nghị
yì ㄧˋ

nghị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quả quyết, cứng cỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quả quyết, cứng cỏi. ◎ Như: "cương nghị" kiên quyết. ◇ Luận Ngữ : "Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn" , (Thái Bá ) Kẻ sĩ không thể không (có chí) rộng lớn và cương quyết, (là vì) nhiệm vụ thì nặng mà đường thì xa.
2. (Tính) Tài giỏi, dũng mãnh. ◇ Khuất Nguyên : "Thân kí tử hề thần dĩ linh, hồn phách nghị hề vi quỷ hùng" , (Cửu ca , Quốc thương ) Thân chết rồi nhưng anh linh vẫn còn, hồn phách trở thành bậc hùng của quỷ (tức là hồn ma của những người đã chết).
3. (Tính) Nghiêm khắc. ◇ Tân Đường Thư : "Chánh thanh nghị, lại hạ vô cảm phạm giả" , (Tống Cảnh truyện ) Chính trị trong sạch và nghiêm khắc, quan lại dưới không dám làm điều sai trái.
4. (Tính) Nghiêm chính. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Công phục di ngã thi, Trách ngã từ thậm nghị" , (Tạ Vương Đãi Chế khuyến phục ẩm ).
5. (Tính) Giận dữ, thịnh nộ. ◇ Quốc ngữ : "Kì vi nhân dã, triển nhi bất tín, ái nhi bất nhân, trá nhi bất trí, nghị nhi bất dũng" , , , , (Sở ngữ hạ ).
6. (Danh) (Thuật ngữ cờ vây) Con cờ chết và ván cờ xong. ◇ Từ Huyễn : "Nghị, đề dã. Kì tử nhi kết cục viết nghị, kí nghị nhi tùy thủ viết phục nghị, tục hựu vị chi đề" , . , , (Vi kì nghĩa lệ , Thuyên thích ).
7. (Danh) Họ "Nghị".

Từ điển Thiều Chửu

① Quả quyết, cứng cỏi, quyết chí không ai lay động được gọi là nghị lực .

Từ điển Trần Văn Chánh

Kiên quyết, quả quyết, cứng cỏi: Kiên nghị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả quyết. Cứng rắn, không đổi‎. Td: Cương nghị.

Từ ghép 6

hối, hồi
huí ㄏㄨㄟˊ

hối

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Về, đi rồi trở lại gọi là hồi.
② Cong queo.
③ Hồi, một thiên tiểu thuyết gọi là một hồi.
③ Ðạo Hồi, một tôn giáo của Mục-hãn Mặc-đức người A-lạp-bá dựng lên, đến đời Tống, Nguyên các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tầu, gọi là Hồi-giáo.
⑤ Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tầu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống Hồi.
⑥ Hồi hồi tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑦ Ðoái lại.
⑧ Chịu khuất.
⑨ Hồi hướng chữ trong kinh Phật, nghĩa là đem công đức của mình mà hướng về nơi khác, đại khái có thể chia làm ba thứ: 1) Ðem công đức của mục A đã tu mà hồi hướng cho mục B, như làm các việc từ thiện, mà muốn lấy công đức ấy để cầu lấy cái phúc được vãng sinh sang nước Cực-lạc, 2) Lấy công đức của mình tu mà hồi hướng cho người, như tự mình niệm Phật lễ bái, mà quy công đức cho người chết khiến cho người chết được siêu sinh, 3) Ðem muôn phúc muôn thiện của Phật mà hồi hướng cho chúng sinh nhờ công đức ấy đều được vãng sinh nơi Tịnh-độ.
⑩ Một âm là hối. Sợ lánh.

hồi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. về
2. đạo Hồi, Hồi giáo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Về, trở lại. ◎ Như: "hồi quốc" về nước, "hồi gia" về nhà. ◇ Vương Hàn : "Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi" , (Lương Châu từ ) Say nằm ở sa trường xin bạn đừng cười, Xưa nay chinh chiến mấy người về.
2. (Động) Quay, ngoảnh lại. ◎ Như: "hồi thủ" ngoảnh đầu lại, "hồi quá thân lai" quay mình lại. ◇ Bạch Cư Dị : "Quân vương yểm diện cứu bất đắc, Hồi khán huyết lệ tương hòa lưu" , (Trường hận ca ) Quân vương che mặt, không cứu nổi, Quay lại nhì, máu và nước mắt hòa lẫn nhau chảy.
3. (Động) Sửa đổi, cải biến. ◎ Như: "hồi tâm chuyển ý" thay đổi ý kiến, thái độ, chủ trương.
4. (Động) Phúc đáp, trả lời. ◎ Như: "hồi tín" trả lời thư.
5. (Động) Đáp ứng (đáp trả lại cùng một động tác đã nhận được). ◎ Như: "hồi kính" kính lễ đáp ứng, "hồi tha nhất thương" đánh trả lại nó một giáo.
6. (Động) Từ tạ, từ tuyệt không nhận. ◎ Như: "nhất khẩu hồi tuyệt" một mực từ chối.
7. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "hồi tị" tránh né.
8. (Danh) Đạo Hồi, một tôn giáo của "Mục-hãn Mặc-đức" Mohammed người A-lạp-bá dựng lên. Đến đời Tống, Nguyên, các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tàu, gọi là "Hồi giáo" .
9. (Danh) Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tàu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống "Hồi".
10. (Danh) "Hồi Hồi" tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số lần (hành vi, cử chỉ). Như "thứ" . ◎ Như: "tiền hậu ngã cộng khứ trảo liễu tha ngũ hồi" trước sau tổng cộng tôi tìm nó năm lần. (2) Khoảng thời gian: hồi, lát. ◎ Như: "nhàn tọa liễu nhất hồi" ngồi chơi một lát. (3) Thiên, chương, đoạn (tiểu thuyết). ◎ Như: "nhất bách nhị thập hồi bổn Hồng Lâu Mộng" một trăm hai mươi hồi truyện Hồng Lâu Mộng. (4) Sự việc, sự tình. ◎ Như: "giá thị lưỡng hồi sự, bất khả hỗn vi nhất đàm" , hai việc đó, không thể bàn luận lẫn lộn làm một được.
12. (Danh) Họ "Hồi".

Từ điển Thiều Chửu

① Về, đi rồi trở lại gọi là hồi.
② Cong queo.
③ Hồi, một thiên tiểu thuyết gọi là một hồi.
③ Ðạo Hồi, một tôn giáo của Mục-hãn Mặc-đức người A-lạp-bá dựng lên, đến đời Tống, Nguyên các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tầu, gọi là Hồi-giáo.
⑤ Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tầu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống Hồi.
⑥ Hồi hồi tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑦ Ðoái lại.
⑧ Chịu khuất.
⑨ Hồi hướng chữ trong kinh Phật, nghĩa là đem công đức của mình mà hướng về nơi khác, đại khái có thể chia làm ba thứ: 1) Ðem công đức của mục A đã tu mà hồi hướng cho mục B, như làm các việc từ thiện, mà muốn lấy công đức ấy để cầu lấy cái phúc được vãng sinh sang nước Cực-lạc, 2) Lấy công đức của mình tu mà hồi hướng cho người, như tự mình niệm Phật lễ bái, mà quy công đức cho người chết khiến cho người chết được siêu sinh, 3) Ðem muôn phúc muôn thiện của Phật mà hồi hướng cho chúng sinh nhờ công đức ấy đều được vãng sinh nơi Tịnh-độ.
⑩ Một âm là hối. Sợ lánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Về, trở lại, hồi phục: Về nhà; Về công tác tại đơn vị cũ;
② Quay: Quay mình lại;
③ Quanh co, cong queo, khuất khúc. 【】hồi lang [huíláng] Hành lang lượn khúc, hành lang uốn khúc;
④ Trả lời: 【】hồi tín [huíxìn] a. Gởi thư trả lời: Mong anh gửi thư trả lời; b. Thư trả lời: ;c. Báo tin: Công việc xong xuôi, tôi sẽ báo tin cho anh;
⑤ Nghĩ lại;
⑥ Lùi bước, chịu khuất: Khó khăn vất vả trăm bề vẫn không chịu khuất (lùi bước);
⑦ Lần, lượt, hồi: ? Đi mấy lần rồi?; "" Tam quốc chí diễn nghĩa gồm có 120 hồi;
⑧ [Huí] (Dân tộc) Hồi: Dân tộc Hồi, người Hồi, dân Hồi;
⑨ [Huí] (Họ) Hồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở về;
② Vòng quanh, vòng vèo, quanh vòng. Cv. (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoay chuyển — Quay lại, trở về — Gian tà. Thí dụ: Gian hồi ( cũng như gian tà ) — Lần, lượt. Thí dụ: Nhất bách hồi ( một trăm lần ) — Đáp lại. Trả lời — Quanh co. Với nghĩa này phải đọc Hội. Ta quen đọc là Hồi luôn — Một lớp tuồng, một thiên trong cuốn tiểu thuyết, đều gọi là Hồi.

Từ ghép 59

trì
chí ㄔˊ

trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm, giữ, nắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm. ◎ Như: "trì thương" cầm giáo, "trì bút" cầm bút.
2. (Động) Giữ gìn. ◎ Như: "bảo trì" giữ gìn, "kiên trì" giữ vững.
3. (Động) Chống giữ, đối kháng. ◎ Như: "cương trì" chống giữ vững vàng, "tương trì bất hạ" chống nhau nghiêng ngửa (sức ngang nhau).
4. (Động) Tì, chống. ◇ Trang Tử : "Tả thủ cứ tất, hữu thủ trì di dĩ thính" , (Ngư phủ ) Tay trái vịn đầu gối, tay phải tì má để nghe.
5. (Động) Giúp đỡ, phù trợ. ◎ Như: "tương hỗ phù trì" trợ giúp lẫn nhau.
6. (Động) Cai quản, lo liệu. ◎ Như: "chủ trì" quản lí, "thao trì gia vụ" lo liệu việc nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, giữ, như trì tiết giữ tiết, thao trì giữ gìn, chủ trì chủ trương công cuộc gì. Ta gọi vị sư coi cả của chùa là trụ trì cũng là do nghĩa ấy cả. Phàm nói về chữ trì đều có ý chỉ về sự giữ chắc không rời cả. Như bảo trì giữ giàng, bả trì cầm giữ lấy, hiệp trì cậy thế bắt buộc người phải theo mình, căng trì cố đánh đổ cái tính xấu mà giữ lấy cái hay, bất tự trì không có định kiến gì, phù trì nâng đỡ, duy trì gìn giữ, chi trì chống chỏi, v.v. Hai bên ngang sức chống nhau gọi là tương trì bất hạ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm: Cầm bút;
② Giữ, giữ lấy: Giữ lấy;
③ Trông nom, trông coi, quản: Lo liệu việc nhà; Chủ trì;
④ Chống đối: Giai đoạn cầm cự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ. Xem Trì giới — Giúp đỡ. Td: Phù trì.

Từ ghép 27

thỏ, thố
tù ㄊㄨˋ

thỏ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Con thỏ.
② Mặt trăng. Ngày xưa bảo cái bóng đen trong mặt trăng là con thỏ, vì thế nên tục gọi mặt trăng là ngọc thỏ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con thỏ: Thỏ trắng; Ôm cây đợi thỏ;
② (văn) Mặt trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại động vật nhỏ, có tài chạy nhanh. Ta cũng gọi là con Thỏ. Đáng lẽ đọc Thố — Truyện Nhị độ mai : » Đàn hồ lũ thỏ một ngày quét thanh « — Chỉ mặt trăng, tương truyền trên mặt trăng có con thỏ bằng ngọc. Đoạn trường tân thanh : » Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm gương «.

Từ ghép 7

thố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con thỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con thỏ. Tục gọi là "thố tử" . ◎ Như: "thủ chu đãi thố" ôm cây đợi thỏ.
2. (Danh) Mặt trăng. § Theo truyền thuyết, có con thỏ trắng ở trên mặt trăng. Tục gọi mặt trăng là "ngọc thố" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con thỏ: Thỏ trắng; Ôm cây đợi thỏ;
② (văn) Mặt trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Thỏ.

Từ ghép 2

bái, bát
bā ㄅㄚ, pā ㄆㄚ, pá ㄆㄚˊ

bái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vin, bíu, vịn
2. đào, cào, móc ra, bới ra
3. bóc, lột

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bóc, lột. ◎ Như: "bả quất tử bái khai lai cật" bóc quýt ra ăn.
2. (Động) Cởi, tháo. ◎ Như: "bái y thường" cởi áo.
3. (Động) Đào. ◎ Như: "bái thổ" đào đất, "bái đê" đào đê.
4. (Động) Vịn, víu. ◎ Như: "bái trước lan can" vịn lan can.
5. (Động) Móc ra, bới ra. ◎ Như: "bái đỗng" moi hang.
6. (Động) Lượm, thu thập. ◇ Tây du kí 西: "Ngộ Không đạo: Nhĩ tiểu thì bất tằng tại ngã diện tiền bái sài?" : ? (Đệ thập tứ hồi) (Tôn) Ngộ Không nói: Ông hồi nhỏ đã không từng lượm củi trước mặt ta sao?
7. (Động) Gãi, cào. ◎ Như: "bái dưỡng nhi" gãi ngứa.
8. (Động) Nép, nằm ép mình xuống.
9. (Động) Bò, trèo, leo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đỗng nội Mạnh Hoạch tông đảng, giai khí cung khuyết, bái san việt lĩnh nhi tẩu" , , (Đệ cửu thập hồi) Trong động bè bọn Mạnh Hoạch, đều bỏ cả cung điện, trèo non vượt núi chạy trốn.
10. (Động) Ninh (dùng lửa nhỏ nấu nhừ). ◎ Như: "bái bạch thái" ninh cải trắng.

Từ điển Thiều Chửu

① Móc ra, bới ra.
Tục gọi kẻ trộm kẻ cắp là bái thủ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vịn, bíu, víu: Vịn vào lan can;
② Đào, cào, móc ra, bới ra: Đào đất;
③ Bóc, lột: Bóc vỏ, lột da. Xem [pá].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cào: Cào rơm;
② Ninh: Ninh thịt dê (cừu). Xem [ba].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhổ lên — Một âm khác là Bát. Xem vần Bát.

Từ ghép 2

bát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cào cỏ, cào rơm
2. ninh, hầm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh. Đánh phá — Trừ đi. Diệt đi, Đẩy — Một âm khác là Bái.
bạc, bạo, bộc
bào ㄅㄠˋ, bó ㄅㄛˊ

bạc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổ (do lửa hoặc hơi nóng làm cho bùng nổ). ◎ Như: "bạo trúc" pháo tre (ống lệnh). § Ngày xưa chưa biết làm pháo, đốt ống tre, ống nứa cho nổ to để trừ điềm xấu. ◇ An Nam Chí Lược : "Dân gian môn thủ minh bạo trúc" (Phong tục ) Dân gian mở cửa đốt pháo tre. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quái đạo tạc nhi vãn thượng đăng hoa bạo liễu hựu bạo, kết liễu hựu kết, nguyên lai ứng đáo kim nhật" , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Thảo nào, đêm qua ngọn đèn cứ nổ hoa mãi, rốt cuộc ra là báo điềm cho ngày hôm nay.
2. (Động) Đột nhiên, bùng phát. ◎ Như: "chiến sự bạo phát" chiến tranh bùng nổ đột ngột.
3. (Động) Nhúng, nấu tái (cách nấu bỏ thức ăn vào nước nóng hoặc dầu sôi cho hơi chín rồi vớt ra ngay). ◎ Như: "bạo đỗ nhi" bao tử nhúng, "thông bạo ngưu nhục" thịt bò nhúng tái hành.
4. Một âm là "bạc". (Động) Đốt, hơ nóng. § Ta quen đọc là "bộc".

Từ điển Thiều Chửu

① Tức nổ nứt ra vì lửa.
② Bạo trúc pháo tre (ống lệnh), ngày xưa chưa biết làm pháo cứ đốt ống tre ống nứa cho nổ to để trừ các điềm xấu.
③ Một âm là bạc. Ðốt, hơ nóng. ta quen đọc là chữ bộc.

bạo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổ (do lửa hoặc hơi nóng làm cho bùng nổ). ◎ Như: "bạo trúc" pháo tre (ống lệnh). § Ngày xưa chưa biết làm pháo, đốt ống tre, ống nứa cho nổ to để trừ điềm xấu. ◇ An Nam Chí Lược : "Dân gian môn thủ minh bạo trúc" (Phong tục ) Dân gian mở cửa đốt pháo tre. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quái đạo tạc nhi vãn thượng đăng hoa bạo liễu hựu bạo, kết liễu hựu kết, nguyên lai ứng đáo kim nhật" , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Thảo nào, đêm qua ngọn đèn cứ nổ hoa mãi, rốt cuộc ra là báo điềm cho ngày hôm nay.
2. (Động) Đột nhiên, bùng phát. ◎ Như: "chiến sự bạo phát" chiến tranh bùng nổ đột ngột.
3. (Động) Nhúng, nấu tái (cách nấu bỏ thức ăn vào nước nóng hoặc dầu sôi cho hơi chín rồi vớt ra ngay). ◎ Như: "bạo đỗ nhi" bao tử nhúng, "thông bạo ngưu nhục" thịt bò nhúng tái hành.
4. Một âm là "bạc". (Động) Đốt, hơ nóng. § Ta quen đọc là "bộc".

Từ điển Thiều Chửu

① Tức nổ nứt ra vì lửa.
② Bạo trúc pháo tre (ống lệnh), ngày xưa chưa biết làm pháo cứ đốt ống tre ống nứa cho nổ to để trừ các điềm xấu.
③ Một âm là bạc. Ðốt, hơ nóng. ta quen đọc là chữ bộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nổ: Chất nổ;
② Đốt, hơ nóng, ăn dúng (nhúng).【】bạo đỗ tử [bàodưr] Ăn dúng (nhúng) bao tử, tái bao tử (dê, bò).

Từ ghép 4

bộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nổ, toé lửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổ (do lửa hoặc hơi nóng làm cho bùng nổ). ◎ Như: "bạo trúc" pháo tre (ống lệnh). § Ngày xưa chưa biết làm pháo, đốt ống tre, ống nứa cho nổ to để trừ điềm xấu. ◇ An Nam Chí Lược : "Dân gian môn thủ minh bạo trúc" (Phong tục ) Dân gian mở cửa đốt pháo tre. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quái đạo tạc nhi vãn thượng đăng hoa bạo liễu hựu bạo, kết liễu hựu kết, nguyên lai ứng đáo kim nhật" , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Thảo nào, đêm qua ngọn đèn cứ nổ hoa mãi, rốt cuộc ra là báo điềm cho ngày hôm nay.
2. (Động) Đột nhiên, bùng phát. ◎ Như: "chiến sự bạo phát" chiến tranh bùng nổ đột ngột.
3. (Động) Nhúng, nấu tái (cách nấu bỏ thức ăn vào nước nóng hoặc dầu sôi cho hơi chín rồi vớt ra ngay). ◎ Như: "bạo đỗ nhi" bao tử nhúng, "thông bạo ngưu nhục" thịt bò nhúng tái hành.
4. Một âm là "bạc". (Động) Đốt, hơ nóng. § Ta quen đọc là "bộc".

Từ điển Thiều Chửu

① Tức nổ nứt ra vì lửa.
② Bạo trúc pháo tre (ống lệnh), ngày xưa chưa biết làm pháo cứ đốt ống tre ống nứa cho nổ to để trừ các điềm xấu.
③ Một âm là bạc. Ðốt, hơ nóng. ta quen đọc là chữ bộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nổ: Chất nổ;
② Đốt, hơ nóng, ăn dúng (nhúng).【】bạo đỗ tử [bàodưr] Ăn dúng (nhúng) bao tử, tái bao tử (dê, bò).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cháy bùng lên — Cháy mà phát nổ lớn.

Từ ghép 7

khẩu đầu

phồn thể

Từ điển phổ thông

bằng miệng, bằng lời

Từ điển trích dẫn

1. Trên miệng. ◇ Lí Chí : "Hung trung hữu sổ bách thiên văn tự, khẩu đầu hữu thập vạn thủ thi thư, diệc túc dĩ kinh thế nhi hãi tục" , , (Dữ hữu nhân thư ).
2. Lời nói, ngôn ngữ. ☆ Tương tự: "biểu diện" . ★ Tương phản: "nội tâm" , "hành vi" , "tư tưởng" , "thư diện" . ◎ Như: "diện kết khẩu đầu giao, đỗ lí sinh kinh cức" , ngoài mặt nói kết giao, trong lòng sinh gai góc.
3. Mùi vị (thức ăn, thức uống). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phụng Thư đạo: Ngã tiền nhật đả phát nhân tống liễu lưỡng bình trà diệp cấp cô nương, khả hoàn hảo ma? (...) Bảo Thoa đạo: Khẩu đầu dã hoàn hảo" : , ?(...): (Đệ nhị thập ngũ hồi) Phượng Thư nói: Hôm nọ tôi cho mang hai bình trà lá sang biếu cô, uống có ngon không? (...) Bảo Thoa nói: Vị cũng ngon đấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài miệng, ý nói bề ngoài, không thật lòng.
ngâm
yín ㄧㄣˊ

ngâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngâm thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rên rỉ. ◇ Đái Đồng : "Thống vi thân ngâm" (Lục thư cố ) Đau thì rên rỉ.
2. (Động) Than van. ◇ Chiến quốc sách : "Tước lập bất chuyển, trú ngâm tiêu khốc" , (Sở sách nhất ) Đứng như con chim tước, ngày than đêm khóc.
3. (Động) Ngâm, vịnh, đọc. ◎ Như: "ngâm nga" , "ngâm vịnh" . ◇ Trang Tử : "Ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo ngô nhi minh" , (Đức sung phù ) Tựa cây mà ngâm nga, dựa gốc ngô đồng khô mà nhắm mắt.
4. (Động) Bày tỏ, trữ tả, diễn đạt. ◇ Văn tâm điêu long : "Cảm vật ngâm chí, mạc phi tự nhiên" , (Minh thi ).
5. (Động) Kêu. ◇ Tào Thực : "Cô nhạn phi nam du, Quá đình trường ai ngâm" , (Tạp thi ) Nhạn lẻ bay về nam, Qua sân kêu thương dằng dặc.
6. (Động) Thổi, xuy tấu. ◇ Khương quỳ : "Dư mỗi tự độ khúc, ngâm đỗng tiêu, Thương Khanh triếp ca nhi họa chi" , , (Giác chiêu , Từ tự ).
7. (Động) Nói lắp bắp, nói không rõ ràng.
8. (Danh) Một thể thơ cổ. ◎ Như: "Lương phụ ngâm" của Khổng Minh, "Bạch đầu ngâm" của Văn Quân.
9. (Danh) Họ "Ngâm".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm. Ðọc thơ đọc phú kéo giọng dài ra gọi là ngâm, như ngâm nga , ngâm vịnh , v.v. Người ốm đau rên rỉ gọi là thân ngâm .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rên rỉ. Tiếng rên — Đọc kéo dài và lên giọng xuống giọng — Tên một thể văn vần, ở Việt Nam là thể Song Thất Lục bát. Td: Chinh phụ ngâm khúc — Đọc thơ với âm điệu dễ nghe. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thông minh vốn sẵn tính trời, pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm «.

Từ ghép 14

Từ điển trích dẫn

1. Liên tục không dứt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chúng nhân khán nhất thủ, tán nhất thủ, bỉ thử xưng dương bất tuyệt" , , (Đệ tam thập bát hồi) Mọi người xem bài nào khen bài nấy, mãi không dứt lời.
2. Không bị tiêu vong.
3. ☆ Tương tự: "bất đoạn" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không dứt.
sao
chāo ㄔㄠ

sao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sao, chép lại
2. sao (đơn vị đo, bằng 1/1000 của thăng)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tịch thu. ◎ Như: "sao gia" tịch kí nhà cửa. ◇ Thủy hử truyện : "Na thì tố áp ti đích, đãn phạm tội trách, khinh tắc thích phối viễn ác quân châu, trọng tắc sao trát gia sản kết quả liễu tàn sanh tính mệnh" , , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Thời đó đã làm áp tư mà phạm tội, nhẹ thì thích chữ vào mặt đày ra quân châu nước độc, nặng thì tịch thu gia sản, mất cả đến tính mạng.
2. (Động) Chép lại. ◎ Như: "sao tả" chép lại.
3. (Động) Đi tắt, đi rẽ. ◎ Như: "sao cận lộ tẩu" đi lối tắt.
4. (Động) Đánh, đoạt lấy. ◎ Như: "bao sao" đánh úp, tập kích, bao vây. ◇ Hậu Hán Thư : "Thì Hung Nô sổ sao quận giới, biên cảnh khổ chi" , (Quách Cấp truyện ) Bấy giờ quân Hung Nô đánh cướp nhiều lần ven các quận, vùng biên giới khổ sở.
5. (Động) Múc (bằng thìa, muỗng, ...). ◇ Tây du kí 西: "Tại na thạch nhai thượng sao nhất bả thủy, ma nhất ma" , (Đệ thất thập tứ hồi) Ở chỗ ven núi đá đó, múc một chút nước, chà xát một cái.
6. (Động) Chần (bỏ thức ăn vào nước sôi, nấu nhanh rồi vớt ra).
7. (Danh) Đơn vị dung tích thời xưa, bằng mười "toát" . Phiếm chỉ số lượng nhỏ.
8. (Danh) Họ "Sao".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy qua. Tục gọi sự tịch kí nhà cửa là sao gia .
② Viết rõ ràng, như thủ sao bản tay viết, sao bản bản sao, v.v.
③ Ði rẽ. Ði lối rẽ cho đến trước gọi là sao cận lộ , bày trận đánh úp quân giặc gọi là bao sao .
④ Múc. Lấy thìa mà múc cháo gọi là sao.
⑤ Một phần nghìn của một thưng gọi là một sao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chép, sao lại, chép lại của người khác: Chép bài;
② Khám xét và tịch thu, khám bắt, lục soát: Khám ổ gian phỉ tịch thu được nhiều súng ống;
③ Đi tắt: Đi tắt;
④ (văn) Múc (bằng muỗng...);
⑤ Sao (bằng 1/1000 thưng);
⑥ Như [chao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cướp lấy, chiếm lấy — Dùng thìa muỗng mà múc đồ ăn — Chép lại.

Từ ghép 19

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.