tiên, tiến
xiān ㄒㄧㄢ

tiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ tiên. ◇ Tư Mã Thiên : "Hành mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Việc làm không gì xấu xa bằng nhục tổ tiên, nhục không gì nặng bằng cung hình (bị thiến).
2. (Danh) Sự việc quan trọng nhất. ◇ Lễ Kí : "Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên" , (Học kí ) (Trong việc) xây dựng dân nước, giáo dục là quan trọng hàng đầu.
3. (Danh) Thời gian trước, lúc trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá lưỡng nhật bỉ tiên hựu thiêm liễu ta bệnh" (Đệ thất thập nhị hồi) Hai hôm nay so với lúc trước cũng yếu bệnh hơn một chút.
4. (Danh) Nói tắt của "tiên sanh" .
5. (Danh) Họ "Tiên".
6. (Tính) Tiếng tôn xưng người đã khuất. ◎ Như: "tiên đế" vua đời trước, "tiên nghiêm" cha xưa.
7. (Phó) Trước (nói về thời gian hoặc thứ tự). ◎ Như: "tiên phát chế nhân" áp đảo trước, đánh phủ đầu. ◇ Luận Ngữ : "Công dục thiện kì sự, tất tiên lợi kì khí" , (Vệ Linh Công ) Người thợ muốn làm việc cho khéo, thì trước hết phải làm khí cụ của mình cho sắc bén.
8. (Phó) Tạm thời. ◎ Như: "nhĩ tiên bất yếu hoảng, ngã môn mạn mạn tưởng bạn pháp lai giải quyết" , anh tạm thời không phải hoảng sợ, chúng ta từ từ tìm cách giải quyết.
9. (Động) Khởi xướng, làm trước. ◇ Luận Ngữ : "Vệ quân đãi tử nhi vi chánh, tử tương hề tiên?" , (Tử Lộ ) Nếu vua Vệ giữ thầy làm chính sự, thì thầy làm việc gì trước?
10. (Động) Lĩnh đạo, cầm đầu, cai quản. ◇ Lễ Kí : "Thiên tiên hồ địa, quân tiên hồ thần" , (Giao đặc sinh ) Trời thì cai quản đất, vua thì cầm đầu bề tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Trước.
② Người đã chết gọi là tiên, như tiên đế vua đời trước, tiên nghiêm cha xưa.
③ Một âm là tiến. Làm trước, như tiến ngã trước tiên liệu thế làm trước ta.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trước: Trước khó sau dễ; Tôi đã có hẹn từ trước. 【tiên hậu [xianhuò] a. Trước sau: Trước sau mâu thuẫn với nhau; Những sự việc xảy ra trước và sau; b. Tuần tự, lần lượt: Lần lượt triển lãm;【tiên hành [xianxíng] a. Đi trước, đi đầu; b. Tiến hành trước, làm trước: Những sản phẩm mới này sẽ cung cấp trước cho tỉnh nhà;
② Tổ tiên, ông cha.【tiên nhân [xianrén] a. Tổ tiên; b. Người cha đã qua đời;
③ (Tôn xưng) những người đời trước đã khuất: Người cha đã khuất; Các vị tiên liệt; Vua đời trước;
④ Trước kia: Kĩ thuật của anh ta giỏi hơn trước kia rất nhiều;
⑤ [Xian] (Họ) Tiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trước. Phía trước. Lúc trước ( trái với sau ) — Ông tổ đời trước. Td: Tổ tiên — Ngưi đã chết.

Từ ghép 47

tiến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Trước.
② Người đã chết gọi là tiên, như tiên đế vua đời trước, tiên nghiêm cha xưa.
③ Một âm là tiến. Làm trước, như tiến ngã trước tiên liệu thế làm trước ta.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Hình phạt thời cổ, đàn ông thì bị thiến dái, đàn bà thì bị nhốt vào nơi tối tăm. ◇ Tư Mã Thiên : "Hành mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Việc làm không gì xấu xa bằng nhục tổ tiên, nhục không gì nặng bằng cung hình (bị thiến).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một hình phạt trong ngũ hình thời cổ, để trừng phạt kẻ dâm loạn, đàn ông thì bị thiến dái, đàn bà thì bị nhốt vào nơi tối tăm suốt đời.
chǒu ㄔㄡˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

xấu xa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Xấu, khó coi (tướng mạo). ◎ Như: "hình mạo đoản xú" hình dạng thấp bé xấu xí.
2. (Tính) Xấu xa, không tốt. ◎ Như: "xú danh" tiếng xấu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ vi thiên hạ tể, bất bình. Kim tận vương cố vương ư xú địa, nhi vương kì quần thần chư tướng thiện địa" , . , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương làm chúa tể thiên hạ, nhưng không công bình. Nay phong cho tất cả các vua cũ làm vương ở những đất xấu, còn cho quần thần, tướng tá của ông ta làm vương ở những nơi đất tốt.
3. (Tính) Nhơ nhuốc, ô uế. ◇ Tư Mã Thiên : "Hạnh mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Đạo cư xử không gì nhơ nhuốc bằng làm nhục tổ tiên, sự nhục nhã không gì nặng hơn bị cung hình.
4. (Động) Ghét. ◇ Tả truyện : "Ố trực xú chánh" (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Ghét ngay ghét phải.
5. (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◇ Sử Kí : "Dĩ tu tiên quân tông miếu xã tắc, quả nhân thậm xú chi" , (Ngụy thế gia ) Để tủi cho tông miếu xã tắc của tổ tiên, quả nhân rất hổ thẹn.
6. (Động) Giống như, cùng loại. ◇ Mạnh Tử : "Kim thiên hạ địa xú đức tề" (Công Tôn Sửu hạ ) Nay trong thiên hạ đất giống nhau, đức ngang nhau.
7. (Danh) Sự xấu xa, việc không vinh dự.
8. (Danh) Người xấu xa, đê tiện.
9. (Danh) Hậu môn, lỗ đít động vật. ◇ Lễ Kí : "Ngư khứ ất, miết khứ xú" , (Nội tắc ) Cá bỏ ruột, ba ba bỏ hậu môn.
10. (Danh) Họ "Xú".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu. Tục dùng làm một tiếng để mắng nhiếc người.
② Xấu hổ. Phàm sự gì bị người ta ghét hay để hổ cho người đều gọi là xú, như xuất xú để xấu, bày cái xấu ra.
③ Xấu xa, như xú tướng hình tướng xấu xa.
④ Giống, như sách Mạnh Tử nói Kim thiên hạ xú đức tề trong thiên hạ bây giờ đức giống như nhau, đức ngang như nhau.
⑤ Tù binh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu, xấu xí, xấu xa, xấu hổ, bẩn thỉu: Tướng mạo xấu; Cô ta trông không xấu;
② (văn) Có thể so sánh, giống: Hiện trong thiên hạ đức giống nhau, đức ngang nhau (Mạnh tử);
③ (văn) Tù binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa ( nói về tính tình ) — Xấu xí ( nói về mặt mũi ) — Hổ thẹn. Xấu hổ — Việc lạ lùng quái dị.

Từ ghép 9

khiêu, đào
diào ㄉㄧㄠˋ, táo ㄊㄠˊ, tiáo ㄊㄧㄠˊ, tiào ㄊㄧㄠˋ

khiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhảy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhảy. ◎ Như: "khiêu dược" nhảy lên, "khiêu viễn" nhảy xa, "kê phi cẩu khiêu" gà bay chó nhảy, "khiêu vũ xướng ca" nhảy múa ca hát.
2. (Động) Đập, động đậy, máy động. ◎ Như: "tâm khiêu" tim đập, "nhãn khiêu" mắt máy động. ◇ Phù sanh lục kí : "Ác kì oản, noãn tiêm hoạt nị, hung trung bất giác phanh phanh tác khiêu" , , (Khuê phòng kí lạc ) Cầm tay nàng, ấm áp thon nhỏ mịn màng, trong ngực tim tôi bỗng đập thình thình.
3. (Động) Vượt qua, đi quá. ◎ Như: "khiêu cấp" nhảy qua cấp bậc, "giá nhất hiệt khiêu quá khứ bất khán" trang đó bỏ qua không xem.
4. (Động) Thoát khỏi, trốn thoát. ◎ Như: "khiêu xuất hỏa khanh" thoát ra khỏi hố lửa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vạn vọng tiên dĩ tình dục thanh sắc đẳng sự cảnh kì si ngoan, hoặc năng sử bỉ khiêu xuất mê nhân quyển tử, nhiên hậu nhập ư chánh lộ" , 使, (Đệ ngũ hồi) Xin nhờ trước hãy lấy những việc tình dục thanh sắc răn bảo bệnh si ngoan của nó, họa chăng nó có thể thoát vòng mê muội, mà sau mới đi vào đường chính.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhảy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhảy: Anh ta từ trên cao nhảy xuống;
② Đập: Tim đập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhảy lên — Trượt chân — Một âm là Đào.

Từ ghép 5

đào

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra. Trốn đi — Một âm là Khiêu. Xem Khiêu.
tiện
biàn ㄅㄧㄢˋ, pián ㄆㄧㄢˊ

tiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thuận lợi, thuận tiện
2. ỉa, đái
3. phân, nước giải
4. liền, bèn, làm ngay

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thuận, thuận lợi. ◎ Như: "tiện lợi" 便 lợi ích. ◇ Sử Kí : "Tựu thiện thủy thảo đồn, xả chỉ, nhân nhân tự tiện" , , 便 (Lí tướng quân truyện ) Đóng trại ở những nơi nước tốt cỏ tốt, buông thả không gò bó, ai nấy đều tùy tiện.
2. (Tính) Thường, xoàng, đơn giản. ◎ Như: "tiện phục" 便 thường phục, "tiện phạn" 便 bữa cơm thường.
3. (Tính) Nhanh nhẹn, mẫn tiệp. ◇ Luận Ngữ : "Kì tại tông miếu triều đình, tiện tiện nhiên, duy cẩn nhĩ" , 便便 (Hương đảng ) Ngài (Khổng tử) ở tại tông miếu, triều đình, thì khéo léo mẫn tiệp, mà rất thận trọng.
4. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "tiện điện" 便殿, "tiện cung" 便 cung điện yên ổn.
5. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "tiện ư huề đái" 便 rất tiện để đeo bên mình.
6. (Động) Làm lợi cho, có lợi cho. ◇ Sử Kí : "Tướng tại ngoại, chủ lệnh hữu sở bất thụ, dĩ tiện quốc gia" , , 便 (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Tướng ở ngoài biên thùy, lệnh của vua có cái không theo, để làm lợi ích cho quốc gia.
7. (Động) Quen thuộc. ◇ Tam quốc chí : "Bố tiện cung mã" 便 (Lữ Bố truyện ) (Lã) Bố quen cỡi ngựa bắn cung.
8. (Động) Bài tiết cứt, đái. ◎ Như: "tiện niệu" 便尿 đi giải.
9. (Danh) Lúc thuận tiện. ◎ Như: "tiện trung thỉnh lai cá điện thoại" 便 khi nào tiện xin gọi điện thoại.
10. (Danh) Cơ hội. ◇ Lí Hoa : "Ngô tưởng phù bắc phong chấn Hán, Hồ binh tí tiện; chủ tướng kiêu địch, kì môn (*) thụ chiến" , 便; , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Ta tưởng trận gió bắc làm rúng động quân Hán, binh Hồ thừa cơ quấy nhiễu; chủ tướng khinh địch, kì môn giao chiến. § Ghi chú (*): "kì môn" là một chức quan võ.
11. (Danh) Phân, nước đái. ◎ Như: "đại tiện" 便 đi ỉa, "tiểu tiện" 便 đi đái, "phẩn tiện" 便 cứt đái.
12. (Danh) Họ "Tiện".
13. (Phó) Liền, ngay, lập tức. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na tăng tiện niệm chú thư phù, đại triển huyễn thuật" 便, (Đệ nhất hồi) Nhà sư đó liền niệm chú viết bùa, thi triển hết phép thuật ra.
14. (Phó) Biểu thị phản vấn: Há, chẳng là. ◇ Văn Đồng : "Nhược vô thư tịch kiêm đồ họa, tiện bất giáo nhân bạch phát sanh?" , 便 (Khả tiếu khẩu hào ) Nếu như không có sách vở cùng đồ họa, há chẳng khiến người ta ra tóc trắng sao?
15. (Liên) Dù, cho dù, dù có. ◇ Đỗ Phủ : "Tiện dữ tiên sanh ưng vĩnh quyết, Cửu trùng tuyền lộ tận giao kì" 便, (Tống Trịnh thập bát kiền ) Cho dù phải vĩnh biệt tiên sinh, Thì dưới chín suối cũng là cơ hội gặp nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiện, như tiện lợi 便.
② Yên, cái gì làm cho mình được yên gọi là tiện, như tiện điện 便殿, tiện cung 便 cung điện nghỉ được yên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuận tiện, tiện: 便 Tiện, thuận tiện, tiện lợi; 便 Tùy ý, tùy tiện;
② Thường, xoàng: 便 Bữa cơm thường;
③ Lúc thuận tiện: 便 Được lúc thuận tiện thì đưa đi ngay;
④ Liền, bèn, thì: 便 Chỉ cần chăm chỉ học, thì có thể học tốt; 便 Hễ nói thì làm; 便退 Mười ngày thì rút lui (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Quen thuộc: 便 Lữ Bố quen với việc cỡi ngựa bắn cung (Tam quốc chí: Ngụy thư, Lữ Bố truyện);
⑥ Ỉa, đái: 便 Đi đồng, đi tiêu, đại tiện; 便 Đi giải, đi tiểu, tiểu tiện; 便 Cứt, phân. Xem 便 [pián].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên ổn: 便 Cung điện yên ổn; 便 Trăm họ đều được ăn no mặc ấm, yên ổn không lo lắng (Mặc tử);
② (văn) Khéo ăn khéo nói, linh lợi hoạt bát: 便 Nói năng hoạt bát, có nhiều tài khéo (Cổ thi: Vi Tiêu Trọng Khanh thê tác). 【便便】tiện tiện [piánpián] a. Béo phệ, phệ nệ: 便便 Biên Hiếu Tiên bụng phệ, lười đọc sách (Hậu Hán thư); 便便 Bụng phệ; b. Linh lợi hoạt bát: 便便 Ở chỗ tông miếu triều đình, khéo ăn khéo nói, lúc nào cũng cẩn trọng (Luận ngữ);
③ [Pián] (Họ) Tiện. Xem 便 [biàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dễ dàng thuận lợi. Td: Thuận tiện — Ta còn hiểu là nhân việc gì mà làm luôn việc khác cho được dễ dàng thuận lợi. Đoạn trường tân thanh : » Tiện đây xin một hai điều « — Ấy là. Bèn — Chỉ chung việc bài tiết ( đại và tiểu tiện ).

Từ ghép 53

tả hữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gần, xấp xỉ, trên dưới, khoảng chừng

Từ điển trích dẫn

1. Phía trái và phía phải.
2. Vào khoảng. ◎ Như: "tảo thượng 7 thì 10 phân tả hữu" 710 lúc sớm vào khoảng 7 giờ 10 phút.
3. Gần bên, phụ cận.
4. Các phương diện.
5. Hầu cận, cận thần.
6. Tự khiêm xưng là "tả hữu" , ý nói mình là kẻ hầu cận.
7. Thường dùng trong thư từ để gọi người bên kia. ◇ Tư Mã Thiên : "Thị bộc chung dĩ bất đắc thư phẫn muộn dĩ hiểu tả hữu" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Tôi rút cục đành chịu không sao bày giải nỗi buồn bực để cho ông (tức Nhậm Thiếu Khanh) hiểu rõ.
8. Phản bội, có lòng làm trái.
9. Giúp đỡ, phù trợ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dĩ công dụng kinh thuật tả hữu tiên đế ngũ niên, nhẫm văn kì đức" , (Đường cố trung thư thị lang bình chương sự vi công tập kỉ ).
10. Che chở, bảo hộ.
11. Chỉ huy, cầm đầu.
12. Dù thế nào, dù sao. ☆ Tương tự: "phản chánh" , "hoành thụ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bên trái và bên phải — Chỉ người thân cận đứng hầu sát hai bên.
chuyển, soạn, toán, tuyển
suàn ㄙㄨㄢˋ, xuǎn ㄒㄩㄢˇ, zhuàn ㄓㄨㄢˋ

chuyển

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trứ thuật, sáng tác. ◎ Như: "soạn văn" viết văn, "soạn cảo" 稿 viết bài.
2. (Động) Biên tập.
3. (Danh) Ý chí, lí thú. ◇ Luận Ngữ : "Cổ sắt hi, khanh nhĩ, xả sắt nhi tác, đối viết: Dị hồ tam tử giả chi soạn" , , , : (Tiên tiến ) Tiếng gảy đàn sắt thưa dần, rồi "keng" một cái, buông đàn mà trả lời rằng: chí của tôi khác với ba anh đó.
4. (Danh) Quy luật biến hóa của trời đất, âm dương. ◇ Dịch Kinh : "Âm dương hợp đức, nhi cương nhu hữu thể, dĩ thể thiên địa chi soạn" , , (Hệ từ hạ ) Âm dương hòa hợp với đức, mà hào dương và hào nhu mới có thực thể, lấy làm quy luật biến hóa cho trời đất.
5. Một âm là "tuyển". (Động) Kén chọn. § Thông "tuyển" .
6. Lại một âm là "chuyển". (Động) Cầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðặt bày, sự.
② Soạn, làm văn làm sách ghi chép các việc gọi là soạn, như soạn thuật thuật việc theo trước làm thành bài thành sách, soạn trước tự lấy ý mình làm thành văn, thành sách, v.v.
③ Một âm là tuyển. Kén chọn.
④ Lại một âm là chuyển. Cầm.

soạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

biên soạn, soạn thảo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trứ thuật, sáng tác. ◎ Như: "soạn văn" viết văn, "soạn cảo" 稿 viết bài.
2. (Động) Biên tập.
3. (Danh) Ý chí, lí thú. ◇ Luận Ngữ : "Cổ sắt hi, khanh nhĩ, xả sắt nhi tác, đối viết: Dị hồ tam tử giả chi soạn" , , , : (Tiên tiến ) Tiếng gảy đàn sắt thưa dần, rồi "keng" một cái, buông đàn mà trả lời rằng: chí của tôi khác với ba anh đó.
4. (Danh) Quy luật biến hóa của trời đất, âm dương. ◇ Dịch Kinh : "Âm dương hợp đức, nhi cương nhu hữu thể, dĩ thể thiên địa chi soạn" , , (Hệ từ hạ ) Âm dương hòa hợp với đức, mà hào dương và hào nhu mới có thực thể, lấy làm quy luật biến hóa cho trời đất.
5. Một âm là "tuyển". (Động) Kén chọn. § Thông "tuyển" .
6. Lại một âm là "chuyển". (Động) Cầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðặt bày, sự.
② Soạn, làm văn làm sách ghi chép các việc gọi là soạn, như soạn thuật thuật việc theo trước làm thành bài thành sách, soạn trước tự lấy ý mình làm thành văn, thành sách, v.v.
③ Một âm là tuyển. Kén chọn.
④ Lại một âm là chuyển. Cầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Viết, soạn: 稿 Viết bài;
② (văn) Sửa soạn, sắm sửa, cụ bị;
③ (văn) Cầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thuật lại. Kể lại. Td: Biên soạn — Bày ra. Dọn ra. Như chữ Soạn — Các âm khác là Toán, Tuyển. Xem các âm này.

Từ ghép 10

toán

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đếm mà lựa ra — Các âm khác là Soạn, Tuyển. Xem các âm này.

tuyển

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trứ thuật, sáng tác. ◎ Như: "soạn văn" viết văn, "soạn cảo" 稿 viết bài.
2. (Động) Biên tập.
3. (Danh) Ý chí, lí thú. ◇ Luận Ngữ : "Cổ sắt hi, khanh nhĩ, xả sắt nhi tác, đối viết: Dị hồ tam tử giả chi soạn" , , , : (Tiên tiến ) Tiếng gảy đàn sắt thưa dần, rồi "keng" một cái, buông đàn mà trả lời rằng: chí của tôi khác với ba anh đó.
4. (Danh) Quy luật biến hóa của trời đất, âm dương. ◇ Dịch Kinh : "Âm dương hợp đức, nhi cương nhu hữu thể, dĩ thể thiên địa chi soạn" , , (Hệ từ hạ ) Âm dương hòa hợp với đức, mà hào dương và hào nhu mới có thực thể, lấy làm quy luật biến hóa cho trời đất.
5. Một âm là "tuyển". (Động) Kén chọn. § Thông "tuyển" .
6. Lại một âm là "chuyển". (Động) Cầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðặt bày, sự.
② Soạn, làm văn làm sách ghi chép các việc gọi là soạn, như soạn thuật thuật việc theo trước làm thành bài thành sách, soạn trước tự lấy ý mình làm thành văn, thành sách, v.v.
③ Một âm là tuyển. Kén chọn.
④ Lại một âm là chuyển. Cầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tuyển lựa, tuyển chọn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Tuyền — Các âm khác là Soạn, Toán. Xem các âm này.
hi, hy
xī ㄒㄧ

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ít, hiếm. § Thông "hi" . ◎ Như: "ki hi" hầu ít, hiếm, "hi hãn" hiếm có, "hi kì" lạ lùng ít thấy.
2. (Tính) Lặng lẽ không tiếng động. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thị chi bất kiến danh viết di, thính chi bất văn danh viết hi" , (Chương 14).
3. (Tính) Khô, ráo. § Thông "hi" .
4. (Động) Trông, ngóng, nhìn. ◇ Quản Tử : "Thượng huệ kì đạo, hạ đôn kì nghiệp, thượng hạ tương hi, nhược vọng tham biểu, tắc tà giả khả tri dã" , , , , (Quân thần thượng ).
5. (Động) Mong, cầu. ◎ Như: "hi kí" mong cầu, "hi vọng" mong ngóng.
6. (Động) Nghênh hợp. ◇ Tuân Duyệt : "(Khổng Quang) thủ pháp độ, tu cố sự. Thượng hữu sở vấn, cứ kinh pháp nhi đối, bất hi thượng chỉ cẩu hợp" (), . , , (Hán kỉ , Thành Đế kỉ tam ).
7. (Động) Ngưỡng mộ. ◇ Tả Tư : "Ngô hi Đoàn Can Mộc, Yển tức phiên Ngụy quân; Ngô mộ Lỗ Trọng Liên, Đàm tiếu khước Tần quân" , ; , (Vịnh sử , Chi tam ).
8. (Động) Ngừng, ngớt, thưa dần. ◇ Luận Ngữ : "Cổ sắt hi, khanh nhĩ, xả sắt nhi tác, đối viết: Dị hồ tam tử giả chi soạn" , , , : (Tiên tiến ) Tiếng gảy đàn sắt thưa dần, rồi "keng" một cái, buông đàn mà trả lời rằng: chí của tôi khác với ba anh đó.
9. (Phó) Biểu thị trình độ: rất, quá. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tương hoa mộc tận đả cá hi lạn, phương xuất giá khí" , (Quán viên tẩu vãn phùng tiên nữ ).
10. (Danh) Chỗ trống, không trung. ◇ Tả Tư : "Viên dứu đằng hi nhi cạnh tiệp, hổ báo trường khiếu nhi vĩnh vịnh" , (Thục đô phú ).
11. (Danh) Họ "Hi".

Từ ghép 7

hy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ít
2. mong muốn

Từ điển Thiều Chửu

① Ít, như ki hi hầu ít, hiếm, hi hãn hiếm có, hi kì lạ lùng ít thấy, v.v.
② Mong, như hi kí mong cầu, hi vọng mong ngóng, v.v.
③ Vô hình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếm, ít: Đất rộng người thưa (Sử kí); Vật hiếm là quý; Hầu ít, hiếm;
② Mong, mong cầu: Mong đến dự đúng giờ; Kính mong bạn đọc chỉ giáo;
③ (văn) Chờ xem, xem xét;
④ (văn) Ngưỡng mộ;
⑤ (văn) Đón ý hùa theo: Hoằng làm việc hùa theo thói đời, địa vị lên tới hàng công khanh (Sử kí);
⑥ Ngưng dần;
⑦ Im lặng;
⑧ Rất;
⑨ [Xi] (Họ) Hi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ít — Thưa — Trông mong.

Từ ghép 3

thu thập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thu thập, nhặt nhạnh và sắp xếp lại

Từ điển trích dẫn

1. Gom lại, thu tập. ◇ Kỉ Quân : "Trương Thị cô phụ đồng ngải mạch, phủ thu thập thành tụ, hữu đại toàn phong tòng tây lai, xuy chi tứ tán" , , 西, (Duyệt vi thảo đường bút kí , Loan dương tiêu hạ lục ngũ ).
2. Dọn dẹp, thu dọn, chỉnh đốn. ◎ Như: "thu thập ốc tử" dọn dẹp nhà cửa. ◇ Tào Ngu : "Tứ Phụng, thu thập thu thập linh toái đích đông tây, ngã môn tiên tẩu ba" , 西, (Lôi vũ , Đệ nhị mạc).
3. Chiêu nạp, thu nhận. ◇ Lưu Nguyên Khanh : "Hậu thế kí thu thập cường hãn vô lại giả, dưỡng chi dĩ vi binh" , (Hiền dịch biên , Quan chánh ).
4. Rút lại, thu về. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "(Lãn Long) khủng phạ chung cửu hữu nhân toán tha, thử hậu thu thập khởi thủ đoạn, tái bất thí dụng" (), , (Quyển tam cửu).
5. Chôn cất. ◇ Tư trị thông giám : "Tống Hậu gia thuộc tịnh dĩ vô cô ủy hài hoành thi, bất đắc liễm táng, nghi sắc thu thập, dĩ an du hồn" , , , (Hán Linh Đế Quang Hòa nguyên niên ).
6. Lấy được, nắm lấy. ◎ Như: "thu thập nhân tâm" .
7. Nấu nướng. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Đãn phàm tân tức phụ tiến môn, tam thiên tựu yếu đáo trù hạ khứ thu thập nhất dạng thái, phát cá lợi thị" , , (Đệ nhị thất hồi).
8. Gặt hái, thu hoạch. ◇ Hàn Dũ : "Sương thiên thục thị lật, Thu thập bất khả trì" , (Tống Trương đạo sĩ ).
9. Bắt giữ. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Quá bất đa thì, binh đạo hành cá bài đáo phủ lai, thuyết thị phụng chỉ phạm nhân, bả Văn Tham Tướng thu thập tại phủ ngục trung khứ liễu" , , , (Quyển thập thất).
10. Trừng phạt, trừng trị. ◇ Tăng Thụy : "Hựu bất thị lão thân đa sự bả ngã khẩn thu thập" (Lưu hài kí , Đệ nhất chiệp).
11. Tiêu trừ, giải tỏa. ◇ Tây sương kí 西: "Tất bãi liễu khiên quải, thu thập liễu ưu sầu" , (Đệ tam bổn , Đệ tam chiết) Chẳng còn vương vấn, hết cả lo buồn. § Nhượng Tống dịch thơ: Chẳng còn bận nghĩ, nhọc lòng như xưa!
12. Thưởng thức, hân thưởng. ◇ Chúc Duẫn Minh : "Bất như thu thập nhàn phong nguyệt, tái hưu nhạ Chu Tước Kiều biên dã thảo hoa" , (Kim lạc tác , Kỉ biệt , Khúc ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gom góp lượm lặt.

Từ điển trích dẫn

1. Bá và vương. § Ngày xưa gọi người lấy được thiên hạ là "vương" . Đứng đầu các chư hầu là "bá" . ◇ Lễ Kí : "Nghĩa dữ tín, hòa dữ nhân, bá vương chi khí dã" , , (Kinh giải ).
2. Bá chủ, đứng đầu các chư hầu. ◇ Quốc ngữ : "Phù bá vương chi thế, tại đức bất tại tiên sáp" , (Tấn ngữ bát ).
3. Thành tựu nghiệp bá hoặc nghiệp vương. ◇ Mạnh Tử : "Phu tử gia Tề chi khanh tướng, đắc hành đạo yên, tuy do thử bá vương bất dị hĩ" , , (Công Tôn Sửu thượng ) Thầy được cử làm khanh tướng nước Tề, lại được đem đạo lí ra thi hành, ắt người ta chẳng lấy làm lạ rằng (nhờ tài đức của thầy mà) nước Tề sẽ thành tựu nghiệp bá hoặc nghiệp vương.
4. Chỉ "Hạng Vũ" . ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ tằng tự lập vi Tây Sở Bá Vương, cố hữu thử chuyên xưng" 西, (Hạng Vũ bổn kỉ ).
5. Kẻ hoành hành ngang ngược xấu ác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khả tích giá ma nhất cá nhân, một phụ mẫu, liên tự kỉ bổn tính đô vong liễu, bị nhân quải xuất lai, thiên hựu mại dữ liễu giá cá bá vương" , , , , (Đệ lục thập nhị hồi) Đáng tiếc con người như thế, không có bố mẹ, quên cả họ hàng, bị người ta dỗ đi, lại đem bán cho hạng vũ phu ấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những người quyền hành tột bực, chỉ vua thiên tử. Bá là vua chư hầu. Vương là tước vị của đại công thần thuộc Hoàng tộc — Tiếng chỉ vị vua chư hầu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.