lô, lư, phu
lú ㄌㄨˊ, lǔ ㄌㄨˇ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Da.
2. (Danh) Bụng trước. ◇ Sử Du : "Hàn khí tiết chú phúc lư trướng" (Cấp tựu thiên ) Hơi lạnh thấm vào bụng trương đầy.
3. (Động) Bày, trưng bày. ◎ Như: "lư liệt" trình bày. ◇ Sử Kí : "Lư ư giao tự" (Lục quốc niên biểu ) Bày ra tế ở ngoài thành.
4. (Tính) Được lưu truyền, kể lại. ◇ Quốc ngữ : "Phong thính lư ngôn ư thị" (Tấn ngữ lục ) Những lời đồn đại ở chợ.
5. § Còn đọc là "lô". ◎ Như: "Hồng Lô Tự" .

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bày xếp
2. truyền, gọi
3. bụng trước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Da.
2. (Danh) Bụng trước. ◇ Sử Du : "Hàn khí tiết chú phúc lư trướng" (Cấp tựu thiên ) Hơi lạnh thấm vào bụng trương đầy.
3. (Động) Bày, trưng bày. ◎ Như: "lư liệt" trình bày. ◇ Sử Kí : "Lư ư giao tự" (Lục quốc niên biểu ) Bày ra tế ở ngoài thành.
4. (Tính) Được lưu truyền, kể lại. ◇ Quốc ngữ : "Phong thính lư ngôn ư thị" (Tấn ngữ lục ) Những lời đồn đại ở chợ.
5. § Còn đọc là "lô". ◎ Như: "Hồng Lô Tự" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bày, xếp bày gọi là lư liệt .
② Truyền, trên truyền bảo dưới gọi là lư. Phép đời khoa cử thi đình xong, sáng sớm xướng danh các người đỗ gọi là truyền lư .
③ Bụng trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trưng bày, bày ra;
② Truyền (từ cấp trên xuống).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần bụng trên — Bày tỏ ra — Truyền lại — Cũng đọc Lô.

Từ ghép 1

phu

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

Như
hướng, hưởng
xiàng ㄒㄧㄤˋ

hướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hướng, phía
2. hướng vào, nhằm vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngoảnh về, quay về, ngả theo. ◎ Như: "nam hướng" ngoảnh về hướng nam, "bắc hướng" ngoảnh về hướng bắc. Ý chí ngả về mặt nào gọi là "chí hướng" , "xu hướng" .
2. (Tính) Xưa kia, cũ, trước. ◇ Đào Uyên Minh : "Kí xuất, đắc kì thuyền, tiện phù hướng lộ" , , 便 (Đào hoa nguyên kí ) Ra khỏi (hang) rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn theo đường cũ (mà về).
3. (Phó) Xưa nay, trước đây, lúc đầu. ◎ Như: "hướng giả" trước ấy, "hướng lai" từ xưa đến nay. ◇ Liêu trai chí dị : "Hướng bất thật cáo, nghi tao thử ách" , (Hương Ngọc ) Trước đây không nói thật, nên mới gặp nạn này.
4. (Giới) Sắp, gần. ◎ Như: "hướng thần" sắp sáng.
5. (Giới) Hướng về, hướng vào, lên. Biểu thị phương hướng hoặc đối tượng của động tác. ◎ Như: "hướng tiền khán" nhìn về phía trước.
6. (Danh) Họ "Hướng".
7. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoảnh về, hướng về. Ngoảnh về phương vị nào gọi là hướng. Như nam hướng ngoảnh về hướng nam, bắc hướng ngoảnh về hướng bắc, v.v. Ý chí ngả về mặt nào gọi là chí hướng , xu hướng , v.v.
② Ngày xưa, như hướng giả trước ấy.
③ Sắp, như hướng thần sắp sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hướng, ngoảnh (về phía): Ngoảnh về phía nam; Nhà này hướng đông; Hướng mũi súng vào kẻ thù;
② Phương hướng: Hướng gió; Lòng người hướng theo;
③ Thiên vị, bênh vực: Bênh lẽ phải chứ không bênh người thân;
④ Lên, vào, về: Báo cáo lên cấp trên; Phát triển vào chiều sâu;
⑤ (văn) Trước nay: Trước nay chưa hề có một tiền lệ như vậy; Trước đây, trước đó, lúc nãy; Trước nay, xưa nay. Cv. ;
⑥ (văn) Sắp: Sắp sáng;
⑦ (văn) Nếu, nếu như: Nếu con lừa đừng trổ tài nghề mình ra, thì con hổ dù mạnh hơn nhưng trong lòng nghi sợ, cuối cùng cũng không dám lấy (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư); Nếu tôi không làm việc phục dịch ấy, thì khốn khổ đã lâu rồi (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết); 【】hướng lịnh [xiànglìng] (văn) Như 使 [xiàngshê];【】 hướng nhược [xiàngruò] (văn) Như 使;【使】 hướng sử [xiàngshê] (văn) 使? Nếu biết chiêm nghiệm trước sau, đem gương ra để tự răn mình, thì làm sao bị vùi dập vào tai họa? (Hậu Hán thư);
⑧ (văn) Cửa sổ nhìn về hướng bắc;
⑨ (văn) Xem như, coi như là: Người đời xem tôi như chúng nhân (Cao Thích: Biệt Vi tham quân);
⑩ (văn) Chạy về phía;
⑪[Xiàng] (Họ) Hướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng dẫn;
② Hướng về (như , bộ );
③ Như (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa sổ xoay về phương Bắc — Xoay về. Ngó mặt về — Nghiêng về, thiên về — Lúc trước — Gần đây.

Từ ghép 25

hưởng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng dẫn;
② Hướng về (như , bộ );
③ Như (bộ ), (bộ ).
tù, tưu
qiū ㄑㄧㄡ, qiú ㄑㄧㄡˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cấp bách
2. sắp hết
3. họp lại
4. cứng, bền chắc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bức bách. ◇ Tào Thực : "Thịnh thì bất khả tái, Bách niên hốt ngã tù" , (Không hầu dẫn ) Thời thịnh vượng không thể trở lại, Trăm năm chợt hối thúc ta.
2. (Động) Hết, tận. ◎ Như: "tuế tù" năm hết.
3. (Động) Họp lại, tụ tập. ◇ Thi Kinh : "Chu Công đông chinh, Tứ quốc thị tù" , (Bân phong , Phá phủ ) Chu Công chinh phạt ở phía đông, Các nước bốn phương đều họp lại (thần phục).
4. (Tính) Cứng mạnh, bền chắc. ◇ Hậu Hán Thư : "Vãng xa tuy chiết, nhi lai chẩn phương tù" , (Tả Chu Hoàng liệt truyện ) Xe trước tuy gãy, nhưng xe đến sau còn chắc.

Từ điển Thiều Chửu

Cấp bách.
② Sắp hết. Như tuế tù năm sắp hết.
③ Họp, góp lại.
④ Cứng mạnh.
⑤ Bền chắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạnh, cứng, rắn rỏi, bền chắc;
② (văn) Sắp hết, kết thúc: Năm sắp hết;
③ (văn) Họp, góp lại, tập trung lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sát gần — Hết. Tận cùng — Chắc chắn — Gom lại — Hết thảy.

tưu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây mọc thành bụi — Một âm là Tù. Xem Tù.

Từ điển trích dẫn

1. Cấp cho và cho vay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dự chi. Tính trước việc tiêu pha.
thướng, thượng
shǎng ㄕㄤˇ, shàng ㄕㄤˋ

thướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi lên
2. ở phía trên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trên, chỗ cao. ◇ Trang Tử : "Thượng lậu hạ thấp, khuông tọa nhi huyền" , (Nhượng vương ) Trên dột dưới ướt, ngồi ngay ngắn mà gảy đàn.
2. (Danh) Phần ở trên của vật thể. ◇ Lỗ Tấn : "Thủy tựu tòng đỉnh khẩu dũng khởi, thượng tiêm hạ quảng, tượng nhất tọa tiểu san" , , (Cố sự tân biên , Chú kiếm ) Nước theo miệng đỉnh vọt lên, phần trên nhọn phần dưới rộng, giống như một hòn núi nhỏ.
3. (Danh) Địa vị trên, cấp cao nhất trong xã hội. ◇ Lỗ Tấn : "Thượng tự vương hậu, hạ chí lộng thần, cá cá hỉ hình ư sắc" , (Cố sự tân biên , Chú kiếm ) Bề trên từ vương hậu, bên dưới cho tới lộng thần, ai nấy đều tươi vui hớn hở.
4. (Danh) Trời, thiên đế. ◇ Luận Ngữ : "Đảo nhĩ ư thượng hạ thần kì" (Thuật nhi ) Cầu cúng với trời đất (thiên địa), thần trời và thần đất.
5. (Danh) Vua, hoàng đế. ◎ Như: Ngày xưa gọi vua là "chúa thượng" , gọi ông vua đang đời mình là "kim thượng" .
6. (Danh) Phiếm chỉ bậc tôn trưởng. ◇ Luận Ngữ : "Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ" , (Học nhi ) Làm người mà hiếu đễ, thì ít ai xúc phạm bậc người trên.
7. (Danh) Một trong bảy kí hiệu ghi âm trong nhạc phổ Trung Quốc thời xưa: "thượng, xích, công, phàm, lục, ngũ, ất" , , , , , , .
8. (Danh) Một trong bốn thanh điệu trong Hán ngữ: "bình, thượng, khứ, nhập" , , , .
9. (Danh) Họ "Thượng".
10. (Phó) Ở trong chỗ nhất định hoặc phạm vi nào đó, ở bên cạnh (sông hồ), ở mặt ngoài ("thượng" đặt sau danh từ). ◇ Chiến quốc sách : "Nhân sanh thế thượng, thế vị phú quý, cái khả hốt hồ tai!" , , (Tần sách nhất ) Người sinh ở đời, thế lực, chức vị và tiền của có thể coi thường được đâu! ◇ Đỗ Phủ : "Giang thượng tiểu đường sào phỉ thúy" (Khúc Giang ) Bên sông, nơi nhà nhỏ, chim phỉ thúy làm tổ. ◇ Trần Kì Thông : "Bi thượng khắc hữu "Kim Sa Giang" tam cá đại tự" "" (Vạn thủy thiên san , Đệ tam mạc đệ nhị tràng) Ở mặt ngoài bia khắc ba chữ lớn "Kim Sa Giang".
11. (Phó) Về phương diện nào đó ("thượng" đặt sau danh từ). ◇ Tần Mục : "Giá phúc họa tại khảo cổ thượng đích giá trị thị bất đãi thuyết liễu, tựu thị đan đan tòng nghệ thuật đích quan điểm khán lai, dã ngận lệnh nhân tán mĩ" , , (Nhất phúc cổ họa đích phong vị ) Giá trị bức họa cổ đó về phương diện khảo cổ không cần phải nói, chỉ đơn thuần nhìn theo quan điểm nghệ thuật, cũng đã khiến người ta rất tán thưởng.
12. (Phó) Vì nguyên cớ nào đó ("thượng" đặt sau danh từ). ◇ Thủy hử truyện : "Khước dã nan đắc Sử Tiến vị nghĩa khí thượng phóng liễu ngã môn" (Đệ nhị hồi) Nhưng Sử Tiến vì nghĩa khí mà tha chúng ta thật là một điều hiếm có.
13. (Phó) Mới, mới đầu. § Dùng như "thủy" .
14. (Tính) Trước (về thời gian hoặc thứ tự). ◎ Như: "thượng thứ" lần trước, "thượng bán niên" nửa năm đầu.
15. (Tính) Tốt nhất, ưu đẳng (cấp bậc hoặc phẩm chất). ◎ Như: "thượng sách" .
16. (Tính) Địa vị cao. ◎ Như: "thượng cấp" , "thượng lưu xã hội" .
17. (Tính) Chính, chủ yếu.
18. (Tính) Được mùa, phong túc. ◇ Quản Tử : "Án điền nhi thuế, nhị tuế thuế nhất, thượng niên thập thủ tam, trung niên thập thủ nhị, hạ niên thập thủ nhất, tuế cơ bất thuế" , , , , , (Đại khuông ) Theo ruộng mà đánh thuế, hai năm đánh thuế một lần, năm được mùa mười lấy ba, năm vừa mười lấy hai, năm thấp kém mười lấy một, năm đói kém không đánh thuế.
19. (Tính) Xa, lâu.
20. (Tính) Rộng lớn, quảng đại.
21. (Trợ) Dùng sau động từ, biểu thị xu hướng hoặc kết quả của động tác. ◎ Như: "ba thượng đính phong" leo lên đỉnh núi, "quan thượng môn" đóng cửa lại.
22. § Thông "thượng" .
23. Một âm là "thướng". (Động) Lên. ◎ Như: "thướng đường" lên thềm.
24. (Động) Trình báo, báo lên cấp trên. ◎ Như: "thướng thư" trình thư, "thướng biểu" trình biểu.
25. (Động) Dâng lên, phụng hiến. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì Long Nữ hữu nhất bảo châu, giá trị tam thiên đại thiên thế giới, trì dĩ thướng Phật" , , (Đề Bà Đạt Đa phẩm đệ thập nhị ) Lúc bấy giờ, Long Nữ có một hột châu báu, giá trị bằng cõi tam thiên đại thiên, đem dâng đức Phật.
26. (Động) Nộp, giao nạp.
27. (Động) Khinh thường, khi lăng. ◇ Quốc ngữ : "Dân khả cận dã, nhi bất khả thướng dã" , (Chu ngữ trung ) Dân có thể thân gần, nhưng không thể khinh thường.
28. (Động) Vượt quá, siêu xuất.
29. (Động) Tăng gia, thêm.
30. (Động) Tiến tới, đi tới trước. ◇ Chiến quốc sách : "Cam Mậu công Nghi Dương, tam cổ chi nhi tốt bất thướng" ,, (Tần sách nhị ) Cam Mậu đánh Nghi Dương, ba lần thúc trống mà quân không tiến tới.
31. (Động) Đi, đến. ◇ Tây du kí 西: "Long Vương thậm nộ, cấp đề liễu kiếm, tựu yêu thướng Trường An thành, tru diệt giá mại quái đích" , , , (Đệ thập hồi) Long Vương giận lắm, vội cầm gươm, đòi đi ngay đến thành Trường An, giết ông thầy xem quẻ.
32. (Động) Đáo nhậm, tựu chức.
33. (Động) Đặt, để, cho vào. ◇ Liêu trai chí dị : "Trục nhi đắc chi. Thẩm thị, cự thân tu vĩ, thanh hạng kim sí. Đại hỉ, lung quy. (...), thướng ư bồn nhi dưỡng chi" . , , . , . (...), (Xúc chức ) Đuổi theo bắt được (con dế). Nhìn kĩ, mình to đuôi dài, cổ xanh cánh vàng. Mừng lắm, bỏ vào lồng đem về. (...), cho nó vô chậu nuôi.
34. (Động) Tới, đạt đáo.
35. (Động) Mắc phải, tao thụ.
36. (Động) Phù hợp.
37. (Động) Diễn xuất.
38. (Động) Đăng tải. ◎ Như: "thướng báo" đăng báo.
39. (Động) Giảng dạy, học tập.
40. (Động) Thắp, đốt. ◇ Úc Đạt Phu : "Điếm gia đích điện đăng, dã đô dĩ thướng hỏa" , (Bạc điện ) Đèn điện của những cửa tiệm đều đã thắp sáng.
41. (Động) Khâu vá.

Từ điển Thiều Chửu

① Trên. phàm ở trên đều gọi là thượng, như thượng bộ bộ trên, thượng quyển quyển trên, thượng đẳng bực trên, v.v.
② Ngày vua gọi vua là Chủ thượng gọi ông vua đang đời mình là Kim thượng .
③ Một âm là thướng. Lên, như thướng đường lên thềm.
④ Dâng lên, như thướng thư dâng tờ thư, thướng biểu dâng biểu, v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lên. Bước lên. Tiến lên. Lên cao — Một âm là Thượng. Xem Thượng.

Từ ghép 2

thượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi lên
2. ở phía trên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trên, chỗ cao. ◇ Trang Tử : "Thượng lậu hạ thấp, khuông tọa nhi huyền" , (Nhượng vương ) Trên dột dưới ướt, ngồi ngay ngắn mà gảy đàn.
2. (Danh) Phần ở trên của vật thể. ◇ Lỗ Tấn : "Thủy tựu tòng đỉnh khẩu dũng khởi, thượng tiêm hạ quảng, tượng nhất tọa tiểu san" , , (Cố sự tân biên , Chú kiếm ) Nước theo miệng đỉnh vọt lên, phần trên nhọn phần dưới rộng, giống như một hòn núi nhỏ.
3. (Danh) Địa vị trên, cấp cao nhất trong xã hội. ◇ Lỗ Tấn : "Thượng tự vương hậu, hạ chí lộng thần, cá cá hỉ hình ư sắc" , (Cố sự tân biên , Chú kiếm ) Bề trên từ vương hậu, bên dưới cho tới lộng thần, ai nấy đều tươi vui hớn hở.
4. (Danh) Trời, thiên đế. ◇ Luận Ngữ : "Đảo nhĩ ư thượng hạ thần kì" (Thuật nhi ) Cầu cúng với trời đất (thiên địa), thần trời và thần đất.
5. (Danh) Vua, hoàng đế. ◎ Như: Ngày xưa gọi vua là "chúa thượng" , gọi ông vua đang đời mình là "kim thượng" .
6. (Danh) Phiếm chỉ bậc tôn trưởng. ◇ Luận Ngữ : "Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ" , (Học nhi ) Làm người mà hiếu đễ, thì ít ai xúc phạm bậc người trên.
7. (Danh) Một trong bảy kí hiệu ghi âm trong nhạc phổ Trung Quốc thời xưa: "thượng, xích, công, phàm, lục, ngũ, ất" , , , , , , .
8. (Danh) Một trong bốn thanh điệu trong Hán ngữ: "bình, thượng, khứ, nhập" , , , .
9. (Danh) Họ "Thượng".
10. (Phó) Ở trong chỗ nhất định hoặc phạm vi nào đó, ở bên cạnh (sông hồ), ở mặt ngoài ("thượng" đặt sau danh từ). ◇ Chiến quốc sách : "Nhân sanh thế thượng, thế vị phú quý, cái khả hốt hồ tai!" , , (Tần sách nhất ) Người sinh ở đời, thế lực, chức vị và tiền của có thể coi thường được đâu! ◇ Đỗ Phủ : "Giang thượng tiểu đường sào phỉ thúy" (Khúc Giang ) Bên sông, nơi nhà nhỏ, chim phỉ thúy làm tổ. ◇ Trần Kì Thông : "Bi thượng khắc hữu "Kim Sa Giang" tam cá đại tự" "" (Vạn thủy thiên san , Đệ tam mạc đệ nhị tràng) Ở mặt ngoài bia khắc ba chữ lớn "Kim Sa Giang".
11. (Phó) Về phương diện nào đó ("thượng" đặt sau danh từ). ◇ Tần Mục : "Giá phúc họa tại khảo cổ thượng đích giá trị thị bất đãi thuyết liễu, tựu thị đan đan tòng nghệ thuật đích quan điểm khán lai, dã ngận lệnh nhân tán mĩ" , , (Nhất phúc cổ họa đích phong vị ) Giá trị bức họa cổ đó về phương diện khảo cổ không cần phải nói, chỉ đơn thuần nhìn theo quan điểm nghệ thuật, cũng đã khiến người ta rất tán thưởng.
12. (Phó) Vì nguyên cớ nào đó ("thượng" đặt sau danh từ). ◇ Thủy hử truyện : "Khước dã nan đắc Sử Tiến vị nghĩa khí thượng phóng liễu ngã môn" (Đệ nhị hồi) Nhưng Sử Tiến vì nghĩa khí mà tha chúng ta thật là một điều hiếm có.
13. (Phó) Mới, mới đầu. § Dùng như "thủy" .
14. (Tính) Trước (về thời gian hoặc thứ tự). ◎ Như: "thượng thứ" lần trước, "thượng bán niên" nửa năm đầu.
15. (Tính) Tốt nhất, ưu đẳng (cấp bậc hoặc phẩm chất). ◎ Như: "thượng sách" .
16. (Tính) Địa vị cao. ◎ Như: "thượng cấp" , "thượng lưu xã hội" .
17. (Tính) Chính, chủ yếu.
18. (Tính) Được mùa, phong túc. ◇ Quản Tử : "Án điền nhi thuế, nhị tuế thuế nhất, thượng niên thập thủ tam, trung niên thập thủ nhị, hạ niên thập thủ nhất, tuế cơ bất thuế" , , , , , (Đại khuông ) Theo ruộng mà đánh thuế, hai năm đánh thuế một lần, năm được mùa mười lấy ba, năm vừa mười lấy hai, năm thấp kém mười lấy một, năm đói kém không đánh thuế.
19. (Tính) Xa, lâu.
20. (Tính) Rộng lớn, quảng đại.
21. (Trợ) Dùng sau động từ, biểu thị xu hướng hoặc kết quả của động tác. ◎ Như: "ba thượng đính phong" leo lên đỉnh núi, "quan thượng môn" đóng cửa lại.
22. § Thông "thượng" .
23. Một âm là "thướng". (Động) Lên. ◎ Như: "thướng đường" lên thềm.
24. (Động) Trình báo, báo lên cấp trên. ◎ Như: "thướng thư" trình thư, "thướng biểu" trình biểu.
25. (Động) Dâng lên, phụng hiến. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì Long Nữ hữu nhất bảo châu, giá trị tam thiên đại thiên thế giới, trì dĩ thướng Phật" , , (Đề Bà Đạt Đa phẩm đệ thập nhị ) Lúc bấy giờ, Long Nữ có một hột châu báu, giá trị bằng cõi tam thiên đại thiên, đem dâng đức Phật.
26. (Động) Nộp, giao nạp.
27. (Động) Khinh thường, khi lăng. ◇ Quốc ngữ : "Dân khả cận dã, nhi bất khả thướng dã" , (Chu ngữ trung ) Dân có thể thân gần, nhưng không thể khinh thường.
28. (Động) Vượt quá, siêu xuất.
29. (Động) Tăng gia, thêm.
30. (Động) Tiến tới, đi tới trước. ◇ Chiến quốc sách : "Cam Mậu công Nghi Dương, tam cổ chi nhi tốt bất thướng" ,, (Tần sách nhị ) Cam Mậu đánh Nghi Dương, ba lần thúc trống mà quân không tiến tới.
31. (Động) Đi, đến. ◇ Tây du kí 西: "Long Vương thậm nộ, cấp đề liễu kiếm, tựu yêu thướng Trường An thành, tru diệt giá mại quái đích" , , , (Đệ thập hồi) Long Vương giận lắm, vội cầm gươm, đòi đi ngay đến thành Trường An, giết ông thầy xem quẻ.
32. (Động) Đáo nhậm, tựu chức.
33. (Động) Đặt, để, cho vào. ◇ Liêu trai chí dị : "Trục nhi đắc chi. Thẩm thị, cự thân tu vĩ, thanh hạng kim sí. Đại hỉ, lung quy. (...), thướng ư bồn nhi dưỡng chi" . , , . , . (...), (Xúc chức ) Đuổi theo bắt được (con dế). Nhìn kĩ, mình to đuôi dài, cổ xanh cánh vàng. Mừng lắm, bỏ vào lồng đem về. (...), cho nó vô chậu nuôi.
34. (Động) Tới, đạt đáo.
35. (Động) Mắc phải, tao thụ.
36. (Động) Phù hợp.
37. (Động) Diễn xuất.
38. (Động) Đăng tải. ◎ Như: "thướng báo" đăng báo.
39. (Động) Giảng dạy, học tập.
40. (Động) Thắp, đốt. ◇ Úc Đạt Phu : "Điếm gia đích điện đăng, dã đô dĩ thướng hỏa" , (Bạc điện ) Đèn điện của những cửa tiệm đều đã thắp sáng.
41. (Động) Khâu vá.

Từ điển Thiều Chửu

① Trên. phàm ở trên đều gọi là thượng, như thượng bộ bộ trên, thượng quyển quyển trên, thượng đẳng bực trên, v.v.
② Ngày vua gọi vua là Chủ thượng gọi ông vua đang đời mình là Kim thượng .
③ Một âm là thướng. Lên, như thướng đường lên thềm.
④ Dâng lên, như thướng thư dâng tờ thư, thướng biểu dâng biểu, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở trên, trên: Trên gác; Cấp trên lãnh đạo cấp dưới; Mà chức vị thì ở trên ta (Sử kí); 西 Ở phía tây có loài cây mọc ở trên núi cao (Tuân tử); Chỉ có gió mát ở trên sông (Cao Bá Quát).

Từ điển Trần Văn Chánh

Một trong bốn thanh trong tiếng Trung Quốc: Thượng thanh. Xem [shàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trên. Ở trên — Người bề trên. Td: Trưởng thượng — Chỉ ông vua. Xem Thượng đức — Dâng lên. Tiến lên. Bước lên. Td: Thượng lộ » với nghĩa này đáng lẽ đọc Thướng «.

Từ ghép 103

ba cao vọng thượng 巴高望上bộc thượng 濮上bộc thượng chi âm 濮上之音bộc thượng tang gian 濮上桑間cản bất thượng 趕不上cẩm thượng thiêm hoa 錦上添花chỉ thượng đàm binh 紙上談兵chỉ thượng không đàm 紙上空談chiếm thượng phong 占上風chúa thượng 主上chưng chưng nhật thượng 蒸蒸日上chưởng thượng minh châu 掌上明珠dĩ thượng 以上di thượng lão nhân 圯上老人đàm bất thượng 談不上đầu thượng an đầu 頭上安頭đường thượng 堂上gia thượng 加上hướng thượng 向上khấu thượng 扣上kim thượng 今上mã thượng 馬上ngạn thượng 岸上phạm thượng 犯上tái thượng 塞上tang gian bộc thượng 桑間濮上tảo thượng 早上thái tuế đầu thượng động thổ 太歲頭上動土thánh thượng 聖上thiên thượng 天上thượng bán 上半thượng ban 上班thượng bán thân 上半身thượng cá 上个thượng cá 上個thượng cấp 上級thượng chi 上肢thượng cổ 上古thượng du 上游thượng đẳng 上等thượng đế 上帝thượng đức 上徳thượng giới 上界thượng hạ 上下thượng hạ văn 上下文thượng hải 上海thượng hạng 上項thượng hình 上刑thượng hoàng 上皇thượng học 上學thượng huyền 上弦thượng hương 上香thượng khách 上客thượng khuê 上邽thượng kinh 上京thượng lộ 上路thượng lưu 上流thượng mã 上馬thượng ngọ 上午thượng nguyên 上元thượng nguyệt 上月thượng nhậm 上任thượng phẩm 上品thượng quan 上官thượng quốc 上國thượng sách 上策thượng sam 上衫thượng sớ 上疏thượng tải 上載thượng tải 上载thượng tằng 上层thượng tằng 上層thượng tầng 上層thượng thăng 上升thượng thăng 上昇thượng thẩm 上審thượng thần 上唇thượng thân 上身thượng thị 上巿thượng thị 上市thượng thọ 上壽thượng thuật 上述thượng thứ 上次thượng thừa 上乘thượng tọa 上坐thượng tố 上訴thượng trận 上陣thượng trướng 上漲thượng trướng 上胀thượng tuần 上旬thượng tướng 上将thượng tướng 上將thượng ty 上司thượng uyển 上苑thượng xa 上車thượng xa 上车thượng xỉ 上齒thượng xỉ 上齿thượng y 上衣trưởng thượng 長上vãn thượng 晚上vãn thượng 晩上vô thượng 無上
giai
jiē ㄐㄧㄝ

giai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cấp bậc
2. bậc thềm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bậc thềm. ◇ Cao Bá Quát : "Tiền giai yêu khách chỉ" (Phạn xá cảm tác ) Trước thềm kèo nài khách dừng chân.
2. (Danh) Ngôi, bực, ngôi thứ, đẳng cấp. ◎ Như: "quan giai" ngôi quan.
3. (Danh) Chỗ dựa, duyên do, con đường dẫn tới. ◎ Như: "vô xích thốn chi giai" không còn có chỗ nương tựa được. ◇ Dịch Kinh : "Loạn chi sở sanh dã, tắc ngôn ngữ dĩ vi giai" , (Hệ từ thượng ) Loạn sở dĩ sinh ra, duyên do là từ ngôn ngữ.
4. (Động) Bắc thang. ◇ Luận Ngữ : "Do thiên chi bất khả giai nhi thăng dã" (Tử Trương ) Cũng như trời không thể bắc thang mà lên được vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Bực thềm, thềm cao hơn sàn, phải xây bực lên gọi là giai.
② Bắc thang. Như Luận ngữ nói Do thiên chi bất khả giai nhi thăng dã (Tử Trương ) cũng như trời không thể bắc thang mà lên được vậy.
③ Ngôi, bực, ngôi thứ trong quan chế gọi là giai. Vì thế nên gọi ngôi quan là quan giai .
④ Lối lên, cái lối dắt dẫn lên. Như bởi cớ gì đó mà sinh ra loạn gọi là họa giai hay loạn giai .
⑤ Nương tựa. Như vô xích thốn chi giai không còn có chỗ nương tựa được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bậc, bực (thềm): Bậc thang;
Cấp bậc, ngôi thứ;
③ (văn) Bắc thang: Giống như trời thì không thể bắt thang mà lên được (Luận ngữ);
④ (văn) Lối đưa tới, con đường dẫn tới: Cớ gây ra tai họa;
⑤ (văn) Nương tựa: Không còn có chỗ nương tựa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc thềm — Thứ bậc — Cái thang.

Từ ghép 10

hợp thích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thích hợp, phù hợp, đúng đắn

Từ điển trích dẫn

1. Thích nghi. § Tức là phù hợp với yêu cầu. ◎ Như: "giá tổ ngoạn cụ cấp tam chí ngũ tuế đích ấu nhi sử dụng giảo vi hợp thích" 使. ◇ Tào Ngu : "Yếu thị Phương tiên sanh khán trước bất hợp thích, cáo tố ngã, ngã bả ngã đích ốc tử nhượng cấp tha" , , (Nhật xuất , Đệ nhất mạc).
2. ☆ Tương tự: "thích hợp" , "thích nghi" . ★ Tương phản: "bất hợp" .
cấp
jí ㄐㄧˊ

cấp

phồn thể

Từ điển phổ thông

cấp bậc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ bậc. ◎ Như: "cao cấp" cấp bậc cao, "đặc cấp" cấp bậc đặc biệt.
2. (Danh) Bậc học. ◎ Như: "nhị niên cấp" bậc năm thứ hai.
3. (Danh) Bậc thềm. ◎ Như: "thập cấp" lên thềm, "thạch cấp" bậc đá.
4. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho bậc thềm, tầng lầu tháp. ◎ Như: "bách cấp thạch giai" bệ thềm đá một trăm bậc. (2) Đơn vị phân chia mức độ, thứ bậc của sự vật. ◎ Như: "tấn thăng tam cấp" thăng lên ba bậc, "địa chấn cường độ phân vi thất cấp" độ mạnh của động đất chia làm bảy mức.
5. (Danh) Đầu người. § Phép nhà Tần cứ chém được một đầu giặc được thăng một cấp, nên gọi cái đầu là "thủ cấp" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố hướng tiền nhất đao khảm hạ Đinh Nguyên thủ cấp" (Đệ tam hồi) (Lã) Bố giơ đao tới trước chặt đứt đầu Đinh Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Bậc, mỗi một bậc thềm gọi là một cấp, vì thế lên thềm gọi là thập cấp . Phàm sự gì có thứ bậc cũng gọi là cấp cả, như làm quan lên một bậc gọi là nhất cấp .
② Phép nhà Tần cứ chém được một đầu giặc được thăng một cấp, nên gọi cái đầu là thủ cấp .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cấp: Cấp trên; Cấp huyện; Vận động viên cấp một (cấp A);
② Bậc, bực: Công nhân bậc ba; Thềm nhà có ba bực; Cùng bậc (học) không cùng lớp;
③ Tầng, từng: Tháp chín tầng;
④ (văn) Đầu quân giặc, thủ cấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc thềm — Thứ bậc.

Từ ghép 20

Từ điển trích dẫn

1. Thuê trước. ◇ Ba Kim : "... Bằng hữu tại Đông Kinh Trung Hoa thanh niên hội lâu thượng túc xá cấp ngã dự đính liễu phòng gian" ...宿 (Quan ư "Thần, quỷ, nhân" ", , ").
2. Đặt trước, đặt mua. ◎ Như: "dự đính xan hạp" .
lô, lư
lú ㄌㄨˊ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

giản thể

Từ điển phổ thông

1. bày xếp
2. truyền, gọi
3. bụng trước

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trưng bày, bày ra;
② Truyền (từ cấp trên xuống).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.