tục
sú ㄙㄨˊ

tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thói quen
2. người phàm tục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tập quán trong dân chúng. ◎ Như: "lậu tục" tập quán xấu, thói xấu, "nhập cảnh tùy tục" nhập gia tùy tục, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
2. (Danh) Người đời, người thường. ◇ Tam quốc chí : "Tính bất hiệp tục, đa kiến báng hủy" , (Ngô thư , Ngu Phiên truyện ) Tính không hợp với người đời, thường bị chê bai mai mỉa.
3. (Danh) Đời thường, trần thế, thế gian. ◎ Như: "hoàn tục" trở về đời thường (bỏ không tu nữa). ◇ Quan Hán Khanh : "Tự ấu xả tục xuất gia, tại Bạch Mã tự trung tu hành" , (Bùi Độ hoàn đái ) Từ nhỏ bỏ đời thường, xuất gia, tu hành ở chùa Bạch Mã.
4. (Tính) Thô bỉ. ◎ Như: "thô tục" thô bỉ, tồi tệ. ◇ Tam Quốc : "Quốc gia bất nhậm hiền nhi nhậm tục lại" (Gia Cát Lượng , Biểu phế liêu lập ) Quốc gia không dùng người hiền tài mà dùng quan lại xấu xa.
5. (Tính) Bình thường, bình phàm. ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn, Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm" , 退 (Tức hứng ) Sau mưa, sắc núi làm trong trẻo mắt nhà thơ, Nước lụt rút, ánh sáng nước sông sạch lòng trần tục.
6. (Tính) Đại chúng hóa, được phổ biến trong dân gian. ◎ Như: "tục ngữ" , "tục ngạn" , "tục văn học" , "thông tục tiểu thuyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phong tục. Trên hóa kẻ dưới gọi là phong , dưới bắt chước trên gọi là tục .
② Tục tằn, người không nhã nhặn gọi là tục. Những cái ham chuộng của đời, mà bị kẻ trí thức cao thượng chê đều gọi là tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong tục, tục lệ, thói tục: Tục lệ địa phương; Thay đổi phong tục tập quán;
② Đại chúng hóa, dễ hiểu, thông thường, thường thấy: Chữ thường viết; Dễ hiểu; Tục gọi là, thường gọi là;
③ Tục tĩu, tục tằn, thô tục, phàm tục, nhàm: Bức tranh này vẽ tục tằn quá; Những chuyện ấy nghe nhàm cả tai rồi; Tục tĩu không chịu được; Tầm thường, dung tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen có từ lâu đời của một nước, một vùng. Td: Phong tục — Tầm thường, thấp kém. Hát nói của Tản Đà: » Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục «.

Từ ghép 39

ngoại
wài ㄨㄞˋ

ngoại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bên ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên ngoài. ◎ Như: "nội ngoại" trong và ngoài, "môn ngoại" ngoài cửa, "ốc ngoại" ngoài nhà.
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎ Như: "đối ngoại mậu dịch" 貿 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎ Như: "ngoại tệ" tiền nước ngoài, "ngoại địa" đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎ Như: "ngoại tổ phụ" ông ngoại, "ngoại tôn" cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎ Như: "ngoại nhất chương" một chương khác, "ngoại nhất thủ" một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "ngoại hiệu" biệt danh, "ngoại sử" sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇ Quản Tử : "Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại" , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài: Bên ngoài; Ngoài cửa; Vẻ mặt ngoài; Bề ngoài;
② Không thuộc nơi mình hiện ở: Ngoại quốc; Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); Người ngoài; Quê người;
③ Ngoại quốc: 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; Xưa nay trong và ngoài nước; Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: Bà ngoại; Cháu (gọi bằng cậu); Họ ngoại; Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài. Ở ngoài. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao « — Bên ngoài — Họ hàng về bên mẹ.

Từ ghép 99

bài ngoại 排外bất ngoại 不外cách ngoại 格外cảnh ngoại 境外cục ngoại 局外dĩ ngoại 以外độ ngoại 度外đối ngoại 对外đối ngoại 對外hải ngoại 海外hôn ngoại 婚外hướng ngoại 向外kiến ngoại 見外lệ ngoại 例外môn ngoại 門外ngoại bà 外婆ngoại bang 外邦ngoại bào 外袍ngoại biểu 外表ngoại bộ 外部ngoại cảm 外感ngoại cô 外姑ngoại cữu 外舅ngoại diện 外面ngoại diện 外靣ngoại đạo 外道ngoại đường 外堂ngoại gia 外家ngoại giao 外交ngoại giáo 外教ngoại giao đoàn 外交團ngoại giới 外界ngoại hạn 外限ngoại hạng 外項ngoại hành 外行ngoại hiệu 外号ngoại hiệu 外號ngoại hình 外形ngoại hóa 外貨ngoại hối 外匯ngoại huynh đệ 外兄弟ngoại hương 外鄉ngoại khấu 外寇ngoại khoa 外科ngoại kiều 外僑ngoại lai 外來ngoại lai 外来ngoại lưu 外流ngoại mạo 外貌ngoại mậu 外貿ngoại mậu 外贸ngoại ngữ 外語ngoại ngữ 外语ngoại nhân 外人ngoại nhiệm 外任ngoại ông 外翁ngoại phiên 外藩ngoại quan 外官ngoại quan 外觀ngoại quốc 外国ngoại quốc 外國ngoại sáo 外套ngoại sự 外事ngoại sử 外史ngoại tâm 外心ngoại thận 外腎ngoại thân 外親ngoại thị 外氏ngoại thích 外戚ngoại thuộc 外属ngoại tình 外情ngoại tổ 外祖ngoại tổ mẫu 外祖母ngoại tôn 外孙ngoại tôn 外孫ngoại truyền 外傳ngoại trưởng 外長ngoại trưởng 外长ngoại tử 外子ngoại tư 外資ngoại tư 外资ngoại vật 外物ngoại viện 外援ngoại vụ 外務ngoại xá 外舍phận ngoại 分外phương ngoại 方外quan ngoại 關外quốc ngoại 国外quốc ngoại 國外tại ngoại 在外tái ngoại 塞外thử ngoại 此外vật ngoại 物外viên ngoại 員外vụ ngoại 務外xuất ngoại 出外ý ngoại 意外ý tại ngôn ngoại 意在言外

Từ điển trích dẫn

1. Theo truyền thuyết là nữ thần thời thượng cổ Trung Quốc, đầu người thân chim, đã giúp "Hoàng Đế" đánh thắng quân "Xi Vưu" . Về sau, trong tiểu thuyết thông tục, chỉ người truyền đạt thiên thư, cũng chỉ nữ thần giúp người lạc đường mất hướng. Dân gian gọi là "cửu thiên nương nương" . Gọi tắt là "Huyền nữ" .

an lạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

an lạc, yên vui

Từ điển trích dẫn

1. Yên vui. ◇ Sử Kí : "Dĩ chư hầu vi quận huyện, nhân nhân tự an lạc, vô chiến tranh chi hoạn, truyền chi vạn thế" , , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Đặt chư hầu thành quận huyện, nhân dân được yên vui, không lo sợ chiến tranh, truyền đến muôn đời.
2. Làm cho an ổn yên vui. ◇ Đổng Trọng Thư : "Cố kì đức túc dĩ an lạc dân giả, thiên dữ chi; kì ác túc dĩ tặc hại dân giả, thiên đoạt chi" , ; , (Xuân thu phồn lộ ) Cho nên đức đủ để làm cho dân yên vui, thì trời ban cho; nếu xấu ác đó làm hại dân, thì trời đoạt lấy.
3. Bình yên mạnh khỏe. ◇ Băng Tâm : "Chúc nhĩ môn an lạc" (Kí tiểu độc giả , Thập cửu) Chúc các bạn bình yên mạnh khỏe.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn vui vẻ.

an ổn

phồn thể

Từ điển phổ thông

yên ổn, yên lành

Từ điển trích dẫn

1. Bình yên ổn định. ◇ Ba Kim : "Thuyền tại thủy diện lưu trước, an ổn nhi tự nhiên, bất tằng kích khởi nhất điểm phong ba" , , (Gia , Thập cửu) Thuyền trên mặt nước trôi đi, bình yên tự nhiên, không hề có một chút sóng gió nào nổi dậy.
2. Khí độ nhàn tĩnh, thường nói về đàn bà con gái.
3. An hảo, an khang, mạnh khỏe. ◇ Tân Đường Thư : "Lộc San cứ sàng viết: Thiên tử an ổn phủ?" 祿: ? (Nghịch thần truyện thượng , An Lộc San 祿) An Lộc San ngồi lên giường hỏi: Nhà vua được khỏe không?
4. Ổn thỏa. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Túc ư dịch thất, khởi bất nhạ nhân bàn vấn? Hoàn đáo tiền thôn, trạch tích tĩnh xứ dân gia đầu túc, phương vi an ổn" 宿, ? , 宿, (Ảo tướng công ) Nghỉ ở nhà trạm, há không tránh khỏi người ta thắc mắc sao? Tốt hơn hãy đến trước làng, chọn nơi vắng vẻ ở nhà dân mà xin ngủ trọ, mới là ổn thỏa.
5. Yên lặng, trầm tĩnh không bị quấy rầy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Lâm Đại Ngọc nghiêm nghiêm mật mật khỏa trước nhất phúc hạnh tử hồng lăng bị, an ổn hợp mục nhi thụy" , (Đệ nhị thập nhất hồi) Đại Ngọc thì đắp kín người một cái chăn lụa đỏ hình hoa hạnh, yên lặng nhắm mắt ngủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên và vững, không có chuyện gì xảy ra, không lo sợ gì.

Từ điển trích dẫn

1. Người già và trẻ con. ◇ Vương Phù : "Thí do gia nhân ngộ khấu tặc giả, tất sử lão tiểu luy nhuyễn cư kì trung ương, đinh cường vũ mãnh vệ kì ngoại" , 使, (Tiềm phu luận , Thật biên ).
2. Chỉ dân chúng, trăm họ. ◇ Quan Hán Khanh : "Xa giá khởi hành liễu, khuynh thành đích bách tính đô tẩu. yêm tùy na chúng lão tiểu mỗi xuất đích Trung Đô thành tử lai" , . (Bái nguyệt đình , Đệ nhị chiết).
3. Chỉ gia thuộc, gia quyến. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Triệu Vân sát chí thiên minh, tầm bất kiến, Huyền Đức, hựu thất liễu Huyền Đức lão tiểu" , , , (Đệ tứ thập nhất hồi).
4. Chỉ vợ. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Như hà đắc tiền lai thú lão tiểu?" ? (Bạch nương tử vĩnh trấn lôi phong tháp ).

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng gọi là "tiểu cật" .
2. Thường chỉ món nhắm để uống rượu ("hạ tửu thái" ).
3. Ngày nay thường chỉ món điểm tâm, món binh dân.
4. Snack (tiếng Anh).
phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gò đất
2. to lớn
3. béo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Núi đất, gò đất. ◇ Trương Hiệp : "Đăng thúy phụ, lâm đan cốc" , (Thất mệnh ) Lên gò xanh, đến hang đỏ.
2. (Danh) Đất liền, đại lục. ◇ Thi Kinh : "Như sơn như phụ, Như cương như lăng" , (Tiểu Nhã , Thiên bảo ) Như núi như đất liền, Như đỉnh như gò.
3. (Tính) Thịnh vượng.
4. (Tính) Dồi dào. ◎ Như: "vật phụ dân phong" vật chất dồi dào nhân dân sung túc.
5. (Tính) To lớn. ◎ Như: "khổng phụ" to lớn.
6. (Tính) Yên ổn, an khang. ◇ Tiền Lưu : "Dân an tục phụ" (Đầu long văn ) Dân tục an khang.
7. (Động) Làm cho giàu có, phong phú. ◇ Khổng Tử gia ngữ : "Khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề" (Biện nhạc ) Có thể làm cho của cải của dân ta giàu có hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Núi đất, đống đất, gò đất.
② To lớn. Nhiều nhõi, thịnh vượng. Như ân phụ giàu có đông đúc.
③ Béo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gò;
② Đất liền;
③ Dồi dào, to lớn, thịnh vượng: Giàu có đông đúc; Vật chất dồi dào, đời sống nhân dân sung túc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn — To lớn — Núi đất, không có đá — Thịnh, nhiều — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Phụ.
bột, phất
bó ㄅㄛˊ, fú ㄈㄨˊ

bột

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Um tùm, rậm rạp (cỏ).
2. (Động) Trừ, diệt. § Thông "phất" . ◇ Thi Kinh : "Phất quyết phong thảo, Chủng chi hoàng mậu" , (Đại nhã , Sanh dân ) Diệt trừ cỏ um tùm, Trồng hột lúa vàng tươi tốt.
3. (Danh) Màn che ở mui xe. ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến nhất tiểu xa, chu phất tú hiển" , (Đồng nhân ngữ ) Thấy một xe nhỏ, mui son màn gấm.
4. (Danh) Phúc, sự may mắn. § Thông "phúc" .
5. Một âm là "bột". (Danh) Sao chổi (tuệ tinh). § Thông "bột" .
6. (Phó) Đột nhiên. § Thông "bột" .

phất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ tốt um
2. che, mái che, mui xe
3. phúc, sự may mắn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Um tùm, rậm rạp (cỏ).
2. (Động) Trừ, diệt. § Thông "phất" . ◇ Thi Kinh : "Phất quyết phong thảo, Chủng chi hoàng mậu" , (Đại nhã , Sanh dân ) Diệt trừ cỏ um tùm, Trồng hột lúa vàng tươi tốt.
3. (Danh) Màn che ở mui xe. ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến nhất tiểu xa, chu phất tú hiển" , (Đồng nhân ngữ ) Thấy một xe nhỏ, mui son màn gấm.
4. (Danh) Phúc, sự may mắn. § Thông "phúc" .
5. Một âm là "bột". (Danh) Sao chổi (tuệ tinh). § Thông "bột" .
6. (Phó) Đột nhiên. § Thông "bột" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ tốt bượp, cỏ mọc um tùm. Vì thế nên đường xá nghẽn mắc gọi là phất. Dọn cỏ cũng gọi là phất.
② Che, cái mui che ở đằng sau xe.
③ Phúc, sự may mắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cỏ mọc um tùm;
② Cỏ mọc chặn ngang đường đi. (Ngr) Chướng ngại, trở ngại;
③ Dọn cỏ;
④ Phúc, sự may mắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường đi có rất nhiều cỏ dại mọc, không đi được — Cái trâm cài đầu. Hoa cỏ giắt đầu cho đẹp — Điều may mắn được hưởng. Điều phúc — Che trùm — Cái dây để giòng quan tài — Một âm là Bột. Xem Bột.

Từ ghép 1

trung quốc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Thời thượng cổ, dân tộc Hoa Hạ dựng nước ở lưu vực sông Hoàng Hà, coi là ở giữa thiên hạ, nên gọi là "Trung Quốc" . ◇ Thi Kinh : "Tiểu Nhã tận phế, tắc tứ di giao xâm, Trung Quốc vi hĩ!" , , (Tiểu Nhã , Lục nguyệt , Tự ).
2. Chỉ quốc gia, triều đình. ◇ Lễ Kí : "Kim chi đại phu giao chánh ư trung quốc, tuy dục vật khốc, yên đắc nhi phất khốc" , , (Đàn cung thượng ).
3. Kinh sư, kinh đô. ◇ Lí Hạ : "Giang Nga đề trúc tố nữ oán, Lí Bằng trung quốc đàn không hầu" , (Lí Bằng không hầu dẫn ).
4. Chỉ người sinh trưởng, cư trú tại địa khu Trung Nguyên. ◇ Tấn Thư : "Ngô dĩ trung quốc bất tập thủy chiến, cố cảm tán cư Đông Quan" , (Tuyên đế kỉ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ nước Tàu ( người Tàu thời cổ cho rằng, nước họ ở giữa vũ trụ ).

trung quốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

nước Trung Quốc

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.