tinh
jīng ㄐㄧㄥ, jìng ㄐㄧㄥˋ, qíng ㄑㄧㄥˊ

tinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gạo đã giã
2. tinh túy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gạo giã trắng, thuần, sạch, tốt. ◇ Luận Ngữ : "Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế" , (Hương đảng ) Cơm ăn không ngán gạo trắng tốt, gỏi thích thứ thái nhỏ (cơm càng trắng tinh càng thích, gỏi thái càng nhỏ càng ngon).
2. (Danh) Vật chất đã được trừ bỏ phần tạp xấu, đã được luyện cho thuần sạch. ◎ Như: "tửu tinh" rượu lọc, chất tinh của rượu, "hương tinh" hương liệu tinh chế, "tinh diêm" muối ròng.
3. (Danh) Tâm thần. ◎ Như: "tụ tinh hội thần" tập trung tinh thần, chuyên tâm nhất ý.
4. (Danh) Tinh linh, linh hồn.
5. (Danh) Thần linh, yêu, quái. ◎ Như: "sơn tinh" thần núi, "hồ li tinh" giống ma quái hồ li.
6. (Danh) Tinh khí. ◇ Lưu Hướng : "Chí ư đại thủy cập nhật thực giả, giai âm khí thái thịnh nhi thượng giảm dương tinh" , (Thuyết uyển , Biện vật ).
7. (Danh) Tinh dịch của đàn ông. ◎ Như: "di tinh" bệnh chảy tinh dịch thất thường, "xạ tinh" bắn tinh dịch.
8. (Danh) Họ "Tinh".
9. (Động) Giã gạo cho thật trắng.
10. (Động) Làm cho kĩ, cho tốt (tinh chế).
11. (Động) Thông thạo, biết rành. ◎ Như: "tinh thông" biết rành, thông thạo, "tố tinh thư pháp" vốn thông thư pháp.
12. (Tính) Kĩ càng, tỉ mỉ. § Đối lại với "thô" . ◎ Như: "tinh tế" tỉ mỉ, "tinh mật" kĩ lưỡng.
13. (Tính) Đẹp, rất tốt. ◎ Như: "tinh phẩm" vật phẩm tốt.
14. (Tính) Giỏi, chuyên. ◎ Như: "tinh binh" quân giỏi, quân tinh nhuệ.
15. (Tính) Sáng, tỏ. ◎ Như: "nhật nguyệt tinh quang" mặt trời mặt trăng sáng tỏ.
16. (Tính) Sạch, trong, tinh khiết.
17. (Tính) Thông minh, thông tuệ. ◇ Quốc ngữ : "Thậm tinh tất ngu" (Tấn ngữ nhất ).
18. (Tính) Ẩn vi áo diệu.
19. (Phó) Rất, quá, cực kì. ◎ Như: "tinh thấp" ẩm thấp quá, "tinh sấu" rất gầy gò.
20. (Phó) Hết cả, toàn bộ. ◇ Lão tàn du kí : "Tứ bách đa ngân tử hựu thâu đắc tinh quang" (Đệ thập cửu hồi) Bốn trăm bạc đều thua hết sạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Giã gạo cho trắng tinh (gạo ngon).
② Phàm đem vật ngoài trừ đi cho nó sạch hết cũng gọi là tinh, như tinh quang sạch bóng.
③ Vật gì đã lọc bỏ hết chất xấu rồi đều gọi là tinh.
Tinh tế, lòng nghĩ chu đáo kĩ lưỡng gọi là tinh, như tinh minh .
⑤ Biết đến nơi, như tố tinh thư pháp vốn tinh nghề viết. Học vấn do chuyên nhất mà mau tiến gọi là tinh tiến .
Tinh thần , tinh lực đều nói về phần tâm thần cả.
Tinh, như sơn tinh giống tinh ở núi.
Tinh tủy, một chất máu tốt đúc nên thành ra một nguyên chất sinh đẻ của các loài động vật, như di tinh bệnh cứ tự nhiên tinh cũng thoát bật ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tinh luyện, đã luyện, tinh chế, kết tinh, cất: Đồng tinh luyện; Muối cất;
Tinh, thuần chất:Tinh dầu;
③ Đẹp, tuyệt, giỏi, tinh, tốt: Biểu diễn hay tuyệt; Tinh túy; Đã tốt lại yêu cầu tốt hơn;
Tinh, tinh tế, khéo, kĩ càng, tỉ mỉ: Tinh xảo; Tính toán kĩ càng;
⑤ Khôn: Thằng này khôn thật;
Tinh thông, thông thạo: Tinh thông châm cứu;
Tinh thần, sức lực: Mất tinh thần, uể oải; Tinh thần mệt mỏi sức lực cạn kiệt;
Tinh, tinh dịch: Xuất tinh; Thụ tinh;
⑨ Yêu tinh: Con yêu tinh hại người; Yêu tinh ở núi;
⑩ (đph) Quá, rất: Đường quá hẹp;
⑪ Trừ sạch.【tinh quang [jingguang] Hết nhẵn, hết sạch: 西 Tôi bị mất cắp, của cải hết sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạt gạo được giã thật trắng — Tốt nhất, không lẫn lộn thứ xấu — Luyện tới chỗ khéo léo. Đoạn trường tân thanh : » Khen rằng bút pháp đã tinh «. — Ma quỷ. Tục ngữ: » Tinh cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề « — Chỉ sự ranh mãnh, khôn vặt — Chất lỏng từ bộ phận sinh dục giống đực tiết ra lúc giao hợp.

Từ ghép 51

tế
xì ㄒㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. tinh xảo
3. mịn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhỏ, mịn. ◎ Như: "tế sa" cát mịn, "tế diêm" muối hạt nhỏ.
2. (Tính) Thon, mảnh mai. ◎ Như: "tế trúc" trúc mảnh mai. ◇ Hàn Phi Tử : "Sở Linh Vương hiếu tế yêu, nhi quốc trung đa ngạ nhân" , (Nhị bính ) Sở Linh Vương thích eo thon, nên trong nước nhiều người nhịn đói.
3. (Tính) Tỉ mỉ, tinh xảo. ◎ Như: "tế từ" đồ sứ tinh xảo, "tế bố" vải mịn.
4. (Tính) Vụn vặt, nhỏ nhặt. ◎ Như: "tế tiết" tiểu tiết, "tế cố" cớ vụn vặt, chuyện nhỏ nhặt.
5. (Phó) Kĩ càng, cặn kẽ. ◇ Đỗ Phủ : "Tế khan vật lí tu hành lạc" (Khúc giang ) Xem xét cặn kẽ các lí lẽ sự vật, thì nên vui chơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhỏ, như tế cố cớ nhỏ, tế ngữ nói nhỏ.
Tinh tế, tế mật, trái lại với thô suất gọi là tế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, mịn, tinh vi: Một sợi dây thép nhỏ; Xay rất mịn; Nói nhỏ; Cớ nhỏ;
② Kĩ càng, cặn kẽ, tỉ mỉ, tinh tế: Cô ta hỏi rất cặn kẽ; Cày sâu bừa kĩ; Nghĩ kĩ việc đời thì nên vui chơi cũng phải (Đỗ Phủ: Khúc giang);
③ Tằn tiện: Ông ta sống rất tằn tiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Nhỏ nhặt — Tinh xảo kĩ lưỡng.

Từ ghép 18

Từ điển trích dẫn

1. Tinh mĩ. § Nguồn gốc: ◇ Luận Ngữ : "Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế" , (Hương đảng ) Cơm càng trắng tinh càng thích, thịt thái càng nhỏ càng tốt. § Vì thế về sau gọi ăn mặc sạch đẹp là "tinh tế". ◇ Tam quốc chí : "Phục bất tinh tế, thực bất trọng thiện" , (Ngô thư , Thị Nghi truyện ).
2. Tinh mật tế trí. ◇ Nam Tề Thư : "Luật thư tinh tế, văn ước lệ quảng" , (Khổng Trĩ Khuê truyện ).
3. Thông minh, năng cán, sắc sảo. ◇ Thủy hử truyện : "Tẩu tẩu thị cá tinh tế đích nhân, bất tất dụng Vũ Tùng đa thuyết" , (Đệ nhị thập tứ hồi) Tẩu tẩu là người sắc sảo, Võ Tòng này chẳng cần phải nói nhiều.
4. Tỉ mĩ, kĩ càng.
5. Tỉnh táo. ◇ Vô danh thị : "Tiết Tử: Đại tẩu, ngã na lí khiết đích chúc thang, sấn ngã giá nhất hồi nhi tinh tế, phân phó nâm giả" : , , , (Lưu Hoằng giá tì ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rành rẽ cả những việc nhỏ nhặt.
vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
chuân, thuần, truân, đồn
chún ㄔㄨㄣˊ, tún ㄊㄨㄣˊ, zhūn ㄓㄨㄣ, zhuō ㄓㄨㄛ

chuân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương gò má.
2. (Danh) Mề (dạ dày) loài chim. ◎ Như: "kê chuân" mề gà.
3. (Tính) "Chuân chuân" thành khẩn. ◇ Lễ Kí : "Chuân chuân kì nhân" (Trung Dung ) Chăm chăm vào điều Nhân.
4. Một âm là "thuần". (Danh) Bộ phận ở thân sau của con vật đem cúng tế ngày xưa.
5. (Danh) Thịt khô nguyên vẹn cả miếng.
6. (Tính) Tinh mật. § Thông "thuần" . ◎ Như: "thuần thuần" tinh tế, tinh mật.
7. Một âm là "đồn". (Danh) Heo con.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái dạ dày của loài gà, chim — Vẻ hết lòng, rất thành khẩn — Một âm là Thuẩn.

thuần

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương gò má.
2. (Danh) Mề (dạ dày) loài chim. ◎ Như: "kê chuân" mề gà.
3. (Tính) "Chuân chuân" thành khẩn. ◇ Lễ Kí : "Chuân chuân kì nhân" (Trung Dung ) Chăm chăm vào điều Nhân.
4. Một âm là "thuần". (Danh) Bộ phận ở thân sau của con vật đem cúng tế ngày xưa.
5. (Danh) Thịt khô nguyên vẹn cả miếng.
6. (Tính) Tinh mật. § Thông "thuần" . ◎ Như: "thuần thuần" tinh tế, tinh mật.
7. Một âm là "đồn". (Danh) Heo con.

Từ điển Thiều Chửu

① Truân truân chăm chỉ, chăm chắm.
② Tục gọi mề chim, mề gà, mề vịt là truân.
③ Một âm là thuần. Thịt khô còn nguyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Thịt không còn nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đùi sau của con thú, dùng để cúng tế — Xem Chuân.

truân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chăm chỉ
2. mề chim, mề gà
3. thịt khô còn nguyên

Từ điển Thiều Chửu

① Truân truân chăm chỉ, chăm chắm.
② Tục gọi mề chim, mề gà, mề vịt là truân.
③ Một âm là thuần. Thịt khô còn nguyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Mề: Mề gà;
② (văn) Thành thật, thành khẩn, tha thiết.

đồn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương gò má.
2. (Danh) Mề (dạ dày) loài chim. ◎ Như: "kê chuân" mề gà.
3. (Tính) "Chuân chuân" thành khẩn. ◇ Lễ Kí : "Chuân chuân kì nhân" (Trung Dung ) Chăm chăm vào điều Nhân.
4. Một âm là "thuần". (Danh) Bộ phận ở thân sau của con vật đem cúng tế ngày xưa.
5. (Danh) Thịt khô nguyên vẹn cả miếng.
6. (Tính) Tinh mật. § Thông "thuần" . ◎ Như: "thuần thuần" tinh tế, tinh mật.
7. Một âm là "đồn". (Danh) Heo con.

Từ điển trích dẫn

1. Tinh thâm tế mật. ☆ Tương tự: "tinh tế" , "tế mật" . ★ Tương phản: "thô sơ" .
khoái, quái
kuài ㄎㄨㄞˋ

khoái

phồn thể

Từ điển phổ thông

gỏi cá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt thái nhỏ. § Tục đọc là "khoái". ◇ Luận Ngữ : "Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế" , (Hương đảng ) Cơm càng trắng tinh càng thích, thịt thái càng nhỏ càng tốt.
2. (Động) Cắt, thái, băm. ◇ Trang Tử : "Đạo Chích nãi phương hưu tốt đồ Thái San chi dương, quái nhân can nhi bô chi" , (Đạo Chích ) Đạo Chích đương nghỉ với bộ hạ ở phía nam núi Thái Sơn, cắt gan người mà ăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nem, thịt thái nhỏ. Tục đọc là khoái. Luận ngữ : Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế cơm càng trắng tinh càng thích, gỏi thái càng nhỏ càng tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thịt thái nhỏ, nem.

quái

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt thái nhỏ. § Tục đọc là "khoái". ◇ Luận Ngữ : "Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế" , (Hương đảng ) Cơm càng trắng tinh càng thích, thịt thái càng nhỏ càng tốt.
2. (Động) Cắt, thái, băm. ◇ Trang Tử : "Đạo Chích nãi phương hưu tốt đồ Thái San chi dương, quái nhân can nhi bô chi" , (Đạo Chích ) Đạo Chích đương nghỉ với bộ hạ ở phía nam núi Thái Sơn, cắt gan người mà ăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nem, thịt thái nhỏ. Tục đọc là khoái. Luận ngữ : Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế cơm càng trắng tinh càng thích, gỏi thái càng nhỏ càng tốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt xắt thật nhỏ — Nem trạo.

Từ ghép 1

tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

Từ điển trích dẫn

1. Mịn màng, trơn láng. ◇ Đỗ Phủ : "Cơ lí tế nị cốt nhục quân" (Lệ nhân hành ) Da dẻ mịn màng, thịt xương đều đặn.
2. Tỉ mỉ, kĩ lưỡng, tinh tế. ◎ Như: "miêu tả tế nị" miêu tả tinh tế.
thô, thố
cū ㄘㄨ

thô

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

to, thô, sơ sài

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "giá khỏa thụ ngận thô" cây đó to quá.
2. (Tính) Không mịn, thiếu tinh tế, sơ sài. ◎ Như: "thô trà đạm phạn" ăn uống đạm bạc, sơ sài. ◇ Nguyễn Du : "Thái Bình cổ sư thô bố y" (Thái Bình mại ca giả ) Ở phủ Thái Bình có ông lão mù mặc áo vải thô.
3. (Tính) Vụng về, thô thiển, sơ suất, quê kệch. ◎ Như: "thô thoại" lời vụng về, lời quê kệch, lời thô tục, "thô dã" quê mùa.
4. (Tính) To, lớn (tiếng nói). ◎ Như: "thô thanh thô khí" lời to tiếng lớn.
5. (Tính) Sơ, bước đầu, qua loa. ◎ Như: "thô cụ quy mô" quy mô bước đầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① To, lớn: Cây lớn quá; Thứ chỉ này to quá;
② Thô, thô sơ, sơ sài: Phân biệt giữa thô sơ và tinh tế; Bỏ cái thô giữ cái tinh;
③ Rậm, đậm: Mắt to mày rậm; Nét (bút) này đậm quá;
④ Cánh, thô, to (hạt): Đường kính cánh; Bột này thô hơn bột kia;
⑤ (Tiếng nói) thô, lớn, to: Tiếng nói thô quá; Lớn tiếng, to tiếng;
⑥ Sơ ý, đãng trí, cẩu thả, không kín đáo: Sơ ý quá, thật là sơ suất;
⑦ Thô (tục), không nhã: Ăn nói thô quá, nói tục quá;
⑧ Bước đầu, tạm được, sơ sơ, qua loa: Quy mô bước đầu; Biết sơ sơ một tí; Xem (đọc) qua loa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem(bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sơ sài. Qua loa — Xấu xí, to lớn.

Từ ghép 6

thố

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Vầng to, như thô tế vầng to nhỏ, dùng để nói về chu vi to hay nhỏ.
② Thô, không được nhẵn nhụi tinh tế.
③ Thô suất, thô thiển, sơ suất, quê kệch.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.