nguyên
yuán ㄩㄢˊ

nguyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt đầu, thứ nhất
2. chủ yếu, căn bản, nguyên tố
3. đơn vị tiền tệ
4. đời nhà Nguyên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu người. ◇ Mạnh Tử : "Dũng sĩ bất vong táng kì nguyên" (Đằng Văn Công hạ ) Bậc dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ.
2. (Danh) Lượng từ: đồng tiền. Mười "giác" (hào) là một "nguyên". § Thông "viên" . ◎ Như: "ngũ thập nguyên" năm mươi đồng.
3. (Danh) Nhà "Nguyên" , giống ở "Mông Cổ" vào lấy nước Tàu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
4. (Danh) Tên húy vua nhà Thanh là "Huyền" , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ "nguyên" thay chữ "huyền" .
5. (Danh) "Nguyên nguyên" trăm họ, dân đen gọi là "lê nguyên" . ◇ Chiến quốc sách : "Chế hải nội, tử nguyên nguyên, thần chư hầu, phi binh bất khả" , , , (Tần sách , Tô Tần ) Thống trị hải nội, thân ái trăm họ, chư hầu phải thần phục, không dùng binh không được.
6. (Danh) Nhà tu đạo cho trời, đất, nước là "tam nguyên" tức là ba cái có trước vậy.
7. (Danh) Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là "thượng nguyên" , rằm tháng bảy là "trung nguyên" , rằm tháng mười gọi là "hạ nguyên" , gọi là ba ngày "nguyên".
8. (Danh) Họ "Nguyên".
9. (Tính) Đứng đầu. ◎ Như: "nguyên thủ" người đứng đầu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác" , (Đệ tam hồi) Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu.
10. (Tính) Mới, đầu tiên. ◎ Như: "nguyên niên" năm đầu (thứ nhất), "nguyên nguyệt" tháng Giêng, "nguyên nhật" ngày mồng một.
11. (Tính) To lớn. ◎ Như: "nguyên lão" già cả. § Nước lập hiến có "nguyên lão viện" để các bực già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
12. (Tính) Tài, giỏi. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử chi nguyên sĩ" (Vương chế ) Người tài giỏi của thiên tử.
13. (Tính) Cơ bản. ◎ Như: "nguyên tố" .
14. (Phó) Vốn là. ◇ Tô Thức : "Sứ quân nguyên thị thử trung nhân" 使 (Hoán khê sa ) Sử Quân vốn là người ở trong đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Mới, đầu năm vua mới lên ngôi gọi là nguyên niên năm đầu (thứ nhất). Nửa chừng muốn đổi niên hiệu khác, cũng gọi là cải nguyên . Lịch tây, lấy năm chúa Gia-tô giáng sinh, để ghi số năm, nên gọi năm ấy là kỉ nguyên , nghĩa là số một bắt đầu từ đấy. Phàm đầu số gì cũng gọi là nguyên. Như tháng giêng gọi là nguyên nguyệt , ngày mồng một gọi là nguyên nhật .
② To lớn, như là nguyên lão già cả. Nước lập hiến có nguyên lão viện để các bậc già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
③ Cái đầu, như dũng sĩ bất vong táng kì nguyên kẻ sĩ mạnh thường nghĩ chết mất đầu cũng không sợ. Vì thế người đại biểu cả một nước gọi là nguyên thủ . Phàm người thứ nhất đều gọi là nguyên. Như trạng nguyên kẻ thi đỗ đầu khoa thi đình.
④ Nguyên nguyên trăm họ, dân đen gọi là lê nguyên Nhà tu đạo cho giời, đất, nước là tam nguyên tức là ba cái có trước vậy.
⑤ Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là thượng nguyên , rằm tháng bảy là trung nguyên , rằm tháng mười gọi là hạ nguyên , gọi là ba ngày nguyên. Như thượng nguyên giáp tí , hạ nguyên giáp tí , v.v.
⑥ Nhà Nguyên, giống ở Mông cổ vào lấy nước Tầu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
⑦ Ðồng, tục thường dùng chữ nguyên (cũng như chữ viên ) để gọi tên tiền, như ngân nguyên đồng bạc.
⑧ Tên húy vua nhà Thanh là Huyền , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ nguyên thay chữ huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu tiên, thứ nhất: Năm đầu, năm thứ nhất;
② Đứng đầu: Người đứng đầu Nhà nước; Kẻ đứng đầu tội ác thì không cần dạy dỗ mà giết đi (Tuân tử);
③ Nguyên tố: Nguyên tố hóa học;
④ Đồng (đơn vị tiền): Như [yuán] nghĩa ③, ④: Một trăm đồng Nhân dân tệ;
⑤ (văn) Đầu người: Kẻ dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ; Rợ địch mang trả đầu của ông ta lại (Tả truyện);
⑥ (văn) Giỏi: Người tài giỏi của thiên tử (Lễ kí: Vương chế);
⑦ (văn) To, lớn;
⑧ (văn) Nguyên là, vốn là: 使 Sử Quân vốn là người ở trong đó (Tô Thức);
⑨ (văn) Xem ;
⑩ (cũ) Dùng thay cho chữ (huyền) (vì kị húy vua nhà Thanh); [Yuán] Đời Nguyên (Trung Quốc, 1271-1368); (Họ) Nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt đầu. Lúc đầu. Td: Kỉ nguyên — Người đứng đầu. Td: Khôi nguyên — To lớn — Tốt đẹp — Đồng bạc ( đơn vị tiền tệ ) — Tên một triều đại Trung Hoa, trải được năm đời, gồm chín vua, kéo dài được 93 năm ( 1277-1368 ).

Từ ghép 46

bố
bù ㄅㄨˋ

bố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vải vóc
2. bày ra

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vải, những đồ dệt bằng gai, bằng sợi bông. ◎ Như: "miên bố" vải bông, "sa bố" vải lụa, "bố bạch" vải vóc.
2. (Danh) Tiền tệ (ngày xưa). ◎ Như: "hóa bố" , "toàn bố" đều là thứ tiền ngày xưa.
3. (Danh) Chức quan. ◎ Như: Đầu tỉnh có quan "bố chánh" nghĩa là chức quan thi hành chánh trị.
4. (Danh) Họ "Bố".
5. (Động) Bày, xếp đặt. ◎ Như: "bố trí" đặt để, sắp xếp, "bố cục" sắp xếp cho có mạch lạc.
6. (Động) Tuyên cáo. ◎ Như: "bố cáo" nói rõ cho mọi người biết, "tuyên bố" bày tỏ cho mọi người biết.
7. (Động) Kể, trần thuật.
8. (Động) Phân tán, ban ra, cho khắp. ◎ Như: "bố thí" cho khắp, cho hết. § Phép tu nhà Phật có sáu phép tu tới "Bồ-tát" , phép bố thí đứng đầu, vì phép này trừ được ngay cái bệnh tham vậy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phục đổ Ngụy vương, tự đăng vị dĩ lai, đức bố tứ phương, nhân cập vạn vật" , , , (Đệ bát thập hồi) Từ khi Ngụy Vương lên ngôi đến nay, ân đức ban khắp bốn phương, nhân nghĩa ra tới muôn vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Vải, những đồ dệt bằng gai bằng sợi bông gọi là bố.
② Tiền tệ, như hóa bố , toàn bố đều là thứ tiền ngày xưa.
③ Bày, bày đặt đồ đạc gọi là bố. Ðem các lẽ nói cho mọi người nghe cũng gọi là bố.
④ Cho, như bố thí cho khắp, cho hết. Phép tu nhà Phật có sáu phép tu tới Bồ-tát, phép bố thí đứng đầu, vì phép này trừ được ngay cái bệnh tham vậy. Ðầu tỉnh có quan bố chánh nghĩa là chức quan thi hành chánh trị vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vải: Vải (dệt bằng bông); Vải gai; Vải sơn, vải nhựa;
② Bố, bá, nói ra: Tuyên bố; Thẳng thắn, lấy thành thực mà đãi người;
③ Bày, dàn, xếp, giăng bủa: Trải như sao giăng như cờ, chi chít;
④ Tiền tệ thời xưa;
⑤ [Bù] (Họ) Bố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vải — Tiền bạc — Bày ra. Sắp ra — Nói rõ ra.

Từ ghép 53

tồn
cún ㄘㄨㄣˊ

tồn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn
2. xét tới
3. đang, còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. Trái lại với chữ "vong" mất. ◎ Như: "sanh tử tồn vong" sống chết còn mất. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn giả vô tiêu tức, Tử giả vi trần nê" , (Vô gia biệt ) Người còn sống thì không có tin tức, Người chết thành cát bụi (bụi bùn).
2. (Động) Thăm hỏi, xét tới. ◎ Như: "tồn vấn" thăm hỏi, "tồn tuất" an ủi, đem lòng thương xót.
3. (Động) Giữ lại. ◎ Như: "tồn nghi" giữ lại điều còn có nghi vấn, "khử ngụy tồn chân" bỏ cái giả giữ cái thật.
4. (Động) Gửi, đem gửi. ◎ Như: "kí tồn" đem gửi, "tồn khoản" gửi tiền.
5. (Động) Nghĩ đến. ◇ Tô Thức : "Trung tiêu khởi tọa tồn Hoàng Đình" (Du La Phù san ) Nửa đêm trở dậy nghĩ đến cuốn kinh Hoàng Đình.
6. (Động) Tích trữ, dự trữ, chất chứa. ◎ Như: "tồn thực" tích trữ lương thực.
7. (Động) Có ý, rắp tâm. ◎ Như: "tồn tâm bất lương" có ý định xấu, "tồn tâm nhân hậu" để lòng nhân hậu.
8. (Động) Ứ đọng, đầy ứ, đình trệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Ngọc chánh khủng Đại Ngọc phạn hậu tham miên, nhất thì tồn liễu thực" , (Đệ nhị thập hồi) Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong ham ngủ ngay, lỡ ra đầy bụng không tiêu.
9. (Danh) Họ "Tồn".

Từ điển Thiều Chửu

① Còn, trái lại với chữ vong mất, cho nên sinh tử cũng gọi là tồn vong .
② Xét tới, như tồn vấn thăm hỏi, tồn tuất xét thương.
③ Ðang, còn, như thật tồn còn thực.
④ Ðể gửi.
⑤ Chất để, như tồn tâm trung hậu để lòng trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, còn sống, tồn tại: Cha mẹ đều còn sống; Trời đất còn mãi; Cùng tồn tại;
② Gởi: 西 Đem đồ đi gởi nhà người quen; Chỗ gởi xe đạp; Tiền gởi;
③ Giữ: Bỏ cái giả giữ cái thật;
④ Còn lại: Thực tế còn lại...;
⑤ Đọng, ứ, ứ đọng, tụ lại, tích lại, đình trệ: Cống chữa xong thì trên đường phố không còn đọng nước nữa;
⑥ Có, ôm ấp: Bên trong có một ý nghĩa sâu sắc; Ôm ấp nhiều hi vọng;
⑦ Tích trữ, chứa chất: Tích trữ lương thực;
⑧ Để lòng vào, để tâm, quan tâm, xét tới, có ý, cố (tình, ý), rắp (tâm): Để lòng trung hậu; Có ý định xấu; Thăm hỏi; Xét thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót mà hỏi han. Xem Tồn tuất — Còn. Không mất — Còn lại.

Từ ghép 25

zī ㄗ, zì ㄗˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. của cải, vốn
2. giúp đỡ, cung cấp
3. tư chất, tư cách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải, vốn liếng. ◎ Như: "tư bản" của vốn, "gia tư" vốn liếng nhà.
2. (Danh) Tiền lương. ◎ Như: "công tư" tiền công.
3. (Danh) Tiền của tiêu dùng. ◎ Như: "quân tư" của tiêu về việc quân, "tư phủ" của dùng hằng ngày, cũng như ta nói "củi nước" vậy. ◇ Liêu trai chí dị : "Đồ trung ngộ khấu, tư phủ tận táng" , (Ngưu Thành Chương ) Trên đường gặp cướp, tiền bạc mất sạch.
4. (Danh) Bẩm phú, tính chất của trời phú cho. ◎ Như: "thiên đĩnh chi tư" tư chất trời sinh trội hơn cả các bực thường.
5. (Danh) Chỗ dựa, chỗ nương nhờ. ◇ Sử Kí : "Phù vi thiên hạ trừ tàn tặc, nghi cảo tố vi tư" , (Lưu Hầu thế gia ) Đã vì thiên hạ diệt trừ tàn bạo, thì ta nên lấy sự thanh bạch làm chỗ nương dựa (cho người ta trông vào). § Ghi chú: Đây là lời Trương Lương can gián Bái Công không nên bắt chước vua Tần mà ham thích vui thú xa xỉ thái quá.
6. (Danh) Cái nhờ kinh nghiệm từng trải mà tích lũy cao dần lên mãi. ◎ Như: "tư cách" nhân cách cao quý nhờ công tu học.
7. (Danh) Tài liệu. ◎ Như: "tư liệu" .
8. (Danh) Họ "Tư".
9. (Động) Cung cấp, giúp đỡ. ◇ Chiến quốc sách : "Vương tư thần vạn kim nhi du" (Tần sách tứ, Tần vương dục kiến Đốn Nhược ) Xin đại vương cấp cho thần vạn nén vàng để đi du thuyết.
10. (Động) Tích trữ. ◇ Quốc ngữ : "Thần văn chi cổ nhân, hạ tắc tư bì, đông tắc tư hi, hạn tắc tư chu, thủy tắc tư xa, dĩ đãi phạp dã" , , , , , (Việt ngữ thượng ) Thần nghe nói nhà buôn, mùa hè thì tích trữ da, mùa đông trữ vải mịn, mùa nắng hạn trữ thuyền, mùa nước trữ xe, để đợi khi không có vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của cải, vốn liếng, như tư bản của vốn, gia tư vốn liếng nhà. Của tiêu dùng cũng gọi là tư, như quân tư của tiêu về việc quân, của dùng hàng ngày gọi là tư phủ cũng như ta gọi củi nước vậy.
② Nhờ, như thâm tư tí trợ nhờ tay ngài giúp nhiều lắm.
③ Tư cấp.
④ Tư bẩm, tư chất, cái tính chất của trời bẩm cho đều gọi là tư.
⑤ Chỗ nương nhờ, nghĩa là cái địa vị nhờ tích lũy dần mà cao dần mãi lên, như tư cách (nhờ có công tu học mà nhân cách cao quý).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung của cải — Của cải bỏ ra để kinh doanh. Vốn bỏ ra. Td: Đầu tư ( bỏ vốn vào để sinh lời ) — Giúp đỡ — Nhờ giúp đỡ — Cát trời cho. Đoạn trường tân thanh : » Thông minh vốn sẵn tư trời «.

Từ ghép 16

hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

uế
huì ㄏㄨㄟˋ

uế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ xấu, cỏ dại
2. bẩn thỉu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ xấu, cỏ dại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thần hưng lí hoang uế, Đái nguyệt hà sừ quy" , (Quy điền viên cư ) Sớm dậy rẫy cỏ hoang, (Tối đi) dưới trăng vác cuốc về.
2. (Danh) Sự nhơ bẩn, vật nhơ bẩn, vết xấu. ◎ Như: "tẩy uế" rửa sạch những nhơ bẩn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thanh tịnh vô hà uế" (Thí dụ phẩm đệ tam ) Trong sạch không vết dơ.
3. (Danh) Người gian ác, xấu xa. ◇ Tư Mã Quang : "Vị Hán gia trừ tàn khử uế" (Xích bích chi chiến ) Vì nhà Hán trừ khử những kẻ tàn ác, xấu xa.
4. (Tính) Dơ, bẩn, không sạch sẽ. ◎ Như: "ô uế" nhơ bẩn, nhớp nhúa.
5. (Tính) Xấu xa, xấu xí. ◎ Như: "uế ngữ" lời nhơ nhuốc, "tự tàm hình uế" tự hổ thẹn vì hình thể xấu xí.
6. (Tính) Phiền tạp, tạp loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Thiệm nhi bất uế, tường nhi hữu thể" , (Ban Bưu truyện hạ ) Phong phú mà không tạp loạn, Rõ ràng mà có thể cách.
7. (Động) Làm ô uế, bôi bẩn. ◇ Thái Ung : "Diện nhất đán bất tu sức, tắc trần cấu uế chi" , (Nữ giới ) Mặt mày một ngày mà không chăm sóc, thì bụi bặm sẽ làm dơ bẩn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ xấu, cỏ lan ruộng lúa.
② Dơ bẩn, vết xấu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhơ, dơ bẩn: Nhơ nhớp, dơ bẩn, bẩn thỉu. (Ngb) Xấu xa, nhơ nhuốc.【】 uế hành [huìxíng] (văn) Làm bậy, hành động thối tha ô uế;
② (văn) Cỏ dại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ rậm rạp lẫn lộn ở chỗ đất hoang — Nhơ bẩn. Td: Ô uế — Xấu xa nhơ bẩn.

Từ ghép 8

xiè ㄒㄧㄝˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tháo, cởi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tháo, cởi, dỡ. ◎ Như: "tá trang" tháo đồ trang sức, "hành trang phủ tá" vừa trút hành trang xuống, "tá hóa" dỡ hàng. ◇ Lí Trung : "Tá phàm thanh dạ bích giang tân, Nhiễm nhiễm lương phong động bạch tần" , (Duy chu thu tróc tập cố nhân Trương Củ đồng bạc ) Tháo buồm lúc đêm thanh ở bến sông xanh, Phất phơ gió mát xao động cỏ bạch tần.
2. (Động) Giải trừ, miễn, thoái thác. ◎ Như: "tá kiên" trút gánh nặng, "tá chức" từ chức, "tá nhậm" từ chối trách nhiệm, "thôi tá trách nhậm" thoái thác trách nhiệm, "tá tội" trút tội.
3. (Động) Rụng, rơi. ◎ Như: "hoa tá" hoa rụng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mang chủng nhất quá, tiện thị hạ nhật liễu, chúng hoa giai tá, hoa thần thối vị, tu yêu tiễn hành" , 便, , 退, (Đệ nhị thập thất hồi) Tiết mang chủng qua rồi, tức là sang mùa hè, các thứ hoa đều rụng, thần hoa thoái vị, nên phải (làm lễ) tiễn hành.

Từ điển Thiều Chửu

① Tháo, cởi. Hoa rụng cũng gọi là hoa tá . Lái đò dỡ đồ ở thuyền ra cũng gọi là tá.
② Không làm việc nữa cũng gọi là tá. Như tá kiên trút gánh. Vẩy vạ cho người để thoát mình gọi là tá quá trút lỗi, tá tội trút tội, tá trách trút trách nhiệm; v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tháo, cổi, bốc dỡ, tháo dỡ: Bốc hàng; Tháo linh kiện;
② Trút bỏ, giải trừ, miễn: Trút gánh; Trút lỗi; Trút tội.

Từ ghép 2

thoát, đoái
duì ㄉㄨㄟˋ, tuì ㄊㄨㄟˋ, tuō ㄊㄨㄛ

thoát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. róc, lóc, bóc
2. sơ lược
3. rơi mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Róc, lóc, bóc, tuột. ◎ Như: "thoát chi" lạng bỏ mỡ.
2. (Động) Cởi, bỏ, tháo. ◎ Như: "thoát quan" cất mũ, "thoát y" cởi áo, "thoát hài" cởi giày. ◇ Đỗ Phủ : "Lệnh nhi khoái tao bối, Thoát ngã đầu thượng trâm" , (Trở vũ bất đắc quy nhương Tây Cam Lâm 西) Sai con mau gãi lưng, Tháo trâm trên đầu ta.
3. (Động) Rơi mất, rụng. ◎ Như: "thoát lạc" lọt rơi đi mất, "thoát phát" rụng tóc, "thoát bì" bong da. ◇ Tô Thức : "Mộc diệp tận thoát" (Hậu Xích Bích phú ) Lá cây rụng hết.
4. (Động) Bỏ sót, thiếu sót. ◎ Như: "giá nhất hàng thoát liễu nhất cá tự" dòng này sót một chữ.
5. (Động) Khỏi, thoát khỏi. ◎ Như: "đào thoát" trốn thoát. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thái Sử Từ đắc thoát, tinh dạ đầu Bình Nguyên lai kiến Lưu Huyền Đức" , (Đệ thập nhất hồi) Thái Sử Từ thoát khỏi (vòng vây), ngày đêm (chạy) đến Bình Nguyên, ra mắt Lưu Huyền Đức.
6. (Động) Bán ra. ◎ Như: "thoát thụ" bán hàng ra.
7. (Tính) Nhanh. ◎ Như: "động như thoát thố" động nhanh như cắt.
8. (Tính) Sơ lược, giản lược, sơ xài, thô. ◎ Như: "sơ thoát" sơ lược. ◇ Tả truyện : "Vô lễ tắc thoát" (Hi công tam thập tam niên ) Không có lễ thì sơ xài quá.
9. (Tính) Không bị gò bó, câu thúc. ◎ Như: "sái thoát" tự do tự tại, "siêu thoát" vượt ra khỏi ngoài vòng cương tỏa.
10. (Danh) Thịt đã lạng xương.
11. (Phó) Hoặc giả, thế chăng, có lẽ. ◇ Hậu Hán Thư : "Sự kí vị nhiên, thoát khả miễn họa" , (Quyển thập ngũ, Lí Thông truyện ) Việc đó đã không làm, có lẽ tránh được họa.
12. Một âm là "đoái". (Tính) "Đoái đoái" thư thái, thong thả.

Từ điển Thiều Chửu

① Róc, lóc, bóc tuột. Thịt đã lạng xương đi rồi gọi là thoát. Vật gì rời ra đều gọi là thoát. Như thoát li quan hệ đã lìa hẳn mối quan hệ, thoát quan cất mũ.
② Sơ lược. Người nào không câu chấp lễ tục gọi là sái thoát hay siêu thoát .
③ Rơi mất. Như thoát lạc lọt rơi đi mất.
④ Khỏi, thoát khỏi.
⑤ Hoặc giả thế chăng.
⑥ Một âm là đoái. Ðoái đoái thư thái, thong thả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rời, tuột, lìa, thoát, thoát khỏi, róc ra: Tróc da; Chạy trốn; Chạy thoát. (Ngb) Thiếu, sót: Dòng này sót một chữ;
② Bỏ, cởi: Cởi áo; Bỏ mũ, ngả mũ;
③ (văn) Thoát ra, bốc ra;
④ (văn) Ra, phát ra, nói ra: Lời nói nói ra ở cửa miệng (Quản tử);
⑤ (văn) Giản lược: Nói chung lễ khởi đầu từ chỗ giản lược (Sử kí: Lễ thư);
⑥ (văn) Tha tội, miễn trừ;
⑦ (văn) Trượt xuống;
⑧ (văn) Thịt đã róc hết xương;
⑨ (văn) Nếu, trong trường hợp, có lẽ, hoặc giả: 使 Nếu như có thể làm được; Việc (mưu phản) đã không thực hiện, có lẽ tránh được họa (Hậu Hán thư); Nếu có được hồi âm, thì (tôi) dù có thác cũng cảm ơn (anh) (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lóc thịt ở xương ra — Cởi bỏ ra. Lột ra. Td: Giải thoát — Tránh khỏi được. Đoạn trường tân thanh : » Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình « — Qua loa, sơ sót.

Từ ghép 16

đoái

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Róc, lóc, bóc, tuột. ◎ Như: "thoát chi" lạng bỏ mỡ.
2. (Động) Cởi, bỏ, tháo. ◎ Như: "thoát quan" cất mũ, "thoát y" cởi áo, "thoát hài" cởi giày. ◇ Đỗ Phủ : "Lệnh nhi khoái tao bối, Thoát ngã đầu thượng trâm" , (Trở vũ bất đắc quy nhương Tây Cam Lâm 西) Sai con mau gãi lưng, Tháo trâm trên đầu ta.
3. (Động) Rơi mất, rụng. ◎ Như: "thoát lạc" lọt rơi đi mất, "thoát phát" rụng tóc, "thoát bì" bong da. ◇ Tô Thức : "Mộc diệp tận thoát" (Hậu Xích Bích phú ) Lá cây rụng hết.
4. (Động) Bỏ sót, thiếu sót. ◎ Như: "giá nhất hàng thoát liễu nhất cá tự" dòng này sót một chữ.
5. (Động) Khỏi, thoát khỏi. ◎ Như: "đào thoát" trốn thoát. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thái Sử Từ đắc thoát, tinh dạ đầu Bình Nguyên lai kiến Lưu Huyền Đức" , (Đệ thập nhất hồi) Thái Sử Từ thoát khỏi (vòng vây), ngày đêm (chạy) đến Bình Nguyên, ra mắt Lưu Huyền Đức.
6. (Động) Bán ra. ◎ Như: "thoát thụ" bán hàng ra.
7. (Tính) Nhanh. ◎ Như: "động như thoát thố" động nhanh như cắt.
8. (Tính) Sơ lược, giản lược, sơ xài, thô. ◎ Như: "sơ thoát" sơ lược. ◇ Tả truyện : "Vô lễ tắc thoát" (Hi công tam thập tam niên ) Không có lễ thì sơ xài quá.
9. (Tính) Không bị gò bó, câu thúc. ◎ Như: "sái thoát" tự do tự tại, "siêu thoát" vượt ra khỏi ngoài vòng cương tỏa.
10. (Danh) Thịt đã lạng xương.
11. (Phó) Hoặc giả, thế chăng, có lẽ. ◇ Hậu Hán Thư : "Sự kí vị nhiên, thoát khả miễn họa" , (Quyển thập ngũ, Lí Thông truyện ) Việc đó đã không làm, có lẽ tránh được họa.
12. Một âm là "đoái". (Tính) "Đoái đoái" thư thái, thong thả.

Từ điển Thiều Chửu

① Róc, lóc, bóc tuột. Thịt đã lạng xương đi rồi gọi là thoát. Vật gì rời ra đều gọi là thoát. Như thoát li quan hệ đã lìa hẳn mối quan hệ, thoát quan cất mũ.
② Sơ lược. Người nào không câu chấp lễ tục gọi là sái thoát hay siêu thoát .
③ Rơi mất. Như thoát lạc lọt rơi đi mất.
④ Khỏi, thoát khỏi.
⑤ Hoặc giả thế chăng.
⑥ Một âm là đoái. Ðoái đoái thư thái, thong thả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Thư thái, thong thả (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ chậm rãi, chậm chạp. Cũng nói là Đoái đoái — Một âm khác là Thoát. Xem Thoát.
tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

chương
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

chương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chương (sách)
2. trật tự mạch lạc
3. điều lệ
4. con dấu
5. huy chương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Văn tự viết thành bài, thành thiên. ◎ Như: "văn chương" bài văn, "hạ bút thành chương" viết ra liền thành bài văn.
2. (Danh) Tên thể văn, một loại sớ dâng lên vua. ◇ Thái Ung : "Phàm quần thần thượng thư ư thiên tử giả hữu tứ danh: nhất viết chương, nhị viết tấu, tam viết biểu, tứ viết bác nghị" : , , , (Độc đoán ) Phàm quần thần dâng thư lên thiên tử, có bốn loại: một là chương, hai là tấu, ba là biểu, bốn là bác nghị. ◎ Như: "tấu chương" sớ tâu, "phong chương" sớ tâu kín, "đàn chương" sớ hặc.
3. (Danh) Văn vẻ, màu sắc. ◎ Như: "phỉ nhiên thành chương" rõ rệt nên văn vẻ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương" , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho đoạn, mạch trong bài văn, trong sách. ◎ Như: "toàn thư cộng phân nhị thập ngũ chương" cả cuốn sách chia ra làm hai mươi lăm chương.
5. (Danh) Điều lí, thứ tự. ◎ Như: "tạp loạn vô chương" lộn xộn không có thứ tự.
6. (Danh) Điều lệ. ◇ Sử Kí : "Dữ phụ lão ước, pháp tam chương nhĩ: Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội. Dư tất trừ khử Tần pháp" , : , . (Cao Tổ bản kỉ ) Ta ước định với các vị phụ lão, ba điều mà thôi: Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì theo tội mà xử. Ngoài ra, bỏ hết luật pháp của Tần.
7. (Danh) Con dấu, ấn tín. ◎ Như: "tư chương" dấu cá nhân, "đồ chương" con dấu, ấn tín.
8. (Danh) Huy hiệu, băng, ngù. ◎ Như: "huy chương" huy hiệu, "huân chương" huy hiệu cho người có công, "tí chương" cấp hiệu đeo trên cánh tay, "kiên chương" ngù hiệu đeo ở vai, "mạo chương" lon trên mũ.
9. (Danh) Chữ "chương", lối chữ lệ biến thể.
10. (Danh) Phép lịch ngày xưa cho 19 năm là một "chương".
11. (Danh) Họ "Chương".
12. (Động) Biểu dương, hiển dương. ◇ Sử Kí : "Dĩ chương hữu đức" (Vệ Khang Thúc thế gia ) Để biểu dương người có đức.

Từ điển Thiều Chửu

① Văn chương, chương mạch.
② Văn vẻ, như phỉ nhiên thành chương rõ rệt nên văn vẻ.
③ Phân minh, đời xưa chế ra quần áo để phân biệt kẻ sang người hèn gọi là chương, như bây giờ gọi những mề đay là huân chương , cái ngù ở vai là kiên chương , cái lon ở mũ là mạo chương đều là noi nghĩa ấy cả.
④ Văn của quần thần dâng cho vua cũng gọi là chương, như tấu chương sớ tâu, phong chương sớ tâu kín, đàn chương sớ hặc, v.v.
⑤ Ðiều, như ước pháp tam chương ước phép ba điều.
⑥ Chương trình, định ra từng điều để coi đó mà làm việc gọi là chương trình .
⑦ In, như đồ chương tranh in.
⑧ Lối chữ chương, lối chữ lệ biến ra.
⑨ Phép lịch ngày xưa cho 19 năm là một chương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chương, bài: Cả bộ sách chia làm 6 chương; Kết cấu của bài văn;
② Chương trình, điều lệ, kế hoạch, trật tự: Điều lệ vắn tắt; Lộn xộn không có kế hoạch (trật tự);
③ Dấu: Dấu cá nhân; Đóng dấu;
④ Huy hiệu, huy chương, băng: Huy chương; Cấp hiệu đeo ở vai; Băng tay;
⑤ (văn) Văn chương, văn vẻ: Rõ rệt thành văn vẻ;
⑥ (văn) Văn của quần thần dâng lên vua: Sớ tâu;
⑦ (văn) Điều: Ba điều;
⑧ Lối chữ chương (từ chữ lệ biến ra);
⑨ Mười chín năm (theo lịch pháp thời xưa);
⑩ [Zhang] (Họ) Chương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa. Chẳng hạn Văn chương ( đẹp sáng ) — Lá thư của bề tôi dâng lên vua — Đường lối sắp đặt trước. Chẳng hạn Chương trình — Một phần trong cuốn sách.

Từ ghép 34

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.