tảo
zǎo ㄗㄠˇ

tảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buổi sáng
2. sớm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Buổi sáng. ◎ Như: "đại thanh tảo" sáng tinh mơ, "tòng tảo đáo vãn" từ sáng tới tối.
2. (Danh) Họ "Tảo".
3. (Tính) Thuộc về buổi sáng. ◎ Như: "tảo xan" bữa ăn sáng.
4. (Tính) Sớm, chưa tối. ◎ Như: "thiên sắc hoàn tảo" trời còn sớm.
5. (Tính) Đầu, ban sơ. ◎ Như: "tảo kì" thời kì đầu, "tảo đạo" lúa sớm, lúa chiêm.
6. (Phó) Trước, sớm. ◎ Như: "tảo vi chi bị" phòng bị từ trước, "tha tảo tẩu liễu" anh ấy đã đi sớm rồi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ư thị Tương Vân tảo chấp khởi hồ lai, Đại Ngọc đệ liễu nhất cá đại bôi, mãn châm liễu nhất bôi" , , 滿 (Đệ ngũ thập hồi) Lúc đó Tương Vân đã cầm sẵn bình rượu rồi, Đại Ngọc đem ra một chén lớn, rót đầy một chén.
7. (Phó) Từ lâu. ◎ Như: "thiên sắc khước tảo vãn liễu" trời đã tối từ lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Sớm ngày, như tảo san bữa cơm sớm.
② Trước, như tảo vi chi bị phòng bị sớm trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buổi sáng: Sáng sớm;
② Sớm: Chẳng chóng thì chầy, sớm muộn; Nếu ta sớm nghe theo phu tử thì không đến nỗi thế này (Tả truyện); ? Tướng quân còn muốn đợi gì mà không sớm trừ khử ông ta đi? (Hậu Hán thư).【】tảo vãn [zăowăn] a. Sớm tối: Sớm tối anh ấy đều ở nhà; b. Sớm muộn, chẳng chóng thì chầy: Sớm muộn chúng ta sẽ có ngày gặp nhau;【】tảo dĩ [zăoyê] a. Sớm đã, từ lâu: Tôi đã chuẩn bị từ lâu; Kiểu này đã lỗi thời từ lâu; b. (đph) Trước đây;【】tảo tảo nhi [zăozăor] a. Mau, nhanh: Đã quyết định thì làm cho nhanh; b. Sớm: Có đến thì mai đến cho sớm;
③ Từ lâu, từ trước: Đó là việc từ lâu rồi; Tôi đã chuẩn bị xong từ lâu rồi;
④ Chào (tiếng chào buổi sáng): Chào thầy ạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buổi sáng sớm — Sớm ( trước giờ ).

Từ ghép 22

khuê
guī ㄍㄨㄟ

khuê

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngọc khuê
2. nguyên tố silic, Si

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọc "khuê". § Ghi chú: Ngọc trên nhọn dưới vuông, thiên tử phong vua chư hầu thì ban cho ngọc đó. ◇ Chiến quốc sách : "Công tước vi chấp khuê, quan vi trụ quốc" , (Chu sách nhất ) Tước của ông (vào hàng) cầm ngọc khuê, chức của ông (vào hàng) trụ quốc.
2. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dung lượng, đựng được 64 hạt thóc gọi là một "khuê". (2) Đơn vị trọng lượng, cân nặng bằng mười hạt thóc là một "khuê".
3. (Danh) Khí cụ thời xưa để đo bóng mặt trời. ◎ Như: "nhật khuê" .
4. (Danh) Họ "Khuê".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọc khuê.
② Cái khuê, một thứ đồ để đong ngày xưa, đựng được 64 hạt thóc gọi là một khuê, cũng là một thứ cân, cân nặng được mười hạt thóc gọi là một khuê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngọc khuê (thời xưa);
② Cái khuê (đơn vị đong lường thời xưa, đựng được 64 hạt thóc; đơn vị cân thời xưa, nặng bằng 10 hạt thóc);
③ 【】 khuê niết [guiniè] (văn) Mẫu mực, khuôn mẫu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ ngọc quý thời cổ, tức ngọc Khuê. » Này tài nhả ngọc phun khuê « ( Hoa Tiên ) — Tên một ngôi sao, tức sao Khuê — Trong trắng, trong sạch — Tên một đơn vị đo lường thời cổ ( 10 Khuê bằng một Thù, 24 Thù bằng một Lạng ta ). » Sao khuê rạng vẻ văn minh giữa trời « ( Đại Nam Quốc Sử ).

Từ ghép 3

thấu, tấu
zòu ㄗㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp lại — Một âm là Tấu. Xem Tấu.

tấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tâu lên
2. tấu nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng lên, tiến hiến. ◇ Hán Thư : "Sổ tấu cam thuế thực vật" (Bính Cát truyện ) Mấy lần dâng lên thức ăn ngon ngọt.
2. (Động) Tâu. § Ngày xưa đại thần dâng thư hoặc trình với vua gọi là "tấu". ◎ Như: "khải tấu" bẩm cáo với vua. ◇ Bạch Cư Dị : "Bất tri hà nhân tấu hoàng đế, Đế tâm trắc ẩn tri nhân tệ" , (Đỗ Lăng tẩu ) Không biết ai đã tâu lên vua, Vua động lòng thương xót và biết được người làm chuyện xấu ác.
3. (Động) Cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiền thanh cung chủy tấu Ngu cầm" (Hạ nhật mạn thành ) Tiếng ve trầm bổng như tấu điệu đàn vua Ngu Thuấn.
4. (Động) Lập nên, đạt được. ◎ Như: "đại tấu kì công" lập nên công lớn.
5. (Động) Tiến hành, vận dụng. ◎ Như: "tấu đao" vận dụng dao.
6. (Động) Đi, chạy. § Thông "tẩu" .
7. (Danh) Văn thư do đại thần dâng lên vua. ◎ Như: "tấu trạng" , "tấu điệp" .
8. (Danh) Tiết phách cao thấp trầm bổng trong âm nhạc. ◎ Như: "tiết tấu khinh khoái" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tâu, kẻ dưới trình bầy với người trên gọi là tấu.
② Cử âm nhạc lên cũng gọi là tấu.
③ Sự gì tiến hành được cũng gọi là tấu. Như tấu hiệu dùng có hiệu, tấu đao vận dùng con dao.
④ Chạy.
⑤ Cũng như chữ tấu .
⑥ Cũng dùng như chữ tấu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấu (nhạc), cử (nhạc): Độc tấu; Cử quốc ca;
② Tâu (lên vua), tấu: Tiên trảm hậu tấu;
③ Lập nên, làm nên, đạt được: Lập nên công lớn;
④ (văn) Chạy;
⑤ (văn) Như (bộ );
⑥ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâng lên — Dâng lời nói lên vua. Tâu vua — Đánh nhạc lên. Td: Hòa tấu — Một âm là Thầu. Xem Thầu.

Từ ghép 20

quỹ
kuí ㄎㄨㄟˊ

quỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đo lường

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đo, lường, xét đoán. ◎ Như: "quỹ tình độ lí" xem xét suy đoán tình lí.
2. (Động) Cầm đầu, trông coi. ◇ Liêu sử : "Ngoại phấn vũ vệ, nội quỹ văn giáo" , (Doanh vệ chí , Tự ) Bên ngoài phát triển quân phòng, bên trong chăm sóc văn giáo.
3. (Danh) Chánh sự, sự vụ. ◇ Hậu Hán Thư : "Bách quỹ duẫn đương" (Trương Hành truyện ) Trăm việc thỏa đáng.
4. (Danh) Chức vị cai quản việc nước. Ngày xưa gọi quan tể tướng là "thủ quỹ" hay "hiệp quỹ" . Ngày nay, tương đương với chức "nội các tổng lí" .
5. (Danh) Đạo lí. ◇ Mạnh Tử : "Tiên thánh hậu hiền, kì quỹ nhất dã" , (Li Lâu ) Thánh về trước và bậc hiền sau, đạo của họ là một vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo, lường, như bách quỹ toan lường trăm việc, là cái chức của quan tể tướng, vì thế đời sau mới gọi quan thể tướng là thủ quỹ , hay hiệp quỹ vậy.
② Ðạo, như kì quỹ nhất dã thửa đạo một vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đo, lường, suy đoán, đánh giá: Toan lường trăm việc; Suy đoán ý nó. Xem (bộ ) và (bộ );
② Đạo, tiêu chuẩn, lí lẽ: Đạo của nó là một vậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đo xem được bao nhiêu.

Từ ghép 2

đàng, đường
táng ㄊㄤˊ

đàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ ghép 2

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gian nhà chính (ở giữa), nhà lớn. ◇ Luận Ngữ : "Do dã thăng đường hĩ, vị nhập ư thất dã" , (Tiên tiến ) (Học vấn) của anh Do vào hạng đến phòng chính rồi, mà chưa vào nội thất (nghĩa là đã khá lắm, chỉ chưa tinh vi thôi).
2. (Danh) Nhà, phòng dành riêng cho một việc. ◎ Như: "lễ đường" nhà để tế lễ, "Phật đường" nhà thờ Phật, "khóa đường" lớp học, "kỉ niệm đường" nhà kỉ niệm.
3. (Danh) Tiếng tôn xưng mẹ của người khác. ◎ Như: "tôn đường" mẹ của ngài, "lệnh đường" mẹ của ông. ◇ Phù sanh lục kí : "Khủng đường thượng đạo tân nương lãn nọa nhĩ" (Khuê phòng kí lạc ) Sợ mẹ (chồng) bảo rằng cô dâu mới lười biếng thôi.
4. (Danh) Cùng một ông nội (tổ phụ). ◎ Như: "đồng đường huynh đệ" anh em chú bác (gọi tắt là "đường huynh đệ" ), "tụng đường" anh em cùng một cụ, "tái tụng đường" cùng một kị.
5. (Danh) Cung điện, phủ quan làm việc, chỗ để cử hành cúng tế. ◎ Như: "miếu đường" , "triều đường" , "chánh sự đường" .
6. (Danh) Chỗ núi bằng phẳng.
7. (Danh) Tiếng dùng trong tên hiệu các tiệm buôn. ◎ Như: "Đồng Nhân đường" , "Hồi Xuân đường" .
8. (Danh) Lượng từ: (1) Bộ (vật phẩm). ◎ Như: "nhất đường từ khí" một bộ đồ sứ. (2) Khóa học. ◎ Như: "nhất đường khóa" một khóa học.
9. (Tính) Rực rỡ, oai vệ. ◎ Như: "đường đường" oai vệ hiên ngang, "đường hoàng" bề thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Gian nhà chính giữa, cái nhà để làm lễ.
② Rực rỡ, như đường đường , đường hoàng , v.v.
③ Mình gọi mẹ người cũng gọi là đường, như tôn đường , lệnh đường , v.v.
④ Anh em cùng một tổ gọi là đồng đường huynh đệ gọi tắt là đường huynh đệ anh em cùng một cụ gọi là tụng đường , cùng một kị gọi là tái tụng đường , v.v.
⑤ Cung điện, như miếu đường , triều đường , v.v.
⑥ Chỗ núi bằng phẳng cũng gọi là đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà lớn, gian nhà chính (ở giữa): Nhà kỉ niệm; Lễ đường; Lớp học;
② Công đường (nơi xét xử thời xưa): Ra tòa;
③ Cùng họ, cùng một gốc tổ: Anh em cùng đầu ông cố; Anh em cùng đầu ông sơ; Anh em họ; Chị em họ;
④ (văn) Tiếng để gọi mẹ người khác: Tôn đường; Lệnh đường;
⑤ (văn) Cung điện: Miếu đường;
⑥ (văn) Chỗ núi bằng phẳng;
⑦ (văn) Rực rỡ: Đường đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn, ngôi nhà chính — Người thân cùng chung một ông tổ — Chỉ người mẹ, hoặc cha mẹ. Chẳng hạn Huyên đường ( người mẹ ) — Cao — Sáng sủa — Chỗ bằng phẳng rộng rãi trên núi.

Từ ghép 51

giá
jiā ㄐㄧㄚ, jià ㄐㄧㄚˋ

giá

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đóng ngựa vào xe
2. xe cộ
3. chuyến đi của vua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng ngựa, bò vào xe để kéo đi.
2. (Động) Cưỡi. ◎ Như: "giá hạc tây quy" 西 cưỡi hạc về tây, "đằng vân giá vụ" cưỡi mây.
3. (Động) Cầm lái. ◎ Như: "giá khí xa" lái xe, "giá phi cơ" lái máy bay.
4. (Động) Điều khiển, khống chế, chế ngự. ◎ Như: "tràng giá viễn ngự" tiết chế được cả phương xa.
5. (Động) Tiến hành. ◎ Như: "tịnh giá tề khu" trình độ tiến ngang nhau. § Cũng gọi là "phương giá tề khu" .
6. (Danh) Xe cộ. ◎ Như: "loan giá" xe vua, "chỉnh giá xuất du" sửa soạn xe đi chơi. § Ngày xưa, vua xuất hành có chia ra "đại giá" và "pháp giá" . "Đại giá" là nói về chuyến đi có nhiều xe theo hầu, "pháp giá" là nói về chuyến đi có ít xe theo hầu. Song đều gọi tắt là "giá". Vì thế nên gọi sự vua xuất hành là "giá".
7. (Danh) Ngày xưa dùng làm tiếng tôn xưng hoàng đế, vua chúa. ◎ Như: "hộ giá" theo phò vua, "giá băng" vua băng hà. ◇ Liêu trai chí dị : "Tương truyền giá tương xuất liệp" (Thành tiên ) Nghe đồn vua sắp đi săn.
8. (Danh) Tiếng dùng để xưng hô tôn trọng người khác. ◎ Như: "lao giá" làm phiền ngài (đến thăm, ...), "túc giá" chực đón ngài (đến chơi, ...).
9. (Danh) "Biệt giá" một chức quan giúp việc quan thứ sử, cũng như chức thông phán bây giờ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðóng xe ngựa (đóng ngựa vào xe).
② Giá ngự. Như tràng giá viễn ngự tiết chế được cả phương xa.
③ Xe cộ. Như vua xuất hành có chia ra đại giá và pháp giá . Ðại giá là nói về chuyến đi có nhiều xe theo hầu, pháp giá là nói về chuyến đi có ít xe theo hầu. Song đều gọi tắt là giá. Vì thế nên gọi sự vua xuất hành là giá.
④ Một tiếng dùng để xưng hô tôn trọng người khác. Như tạ ơn người ta đến thăm mình gọi là lao giá , ước hẹn đón người ta đến chơi gọi là túc giá .
⑤ Tiến hành. Như trình độ trình độ tiến ngang nhau gọi là tịnh giá tề khu . Cũng có khi gọi là phương giá tề khu .
⑥ Biệt giá một chức quan giúp việc quan thứ sử, cũng như chức thông phán bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng lừa ngựa vào xe, thắng (lừa, ngựa vào xe): Cái xe này nặng quá, phải đóng hai ngựa mới được;
② Xe ngựa: Sửa soạn xe đi chơi;
③ Lái, bẻ lái: Lái máy bay; ? Anh biết lái xe không?;
④ Đánh (xe ngựa, xe bò...);
⑤ (văn) Trội hơn;
⑥ (văn) Chế ngự, tiết chế, điều khiển, lèo lái, kiểm soát: Tiết chế tới những nơi xa;
⑦ (văn) Cách gọi có ý kính cẩn (để tôn xưng ngựa xe của người khác đến chơi nhà mình): Làm nhọc ngài đến thăm; Chực đón ngài đến chơi;
⑧ (văn) Vua chúa, hoàng đế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng ngựa vào xe — Chỉ chung xe cộ — Xe vua đi. Chẳng hạn Xa giá — Thuyền — Chẳng hạn Giá trưởng ( người thuyền trưởng, hoặc người lái đò ).

Từ ghép 12

sàng
chuáng ㄔㄨㄤˊ

sàng

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái giường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tục dùng như chữ "sàng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái giường. Tục dùng như chữ sàng .
② Cái giá gác đồ.
③ Cái sàn bắc trên giếng để đỡ cái con quay kéo nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giường: Giường bệnh; Giường lò so; Bên giường vừa lọt ánh trăng, trông ra mặt đất ngỡ rằng hơi sương (Lí Bạch: Tĩnh dạ tư);
② Giá, sàn, bàn, máy: Cái giá đàn; Bàn đẻ, giường đỡ đẻ; Máy tiện;
③ Lợi, nướu: Lợi (nướu) răng;
④ (loại) Chiếc, cái, bộ...: Hai chiếc chăn bông; Một bộ đồ giường (chăn, đệm, khăn trải giường).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giường để nằm. Truyện Hoa Tiên có câu: » Khéo thay lời nói hữu tình, sàng đông rày mới là đành có nơi «. Sàng đông, còn gọi là Đông sàng, cái giường ở phía đông, chỉ chàng rể, Sách Tấn thư chép rằng: Quan Thái úy Khước giám tới nhà Vương Đạo, nơi có nhiều học trò ở, để kén rể. Học trò ai cũng xôn xao, chỉ có một người cứ nằm im trên chiếc giường phía đông, tức là Vương Hi Chi, người có tài viết chữ đẹp. Khước giám chọn Hi Chi làm rể — Phàm vật gì tương tự như cái giá để đồ vật, đều gọi là Sàng. Td: Cầm sàng ( giá để đàn ), Bút sàng ( giá để bút ) — Cái thành tiếng.

Từ ghép 14

nhiếp
niè ㄋㄧㄝˋ, shè ㄕㄜˋ

nhiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vén lên
2. bắt lấy
3. thu lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa cho ngay, chỉnh đốn. ◇ Sử Kí : "Hầu Sanh nhiếp tệ y quan, trực thướng tái công tử thượng tọa, bất nhượng" , , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Hầu Sinh sửa lại áo mũ rách rưới, bước thẳng lên xe ngồi luôn vào chỗ phía trên, không từ chối.
2. (Động) Thu lấy, chụp lấy. ◎ Như: "nhiếp ảnh" chụp hình, "nhiếp thủ kính đầu" chụp tấm hình.
3. (Động) Vén lên, nâng. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên.
4. (Động) Thu hút. ◎ Như: "câu hồn nhiếp phách" thu bắt hồn vía. ◇ Cố Huống : "Từ thạch nhiếp thiết, bất nhiếp hồng mao" , (Quảng Lăng Bạch Sa Đại Vân tự bi ) Đá nam châm hút sắt, không hút lông chim hồng.
5. (Động) Duy trì, giữ gìn, bảo trì. ◇ Quốc ngữ : "Thành nhi bất thiên, nãi năng nhiếp cố" , (Tấn ngữ tứ) Thành công mà không dời đổi, mới có thể giữ vững.
6. (Động) Bắt lấy. ◎ Như: "câu nhiếp" tróc nã, tìm bắt.
7. (Động) Cai quản, thống lĩnh. ◎ Như: "thống nhiếp" thống lĩnh. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhiếp thiên địa chi chánh, bỉnh tứ hải chi duy" , (Trần Phiền truyện ) Cầm đầu khuôn phép trời đất, nắm giữ bờ cõi bốn bể.
8. (Động) Kiêm nhiệm, thay thế. ◎ Như: "nhiếp chánh" thay vua cai trị nước. ◇ Mạnh Tử : "Nghiêu lão nhi Thuấn nhiếp dã" (Vạn Chương thượng ) Vua Nghiêu già nên Thuấn thay thế mà trị nước vậy.
9. (Động) Phụ tá, giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Bằng hữu du nhiếp" (Đại nhã , Kí túy ) Bạn bè sẵn sàng giúp đỡ.
10. (Động) Gần, sát gần, ép sát, bách cận. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian" , (Tiên tiến ) Nước có ngàn cỗ xe, bị ép giữa hai nước lớn.
11. (Động) Nuôi dưỡng. ◎ Như: "nhiếp sanh" dưỡng sinh. ◇ Thẩm Ước : "Thiện nhiếp tăng thọ" (Thần bất diệt luận ) Khéo bảo dưỡng thì thêm tuổi sống lâu.
12. Một âm là "nhiệp". (Tính) Yên định, an ổn. ◇ Hán Thư : "Thiên hạ nhiếp nhiên, nhân an kì sanh" , (Nghiêm Trợ truyện ) Thiên hạ an ổn, ai nấy ở yên với đời sống mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Vén lên.
② Bắt lấy.
③ Thu nhiếp lại, như nhiếp ảnh chụp ảnh, nhiếp sinh thu nhiếp tinh thần để nuôi mình cho khỏe.
④ Trị cho nghiêm chỉnh, như trấn nhiếp lấy oai mà khiến cho ai nấy đều sợ không dám làm càn.
⑤ Kiêm, thay, nhiếp vị làm thay địa vị người khác.
⑥ Bị bức bách.
⑦ Vay mượn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, thu hút, hấp thu: Hấp thu chất bổ;
② Bảo dưỡng, giữ gìn (sức khỏe): Giữ gìn thân thể (sức khỏe); Giữ sức khỏe, dưỡng sinh;
③ Thay quyền để thống trị, kiêm quyền, thay quyền: Nhiếp chính (thay vua nắm quyền cai trị); Lên ngôi thay vua;
④ (văn) Trị cho nghiêm chỉnh: Trấn áp để không dám làm càn;
⑤ (văn) Bị bức bách;
⑥ (văn) Vay mượn;
⑦ (văn) Vén lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Giúp đỡ — Đem, dẫn tới — Thay thế — Nuôi nấng — Đáng lẽ đọc Thiếp.

Từ ghép 10

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "phân kì" .
2. Li biệt. ◇ Mưu Dung : "Độc hạc cô cầm tùy viễn bái, Hồng đình lục tửu tích phân kì" , (Tống La Ước ) Hạc lẻ đàn côi theo cờ xí đằng xa, Trường đình rượu ngọt tiếc chia li.
3. Mầm, chồi (lúa, cỏ).
4. Chẽ ra, mọc đâm ra. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nguyên lai giá nhất chi mai hoa chỉ hữu nhị xích lai cao, bàng hữu nhất chi, túng hoành nhi xuất, ước hữu nhị tam xích trường, kì gian tiểu chi phân kì, hoặc như bàn li, hoặc như cương dẫn" , , , , , , (Đệ ngũ thập hồi) Trước đây cành mai này chỉ cao hai thước, bên cạnh có một nhánh đâm ngang dài độ hai ba thước, nhánh ấy lại có nhiều nhánh nhỏ đâm ra, hoặc như con li cuộn lại, hoặc như con giun thẳng đờ ra.
5. Sai biệt, không tương đồng. ◎ Như: "ý kiến phân kì" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia đường, mỗi người rẽ về một ngả, chỉ sự chia tay, xa cách. Hoa Tiên có câu » Rằng nay nam bắc phân kì, Đã đành trời nọ trăng kia mới lòng «.

Từ điển trích dẫn

1. Bóng, ảnh. ◇ Du Việt : "Dạ nguyệt hạ chiếu, quang cảnh linh loạn" , (Trà hương thất tam sao , Du viên giả san ) Đêm trăng chiếu xuống, bóng sáng linh loạn.
2. Ý nói vật hư ảo không thật.
3. Chói lọi, rực rỡ. ◇ Tấn Thư : "Tả thủ bả nhất vật, đại như bán kê tử, quang cảnh phi thường" , , (Lưu Nguyên Hải tái kí ) Tay trái cầm một vật, lớn bằng nửa con gà, sáng chói lạ thường.
4. Tỉ dụ ân trạch.
5. Phong thái nghi dong. § Kính từ chỉ dong mạo người khác. ◇ Tống Thư : "Vọng công thất niên, nãi kim kiến quang cảnh ư tư" , (Phù thụy chí thượng ) Mong ngóng ông (chỉ "Lã Thượng" ) đã bảy năm, nay mới thấy nghi dong ở đây.
6. Mặt trời mặt trăng.
7. Tỉ dụ thời gian, năm tháng. ◇ Lí Bạch : "Quang cảnh bất đãi nhân, Tu du phát thành ti" , (Tương phùng hành ) Thời gian chẳng đợi người, Khoảnh khắc tóc trắng như tơ.
8. Tình hình, cảnh huống, bộ dạng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Thiềm hồi lai, tương Tiết Khoa đích quang cảnh nhất nhất đích thuyết liễu" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Bảo Thiềm trở về, đem bộ dạng của Tiết Khoa từng li từng tí kể hết lại.
9. Cảnh sắc, phong cảnh. ◇ Hàn Dũ : "Thị thì san thủy thu, Quang cảnh hà tiên tân" , (Thù Bùi thập lục ) Lúc đó là non nước mùa thu, Cảnh sắc tươi đẹp biết bao.
10. Thú vị, ý vị.
11. Em bé gái.
12. Hi vọng, có mòi. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Đại Khanh kiến thuyết thỉnh đáo lí diện cật trà, liệu hữu kỉ phân quang cảnh" , (Hách Đại Khanh di hận Uyên Ương thao ) Đại Khanh nghe nói mời vào trong uống trà, liệu xem có chút hi vọng gì không.
13. Vẻ, dạng, mô dạng.
14. Trên dưới, vào khoảng, chừng. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Giá nhân tính Hoa danh Trung, niên kỉ ngũ thập tuế quang cảnh" , (Đệ nhất hồi) Người này họ Hoa tên Trung, tuổi chừng năm chục.
15. Đại khái, xem chừng (phỏng đoán). ◎ Như: "kim thiên thái muộn nhiệt, quang cảnh thị yếu hạ vũ" , hôm nay oi bức quá, xem chừng có thể trời mưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những gì bày ra trước mắt.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.