súc
xù ㄒㄩˋ

súc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tích, chứa, trữ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "súc tích" cất chứa.
2. (Động) Hàm chứa, uẩn tàng. ◎ Như: "hàm súc" chứa đựng kín đáo.
3. (Động) Để cho mọc (râu, tóc). ◎ Như: "súc tu" để râu.
4. (Động) Chờ, đợi. ◇ Hậu Hán Thư : "Thục vị thì chi khả súc?" (Trương Hành truyện ) Ai bảo thời có thể chờ được?
5. (Động) Nuôi nấng, dưỡng dục. ◇ Liêu trai chí dị : "Cam ông tại thì, súc nhất anh vũ thậm tuệ" , (A Anh ) Thời cha (họ Cam) còn sống, nuôi được một con vẹt rất khôn.
6. (Danh) Tên một loại rau. ◇ Tào Thực : "Phương cô tinh bại, Sương súc lộ quỳ" , (Thất khải ) Rau cô thơm gạo trắng, rau súc rau quỳ (thích hợp với tiết trời) sương móc.

Từ điển Thiều Chửu

① Dành chứa.
② Ðựng chứa được.
③ Ðể cho mọc (râu, tóc). Như súc tu để râu.
④ Súc chí Ấp ủ, nuôi chí, định bụng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tích tụ, tích trữ, chứa: ? Bể chứa nước này có thể tích trữ bao nhiêu khối nước?;
② Để (râu, tóc): Để râu;
③ Ấp ủ, nuôi chí, định bụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chứa đựng — Nuôi dưỡng. Dùng như chữ Súc — Trông đợi.

Từ ghép 19

am, yểm, ám
ān ㄚㄋ, àn ㄚㄋˋ, yǎn ㄧㄢˇ

am

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Am hiểu, quen thuộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chòi nhỏ dựng bên mộ hoặc ngoài đồng để ở trong thời gian có tang cha mẹ — Một âm khác là Ám.

yểm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bỗng, bỗng nhiên, chợt (dùng như ©a, bộ ): Lại chợt ngừng lại (Phó Nghị: Vũ phú).

ám

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng cửa.
2. (Động) Che lấp.
3. (Động) Mai một, chìm mất. ◇ Hậu Hán Thư : "Đào ngột chi sự toại ám, nhi Tả Thị, Quốc Ngữ độc chương" , , (Ban Bưu truyện thượng ) Việc của những bọn hư ác sau cùng mới tiêu tán, mà sách của Tả Thị, Quốc Ngữ riêng được biểu dương.
4. (Động) Không hiểu rõ. ◇ Kê Khang : "Hựu bất thức nhân tình, ám ư cơ nghi" , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Lại không biết nhân tình, không hiểu gì ở sự lí thời nghi.
5. (Tính) Mờ tối, hỗn trọc. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ tối tăm, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.
6. (Tính) U mê, hồ đồ. ◎ Như: "hôn ám" u mê. ◇ Phan Nhạc : "Chủ ám nhi thần tật, họa ư hà nhi bất hữu" , (Tây chinh phú 西) Chúa mê muội mà bầy tôi đố kị nhau, họa làm sao mà không có được.
7. (Danh) Hoàng hôn, buổi tối, đêm. ◇ Lễ Kí : "Hạ Hậu thị tế kì ám" (Tế nghĩa ) Họ Hạ Hậu tế lễ vào buổi tối.
8. (Danh) Người ngu muội. ◇ Tuân Tử : "Thế chi ương, ngu ám đọa hiền lương" , (Thành tướng ) Tai họa ở đời là kẻ ngu muội làm hại người hiền lương.
9. (Danh) Nhật thực hay nguyệt thực.
10. Một âm là "am". (Danh) Nhà ở trong khi cư tang.
11. (Động) Quen thuộc, biết rành. § Thông "am" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ tối. Như hôn ám tối tăm u mê.
② Lờ mờ. Như Trung Dong nói: Quân tử chi đạo, ám nhiên nhi nhật chương đạo người quân tử lờ mờ mà ngày rõ rệt.
③ Đóng cửa.
④ Buổi tối.
⑤ Nhật thực, nguyệt thực. Mặt trời, mặt trăng phải ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đóng cửa;
② Tối tăm;
③ Ngu muội, hồ đồ;
④ Mờ ám, không công khai, không lộ ra;
⑤ Thầm, ngầm (không thành tiếng): ? Khanh đọc thầm được không? (Tam quốc chí);
⑥ Nhật thực (hoặc nguyệt thực): Thứ năm gọi là nhật thực nguyệt thực (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng cửa — Buổi chiều tối — Nhật hoặc nguyệt thực — Tối tăm — Như chữ Ám — Một âm khác là Am.

Từ ghép 3

giáng, hồng
hóng ㄏㄨㄥˊ, jiàng ㄐㄧㄤˋ

giáng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước tràn, ngập

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước chảy tràn. ◎ Như: "giáng thủy" nước lụt. § Cũng đọc là "hồng thủy" . Cũng như là "hồng thủy" .
2. (Danh) Tên sông thời Xuân Thu, cùng với sông "Chương" là một. § Cũng viết là "giáng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy tràn, có khi đọc là chữ hồng: nước lụt.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nước ngập: Nước lụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy tràn, không theo dòng.

hồng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước chảy tràn. ◎ Như: "giáng thủy" nước lụt. § Cũng đọc là "hồng thủy" . Cũng như là "hồng thủy" .
2. (Danh) Tên sông thời Xuân Thu, cùng với sông "Chương" là một. § Cũng viết là "giáng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy tràn, có khi đọc là chữ hồng: nước lụt.
tiển
xiǎn ㄒㄧㄢˇ

tiển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái bàn chải làm bằng tre

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tiển trửu" chổi làm bằng tre để tẩy rửa các thứ.
2. (Danh) Nói tắt của "lang tiển" một loại binh khí thời xưa, tương truyền do Thích Kế Quang thời nhà Minh sáng chế, làm bằng tre to, gắn thêm cành ngạnh để chống lại đao thương, dùng cho quân đi tiền phong.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chổi, cái chổi làm bằng tre để rửa nồi chõ.
② Lang tiển một thứ đồ binh.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bàn chải tre (để rửa nồi, chõ, chén bát).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây chổi quét nước.

Từ ghép 1

quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

phồn thể

Từ điển phổ thông

quân, binh lính

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Binh chủng, bộ đội. ◎ Như: "lục quân" quân bộ, "hải quân" quân thủy.
2. (Danh) Binh sĩ. ◇ Sử Kí : "Quân giai thù tử chiến, bất khả bại" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Quân sĩ đều quyết đánh liều chết, không thể thua được.
3. (Danh) Đơn vị trong quân đội, lớn hơn sư đoàn.
4. (Danh) Việc binh. ◎ Như: "tòng quân" ra lính, "hành quân" đem quân đi.
5. (Danh) Chỗ đóng binh, trận địa. ◇ Cao Thích : "Chiến sĩ quân tiền bán tử sanh, Mĩ nhân trướng hạ do ca vũ" , (Yên ca hành ) Quân lính ngoài mặt trận nửa chết nửa sống, Người đẹp dưới trướng còn ca múa.
6. (Danh) Hình phạt thời xưa, đày tội nhân đi ra vùng biên cương làm lao dịch. ◎ Như: "phát phối sung quân" đày đi làm lao dịch.
7. (Động) Đóng quân. ◇ Sử Kí : "Bái Công quân Bá Thượng, vị đắc dữ Hạng Vũ tương kiến" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Bái Công đóng quân ở Bá Thượng, chưa được gặp Hạng Vũ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quân lính. Như lục quân quân bộ, hải quân quân thủy, ngày xưa vua có sáu cánh quân, mỗi cánh quân có 125000 quân. Phép binh bây giờ thì hai sư đoàn gọi là một cánh quân.
② Một tiếng thông thường gọi về việc binh. Như tòng quân ra lính, hành quân đem quân đi, v.v.
③ Chỗ đóng binh cũng gọi là quân.
④ Tội đày đi xa.
⑤ Một tên gọi về sự chia đất đai cũng như huyện, tổng, xã vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quân lính, quân đội, đội quân: Quân ta; Quân địch; Đội quân sản xuất; Đội quân dự bị lao động;
② Quân đoàn: Quân đoàn trưởng quân đoàn 1; Chính ủy quân đoàn; Hai quân đoàn;
③ (văn) Chỗ đóng quân;
④ (văn) Tội đày đi xa;
⑤ (văn) Quân (đơn vị hành chánh thời xưa, như huyện, tổng...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một toán lính — Việc binh lính. Thuộc về binh lính — Chỉ chung binh lính của một nước.

Từ ghép 100

á quân 亞軍cấm quân 禁軍cửu quân 九軍đại quân 大軍đào quân 逃軍đầu quân 投軍địch quân 敵軍hải quân 海軍hành quân 行軍khao quân 犒軍không quân 空軍kiều quân 僑軍liên quân 聯軍loạn quân 亂軍lục quân 陸軍ngũ quân 五軍ngụy quân 偽軍phẫn quân 僨軍phối quân 配軍quán quân 冠軍quan quân 官軍quản quân 管軍quân bị 軍備quân binh 軍兵quân cảng 軍港quân cảnh 軍警quân chế 軍制quân chính 軍政quân cổ 軍鼓quân công 軍功quân công bội tinh 軍功佩星quân cơ 軍機quân dịch 軍役quân dinh 軍營quân dung 軍容quân dụng 軍用quân đoàn 軍團quân đội 軍隊quân giới 軍械quân hạm 軍艦quân hịch 軍檄quân hiến 軍憲quân hiệu 軍校quân hiệu 軍號quân hỏa 軍火quân hồi vô lệnh 軍囘毋令quân hướng 軍餉quân kê 軍雞quân khí 軍器quân khu 軍區quân kì 軍旗quân kỉ 軍紀quân lao 軍牢quân lễ 軍禮quân lệnh 軍令quân luật 軍律quân lược 軍略quân môn 軍門quân mưu 軍謀quân nhạc 軍樂quân nhân 軍人quân nhu 軍需quân phạm 軍犯quân pháp 軍法quân phí 軍費quân phiệt 軍閥quân phong 軍鋒quân phong 軍風quân phủ 軍府quân phù 軍符quân phục 軍服quân quan 軍官quân quốc 軍國quân sản 軍產quân sĩ 軍士quân số 軍數quân sở 軍所quân sự 軍事quân sử 軍史quân sư 軍師quân tá 軍佐quân thư 軍書quân thực 軍食quân tịch 軍籍quân trang 軍裝quân trung 軍中quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集quân trưởng 軍長quân tư 軍資quân ước 軍約quân y 軍醫sung quân 充軍tam quân 三軍thủy quân 水軍tiến quân 進軍toàn quân 全軍tòng quân 從軍trung quân 中軍tướng quân 將軍viện quân 援軍
lân
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gần, kề
2. láng giềng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị khu vực làng xóm thời xưa, cứ năm nhà ở một khu gọi là "lân". ◇ Chu Lễ : "Ngũ gia vi lân, ngũ lân vi lí" , (Địa quan , Toại nhân ) Năm nhà là một xóm, năm xóm là một làng.
2. (Danh) Láng giềng, các nhà ở gần nhau. ◎ Như: "trạch lân" chọn láng giềng.
3. (Danh) Người thân cận. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Đức bất cô, tất hữu lân" : , (Lí nhân ) Khổng Tử nói: Người có đức thì không cô độc, tất có người kề cận giúp đỡ.
4. (Động) Tiếp cận, gần gũi. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Hắc Long giang bắc lân Nga La Tư" (Phú Tăng A ) Hắc Long giang phía bắc tiếp giáp Nga La Tư.
5. (Tính) Gần, sát, láng giềng. ◎ Như: "lân quốc" nước láng giềng, "lân cư" người láng giềng, "lân thôn" làng bên cạnh, "lân tọa" chỗ bên cạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Láng giềng. Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân. Như trạch lân chọn láng giềng, nước ở gần với nước mình gọi là lân quốc (nước láng giềng).
② Gần kề, tới. Như người sắp chết gọi là dữ quỷ vi lân gần kề với ma.
③ Kẻ giúp đỡ hai bên tả hữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng xóm, láng giềng: Hàng xóm chung quanh; Hàng xóm phía đông; Người láng giềng; Người láng giềng gần;
② Lân cận, bên cạnh: Nước lân cận; Huyện lân cận; Nhà bên cạnh; Ghế bên cạnh;
③ (văn) Gần kề: Gần kề với quỷ, sắp chết;
④ (văn) Người trợ giúp kề cận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị hộ tịch thời xưa. Năm nhà ở gần nhau làm thành một Lân — Nước có chung ranh giới. Nước láng giềng — Gần gụi — Ở ngay sát bên — Chỗ hàng xóm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trộm nghe thơm nứt huơng lân. Một nền Đồng tước khóa xuân hai kiều «.

Từ ghép 14

câu
gōu ㄍㄡ, gòu ㄍㄡˋ, qú ㄑㄩˊ

câu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái móc, lưỡi câu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái móc. ◎ Như: "điếu câu" lưỡi câu.
2. (Danh) Một thứ binh khí thời xưa, giống như gươm mà cong.
3. (Danh) Lưỡi liềm, một loại nông cụ thời xưa.
4. (Danh) Nét móc trong chữ Hán.
5. (Danh) Họ "Câu".
6. (Động) Móc, moi.
7. (Động) Tìm tòi. ◇ Dịch Kinh : "Câu thâm trí viễn" (Hệ từ thượng ) Tìm xét tới lẽ rất sâu xa.
8. (Động) Sửa đổi, canh cải.
9. (Động) Dắt dẫn, móc nối. ◎ Như: "câu đảng" dắt dẫn người vào đảng với mình.
10. (Động) Bắt giữ. ◇ Hán Thư : "Sử lại câu chỉ thừa tướng duyện sử" 使 (Bảo Tuyên truyện ) Sai viên lại bắt giữ thuộc hạ của thừa tướng.
11. (Động) Vẽ, vạch, mô tả, phác họa. § Thông "câu" .
12. (Động) Khâu viền. ◎ Như: "câu vi cân" may viền khăn.
13. (Tính) Cong. ◇ Chiến quốc sách : "Thiểu yên khí lực quyện, cung bát thỉ câu, nhất phát bất trúng, tiền công tận hĩ" , , , (Tây Chu sách 西) Chẳng bao lâu khí lực suy, cung lật tên cong, một phát cũng không trúng, công lao trước kia tiêu tan hết.
14. (Phó) Đình trệ, lưu lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái móc.
② Cái khóa thắt lưng.
③ Ngày xưa gọi cái liềm là ngải câu .
④ Cái lưỡi câu.
⑤ Phàm cái gì hình như cái móc đều gọi là câu.
⑥ Móc mói, móc mói lấy những cái khó khăn gọi là câu. Như Kinh Dịch nói câu thâm trí viễn tìm xét tới lẽ rất sâu xa.
⑦ Dắt dẫn, dắt dẫn người vào đảng với mình gọi là câu đảng .
⑧ Lưu lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái móc, lưỡi câu, que cời;
② Móc: Móc lấy cửa sổ;
③ Viền: Viền mép;
④ (văn) Móc moi, tìm xét: Tìm xét tới lẽ sâu xa;
⑤ (văn) Dắt dẫn, câu dẫn, câu nhử: Dắt dẫn vào nhóm (đảng) mình;
⑥ (văn) Lưu lại;
⑦ [Gou] (Họ) Câu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái móc. Dấu móc — Con dao lưỡi cong lại. Dao quắm — Cái lưỡi câu — Xem xét.

Từ ghép 10

hiên, hiến
hǎn ㄏㄢˇ, jiān ㄐㄧㄢ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ, xiàn ㄒㄧㄢˋ, xuān ㄒㄩㄢ

hiên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xe có mái che
2. mái hiên bằng phẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái xe uốn hình cong, hai bên có màn che. § Lễ ngày xưa từ quan đại phu trở lên mới được đi xe ấy cho nên mới gọi người sang là "hiên miện" . ◇ Nguyễn Trãi : "Thành trung hiên miện tổng trần sa" (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Ngựa xe, mũ áo trong thành thảy là cát bụi.
2. (Danh) Chỉ chung các loại xe. ◇ Lí Bạch : "Khứ khứ đào hoa nguyên, Hà thì kiến quy hiên" , (Bác Bình Trịnh thái thú kiến phỏng tặng biệt ) Đi tới suối hoa đào, Bao giờ thấy xe về?
3. (Danh) Bộ phận ở đằng trước xe cao gọi là "hiên" , ở sau xe thấp gọi là "chí" . § "Hiên chí" tỉ dụ cao thấp nặng nhẹ.
4. (Danh) Cửa sổ. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Khai hiên diện trường phố, Bả tửu thoại tang ma" , (Quá cố nhân trang ) Mở cửa sổ đối mặt với vườn rau, Nâng chén rượu nói chuyện trồng dâu trồng gai.
5. (Danh) Hành lang dài.
6. (Danh) Mái hiên (phần mái che phía trước hoặc sau nhà).
7. (Danh) Phần nhà ở ngoài chính điện. ◎ Như: vua không ngự ở chính điện mà ra ngự ở nhà ngoài gọi là "lâm hiên" .
8. (Danh) Cái chái nhà, cái phòng nhỏ. ◇ Hồng lâu mộng : "Diêu vọng đông nam, kiến kỉ xứ y san chi tạ, túng quan tây bắc, kết tam gian lâm thủy chi hiên" , , 西, (Đệ thập nhất hồi) Nhìn xa ra phía đông nam, dựng lên mấy tòa nhà dựa núi, hướng về phía tây bắc, cất căn nhà nhỏ ba gian kề sông.
9. (Danh) Họ "Hiên".
10. (Tính) Cao. ◎ Như: "hiên xưởng" cao ráo sáng sủa, "hiên hiên" vòi vọi, "hiên hiên hà cử" cao vòi vọi như ráng mọc buổi sáng, ý nói người thanh cao sáng suốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí diện thính điện lâu các, dã đô hoàn tranh vanh hiên tuấn" 殿, (Đệ nhị hồi) Bên trong điện đài lầu gác đều nguy nga chót vót.
11. (Động) Bay cao. ◇ Vương Xán : "Quy nhạn tải hiên" (Tặng thái tử Đốc ) Nhạn về cất bay cao.
12. (Động) Mỉm cười. ◎ Như: "hiên cừ" cười cười nói nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái xe uốn hình cong mà hai bên có màn che. Lễ ngày xưa từ quan đại phu trở lên mới được đi xe ấy cho nên mới gọi người sang là hiên miện . Nguyễn Trãi : Thành trung hiên miện tổng trần sa (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) ngựa xe, mũ áo trong thành thảy là cát bụi.
② Xe đằng trước cao gọi là hiên , đằng sau thấp gọi là chí . Cho nên nghị luận có chỗ tâng bốc, đè nén gọi là hiên chí .
③ Mái hiên trên bằng phẳng. Vua không ngự ở chính điện mà ra ngự ở nhà ngoài gọi là lâm hiên . Cái chái nhà để học cũng gọi là hiên.
④ Mái hiên cao, mái không có cái gì che lấp, cho nên nhà cửa làm được sáng sủa gọi là hiên xưởng .
⑤ Hiên hiên vòi vọi. Như hiên hiên hà cử cao vòi vọi như ráng mọc buổi sáng, ý nói người thanh cao sáng suốt.
⑥ Mỉm cười. Như hiên cừ cười cười nói nói.
⑦ Họ Hiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Phần cao phía trước của xe, cao;
② Hiên, chái nhà học (ngôi nhà nhỏ hoặc hành lang có cửa sổ, thường dùng để đặt tên thư phòng hay tiệm ăn, tiệm trà...);
③ Tên một loại xe thời xưa (xe uốn hình cong có màn che hai bên);
④ (văn) Cửa, cửa sổ;
⑤ (văn) Mỉm cười: Cười cười nói nói;
⑥ [Xuan] (Họ) Hiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận cao, nhô ra, ở phía trước cỗ xe thời xưa — Chỉ chung xe cộ — Mái nhà chìa ra, che hành lang. Ta cũng gọi là mái hiên — Bay cao lên. Bổng lên — Vẻ tự đắc — Một âm là Hiến. Xem Hiến.

Từ ghép 9

hiến

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miếng thịt lớn, khoang thịt lớn — Một âm là Hiên. Xem Hiên.
luân
lún ㄌㄨㄣˊ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bánh xe
2. vòng, vầng, vành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe. ◇ Thẩm Cấu : "Đạo bàng đệ xá đa hách hách, Xa vô đình luân mã giao sách" , (Thất ngôn họa quân ỷ cảnh linh hành ).
2. (Danh) Bộ phận để điều khiển cho chạy (thuyền, máy móc...). ◎ Như: "xỉ luân" bánh răng cưa, "pháp luân" bánh xe (Phật) pháp.
3. (Danh) Gọi tắt của "luân thuyền" tàu thủy. ◎ Như: "độ luân" phà sang ngang, "khách luân" tàu thủy chở khách, "hóa luân" tàu chở hàng.
4. (Danh) Vòng ngoài, chu vi. ◎ Như: "nhĩ luân" vành tai.
5. (Danh) Mượn chỉ xe. ◇ Tôn Quang Hiến : "Yểu yểu chinh luân hà xứ khứ, Li sầu biệt hận, thiên bàn bất kham" , , (Lâm giang tiên , Từ ).
6. (Danh) Một loại binh khí thời cổ.
7. (Danh) Chỉ mặt trăng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên thượng nhất luân tài phủng xuất, Nhân gian vạn tính ngưỡng đầu khan" , (Đệ nhất hồi).
8. (Danh) Chỉ mặt trời. ◇ Đường Thái Tông : "Lịch lãm tình vô cực, Chỉ xích luân quang mộ" , (San các vãn thu ).
9. (Danh) Chỉ đầu người và tứ chi. ◎ Như: "ngũ luân" .
10. (Danh) Lượng từ: vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là "luân". ◎ Như: "nhật luân" vầng mặt trời, "nguyệt luân" vầng trăng.
11. (Danh) Lượng từ: (1) đơn vị thời gian bằng mười hai năm, tức là một "giáp". ◎ Như: "tha lưỡng đích niên kỉ sai liễu nhất luân" hai người đó tuổi tác cách nhau một giáp. (2) Vòng, lượt. ◎ Như: "đệ nhị luân hội đàm" cuộc hội đàm vòng hai.
12. (Danh) "Quảng luân" chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là "quảng", phía nam bắc là "luân".
13. (Danh) Họ "Luân".
14. (Tính) To lớn. ◎ Như: "luân hoán" cao lớn lộng lẫy.
15. (Động) Hồi chuyển, chuyển động. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên địa xa luân, chung tắc phục thủy, cực tắc phục phản, mạc bất hàm đương" , , , (Đại nhạc ).
16. (Động) Thay đổi lần lượt. ◎ Như: "luân lưu" hay "luân trị" lần lượt thay đổi nhau mà làm. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn dạ luân lưu khán mễ độn" (Đệ thập hồi) Chúng tôi mỗi đêm thay phiên nhau canh vựa thóc.
17. (Động) Giương mắt nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bánh xe.
② Vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là luân. Như nhật luân vầng mặt trời, nguyệt luân vầng trăng, v.v.
③ Vòng xoay vần, một thứ đồ giúp sức về trọng học, vận chuyển thật nhanh để co đẩy các phận máy khác.
④ To lớn. Như nhà cửa cao lớn lộng lẫy gọi là luân hoán .
⑤ Thay đổi, lần lượt thay đổi nhau mà làm gọi là luân lưu hay luân trị , v.v.
⑥ Quảng luân chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là quảng, phía nam bắc là luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bánh (xe): Bánh xe; Bánh răng; Xe ba bánh;
② Vầng, vòng (chỉ vật hình tròn): Vầng trăng;
③ Tàu thủy: Tàu chạy đường sông; Phà sang ngang;
④ Luân, luân phiên, lần lượt, đến lượt: Mỗi người luân phiên một hôm; Chuẩn bị nhanh lên, sắp đến lượt anh rồi;
⑤ (loại) Vòng, giáp: Cuộc hội đàm vòng hai; Anh cả tôi cũng tuổi ngọ, lớn hơn tôi một giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bánh xe — Vật hình tròn gọi là luân. Td. Nguyệt luân ( vầng trăng tròn ) — Lần lượt.

Từ ghép 21

cối, quái
kuài ㄎㄨㄞˋ

cối

phồn thể

Từ điển phổ thông

nước Cối thời xưa (nay thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc)

Từ điển Trần Văn Chánh

Nước Cối thời xưa (thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay).

quái

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên nước chư hầu dời Chu, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.