Từ điển trích dẫn

1. Vật phẩm đem ra thị trường tiêu thụ. ◇ Lục Du : "Hoàng qua thúy cự tối tương nghi, Thướng thị đăng bàn tứ nguyệt thì" , (Tân sơ ).
2. Đi chợ. ◎ Như: "tha nhất tảo thướng thị mãi niên hóa khứ liễu" .

thượng thị

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngoài chợ

Từ điển trích dẫn

1. Đêm rằm tháng giêng âm lịch. § Còn gọi là "nguyên tiêu" . ◇ Âu Dương Tu : "Kim niên nguyên dạ thì, nguyệt dữ đăng y cựu" , (Sanh tra tử , Khứ niên nguyên dạ thì từ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đêm trăng sáng đầu tiên của năm, tức đêm rằm tháng giêng âm lịch. Còn gọi là Nguyên tiêu.
tọa
zuò ㄗㄨㄛˋ

tọa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngồi, ngồi xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngồi. ◎ Như: "tọa tại y tử thượng" ngồi trên ghế dựa, "các tọa kì sở" ai ngồi vào chỗ nấy.
2. (Động) Ở lại, cư lưu, đình lưu. ◇ Quy Trang : "Phụ tử tọa lữ trung, thảng hoảng lũy nhật, nhân lưu quá tuế" , , (Hoàng Hiếu Tử truyện) Cha con ở lại nhà trọ, thấm thoát ngày lại ngày, thế mà lần lữa qua một năm rồi.
3. (Động) Nằm tại, ở chỗ (nhà cửa, núi non, ruộng đất). ◎ Như: "tọa lạc" .
4. (Động) Đi, đáp (xe, tàu, v.v.). ◎ Như: "tọa xa" đi xe, "tọa thuyền" đáp thuyền.
5. (Động) Xử đoán, buộc tội. ◎ Như: "tọa tử" buộc tội chết, "phản tọa" buộc tội lại.
6. (Động) Vi, phạm. ◎ Như: "tọa pháp đáng tử" phạm pháp đáng chết.
7. (Động) Giữ vững, kiên thủ. ◎ Như: "tọa trấn" trấn giữ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thừa tướng tọa trấn Trung Nguyên, phú quý dĩ cực, hà cố tham tâm bất túc, hựu lai xâm ngã Giang Nam" , , , (Đệ lục thập nhất hồi) Thừa tướng trấn giữ Trung Nguyên, phú quý đến thế là cùng, cớ sao lòng tham không đáy, lại muốn xâm phạm Giang Nam tôi?
8. (Động) Đặt nồi soong lên bếp lửa. Cũng chỉ nấu nướng. ◇ Lão Xá : "Nhị Xuân, tiên tọa điểm khai thủy" , (Long tu câu , Đệ nhất mạc) Nhị Xuân, trước hết nhóm lửa đun nước.
9. (Động) Giật lùi, lún, nghiêng, xiêu. ◎ Như: "giá phòng tử hướng hậu tọa liễu" ngôi nhà này nghiêng về phía sau.
10. (Giới) Nhân vì, vì thế. ◎ Như: "tọa thử thất bại" vì thế mà thất bại. ◇ Đỗ Mục : "Đình xa tọa ái phong lâm vãn, Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa" , (San hành ) Dừng xe vì yêu thích rừng phong buổi chiều, Lá đẫm sương còn đỏ hơn hoa tháng hai.
11. (Tính) Tự dưng, vô cớ. ◎ Như: "tọa hưởng kì thành" ngồi không hưởng lộc, ngồi mát ăn bát vàng.
12. (Phó) Ngay khi, vừa lúc. ◇ Lâm Bô : "Tây Thôn độ khẩu nhân yên vãn, Tọa kiến ngư chu lưỡng lưỡng quy" 西, (Dịch tòng sư san đình ) Ở núi Tây Thôn (Hàng Châu) người qua bến nước khi khói chiều lên, Vừa lúc thấy thuyền đánh cá song song trở về.
13. (Phó) Bèn, thì, mới. § Dùng như: "toại" , "nãi" . ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng tâm nhất nhân khứ, Tọa giác Trường An không" , (Biệt Nguyên Cửu hậu vịnh sở hoài ) Một người đồng tâm đi khỏi, Mới hay Trường An không còn ai cả.
14. (Phó) Dần dần, sắp sửa. ◇ Thẩm Thuyên Kì : "Thanh xuân tọa nam di, Bạch nhật hốt tây nặc" , 西 (Họa đỗ lân đài nguyên chí xuân tình ) Xuân xanh sắp dời sang nam, Mặt trời sáng vụt ẩn về tây.
15. (Phó) Hãy, hãy thế. § Dùng như: "liêu" , "thả" . ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Tài tử thừa thì lai sính vọng, Quần công hạ nhật tọa tiêu ưu" , (Đăng An Dương thành lâu ) Bậc tài tử thừa dịp đến ngắm nhìn ra xa, Các ông ngày rảnh hãy trừ bỏ hết lo phiền.
16. (Phó) Đặc biệt, phi thường. ◇ Trương Cửu Linh : "Thùy tri lâm tê giả, Văn phong tọa tương duyệt" , (Cảm ngộ ) Ai ngờ người ở ẩn nơi rừng núi, Nghe thấy phong tiết (thanh cao của hoa lan hoa quế) mà lấy làm thân ái lạ thường.
17. § Thông "tọa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngồi.
② Buộc tội. Tội xử đúng luật không thay đổi được gọi là tọa, như phản tọa buộc tội lại, kẻ vu cáo người vào tội gì, xét ra là oan lại bắt kẻ vu cáo phải chịu tội ấy.
③ Nhân vì.
④ Cố giữ.
⑤ Ðược tự nhiên, không nhọc nhằn gì mà được.
⑥ Cùng nghĩa với chữ tọa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngồi: Ngồi trên ghế; Mời ngồi; Ngồi không yên nữa;
② Đi (xe), đáp: Đi xe hơi; Đáp máy bay đi Hà Nội;
③ Quay lưng về: Ngôi nhà này (quay lưng về bắc) hướng nam;
④ Nghiêng, xiêu: Ngôi nhà này nghiêng về phía sau;
⑤ Đặt: Đặt ấm nước lên bếp;
⑥ (văn) Vì: Vì thế mà thất bại; Vì phạm lỗi trong công việc mà bị giết (Tam quốc chí: Vương Xán truyện);
⑦ Xử tội, buộc tội: Xử tội giết người; Buộc tội lại;
⑧ (văn) Tự nhiên mà được, ngồi không (không phải mất công sức).【】tọa hưởng kì thành [zuò xiăng qíchéng] Ngồi không hưởng lộc, ngồi không hưởng thành quả;
⑨ Như [zuò] nghĩa ①.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngồi — Mắc tội.

Từ ghép 33

lâu, lậu
lóu ㄌㄡˊ, lòu ㄌㄡˋ

lâu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xí — Một âm là Lậu.

Từ ghép 1

lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rò rỉ, dột

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấm, nhỏ, rỉ, dột. ◇ Đỗ Phủ : "Sàng đầu ốc lậu vô can xứ" (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Đầu giường, nhà dột, không chỗ nào khô.
2. (Động) Để lộ. ◎ Như: "tiết lậu" tiết lộ, "tẩu lậu tiêu tức" tiết lộ tin tức. ◇ Vương Thao : "Kiến song khích do lậu đăng quang, tri quân vị miên" , (Yểu nương tái thế ) Thấy khe cửa sổ còn ánh đèn le lói, biết chàng chưa ngủ.
3. (Động) Bỏ sót. ◎ Như: "di lậu" để sót, "giá nhất hàng lậu liễu lưỡng cá tự" dòng này sót mất hai chữ.
4. (Động) Trốn tránh. ◎ Như: "lậu thuế" trốn thuế.
5. (Danh) Đồng hồ nước. § Ghi chú: Ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào, nhỏ giọt, mực nước dâng cao, cái thẻ khắc giờ nổi lên, xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn. ◇ Nguyễn Trãi : "Kim môn mộng giác lậu thanh tàn" (Thứ vận Trần Thượng Thư đề Nguyễn Bố Chánh thảo đường ) Nơi kim môn tỉnh giấc mộng, đồng hồ đã điểm tàn canh.
6. (Danh) Canh (thời gian). ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thìn dĩ hất tứ lậu, kế các tận bách hồ" , (Hoàng Anh ) Từ giờ Thìn tới hết canh tư, tính ra mỗi người uống cạn một trăm hồ.
7. (Danh) Ô nhiễm, phiền não (thuật ngữ Phật giáo, tiếng Phạn "āśrava"). ◎ Như: "lậu tận" trừ sạch mọi phiền não.
8. (Danh) "Ốc lậu" xó nhà. Xó nhà là chỗ vắng vẻ không có ai, nên nói bóng về việc người quân tử biết tu tỉnh cẩn thận từ lúc ở một mình gọi là "thượng bất quý vu ốc lậu" (Thi Kinh ).
9. (Danh) Chỗ hở, lỗ hổng.
10. (Danh) Bệnh đi đái rặn mãi mới ra từng giọt, có chất mủ rớt. Bệnh có chất lỏng rỉ ra.
11. (Danh) Họ "Lậu".
12. (Tính) Đổ nát, sơ sài, quê mùa. ◎ Như: "lậu bích" tường đổ nát. ◇ Tuân Tử : "Tuy ẩn ư cùng diêm lậu ốc, nhân mạc bất quý chi" , , (Nho hiệu ) Tuy ở ẩn nơi ngõ cùng nhà quê, không ai là không quý trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thấm ra, nhỏ ra, rỉ.
② Tiết lậu, để sự bí mật cho bên ngoài biết gọi là lậu.
③ Khắc lậu, ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào lâu lâu lại nhỏ một giọt, nước đầy thì cái thẻ khắc giờ nổi lên xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn.
④ Ốc lậu xó nhà về phía tây bắc, xó nhà là chỗ vắng vẻ không có ai, nên nói bóng về việc người quân tử biết tu tỉnh cẩn thận từ lúc ở một mình gọi là bất quý ốc lậu (Thi Kinh ).
⑤ Bệnh lậu. Ði đái rặn mãi mới ra từng giọt mà hay đi ra chất mủ rớt gọi là bệnh lậu. Bệnh gì có chất lỏng rỉ ra đều gọi là lậu.
⑥ Thối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy, rỉ: Nước trong ấm đã chảy sạch; Cái nồi bị rỉ;
② Lậu hồ, khắc lậu, đồng hồ cát: Lậu tận canh tàn;
③ Tiết lộ: Tiết lộ bí mật;
④ Thiếu sót: Nói một sót mười; Dòng này sót mất hai chữ;
⑤ (y) Bệnh lậu;
⑥ (văn) Xó: Xó nhà;
⑦ (văn) Thối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước rỉ ra. Nhỏ giọt — Làm lộ việc kín. » Cùng nhau lặn chẳng dám hô. Thầm toan mưu kế chẳng cho lậu tình « ( Lục Vân Tiên ). Xuyên thủng — Tên bệnh hoa liễu, làm chảy mũ tại cơ quan sinh dục. Ta cũng gọi là bệnh Lậu — Dụng cụ để đo thời giờ ngày xưa, cho nước nhỏ giọt rồi xem mực nước còn lại mà biết giờ giấc. Chỉ giờ giấc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đêm thu khắc lậu canh tàn. Gió tây trút lá trăng ngàn dặm sương «.

Từ ghép 22

điếu
diào ㄉㄧㄠˋ

điếu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. viếng người chết
2. treo ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo. ◎ Như: "điếu đăng" treo đèn, "thượng điếu" treo ngược.
2. (Động) Thu hồi, lấy lại. ◎ Như: "bị điếu tiêu chấp chiếu" bị thu hồi giấy phép.
3. (Động) Lấy ra. ◎ Như: "điếu quyển" rút quyển ra, lấy hồ sơ ra.
4. (Động) Phúng, viếng (người chết). § Cũng như "điếu" . ◇ Nguyễn Du : "Giang biên hà xứ điếu trinh hồn" (Tam liệt miếu ) Bên sông, đâu nơi viếng hồn trinh?
5. (Tính) Được treo lên. ◎ Như: "điếu chung" chuông treo, "điếu đăng" đen treo, "điếu kiều" cầu treo.
6. (Danh) Lượng từ: quan tiền, đơn vị tiền tệ ngày xưa, bằng một ngàn đồng tiền. § Cũng như "điếu" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Di nương môn đích nha đầu, nguyệt lệ nguyên thị nhân các nhất điếu. Tòng cựu niên tha môn ngoại đầu thương nghị đích, di nương môn mỗi vị đích nha đầu phân lệ giảm bán, nhân các ngũ bách tiền" , . , , (Đệ tam thập lục hồi) Bọn a hoàn hầu các dì ấy, nguyên trước tiền lương tháng mỗi người được một quan. Từ năm ngoái ở bên ngoài họ bàn bạc thế nào, lương tháng mỗi đứa a hoàn của các dì ấy lại bớt xuống một nửa, thành ra mỗi đứa (chỉ còn) có năm trăm đồng thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ điếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Treo: Trước nhà treo hai chiếc đèn (lồng màu) đỏ;
② Trục, nâng, bốc, cất, nhấc... lên: Trục hàng ở dưới tàu lên;
③ Viếng, phúng (người chết).【】điếu tang [diào sang] Viếng người chết, phúng người chết, phúng điếu;
④ (văn) Thương xót: Trời cả chẳng thương;
⑤ (văn) Đến;
⑥ Lót lông: Lót áo lông;
⑦ Bỏ. 【】điếu tiêu [diàoxiao] Hủy bỏ, thủ tiêu, rút bỏ: Rút bỏ hộ chiếu;
⑧ (cũ) Quan (tiền), đồng điếu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết thông dụng của chữ Điếu .

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Cảm thương cảnh sắc mùa thu buồn bã tiêu điều. ◇ Đỗ Phủ : "Vạn lí bi thu thường tác khách" (Đăng cao ) Ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu trước cảnh vật mùa thu.

tiêu tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gió thổi hiu hiu
2. phơ phất

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng ngựa hí. ◇ Đỗ Phủ : "Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu" , , (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi sẵn sàng cung tên bên lưng.
2. Tiếng gió thổi vù vù. ◇ Sử Kí : "Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn" , (Kinh Kha truyện ) Gió vi vút chừ sông Dịch lạnh tê, Tráng sĩ một đi chừ không trở về.
3. Tiếng lá rụng. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuồn cuộn chảy không ngừng.
4. Tiêu điều, lặng lẽ. ◇ Kiểu Nhiên : "Hàn hoa tịch tịch biến hoang thiên, Liễu sắc tiêu tiêu sầu mộ thiền" , (Vãng Đan Dương tầm Lục xử sĩ bất ngộ ) Hoa lạnh lặng lẽ khắp đường hoang, Sắc liễu tiêu điều ve sầu buồn trời chiều.
5. Thưa thớt, thưa. ◇ Cao Liêm : "Bạch phát tiêu tiêu kim dĩ lão" (Ngọc trâm kí , Mệnh thí ) Tóc trắng lưa thưa nay đã già.
6. Sơ sài, giản lậu. ◇ Mưu Dung : "Tiêu tiêu hành lí thượng chinh an, Mãn mục li tình dục khứ nan" , 滿 (Tống Phạm Khải Đông hoàn kinh ) Hành lí sơ sài sắp sửa lên đường, Ngợp mắt tình chia li muốn ra đi thật là khó.
7. Ũm thũm, lạnh lẽo. ◇ Tô Mạn Thù : "Hoang thôn phong tuyết, tiêu tiêu triệt cốt" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Thôn làng hoang vắng gió tuyết, lạnh lẽo thấu xương.
8. Phiêu dật, sái thoát. § Cũng như "tiêu sái" .

nguyên tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tết nguyên tiêu

Từ điển trích dẫn

1. Gọi tắt của "nguyên tiêu tiết" đêm rằm tháng giêng, dân gian Trung Quốc rước đèn, ăn bánh, múa sư tử, chơi trò câu đối. § Cũng gọi là "đăng tiết" , "thượng nguyên tiết" .
2. Chỉ bánh tròn làm bằng bột nếp dành cho "nguyên tiêu tiết" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đêm rằm tháng giêng, là tết lớn của Trung Hoa, người ta rước đèn, ăn uống và đi chơi. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cửa hàng buôn bán cho may, đêm đêm hàn thực ngày ngày nguyên tiêu «.
biên
biān ㄅㄧㄢ, bian

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên, phía
2. bờ, rịa, ven, mép, vệ, viền, cạnh
3. biên giới
4. giới hạn, chừng mực
5. ở gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ranh giới, chỗ hai nước hoặc hai khu đất tiếp cận nhau. ◎ Như: "thủ biên" phòng vệ biên giới, "thú biên" đóng giữ ở vùng biên giới, "khẩn biên" khai khẩn đất ở biên giới.
2. (Danh) Bên, ven. ◎ Như: "giang biên" ven sông, "lộ biên" bên đường.
3. (Danh) Chung quanh, chu vi. ◎ Như: "trác biên" bốn cạnh bàn, "sàng biên" chung quanh giường.
4. (Danh) Giới hạn, tận cùng. ◎ Như: "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn" , biển khổ không cùng, quay đầu là bờ. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
5. (Danh) Phía, đằng, phương hướng. ◎ Như: "tả biên" phía trái, "tiền biên" đằng trước, "đông biên" phía đông, "ngoại biên" phía ngoài.
6. (Danh) Đầu mối.
7. (Danh) Cạnh (từ dùng trong môn hình học). ◎ Như: "đẳng biên tam giác hình" hình tam giác đều (ba cạnh dài bằng nhau).
8. (Danh) Đường viền (trang sức). ◎ Như: "kim biên" đường viền vàng.
9. (Danh) Lượng từ: cạnh. ◎ Như: "ngũ biên hình" hình năm cạnh.
10. (Danh) Họ "Biên".
11. (Tính) Lệch, không ngay.
12. (Tính) Biểu thị vị trí. Tương đương với "lí" , "nội" , "trung" . ◇ Cao Thích : "Đại mạc phong sa lí, Trường thành vũ tuyết biên" , (Tín An Vương mạc phủ ) Trong gió cát sa mạc, Trong tuyết mưa trường thành.
13. (Phó) Một mặt ..., vừa ... vừa. ◎ Như: "biên tố biên học" một mặt làm việc, một mặt học hành, "biên cật phạn biên khán điện thị" vừa ăn cơm vừa xem truyền hình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ven bờ. Như giang biên ven bờ sông.
② Bên cõi, chỗ địa phận nước này giáp nước kia. Như biên phòng sự phòng bị ngoài biên.
③ Bên. Như lưỡng biên hai bên. Một mặt gọi là nhất biên .
④ Ðường viền, đính vào bên mép áo cho đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, ven bờ, rìa, vệ, mép, lề: Lề giấy; Mép bàn; Vệ đường, bên đường; Bờ sông; Rìa núi;
② Biên giới, địa giới, địa phận, bờ cõi: Thành phố ở biên giới; Làng bản ở biên giới;
③ Đường viền;
④ Giới hạn;
⑤ (toán) Đường, giác: Đường đáy; Đa giác;
⑥ Vừa... vừa...: Vừa nghe vừa ghi chép; Vừa làm vừa học;
⑦ Bên, phía: Đứng nép vào một bên, bị gạt ra rìa; Ngả hẳn về một phía; Đi về phía này;
⑧ Gần, gần bên;
⑨ Ở (bên)..., đằng... (thường đặt sau những chữ "","", "", "", "", "", "", "" v.v...): Ở trên; Ở dưới; Đằng trước; Đằng sau;
⑩ [Bian] (Họ) Biên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bờ nước — Bên cạnh, một vùng, một phương — Gần, liền với — Chỗ giáp ranh.

Từ ghép 32

cổn
gǔn ㄍㄨㄣˇ

cổn

phồn thể

Từ điển phổ thông

cuộn, lăn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cuồn cuộn (nước chảy). § Thường dùng từ kép "cổn cổn" . ◎ Như: "cổn cổn Hoàng Hà" sông Hoàng Hà chảy cuồn cuộn. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuồn cuộn chảy không ngừng.
2. (Động) Lăn, xoay, viên, nặn. ◎ Như: "đả cổn" lăn quay trên mặt đất, "cổn tuyết cầu" lăn bóng tuyết (trò chơi).
3. (Động) Cút, bước, xéo. ◎ Như: "cổn xuất khứ" cút đi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khoái khoái đích cổn bãi, hoàn đẳng oa tâm cước ni!" , (Đệ cửu thập lục hồi) Mau mau cút đi ngay, còn chờ mấy cái đá nữa à!
4. (Động) Sôi (dùng cho chất lỏng). ◎ Như: "thủy cổn" nước sôi.
5. (Động) Viền (để trang sức trên quần áo). ◎ Như: "tại y bi thượng cổn nhất đạo hồng biên" ở trên phần dưới áo viền một đường viền đỏ.
6. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "cổn nãng" nóng bỏng, "cổn viên" tròn xoay. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã gia lí thiêu đích cổn nhiệt đích dã kê, khoái lai cân ngã cật tửu khứ" , (Đệ nhị thập hồi) Bên nhà tôi nấu chim trĩ còn nóng hổi, hãy mau sang uống rượu với tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chảy cuồn cuộn.
② Nước sôi.
③ Lặn đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy cuồn cuộn. Cũng nói là Cổn cổn — Nước xoáy — Sôi sùng sục.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.