ ấy, nơi ấy; ? Phu tử vì sao khen ngợi việc đó? (Lễ kí). 【】nhĩ hậu [ârhòu] (văn) Từ nay về sau, về sau, sau đó;
③ Thế, như thế: Chỉ thế mà thôi; Tuy khô héo như thế, vẫn giữ được nét rực rỡ (Vương Thế Trinh: Thi bình); Chàng như thế mà thiếp cũng như thế (Ngọc đài tân vịnh);
④ Trợ từ cuối câu biểu thị ý khẳng định: Dẹp yên nước Sở, như trở bàn tay vậy (Tuân tử);
⑤ Trợ từ cuối câu biểu thị ý nghi vấn hoặc phản vấn: ? Bệnh gì thế? (Công Dương truyện);
⑥ Vâng, ừ, phải (dùng độc lập trong câu, biểu thị sự đồng ý);
⑦ Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ (tương đương như , nghĩa ⑦, bộ ): Tử Lộ bộp chộp trả lời (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có vân đẹp — Mày. Đại danh tự ngôi thứ hai, dùng với ý không kính trọng — Này. Cái này — Như vậy — Mà thôi — Tất nhiên — Nghi vấn trợ từ ngữ ( tiếng dùng để hỏi ) — Một âm là Nễ. Xem Nễ.

Từ ghép 20

nễ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tràn đầy. Đầy đủ — Một âm là Nhĩ. Xem Nhĩ.
bốc, phác
pò ㄆㄛˋ, pú ㄆㄨˊ, pǔ ㄆㄨˇ

bốc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giản dị, thật thà. ◎ Như: "phác tố" giản dị, "phác chuyết" thật thà vụng về. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô sự nhi dân tự phú, Ngã vô dục nhi dân tự phác" , (Chương 57) Ta "vô sự" mà dân tự giàu, Ta không ham muốn mà dân trở thành chất phác. ◇ Đỗ Mục : "Thị dĩ ý toàn thắng giả, từ dũ phác nhi văn dũ cao" , (Đáp Trang Sung thư ) Tức là lấy ý trên hết cả, lời càng giản dị mà văn càng cao.
2. (Động) Đẽo, gọt. ◇ Thư Kinh : "Kí cần phác trác" (Tử tài ) Siêng năng đẽo gọt.
3. (Danh) Gỗ chưa đẽo gọt thành đồ dùng.
4. (Danh) Mộc mạc. ◇ Đạo Đức Kinh : "Vi thiên hạ cốc, Thường đức nãi túc, Phục quy ư phác" (Chương 28) Là hang sâu cho thiên hạ, Hằng theo Đức mới đủ, Trở về với Mộc mạc.
5. Một âm là "bốc". (Danh) Cây "bốc".

Từ điển Thiều Chửu

① Mộc mạc.
② Ðẽo, gọt.
③ Phàm đồ đạc đang làm chưa xong đều gọi là phác.
④ Một âm là bốc. Cây bốc.

phác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây phác (vỏ dùng làm thuốc)
2. chất phác

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giản dị, thật thà. ◎ Như: "phác tố" giản dị, "phác chuyết" thật thà vụng về. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô sự nhi dân tự phú, Ngã vô dục nhi dân tự phác" , (Chương 57) Ta "vô sự" mà dân tự giàu, Ta không ham muốn mà dân trở thành chất phác. ◇ Đỗ Mục : "Thị dĩ ý toàn thắng giả, từ dũ phác nhi văn dũ cao" , (Đáp Trang Sung thư ) Tức là lấy ý trên hết cả, lời càng giản dị mà văn càng cao.
2. (Động) Đẽo, gọt. ◇ Thư Kinh : "Kí cần phác trác" (Tử tài ) Siêng năng đẽo gọt.
3. (Danh) Gỗ chưa đẽo gọt thành đồ dùng.
4. (Danh) Mộc mạc. ◇ Đạo Đức Kinh : "Vi thiên hạ cốc, Thường đức nãi túc, Phục quy ư phác" (Chương 28) Là hang sâu cho thiên hạ, Hằng theo Đức mới đủ, Trở về với Mộc mạc.
5. Một âm là "bốc". (Danh) Cây "bốc".

Từ điển Thiều Chửu

① Mộc mạc.
② Ðẽo, gọt.
③ Phàm đồ đạc đang làm chưa xong đều gọi là phác.
④ Một âm là bốc. Cây bốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mộc mạc, giản dị, chất phác;
② (văn) Đẽo, gọt;
③ Đồ làm còn thô (chưa gọt giũa). Xem [Piáo], [po], [pò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gỗ còn để nguyên, chưa chế thành đồ vật — Thật thà, không trau chuốt — Vật dụng bằng gỗ làm chưa xong, mới chỉ thành hình — Một âm là Bốc, tên cây.

Từ ghép 17

đống
dòng ㄉㄨㄥˋ

đống

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái cột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ chính trong nhà. ◎ Như: "đống lương" : (1) Rường cột. ◇ Trang Tử : "Phù ngưỡng nhi thị kì tế chi, tắc quyền khúc nhi bất khả dĩ vi đống lương" , (Nhân gian thế ) Ngẩng lên mà trông cành nhỏ của nó, thì khùng khoè mà không thể dùng làm rường cột. (2) Chỉ người có tài gánh vác việc nước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tử Long thân cố, quốc gia tổn nhất đống lương, ngô khứ nhất tí dã" , , (Đệ cửu thập thất hồi) Tử Long mất đi, nước nhà tổn mất một bậc lương đống, ta mất đi một cánh tay.
2. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng chỉ phòng ốc: tòa, ngôi, nóc. ◎ Như: "nhất đống phòng ốc" một ngôi nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Nóc mái, nóc là một cái cần nhất của một cái nhà, nên một cái nhà cũng gọi là nhất đống . Vật gì nhiều lắm gọi là hãn ngưu sung đống (mồ hôi trâu rui trên nóc).
② Người có tài gánh vác được việc quan trọng lớn cho nước (như tể tướng) gọi là đống lương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc (nhà);
② Trụ cột;
③ Tòa, ngôi, nóc (chỉ số nhà): Một tòa nhà (gác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột nhà — Đòn nóc nhà. Đòn dông — Tên người, tức Hồ Sĩ Đống, danh sĩ thời Lê mạt, sinh 1739, mất 1785, tự là Long Cát, hiệu là Long Phủ, dòng dõi Hồ Tôn Thốc, quê ở xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1872, năm Cảnh Hưng thứ 3 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Thượng thư, tước Dao Đĩnh Hầu, sang sứ Trung Hoa năm 1777. Tác phẩm có Dao đình sứ tập và Hoa trình khiển hứng.

Từ ghép 5

thẩm
shěn ㄕㄣˇ

thẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tỉ mỉ
2. thẩm tra, xét hỏi kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xét rõ, xét kĩ, nghiên cứu. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố thẩm đường hạ chi âm, nhi tri nhật nguyệt chi hành, âm dương chi biến" , , (Thận đại lãm , Sát kim ) Cho nên tìm hiểu cái bóng nhà chiếu xuống, thì biết đường đi của mặt trời mặt trăng và sự biến hóa của âm dương.
2. (Động) Xét đoán, xét hỏi. ◎ Như: "thẩm phán" xét xử, "thẩm tấn" xét hỏi.
3. (Động) Biết rõ. § Thông "thẩm" , "thẩm" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thần khốn Đặng Ngải ư Kì san, bệ hạ liên giáng tam chiếu, triệu thần hồi triều, vị thẩm thánh ý vi hà?" , , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Thần vây Đặng Ngải ở núi Kì, bệ hạ liên tiếp giáng xuống ba đạo chiếu đòi thần về triều, chưa biết ý bệ hạ ra sao?
4. (Động) Cẩn thận, thận trọng.
5. (Trợ) Quả là, đúng. ◎ Như: "thẩm như thị dã" quả đúng như thế.
6. (Phó) Kĩ lưỡng, kĩ càng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thẩm cố chi, tứ chi giai như nhân, đãn vĩ thùy hậu bộ" , , (Cổ nhi ) Nhìn kĩ, bốn chân tay đều như người, chỉ khác có cái đuôi thòng xuống ở đằng sau.
7. (Danh) Họ "Thẩm".

Từ điển Thiều Chửu

① Xét rõ, xét kĩ.
② Xét đoán, xét hỏi. Nay nha tư pháp có một tòa gọi là thẩm phán sảnh là chỗ xét hỏi hình ngục kiện tụng vậy.
③ Dùng làm tiếng giúp lời, có cái ý quyết định hẳn, như thẩm như thị dã xét quả đúng như thế vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xét kĩ, chặt chẽ, tỉ mỉ, (một cách) thận trọng: Xét kĩ; Chọn kĩ những kẻ tả hữu (Án tử Xuân thu);
② Xử, xét hỏi, tra hỏi: Xử công khai; Xử án;
③ (văn) Hiểu được: ? Không hiểu tình hình dạo này ra sao?. Như [shân], [shân];
④ (văn) Quả là, đúng: Đúng như lời... đã nói; Quả đúng như thế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rất rõ — Xét kĩ. Xét xử.

Từ ghép 22

tổn
sǔn ㄙㄨㄣˇ

tổn

phồn thể

Từ điển phổ thông

tốn, mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giảm bớt. ◎ Như: "tổn thượng ích hạ" bớt của người trên thêm cho kẻ dưới. ◇ Sử Kí : "Hữu năng tăng tổn nhất tự giả, dữ thiên kim" , (Lã Bất Vi liệt truyện ) Người nào có thể thêm hay bớt một chữ thì xin biếu một nghìn lạng vàng.
2. (Động) Mất. ◇ Thương quân thư : "Dĩ chiến tất tổn kì tướng" (Thận pháp ) Đánh trận như thế thì ắt sẽ mất tướng.
3. (Động) Làm hại, hủy hoại. ◎ Như: "tổn nhân lợi kỉ" hại người lợi mình, "phá tổn" phá hại.
4. (Động) Đè nén xuống, khiêm nhượng. ◇ Tấn Thư : "Phu tính chí thận. Tuyên Đế chấp chánh, thường tự thối tổn" . , 退 (An Bình Hiến Vương Phu truyện ) (Vương) Phu tính hết mực cẩn trọng. Khi Tuyên Đế nắm quyền chính, thường tự khiêm thối.
5. (Động) Nhiếc móc, đay nghiến. ◎ Như: "nhĩ biệt tổn nhân liễu" anh đừng nhiếc móc người ta nữa.
6. (Tính) Hiểm độc, ác nghiệt (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "giá pháp tử chân tổn" cách đó hiểm độc thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Bớt, như tổn thượng ích hạ bớt kẻ trên thêm kẻ dưới.
② Mất, như tổn thất , tổn hại , v.v.
③ Yếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bớt: Không được thêm bớt một chữ; Bớt của người trên thêm cho người dưới;
② Mất, tổn hại, thiệt hại: Dùng người như thế mà đánh trận thì ắt sẽ mất tướng (Thương Quân thư); Cha mất mạng (Sử kí); Thiệt hại;
③ Làm hại: Lợi mình hại người;
④ Nhiếc móc, đay nghiến: Đừng nhiếc móc người ta nữa;
⑤ (đph) Hiểm độc, cay độc, ác: Cách đó hiểm độc thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giảm đi. Bớt đi — Thiếu hụt — Mất mát.

Từ ghép 18

cống
gàng ㄍㄤˋ

cống

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái phông (để đo phương thẳng đứng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đòn, gậy. ◎ Như: "thiết cống" đòn sắt.
2. (Danh) Xà (thể dục, điền kinh). ◎ Như: "song cống" xà đôi.
3. (Danh) Đường gạch (để xóa bỏ, chỉ chỗ sai trong bài, ...). ◎ Như: "tha đích văn chương thác ngộ bách xuất, bị lão sư hoạch liễu hứa đa hồng cống" , bài làm của nó sai be bét, bị giáo sư ngoạch lên bao nhiêu là gạch đỏ.
4. (Động) Mài (cho sắc). ◎ Như: "cống đao" mài dao.
5. (Động) Gạch (đường bút), gạch bỏ. ◎ Như: "tha bả văn ý bất thông đích cú tử cống điệu liễu" ông ấy gạch bỏ hết những câu viết ý không xuôi.
6. (Động) Tranh cãi. ◎ Như: "tha kim thiên thị hòa ngã cống thượng liễu" hôm nay tôi và nó cãi cọ với nhau rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cống hãn cái kích (levier), một thứ đồ nghề để giúp sức trong môn trọng học .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đòn bẩy. Như [gang];
② Xà ngang. Như [gang];
③ Mài (dao);
④ Tranh cãi: Cô ta lại tranh cãi với tôi nữa rồi;
⑤ Xóa bỏ. Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cống can . Cái đòn bẫy ( lever ).

Từ ghép 1

chú thích

phồn thể

Từ điển phổ thông

chú thích, chú giải, dẫn giải, giải thích làm rõ

Từ điển trích dẫn

1. Giải thích ý nghĩa câu văn. ◇ Vương Ngao : "(Chu Tử) thiên văn lịch luật đạc số, vô bất cứu tất, nhưng hảo vi văn, công ư thi, công ư bút trát, như《Sở từ》, Hàn văn, diệc giai chú thích" (), , , , , 》, , (Chấn trạch trường ngữ , Kinh truyện ).
2. Văn tự giải thích câu văn. ◇ Liệu Trọng Khải tập : "Văn trung đích ngoại quốc địa danh, nhân danh, dữ hiện tại thông dụng đích dịch danh pha bất nhất trí, vi bảo trì nguyên mạo, vị gia cải động, kì trung trọng yếu đích tác liễu giản lược chú thích" , , , , , (Tiền ngôn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giảng rõ ý nghĩa câu văn.

trầm ngâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trăn trở, trầm ngâm

Từ điển trích dẫn

1. Ngần ngừ, do dự.
2. Ngẫm nghĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố trầm ngâm lương cửu viết: Ngô dục sát Đinh Nguyên, dẫn quân quy Đổng Trác, hà như?" : , , (Đệ tam hồi) (Lã) Bố ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: Tôi muốn giết Đinh Nguyên, dẫn quân theo về Đổng Trác, có nên không?
3. Ngâm vịnh nhỏ tiếng. ◇ Đỗ Phủ : "Trầm ngâm Đăng lâu phú, Trung dạ khởi tam phục" , (Hàn dạ khê hành chu trung tác ) Ngâm khẽ bài phú Đăng lâu, Giữa đêm thức dậy đọc đi đọc lại.
4. Trầm trọng, nặng. ◇ Thang Hiển Tổ : "Tiểu thư bệnh chuyển trầm ngâm" (Mẫu đan đình ) Bệnh tiểu thư biến thành trầm trọng.

biểu hiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

biểu hiện, tỏ ra

Từ điển trích dẫn

1. Bày tỏ, thể hiện.
2. Cố ý bày ra cho người khác thấy sở trường hoặc tài cán của mình. ◇ Ba Kim : "Tha bất thị hỉ hoan cao đàm khoát luận đích nhân, dã bất thiện ư biểu hiện tự kỉ, khả thị tha tri thức phong phú, thái độ khẩn thiết, tha dã hư tâm thính biệt nhân đàm thoại, hướng biệt nhân học tập" , , , , , (Hoài niệm Kim Trọng Hoa đồng chí ).
3. Chỉ hành vi, tác phong hoặc lời lẽ bày tỏ ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lộ rõ ra ngoài, làm cho rõ hẳn ra.
thị
shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. là
2. đúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự đúng, điều phải. ◎ Như: "tự dĩ vi thị" tự cho là phải, "tích phi thành thị" sai lâu thành đúng (lâu ngày làm sai, hiểu sai rồi tưởng vậy là đúng).
2. (Danh) Chính sách, kế hoạch, sự tình. ◎ Như: "quốc thị" chính sách quốc gia.
3. (Danh) Họ "Thị".
4. (Động) Khen, tán thành. ◎ Như: "thị cổ phi kim" khen xưa chê nay, "thâm thị kì ngôn" cho rằng điều đó rất đúng.
5. (Động) Là. ◎ Như: "tha thị học sanh" nó là học sinh.
6. (Động) Biểu thị sự thật tồn tại. ◎ Như: "mãn thân thị hãn" 滿 đầy mình mồ hôi.
7. (Động) Lời đáp: vâng, phải, đúng. ◎ Như: "thị, ngã tri đạo" , vâng, tôi biết.
8. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: đó, ấy. ◎ Như: "thị nhân" người ấy, "thị nhật" ngày đó. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh" , (Học nhi ) Phu tử đến nước đó, tất nghe chính sự nước đó.
9. (Liên) Do đó, thì. ◇ Quản Tử : "Tâm an thị quốc an dã, tâm trị thị quốc trị dã" , (Tâm thuật hạ ) Tâm an thì nước an vậy, tâm trị thì nước trị vậy.
10. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy, v.v. ◇ Luận Ngữ : "Thị tri tân hĩ" (Vi Tử ) Ông ấy biết bến đò rồi mà! § Ghi chú: "thị" thay cho Khổng Tử nói đến trước đó.
11. (Trợ) Dùng giữa câu, để đem tân ngữ ra trước động từ (có ý nhấn mạnh). ◎ Như: "duy lợi thị đồ" chỉ mưu lợi (mà thôi). § Ghi chú: trong câu này, "lợi" là tân ngữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, điều gì ai cũng công nhận là phải gọi là thị. Cái phương châm của chánh trị gọi là quốc thị .
② Ấy thế, lời nói chỉ định như như thị như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Là, đó là: Anh ấy là công nhân; Không biết thì cho là không biết, đó là biết vậy (Luận ngữ); Tôi là cha của người đàn bà gả chồng kia (Vương Sung: Luận hoành).【】thị phàm [shìfán] Như nghĩa ③;【】thị phủ [shìfôu] Có phải... hay không: Có sát thực tế hay không;【】thị dã [shìyâ] (văn) Đó là, là như thế vậy: Đánh lấy nước Yên mà dân nước Yên vui vẻ, thì đánh lấy. Người xưa đã có người làm thế rồi, đó là Võ vương vậy (Võ vương là như thế vậy) (Mạnh tử); Dứt hết rồi trở lại như lúc đầu, mặt trời mặt trăng là như thế vậy (Tôn tử binh pháp);【】 thị dĩ [shìyê] (văn) Lấy đó, vì vậy, vì thế: ? Tôi lấy đó làm lo (vì thế đâm lo), ông lại mừng tôi, vì sao thế? (Tả truyện)
② Có: 滿 Trên mình đẫm mồ hôi, mồ hôi nhễ nhãi;
③ Đó, đấy, ấy: 西 Đồ có cũ thật đấy, nhưng còn dùng được;
④ Thích hợp, đúng: Đến đúng lúc; Đặt đúng chỗ;
⑤ Bất cứ, phàm, hễ: Hễ là việc chung, mọi người đều phải quan tâm;
⑥ Đấy (dùng cho câu hỏi): ? Anh ngồi tàu thủy hay đi tàu hỏa đấy?;
⑦ Dùng làm tiếng đệm: ? Ai cho anh biết đấy?; Anh ấy không hiểu thật đấy; Trời rét thật;
⑧ Đúng, phải, hợp lí: Thực sự cầu thị; Anh ấy nói đúng;
⑨ Cái đó, cái ấy, việc đó, việc ấy, người đó, người ấy, đó, đấy, ấy, thế: Như thế; Ngày đó trời nắng tốt; Ông tôi chết vì việc đó, cha tôi cũng chết vì việc đó (việc bắt rắn) (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Người đó đã biết chỗ bến đò rồi (Luận ngữ); Đó là cách thi hành điều nhân vậy (Mạnh tử); Đây là nơi cây gươm của ta rơi xuống (Lã thị Xuân thu); Chiêu công đi tuần hành ở phương nam không trở về, quả nhân muốn hỏi về việc đó (Tả truyện). Xem [shìyâ] ở trên;
⑩ (văn) Như thế: Tấm lòng như thế là đủ để xưng vương với thiên hạ rồi (Mạnh tử);
⑪ (văn) Trợ từ giữa câu để đảo trí tân ngữ ra phía trước động từ: Ta chỉ chú trọng đến điều lợi (Tả truyện) (thay vì: ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấy là. Tức là — Đúng. Phải ( trái với sai quấy ). Văn tế Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu: » Nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi «.

Từ ghép 29

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.