đại thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

đại thể, nói chung, đại khái

Từ điển trích dẫn

1. Nghĩa lí trọng yếu, đạo lí quan hệ tới đại cục. ◇ Sử Kí : "Bình Nguyên Quân, phiên phiên trọc thế chi giai công tử dã, nhiên vị đổ đại thể" , , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) .
2. Tổng quát, đại khái, đại lược.
3. Lòng dạ, tâm. ◇ Mạnh Tử : "Tòng kì đại thể vi đại nhân, tòng kì tiểu thể vi tiểu nhân" , (Cáo tử thượng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao gồm chung. Tổng quát. Như Đại khái.

Từ điển trích dẫn

1. Thịt béo gạo ngon. Chỉ món ăn ngon quý.
2. Chỉ người giàu sang hoặc người ăn tiêu hoang phí. ◇ Tân Đường Thư : "Hữu cao lương, Tả hàn tuấn" , (Cao Kiệm truyện ) Bên phải có người phú quý, Bên trái có hàn tuấn (tức người xuất thân nghèo nàn nhưng có tài năng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ ăn ngon béo. Cũng nói là Cao lương mĩ vị — Cón chỉ nhà giàu sang quyền thế được gọi là Cao lương đệ tử.

xử lí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Trị lí, giải quyết. ◇ Cựu Đường Thư : "Cao tấu báo thất thật, xử lí vô phương" , (Hàn Cao truyện ).
2. Xử phạt. ◇ Bắc sử : "Tính vô hại, mỗi bình ngục xử lí, thường hiến khoan thứ chi nghị" , , (Xa Lộ Đầu truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở vào địa vị của người khác để tạm thay thế mà lo lắng công việc.

xử lý

phồn thể

Từ điển phổ thông

xử lý

Từ điển trích dẫn

1. Vượt thoát thế tục. ◇ Nguyễn Tịch : "Nhược lương vận vị hiệp, thần cơ vô chuẩn, tắc đằng tinh kháng chí, mạc thế cao siêu, đãng tinh cử vu huyền khu chi biểu, sư diệu tiết vu cửu cai chi ngoại" , , , , , (Đáp Phục Nghĩa thư ).
2. Vượt khỏi bậc thường, trác việt. ◇ Ngô Sí Xương : "Khảo quan Phương Toàn tụng chi viết: Văn thật cao siêu" : (Khách song nhàn thoại , Ngữ quái ).
3. Cao quá mặt đất hoặc vật khác. ◇ Thẩm Thuyên Kì : "(Hạp San) quan xuất Vu San chi thập nhị, cao siêu pháp giới chi tam thiên" (), (Hạp San phú ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt khỏi mức tầm thường.

thế tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thế tục, thói đời

Từ điển trích dẫn

1. Phong tục tập quán lưu truyền trong xã hội. ◇ Sử Kí : "Tam nguyệt vi Sở tướng, thi giáo đạo dân, thượng hạ hòa hợp, thế tục thịnh mĩ, chánh hoãn cấm chỉ, lại vô gian tà, đạo tặc bất khởi" , , , , , , (Tuần lại liệt truyện ).
2. Cõi đời, thế gian. ◇ Vương Tây Ngạn 西: "Nhất thiết thế tục đích hưởng lạc, nhất thiết sở vị vinh hoa phú quý, ngã toàn khán phá liễu" , , (Cổ ốc , Đệ tứ bộ thất).
3. Người đời, người thường, phàm nhân. ◇ Trang Tử : "Bất khiển thị phi, dĩ dữ thế tục xử" , (Thiên hạ ).
4. Lưu tục, dung tục. ◇ Hàn Dũ : "Công sở vi văn chương, vô thế tục khí" , (Vương Công mộ chí minh ).
tố
sù ㄙㄨˋ

tố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tơ trắng
2. trắng nõn
3. chất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tơ sống màu trắng.
2. (Danh) Rau dưa, đồ chay. ◎ Như: "nhự tố" ăn chay.
3. (Danh) Thư từ, thư tịch (ngày xưa dùng tơ sống để viết). ◇ Cổ nhạc phủ : "Khách tòng viễn phương lai, Di ngã song lí ngư. Hô nhi phanh lí ngư, Trung hữu xích tố thư" , . , (Ẩm mã trường thành quật hành ) Khách từ phương xa lại, Để lại cho ta cặp cá chép. Gọi trẻ nấu cá chép, Trong đó có tờ thư.
4. (Danh) Chất, nguyên chất, nguyên thủy, căn bổn. ◎ Như: "nguyên tố" nguyên chất (hóa học), "tình tố" bản tính người.
5. (Danh) Họ "Tố".
6. (Tính) Trắng, trắng nõn. ◎ Như: "tố thủ" tay trắng nõn, "tố ti" tơ trắng.
7. (Tính) Cao khiết. ◎ Như: "tố tâm" lòng trong sạch.
8. (Tính) Mộc mạc, thanh đạm, không hoa hòe. ◎ Như: "phác tố" mộc mạc, "tố đoạn" đoạn trơn.
9. (Tính) Chỗ quen cũ. ◎ Như: "dữ mỗ hữu tố" cùng mỗ là chỗ biết nhau đã lâu, "tố giao" người bạn vẫn chơi với nhau từ trước, "bình tố" vốn xưa, sự tình ngày trước.
10. (Phó) Không. ◎ Như: "tố xan" không làm gì mà hưởng lộc, "tố phong" không có tước vị gì mà giàu. § Tấn Đỗ Dư gọi đức Khổng Tử là "Tố vương" nghĩa là không có chức tước gì mà thế lực như vua vậy.
11. (Phó) Vốn thường, xưa nay, vốn là. ◎ Như: "tố phú quý" vốn giàu sang, "tố bần tiện" vốn nghèo hèn. ◇ Tam quốc chí : "Sĩ bất tố phủ, binh bất luyện tập, nan dĩ thành công" , , (Trương Phạm truyện ) Kẻ sĩ trước nay không phủ dụ, quân lính không luyện tập, khó mà thành công.

Từ điển Thiều Chửu

① Tơ trắng.
② Trắng nõn, như tố thủ tay trắng nõn. Người có phẩm hạnh cao khiết cũng gọi là tố, như tố tâm lòng trong sạch. Nói rộng ra phàm cái gì nhan sắc mộc mạc cũng gọi là tố cả, như phác tố mộc mạc, để tang mặc áo vải trắng to gọi là xuyên tố 穿. Ðồ gì không có chạm vẽ cũng gọi là tố, như tố đoạn đoạn trơn.
③ Không, không làm gì mà hưởng lộc gọi là tố xan . Tấn Ðỗ Dư gọi đức Khổng Tử là tố vương nghĩa là không có chức tước gì mà thế lực như vua vậy. Không có tước vị gì mà giàu gọi là tố phong cũng là do nghĩa ấy.
④ Chất, nhà hóa học gọi nguyên chất là nguyên tố . Bản tính người gọi là tình tố .
⑤ Chỗ quen cũ, như dữ mỗ hữu tố cùng mỗ là chỗ biết nhau đã lâu, tố giao người bạn vẫn chơi với nhau từ trước, bình tố vốn xưa, v.v.
⑥ Vốn thường, như Trung Dong nói tố phú quý vốn giàu sang, tố bần tiện vốn nghèo hèn, đều là nói không đổi cái địa vị ngày thường vậy.
⑦ Tục gọi rau dưa là tố, cho nên ăn chay gọi là nhự tố .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trắng, trắng nõn, nguyên màu: Quần áo vải mộc; Lụa trắng;
② Không có hoa, không hoa hoè, nhã: Miếng vải này màu nhã lắm;
③ Nguyên chất, chất: Chất độc;
④ (Ăn) chay, không, suông: Ăn chay; Vua không ngai;
⑤ Từ trước, xưa nay, bình thường, vốn dĩ: Xưa nay chưa hề quen biết; Vốn giàu sang. 【】tố lai [sùlái] Từ trước đến nay, xưa nay: Xưa nay không quen biết nhau;
⑥ (văn) Chỗ quen biết cũ: Có quen biết với ông Mỗ đã lâu;
⑦ Lụa trắng, vóc trơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tơ sống — Sắc trắng — Cái chất có từ đầu. Td: Nguyên tố — Không. Trống không — Vốn từ trước.

Từ ghép 33

các
gě ㄍㄜˇ, gè ㄍㄜˋ

các

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỗi một
2. đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tiếng chỉ chung cả nhóm, cả đoàn thể. ◎ Như: "thế giới các quốc" các nước trên thế giới. ◇ Luận Ngữ : "Hạp các ngôn nhĩ chí?" (Công Dã Tràng ) Sao các anh chẳng nói ý chí của mình (cho ta nghe)?
2. (Tính) Mỗi. ◎ Như: "các hữu sở hiếu" mỗi người có sở thích riêng, "các bất tương mưu" ai làm việc nấy, không hợp tác với nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều. Mỗi người có một địa vị riêng, không xâm lấn được. Như các bất tương mưu đều chẳng cùng mưu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Các: Các nước trên thế giới; Thưa các vị khách; Các ngành khoa học; Các tỉnh;
② Từng, mỗi, mỗi người đều: Mỗi người; Mỗi người đều có sở thích riêng; Mỗi người đều an với phận mình; Ai về nhà nấy. 【】các các [gègè] Mỗi mỗi, mỗi thứ, mỗi lúc: Tình hình mỗi lúc mỗi khác; 【】 các tự [gèzì] Mỗi người đều, mỗi người tự mình: Mỗi người đều phải cố gắng, nhưng cũng phải giúp đỡ lẫn nhau; Mọi người đều tự cho rằng Mạnh Thường Quân thân với mình (Sử kí); Mỗi người đều trông thấy bóng mình (Tây dương tạp trở). Xem [gâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Đặc biệt, khác thường: Người này rất khác thường. Xem [gè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mỗi cái. Mỗi người — Tất cả — Cùng, đều.

Từ ghép 11

thống
tòng ㄊㄨㄥˋ

thống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đau đớn
2. quá mức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau, nhức, tức. ◎ Như: "nha thống" răng đau, "đầu thống" đầu nhức.
2. (Động) Đau thương, đau xót, bi thương. ◎ Như: "thống khổ" đau khổ, "bi thống" buồn thương. ◇ Sử Kí : "Quả nhân tư niệm tiên quân chi ý, thường thống ư tâm" , (Tần bổn kỉ ).
3. (Động) Thương xót, thương tiếc, liên ái. ◇ Liêu trai chí dị : "Đường hạ tương ngộ, điến nhiên hàm thế, tự hữu thống tích chi từ, nhi vị khả ngôn dã" , , , (Yên Chi ) Ở dưới công đường gặp nhau, ngại ngùng rớm lệ, tựa hồ muốn tỏ lời thương tiếc mà không nói ra được.
4. (Động) Ghét, giận. ◇ Sử Kí : "Tần phụ huynh oán thử tam nhân, thống nhập cốt tủy" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Các bậc cha anh nước Tần oán hận ba người này, thù ghét đến tận xương tủy.
5. (Phó) Hết sức, quá lắm, thỏa thích, triệt để. ◎ Như: "thống ẩm" uống quá, uống thỏa thích. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tụ hương trung dũng sĩ, đắc tam bách dư nhân, tựu đào viên trung thống ẩm nhất túy" , , (Đệ nhất hồi ) Tụ họp dũng sĩ trong làng, được hơn ba trăm người, cùng đến vườn đào uống một bữa rượu thỏa thích.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau đón.
② Ðau xót.
③ Quá lắm, như thống ẩm uống quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đau, nhức, tức: Nhức đầu;
② Đau đớn: Đau đớn, đau thương, đau xót;
③ Hết sức, quá lắm, vô cùng, thỏa thích: Chửi thậm tệ; Uống cho thỏa thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn — Khổ sở. Đau lòng.

Từ ghép 20

trục
zhóu ㄓㄡˊ, zhòu ㄓㄡˋ, zhú ㄓㄨˊ

trục

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái trục xe

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trục bánh xe (thanh ngang đặt ở giữa bánh xe để cho cả bộ phận xoay quanh). ◎ Như: "xa trục" trục xe.
2. (Danh) Trục cuốn (sách). § Sách vở ngày xưa viết bằng lụa đều dùng trục cuốn nên gọi sách vở là "quyển trục" , cuốn tranh vẽ gọi là "họa trục" .
3. (Danh) Phàm vật gì quay vòng được thì cái chốt giữa đều gọi là "trục". ◎ Như: quả đất ở vào giữa nam bắc cực gọi là "địa trục" ; khung cửi cũng có cái thoi cái trục, thoi để dệt đường ngang, trục để dệt đường dọc.
4. (Danh) Lượng từ: cuộn (đơn vị dùng cho sách hoặc tranh vẽ). ◎ Như: "nhất trục san thủy họa" một cuộn tranh sơn thủy.
5. (Tính) Cốt yếu, trung tâm. ◎ Như: "trục tâm quốc" nước ở vào địa vị trung tâm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trục xe.
② Cái trục cuốn. Làm cái trục tròn để cuốn đồ đều gọi là trục. Sách vở ngày xưa viết bằng lụa đều dùng trục cuốn nên gọi sách vở là quyển trục , cuốn tranh vẽ gọi là họa trục , v.v.
③ Phàm vật gì quay vòng được thì cái chốt giữa đều gọi là trục. Như quả đất ở vào giữa nam bắc cực gọi là địa trục . Khung cửi cũng có cái thoi cái trục, thoi để dệt đường ngang, trục để dệt đường dọc.
④ Ở cái địa vị cốt yếu cũng gọi là trục. Vì thế nên người cầm quyền chính nước gọi là đương trục .
⑤ Bệnh không đi được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trục: Trục xe đạp; Trục máy;
② Lõi, cốt lõi, trục: Lõi chỉ; Trục cuộn tranh;
③ (loại) Cuộn (tranh): Một cuộn tranh;
④ (văn) Bệnh không đi được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gỗ hoặc sắt tròn xỏ vào bánh xe để bánh xe quay xung quanh. Ta cũng gọi là trục — Cây tròn để lăn, cán — Sách vở, giấy tờ cuộn tròn lại. Hát nói của Cao Bá Quát: » Cao sơn lưu thuỷ thi thiên trục « ( Núi cao nước chảy thơ ngàn cuốn, ngàn bài ).

Từ ghép 7

vĩ, vị
wěi ㄨㄟˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sợi ngang
2. vĩ tuyến

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sợi dệt ngang.
2. (Danh) Đường ngang tưởng tượng song song với xích đạo trên mặt địa cầu (địa lí học).
3. (Danh) Tên gọi tắt của "vĩ thư" . § Xem từ này.
4. (Danh) Dây đàn.
5. (Động) Đan, dệt. ◇ Trang Tử : "Hà thượng hữu gia bần, thị vĩ tiêu nhi thực giả" , (Liệt Ngự Khấu ) Trên sông có nhà nghèo, nhờ dệt cói kiếm ăn.
6. (Động) Trị lí. ◎ Như: "vĩ thế kinh quốc" trị đời làm việc nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợi ngang. Phàm thuộc về đường ngang đều gọi là vĩ. Xem chữ kinh .
② Tên sách, sáu kinh đều có vĩ, như dịch vĩ , thi vĩ , v.v. Tương truyền là chi lưu của kinh, cũng do tay đức Khổng Tử làm cả. Người sau thấy trong sách có nhiều câu nói về âm dương ngũ hành nên mới gọi sự chiêm nghiệm xấu tốt là đồ vĩ hay sấm vĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợi khổ, sợi ngang;
② Vĩ: Vĩ tuyến nam; Vĩ tuyến bắc;
③ (văn) Sách dựa theo nghĩa kinh để giảng về phù phép bói toán: Dịch vĩ; Thi vĩ; Vĩ sấm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ ngang trên khung cửi — Giăng theo chiều ngang. Xem Vĩ độ. Vĩ tuyến — Sách phụ vào Ngũ kinh để giải nghĩa về bói toán — Dây của loại đàn tranh.

Từ ghép 8

vị

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bó lại — Một bó.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.