trích
zhāi ㄓㄞ, zhé ㄓㄜˊ

trích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trích ra
2. ngắt, hái, vặt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hái, ngắt, bẻ. ◎ Như: "trích qua" hái dưa, "trích quả" hái quả. ◇ Tây du kí 西: "Giản na thục thấu đích đại đào, trích liễu hứa đa, tựu tại thụ chi thượng tự tại thụ dụng" , , (Đệ ngũ hồi) Chọn những quả đào to chín mọng, hái ngắt thật nhiều, rồi cứ tự do ăn ngay ở trên cây.
2. (Động) Chọn lấy. ◎ Như: "trích sao" chọn sao lấy một đoạn, "trích lục" chọn chép lấy từng đoạn, "tầm chương trích cú" tìm chương chọn câu.
3. (Động) Phát giác, tố giác, cáo giác, chê trách, phê bình. ◎ Như: "trích gian" phát giác sự gian tà, "chỉ trích" đưa ra cái xấu của người khác mà chê trách.
4. (Động) Vay mượn. ◎ Như: "đông trích tây tá" 西 mượn đầu này vay đầu nọ.
5. (Động) Quấy nhiễu. ◇ Hậu Hán Thư : "Tây xâm Khương Nhung, đông trích Uế Mạch" 西, (Ngôi Hiêu truyện ) Phía tây xâm lấn các đất Khương, Nhung, phía đông quấy nhiễu các rợ Uế, Mạch.
6. (Động) Phát động. ◇ Nguyên Chẩn : "Kiêm cộng trích thuyền hành" (Hoàng Minh Phủ ) Lại cùng đưa thuyền đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Hái, như trích qua hái dưa, trích quả hái quả, v.v.
② Chọn lấy, như trích sao chọn sao lấy một đoạn, trích lục chọn chép lấy từng đoạn, v.v.
③ Phát ra, như trích gian phát giác được sự gian tà ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hái, bẻ, ngắt: Hái dưa; Bẻ một cành hoa; Ngắt lá cây;
② Bỏ (xuống), ngả: Bỏ mũ, ngả mũ;
Trích, chọn lấy: Trích dịch;
④ Vay mượn;
⑤ (văn) Phát giác ra, tố giác, cáo giác (tội lỗi của người khác): Cáo giác sự gian tà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lượm. Hái lấy — Lựa chọn mà lấy ra, rút ra.

Từ ghép 23

kí, ký
jì ㄐㄧˋ

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 8

kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

trích

giản thể

Từ điển phổ thông

trích đoạn, trích ra, chép ra

trích

phồn thể

Từ điển phổ thông

trích đoạn, trích ra, chép ra
thiêm
qiān ㄑㄧㄢ

thiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. viết chữ lên thẻ tre làm dấu hiệu
2. đề tên, tên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trích, rút ra (điểm quan trọng, ý kiến...).
2. (Động) Đề tên, kí tên. ◎ Như: "thiêm danh" đề tên, kí tên.
3. (Động) Ra lệnh gọi, trưng tập. ◇ Nguyên sử : "Bính Dần, thiêm Từ, Bi nhị châu đinh tráng vạn nhân, thú Bi Châu" , , (Thế Tổ kỉ tứ ).
4. (Động) Đâm vào, cắm vào. ◇ Vô danh thị : "Ngã tầm liễu ta loạn đầu phát chiết châm nhi, phóng tại giá chưng bính lí diện. Hữu na cẩu khiếu, đâu dữ tha chưng bính cật, thiêm liễu tha khẩu khiếu bất đích" , . , , (Oan gia trái chủ , Tiết tử).
5. (Động) Châm chích, phúng thích.
6. (Động) Khơi, dẫn (sông ngòi).
7. (Danh) Món ăn chiên, rán. ◇ Mạnh Nguyên Lão : "Nhập lô tế hạng liên hoa áp thiêm (...) dương đầu thiêm, nga áp thiêm, kê thiêm" (...), , (Đông Kinh mộng hoa lục , Ẩm thực quả tử ).
8. (Danh) Que ghim, cây xuyên.
9. (Danh) Lượng từ: xâu. ◇ Vô danh thị : "Đại nhân, nhất thiêm nhi thiêu nhục, thỉnh đại nhân thực dụng" , , (Hóa lang đán , Đệ tứ chiệp).
10. (Danh) Thẻ làm dấu. § Thông "thiêm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ thiêm , nghĩa là viết chữ lên cái thẻ tre làm dấu hiệu.
② Ðề tên, kí tên, như thiêm danh đề tên, kí tên vào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kí, kí kết: Kí tắt; Kí hiệp định;
② Ghi: Ghi ý kiến;
③ Mẩu giấy đánh dấu, nhãn: Nhãn, nhãn hiệu; Mẩu giấy đánh dấu trang sách. Cv. ;
④ Lá thăm (để rút số), lá xăm (để xin xăm, đoán cát hung): Rút thăm;
⑤ Que con, tăm: Cây tăm; Cây thăm. Cv. hay .

Từ ghép 2

vưu
yóu ㄧㄡˊ

vưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. oán trách
2. lạ, rất, càng
3. lại còn (đã ... lại còn ..., xem: )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lạ kì, khác thường, đặc dị, ưu tú. ◎ Như: "vưu vật" người ưu tú, vật quý lạ (thường chỉ gái đẹp tuyệt sắc).
2. (Danh) Người hay vật lạ kì, khác thường, đặc dị, ưu tú. ◇ Hàn Dũ : "Triêu thủ nhất nhân yên bạt kì vưu, mộ thủ nhất nhân yên bạt kì vưu" :, (Tống Ôn xử sĩ (...) tự (...)) Sáng chọn một người, phải chọn người ưu tú, chiều chọn một người, phải chọn người ưu tú.
3. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: "hiệu vưu" bắt chước làm điều lầm lạc. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn quả vưu, hành quả hối, lộc tại kì trung hĩ" , , 祿 (Vi chánh ) Lời nói ít lầm lỗi, việc làm ít ăn năn, bổng lộc ở trong đó vậy.
4. (Danh) Họ "Vưu".
5. (Động) Oán trách, oán hận. ◇ Đặng Trần Côn : "Quân tâm thảng dữ thiếp tâm tự, Thiếp diệc ư quân hà oán vưu" , (Chinh Phụ ngâm ) Nếu lòng chàng cũng giống lòng thiếp, Thiếp cũng không có cớ gì oán trách chàng. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Lòng chàng ví cũng bằng như thế, Lòng thiếp đâu dám nghĩ gần xa.
6. (Động) Gần gũi, thân ái. ◇ La Ẩn : "Dã hoa phương thảo nại tương vưu" (Xuân trung ) Hoa dại cỏ thơm sao mà thân ái thế.
7. (Phó) Càng, thật là. ◎ Như: "vưu thậm" càng thêm, "vưu diệu" thật là kì diệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạ, rất, càng. Như thù vưu tuyệt tích lạ lùng hết mực, nghĩa là nó khác hẳn các cái tầm thường. Con gái đẹp gọi là vưu vật .
② Oán trách, lầm lỗi. Như hiệu vưu bắt chước làm điều lầm lạc.
③ Hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ưu tú, nổi bật, tốt nhất: Chọn cái tốt nhất;
② Càng: Ánh trăng sáng trắng, tuyết lại càng trắng. 【】vưu kì [yóuqí] Nhất là, đặc biệt là, càng: Tôi ưa thích tranh vẽ, đặc biệt là ưa thích tranh vẽ Việt Nam;
③ Sai, sai lầm, lầm lỗi: Đừng học theo cái sai lầm;
④ Oán, trách, oán trách: Không oán trời không trách người;
⑤ [Yóu] (Họ) Vưu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khác lạ ít thấy, trội hơn hết. Xem Vưu vật — Oán giận. Hát nói của Cao Bá Quát: » Hẳn bền lòng chớ chút oán vưu, Thời chí hĩ ngư long biến hóa « — Càng. Thêm hơn — Điều lầm lỗi — Họ người.

Từ ghép 9

thiêm
qiān ㄑㄧㄢ

thiêm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. viết chữ lên thẻ tre làm dấu hiệu
2. đề tên, tên

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kí, kí kết: Kí tắt; Kí hiệp định;
② Ghi: Ghi ý kiến;
③ Mẩu giấy đánh dấu, nhãn: Nhãn, nhãn hiệu; Mẩu giấy đánh dấu trang sách. Cv. ;
④ Lá thăm (để rút số), lá xăm (để xin xăm, đoán cát hung): Rút thăm;
⑤ Que con, tăm: Cây tăm; Cây thăm. Cv. hay .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

thiêm, tiêm
qiān ㄑㄧㄢ

thiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. viết chữ lên thẻ tre làm dấu hiệu
2. đề tên, tên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái thẻ, cái xăm, các đình chùa dùng để cho người xóc mà xem xấu tốt. ◎ Như: "trừu thiêm" rút xăm, "cầu thiêm" xin xăm.
2. (Danh) Thẻ dùng làm dấu. ◎ Như: "thư thiêm" cái làm dấu trong sách, "tiêu thiêm" cái thẻ đặt bên cạnh thương phẩm để thông tin vắn tắt (chủng loại, hình thức, giá cả...).
3. (Danh) Que nhọn, mũi nhọn làm bằng tre, gỗ... dùng để xỉa, móc, khảy, v.v. § Thông . ◎ Như: "nha thiêm" tăm xỉa răng, "trúc thiêm" tăm tre.
4. (Danh) Một thứ dụng cụ khắc số điểm để chơi cờ bạc.
5. (Danh) Nhật Bản gọi xổ số là "phú thiêm" nghĩa là rút số để phân được thua vậy. Cuối đời nhà Thanh cho quan được xổ số để lấy lời gọi là "thiêm quyên" .
6. (Động) Xâu, lấy kim xâu suốt vật gì gọi là "thiêm".
7. § Cùng nghĩa với chữ "thiêm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ thiêm nghĩa là viết chữ lên trên cái thẻ tre đề làm dấu hiệu.
② Nhọn, xâu. Lấy kim xâu suốt vật gì gọi là thiêm.
③ Nhật Bản gọi sự sổ số là phú thiêm nghĩa là rút số để phân được thua vậy. Cuối đời nhà Thanh cho quan được xổ số để lấy lời gọi là thiêm quyên .
④ Cái thẻ, các đình chùa dùng để cho người xóc mà xem xấu tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như nghĩa ③, ④, ⑤.

Từ ghép 1

tiêm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ tre — Thẻ xâm, thẻ tre dùng để xin quẻ bói ở đền chùa.
chí, thức
shī ㄕ, shí ㄕˊ, shì ㄕˋ, zhì ㄓˋ

chí

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hiểu biết, kiến văn, kiến giải. ◎ Như: "tri thức" , "kiến thức" .
2. (Danh) Tư tưởng, điều suy nghĩ bên trong. ◎ Như: "ý thức" .
3. (Danh) Bạn bè, tri kỉ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dị hương vô cựu thức, Xa mã đáo môn hi" , (Nguyên nhật cảm hoài ) Nơi quê người không có bằng hữu cũ, Ngựa xe đến cửa thưa thớt.
4. (Động) Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được. ◎ Như: "hữu nhãn bất thức Thái San" có mắt mà không nhận ra núi Thái Sơn. ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân, Tương phùng hà tất tằng tương thức" , (Tì bà hành ) Đều là khách lưu lạc phương trời, Gặp gỡ nhau hà tất phải đã từng quen biết nhau.
5. (Phó) Vừa mới. § Thông "thích" .
6. Một âm là "chí". (Động) Ghi nhớ. § Thông "chí" . ◇ Luận Ngữ : "Mặc nhi chí chi" (Thuật nhi ) Lặng lẽ mà ghi nhớ.
7. (Danh) Kí hiệu, dấu hiệu. § Thông "xí" .
8. (Danh) Chữ đúc vào chuông, đỉnh. § Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là "khoản" , chữ đúc lõm vào gọi là "chí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được.
② Hiểu biết. Như tri thức , kiến thức , v.v.
③ Một âm là chí. Cùng nghĩa với chữ chí ghi nhớ.
④ Khoản chí những chữ đúc vào chuông, đỉnh. Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là khoản , chữ đúc lõm vào gọi là chí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhớ, ghi nhớ, nhớ lấy: Hiểu biết nhiều và nhớ kĩ; Các con hãy nhớ lấy điều đó;
② Dấu hiệu, kí hiệu;
③ Chữ đúc lõm vào chuông (chữ đúc lồi ra gọi là khoản ). Xem [shì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Chí — Một âm khác là Thức.

Từ ghép 3

thức

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. kiến thức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hiểu biết, kiến văn, kiến giải. ◎ Như: "tri thức" , "kiến thức" .
2. (Danh) Tư tưởng, điều suy nghĩ bên trong. ◎ Như: "ý thức" .
3. (Danh) Bạn bè, tri kỉ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dị hương vô cựu thức, Xa mã đáo môn hi" , (Nguyên nhật cảm hoài ) Nơi quê người không có bằng hữu cũ, Ngựa xe đến cửa thưa thớt.
4. (Động) Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được. ◎ Như: "hữu nhãn bất thức Thái San" có mắt mà không nhận ra núi Thái Sơn. ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân, Tương phùng hà tất tằng tương thức" , (Tì bà hành ) Đều là khách lưu lạc phương trời, Gặp gỡ nhau hà tất phải đã từng quen biết nhau.
5. (Phó) Vừa mới. § Thông "thích" .
6. Một âm là "chí". (Động) Ghi nhớ. § Thông "chí" . ◇ Luận Ngữ : "Mặc nhi chí chi" (Thuật nhi ) Lặng lẽ mà ghi nhớ.
7. (Danh) Kí hiệu, dấu hiệu. § Thông "xí" .
8. (Danh) Chữ đúc vào chuông, đỉnh. § Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là "khoản" , chữ đúc lõm vào gọi là "chí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được.
② Hiểu biết. Như tri thức , kiến thức , v.v.
③ Một âm là chí. Cùng nghĩa với chữ chí ghi nhớ.
④ Khoản chí những chữ đúc vào chuông, đỉnh. Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là khoản , chữ đúc lõm vào gọi là chí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết, nhận biết, nhận ra: Biết chữ;
② Hiểu biết: Thường thức; Hiểu sâu biết rộng;
③ Kiến thức, sự hiểu biết: Người có học thức. Xem [zhì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết. Hiểu biết. Td: Trí thức — Quen biết.

Từ ghép 22

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.