du
yóu ㄧㄡˊ, yòu ㄧㄡˋ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tinh dầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dầu, mỡ (lấy từ thực vật hoặc động vật). ◎ Như: "hoa sanh du" dầu đậu phộng, "trư du" mỡ heo.
2. (Danh) Dầu đốt (lấy từ khoáng chất). ◎ Như: "hỏa du" dầu hỏa, "môi du" dầu mỏ.
3. (Danh) Món lợi thêm, món béo bở. ◎ Như: "tha tại giá nhất hạng công trình trung lao đáo bất thiểu du thủy" hắn ta trong thứ công chuyện đó chấm mút được không ít béo bở.
4. (Động) Bôi, quét (sơn, dầu, ...). ◎ Như: "du song hộ" sơn cửa sổ.
5. (Động) Bị dầu mỡ vấy bẩn. ◎ Như: "y phục du liễu" quần áo vấy dầu rồi.
6. (Tính) Giảo hoạt, khéo léo, hào nhoáng bề ngoài. ◎ Như: "du khang hoạt điều" 調 khéo mồm khéo miệng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá hầu nhi quán đích liễu bất đắc liễu, chỉ quản nã ngã thủ tiếu khởi lai! Hận đích ngã tê nhĩ na du chủy" , ! (Đệ tam thập bát hồi) Con khỉ nảy nói nhảm quen rồi, mi cứ đem ta ra làm trò cười! Tức quá, ta phải vả cái mồm giảo hoạt của mi mới được.
7. (Tính) Ùn ùn, nhiều mạnh, hưng thịnh. ◎ Như: "du nhiên" ùn ùn. ◇ Lí Bạch : "Vân du vũ bái" (Minh đường phú ) Mây ùn ùn, mưa như trút.
8. (Tính) Trơn, bóng. ◎ Như: "du lục" xanh bóng, xanh mướt.

Từ điển Thiều Chửu

① Dầu, phàm chất gì lỏng mà có thể đốt cháy được đều gọi là du, như hỏa du dầu hỏa, đậu du dầu đậu, chi du dầu mỡ, v.v.
② Ùn ùn, tả cái vẻ nhiều mạnh, như du nhiên tác vân (Mạnh Tử ) ùn ùn mây nổi.
③ Trơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dầu: Dầu lạc;
② Quét (sơn): Lấy sơn quét một lượt;
③ Láu lỉnh, láu cá: Người này rất láu cá;
④ (văn) Trơn;
⑤ (văn) 【】du nhiên [yóurán] (văn) Tự nhiên (nảy sinh), thình lình, đột ngột: Trời đột ngột nổi mây, xầm xập đổ mưa (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dầu mỡ.

Từ ghép 18

Từ điển trích dẫn

1. Thay đổi hình thái, tình trạng. ◇ Tuân Tử : "Bần cùng nhi bất ước, phú quý nhi bất kiêu, tịnh ngộ biến thái nhi bất cùng, thẩm chi lễ dã" , , , (Quân đạo ).
2. Trạng thái sinh lí, tâm lí biến thành không tốt, bất thường. ◇ Mao Thuẫn : "Tha giác đắc giá cá nữ hài tử đích tâm lí hữu điểm biến thái, kí đối ư nhất thiết sự đô bất cảm hứng vị, tịnh thả bả nhất thiết nhân đô khán thành cừu địch liễu" , , (Tam nhân hành , Bát).
3. Quá trình biến hóa sinh sản của một số động vật.
4. Một số thực vật, nhân lâu ngày chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh (môi trường), sinh ra biến hóa hình thái và cơ năng sinh lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hình dạng bên ngoài thay đổi.

Từ điển trích dẫn

1. Cơ quan sinh thực khí của các loại thực vật như tùng, bách... § Cũng viết là "cầu quả" . ◎ Như: "tùng bách đích cầu quả ngoại quan ngận đặc thù, thường bị nhân môn kiểm thập hồi khứ quan thưởng" , .
mạch
mài ㄇㄞˋ, mò ㄇㄛˋ

mạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mạch máu
2. mạch, thớ, gân
3. liền nhau
4. nhìn đăm đắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Huyết quản, đường máu chảy. ◎ Như: "động mạch" mạch máu đỏ, "tĩnh mạch" mạch máu đen. § Ngày xưa viết là . Tục viết là .
2. (Danh) Dòng nước chảy dưới mặt đất. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Thổ cao mạch động tri xuân tảo, Ôi úc âm thâm trường đài thảo" , (Tạp ngôn Vô Tích Huệ san tự lưu tuyền ca ).
3. (Danh) Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là "mạch". ◎ Như: "sơn mạch" mạch núi, "toàn mạch" mạch nước, "diệp mạch" gân lá.
4. (Danh) Sự liên hệ huyết thống. ◎ Như: "nhất mạch tương truyền" cùng một huyết thống truyền lại.
5. (Danh) Nhịp đập của mạch máu. ◎ Như: "mạch chẩn" chẩn mạch, "bả mạch" bắt mạch. ◇ Vương Phù : "Phàm trị bệnh giả tất tiên tri mạch chi hư thật" (Tiềm phu luận ) Phàm người trị bệnh, thì trước hết phải biết mạch hư thật.
6. (Danh) Lá cây, cánh côn trùng có đường ngấn giống như huyết quản, cũng gọi là "mạch". ◎ Như: "diệp mạch" thớ lá, gân lá.
7. (Động) Bắt mạch (để khám bệnh).
8. (Động) Nhìn, xem xét, quan sát. § Thông "mạch" .
9. (Phó) "Mạch mạch" trông nhau đăm đắm. ◇ Cổ thi : "Doanh doanh nhất thủy gian, Mạch mạch bất đắc ngữ" , (Điều điều khiên ngưu tinh ) Tràn trề một dòng sông, Đăm đăm nhìn không nói. § Cũng viết là "mạch mạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mạch máu, mạch máu đỏ gọi là động mạch , mạch máu đen gọi là tĩnh mạch . Ngày xưa viết là . Tục viết là .
② Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là mạch. Như sơn mạch mạch núi, toàn mạch mạch nước, v.v.
③ Mạch, thầy thuốc xem mạch động ở vệ cổ tay để phân biệt chứng bệnh.
④ Xương lá, các đường gân trên lá cây gọi là diệp mạch .
⑤ Mạch mạch trông nhau đăm đắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Mạch máu: Động mạch; Tĩnh mạch;
② Mạch: Bắt mạch;
③ Mạch (gân lá của thực vật hoặc gân cánh của động vật);
④ Rặng, mạch: Rặng núi; Mạch mỏ. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

】mạch mạch [mòmò] Say đắm, đắm đuối: Say mê, tình tứ; Nhìn nhau đắm đuối; Chị đắm đuối nhìn người chồng đi khuất ở phía xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống dẫn máu trong cơ thể. Tức mạch máu — Đường đi, đường nước chảy, đường chạy dài của núi. Hoa Tiên có câu: » Là điều thuận miệng vắng đây, mạch rừng bưng bít cho hay mới là «.

Từ ghép 15

quỹ
kuì ㄎㄨㄟˋ, tuí ㄊㄨㄟˊ

quỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

đưa tặng, tặng quà

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng cho ăn, tiến thực. ◇ Hoài Nam Tử : "Địch bôi nhi thực, tẩy tước nhi ẩm, hoán nhi hậu quỹ" , , (Thuyên ngôn ).
2. (Động) Đưa tặng, làm quà. ◇ An Nam Chí Lược : "Hàn thực dĩ quyển bính tương quỹ" (Phong tục ) (Ngày lễ) Hàn thực thì đem bánh cuốn tặng nhau.
3. (Động) Chuyên chở, thâu tống lương thực. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Cửu thú tắc quân tình dĩ đãi, viễn quỹ tắc dân lực tương kiệt" , (Thượng công thủ nhị sách trạng ).
4. (Động) Nấu nướng.
5. (Động) Chu cấp, chu tế. ◇ Cung Tự Trân : "Tự ngã từ mẫu tử, Thùy quỹ thử ông bần" , (Hàn nguyệt ngâm ).
6. (Động) Cho tiền. ◇ Quách Mạt Nhược : "Cật liễu lưỡng phiến miến bao, nhất tiểu điệp hoàng du, nhất tiểu điệp hắc ngư tử, lưỡng bôi hồng trà. Ngoại giao quan cấp ngã quỹ liễu, bất tri đạo hoa liễu đa thiểu tiền" , , , . , (Tô Liên kỉ hành , Lục nguyệt nhị thập ngũ nhật ).
7. (Danh) Việc ăn uống. ◇ Chu Lễ : "Phàm vương chi quỹ, thực dụng lục cốc, thiện dụng lục sinh" , , (Thiên quan , Thiện phu ).
8. (Danh) Đồ ăn, thực vật. ◇ Quản Tử : "Tiên sanh tương thực, đệ tử soạn quỹ" , (Đệ tử chức ).
9. (Danh) Lễ vật.
10. (Danh) Tế tự.

Từ điển Thiều Chửu

① Biếu, đem các món ăn dâng biếu người trên gọi là quỹ.
② Đưa tặng, làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biếu, tặng (quà).【】quĩ tặng [kuì zèng] Biếu tặng, biếu xén;
② (văn) Dâng thức ăn (lên người trên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ quỹ .

Từ ghép 5

hi, hy, hí, hý, khái
xì ㄒㄧˋ

hi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lương gạo ăn cấp cho người khác.
2. (Danh) Phiếm chỉ lương thực.
3. (Danh) Các thức cho ngựa trâu ăn.
4. (Danh) Chỉ "sinh khẩu" , tức gia súc còn sống dùng để cúng tế. Cũng chỉ thịt sống. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống dục khử cáo sóc chi hí dương" (Bát dật ) Thầy Tử Cống muốn bỏ việc dâng dê sống trong lễ Cáo sóc (ngày mồng một) đi. § Vì lúc bấy giờ lễ Cốc sóc đã bỏ rồi mà vẫn còn chiếu lệ dùng dê sống nên nói thế.
5. (Danh) Bổng lộc. § Phép nhà Minh, nhà Thanh hễ học trò nào được vào hạng tốt thì nhà nước cấp lương cho ăn gọi là "lẫm sinh" , được bổ vào hạng lẫm sinh gọi là "thực hí" .
6. (Động) Tặng biếu, tặng tống. ◇ Tả truyện : "Thị tuế, Tấn hựu cơ, Tần Bá hựu hí chi túc" , , (Hi Công thập ngũ niên ).
7. § Cũng đọc là "hi".
8. § Còn đọc là "khái".

hy

phồn thể

Từ điển phổ thông

cấp lương

Từ điển Thiều Chửu

① Tặng lương ăn.
② Cấp lương. Phép nhà Minh , nhà Thanh hễ học trò nào được vào hạng tốt thì nhà nước cấp lương cho ăn thì gọi là lẫm sinh , được bổ vào hạng lẫm sinh gọi là thực.
③ Con muông sống. Như sách Luận Ngữ nói: Tử Cống dục khử cốc (cáo) sóc chi hí dương (Bát dật ) Thầy Tử Cống muốn bỏ việc dâng dê sống trong lễ Cáo sóc (ngày mồng một) đi. Vì lúc bấy giờ cái lễ Cốc sóc đã bỏ rồi mà vẫn còn chiếu lệ dùng dê sống nên nói thế. Cũng đọc là chữ hi. Còn đọc là khái.

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lương gạo ăn cấp cho người khác.
2. (Danh) Phiếm chỉ lương thực.
3. (Danh) Các thức cho ngựa trâu ăn.
4. (Danh) Chỉ "sinh khẩu" , tức gia súc còn sống dùng để cúng tế. Cũng chỉ thịt sống. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống dục khử cáo sóc chi hí dương" (Bát dật ) Thầy Tử Cống muốn bỏ việc dâng dê sống trong lễ Cáo sóc (ngày mồng một) đi. § Vì lúc bấy giờ lễ Cốc sóc đã bỏ rồi mà vẫn còn chiếu lệ dùng dê sống nên nói thế.
5. (Danh) Bổng lộc. § Phép nhà Minh, nhà Thanh hễ học trò nào được vào hạng tốt thì nhà nước cấp lương cho ăn gọi là "lẫm sinh" , được bổ vào hạng lẫm sinh gọi là "thực hí" .
6. (Động) Tặng biếu, tặng tống. ◇ Tả truyện : "Thị tuế, Tấn hựu cơ, Tần Bá hựu hí chi túc" , , (Hi Công thập ngũ niên ).
7. § Cũng đọc là "hi".
8. § Còn đọc là "khái".

phồn thể

Từ điển phổ thông

cấp lương

Từ điển Thiều Chửu

① Tặng lương ăn.
② Cấp lương. Phép nhà Minh , nhà Thanh hễ học trò nào được vào hạng tốt thì nhà nước cấp lương cho ăn thì gọi là lẫm sinh , được bổ vào hạng lẫm sinh gọi là thực.
③ Con muông sống. Như sách Luận Ngữ nói: Tử Cống dục khử cốc (cáo) sóc chi hí dương (Bát dật ) Thầy Tử Cống muốn bỏ việc dâng dê sống trong lễ Cáo sóc (ngày mồng một) đi. Vì lúc bấy giờ cái lễ Cốc sóc đã bỏ rồi mà vẫn còn chiếu lệ dùng dê sống nên nói thế. Cũng đọc là chữ hi. Còn đọc là khái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Súc vật dùng để tế lễ và biếu xén: Tử Cống muốn bỏ con dê sống tế ngày mùng một đi (Luận ngữ);
② Ngũ cốc;
③ Cỏ cho súc vật ăn, cỏ khô;
④ Biếu xén thực phẩm, tặng lương thực để ăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa gạo — Đem đồ ăn cho ăn — Súc vật sống.

khái

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lương gạo ăn cấp cho người khác.
2. (Danh) Phiếm chỉ lương thực.
3. (Danh) Các thức cho ngựa trâu ăn.
4. (Danh) Chỉ "sinh khẩu" , tức gia súc còn sống dùng để cúng tế. Cũng chỉ thịt sống. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống dục khử cáo sóc chi hí dương" (Bát dật ) Thầy Tử Cống muốn bỏ việc dâng dê sống trong lễ Cáo sóc (ngày mồng một) đi. § Vì lúc bấy giờ lễ Cốc sóc đã bỏ rồi mà vẫn còn chiếu lệ dùng dê sống nên nói thế.
5. (Danh) Bổng lộc. § Phép nhà Minh, nhà Thanh hễ học trò nào được vào hạng tốt thì nhà nước cấp lương cho ăn gọi là "lẫm sinh" , được bổ vào hạng lẫm sinh gọi là "thực hí" .
6. (Động) Tặng biếu, tặng tống. ◇ Tả truyện : "Thị tuế, Tấn hựu cơ, Tần Bá hựu hí chi túc" , , (Hi Công thập ngũ niên ).
7. § Cũng đọc là "hi".
8. § Còn đọc là "khái".

Từ điển Thiều Chửu

① Tặng lương ăn.
② Cấp lương. Phép nhà Minh , nhà Thanh hễ học trò nào được vào hạng tốt thì nhà nước cấp lương cho ăn thì gọi là lẫm sinh , được bổ vào hạng lẫm sinh gọi là thực.
③ Con muông sống. Như sách Luận Ngữ nói: Tử Cống dục khử cốc (cáo) sóc chi hí dương (Bát dật ) Thầy Tử Cống muốn bỏ việc dâng dê sống trong lễ Cáo sóc (ngày mồng một) đi. Vì lúc bấy giờ cái lễ Cốc sóc đã bỏ rồi mà vẫn còn chiếu lệ dùng dê sống nên nói thế. Cũng đọc là chữ hi. Còn đọc là khái.
ngang
áng , yǎng ㄧㄤˇ

ngang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ta, tôi

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Ta, tôi. ◇ Thi Kinh : "Chiêu chiêu chu tử, Nhân thiệp ngang phủ" , (Bội phong , Bào hữu khổ diệp ) Lái đò gọi khách, Người ta đi đò, còn tôi thì không đi.
2. (Động) Tình tự phấn chấn.
3. (Động) Nâng lên. § Thông "ngang" .
4. (Động) Vật giá tăng lên. § Thông "ngang" . ◇ Hán Thư : "Vạn vật ngang quý" (Thực hóa chí hạ ) Các vật lên giá cao.
5. (Động) Trông lên.
6. (Động) Ngưỡng mộ, ngưỡng vọng. § Thông "ngưỡng" .
7. (Động) Ngửa lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Ta. Ngày xưa dùng như chữ ngang và chữ ngưỡng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tôi, ta (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất thời cổ);
② Như (bộ );
③ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ta. Tôi (tiếng tự xưng) — Trông đợi — Khích lệ, làm cho phấn khởi — Vật giá lên cao. Td: Ngang quý (đắt vọt lên).
giáp
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỏ cứng của động vật
2. áo giáp mặc khi chiến trận
3. Giáp (ngôi thứ nhất hàng Can)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Giáp", can đầu trong mười can (thiên can ).
2. (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" , "nhị giáp" , "tam giáp" để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" . Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" , chỉ có ba bực: (1) "Trạng nguyên" , (2) "Bảng nhãn" , (3) "Thám hoa" .
3. (Danh) Áo giáp, áo dày quân lính mặc để hộ thân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã" (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.
4. (Danh) Lớp vỏ ngoài vững chắc để che chở. ◎ Như: "thiết giáp xa" xe bọc sắt.
5. (Danh) Quân lính, binh sĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cung môn tận bế, phục giáp tề xuất, tương Hà Tiến khảm vi lưỡng đoạn" , , (Đệ tam hồi) Cửa cung đóng hết, quân lính mai phục ồ ra, chém Hà Tiến đứt làm hai đoạn.
6. (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". ◎ Như: "bảo giáp" kê tra các nhà các nhân xuất để phòng bị quân gian phi ẩn núp.
7. (Danh) Móng. ◎ Như: "chỉ giáp" móng tay, "cước chỉ giáp" móng chân.
8. (Danh) Mai. ◎ Như: "quy giáp" mai rùa.
9. (Danh) Con ba ba. § Cũng gọi là "giáp ngư" hay "miết" .
10. (Danh) Đơn vị đo diện tích đất đai.
11. (Đại) Dùng làm chữ nói thay ngôi. Phàm không biết rõ là ai, là gì thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay. ◎ Như: anh Giáp, anh Ất, phần Giáp, phần Ất. ◇ Nhan Chi Thôi : "Tì trục hô vân: mỗ giáp dục gian ngã!" : (Hoàn hồn chí ) Con đòi đuổi theo hô lên: Tên kia định gian dâm với tôi!
12. (Tính) Thuộc hàng đầu, vào hạng nhất. ◎ Như: "giáp đẳng" hạng nhất, "giáp cấp" bậc nhất.
13. (Động) Đứng hạng nhất, vượt trên hết. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là "giáp". ◎ Như: "phú giáp nhất hương" giầu nhất một làng.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Giáp, một can đầu trong mười can. Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là giáp, như phú giáp nhất hương giầu nhất một làng.
② Dùng làm chữ nói thay ngôi (đại từ). Như anh giáp, anh ất, phần giáp, phần ất. Phàm không biết rõ là ai thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay cho có chỗ mà so sánh.
③ Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp , nhị giáp , tam giáp để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng . Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên , (2) Bảng nhãn , Thám hoa gọi là đỉnh giáp .
④ Áo giáp (áo dày).
⑤ Mai, như quy giáp mai rùa.
⑥ Bảo giáp kê tra các nhà các nhân xuất để cho cùng dò xét nhau mà phòng bị các quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Can Giáp (can thứ nhất trong 10 thiên can, tương đương với ngôi thứ nhất hoặc "A");
② Nhất, chiếm hàng đầu, đứng đầu: Phong cảnh Hà Tiên đẹp nhất thiên hạ;
③ Mai, vỏ: Mai rùa;
④ Móng: Móng tay;
⑤ Áo giáp;
⑥ Bọc sắt: Xe bọc sắt;
⑦ (văn) Quân lính, quân đội (mặc áo giáp): Một vạn quân lính thủy (Tư trị thông giám: Hán kỉ, Hiến đế Kiến An thập tam niên);
⑧ (văn) Vũ khí: Tìm được kho vũ khí, lấy được một số khí giới (Tư trị thông giám: Đường kỉ, Hiến Tông Nguyên Hòa thập nhị niên);
⑨ Chòm xóm, liên gia, giáp (thời xưa 10 nhà là một giáp): Chế độ liên gia;
⑩ (văn) Bả vai (dùng như , bộ );
⑪ (văn) Thân gần (dùng như , bộ ): Lại chẳng muốn thân gần ta (Thi Kinh: Vệ phong, Hoàn lan);
⑫ [Jiă] (Họ) Giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẩy, cái vỏ của loài vật. Chẳng hạn Quy giáp ( mu rùa ) — Cái vỏ ngoài của thực vật khi mới sinh — Loại áo của binh sĩ mặc khi ra trận — Vị thứ nhất trong Thập can — Chỉ thứ nhất, hạng nhất.

Từ ghép 22

hi, hy, hí, hý, khái
xì ㄒㄧˋ

hi

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

hy

giản thể

Từ điển phổ thông

cấp lương

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

giản thể

Từ điển phổ thông

cấp lương

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Súc vật dùng để tế lễ và biếu xén: Tử Cống muốn bỏ con dê sống tế ngày mùng một đi (Luận ngữ);
② Ngũ cốc;
③ Cỏ cho súc vật ăn, cỏ khô;
④ Biếu xén thực phẩm, tặng lương thực để ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

khái

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ gốc rễ thực vật hoặc nền móng kiến trúc.
2. Cơ sở của sự vật.
3. Gia thế, xuất thân, lí lịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái rễ — Cái chân đứng, tức cái cơ sở.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.