sám, sấm
chàn ㄔㄢˋ, chèn ㄔㄣˋ

sám

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Sám — Một âm khác là Sấm. Xem Sấm.

sấm

phồn thể

Từ điển phổ thông

lời sấm ngôn, lời tiên tri

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời nói hoặc điềm triệu báo trước việc lành dữ sẽ xảy ra. ◇ Liêu trai chí dị : "Tích nhật giai tác, kim thành sấm ngữ hĩ" , (Hương Ngọc ) Bài thơ hôm trước, nay ra lời sấm.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời sấm kí, sự chưa xảy ra mà đã biết trước và nói bằng cách bí ẩn không cho người biết đích ngay, chờ khi sự xảy ra rồi mới biết thế là sấm. Như ta nói sấm ông Trạng Trình vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lời tiên tri, lời sấm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiệm đúng việc xảy ra — Lời đoán trước những sự việc xảy ra trong tương lai xa. Td: Sấm Trạng Trình — Một âm là Sám. Xem Sám.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Che giấu tình huống. ◇ Đông Quan Hán kí : "Bất gia tiên chủy, bất cảm ẩn tình, cung nhân hàm xưng thần minh" , , (Hòa Hi Đặng hậu truyện ).
2. Sự tình khó thể nói ra. ◇ Băng Tâm : "Tạo vật giả minh minh tại thượng, khán xuất liễu ngã đích ẩn tình" , (Kí tiểu độc giả , Thập tứ).
3. Thẩm độ xem xét tình thế. ◇ Lễ Kí : "Quân lữ tư hiểm, ẩn tình dĩ ngu" , (Thiếu nghi ) Việc quân phải biết suy nghĩ về sự hiểm nguy, xem xét tình thế mà lường tính.
hệ
xì ㄒㄧˋ

hệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

buộc, bó, nối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc, trói buộc. § Cũng như "hệ" . ◇ Quốc ngữ : "Tương phần tông miếu, hệ thê nô" , (Việt ngữ ) Đem đốt tông miếu, trói buộc vợ con người ta.
2. (Động) Giam cầm.
3. (Động) Liên quan, dính líu. ◎ Như: "thử sự quan hệ chúng nhân đích tiền đồ" việc này quan hệ tới tiền đồ dân chúng. ◇ Lí Thương Ẩn : "Cổ giả thế xưng đại thủ bút, Thử sự bất hệ vu chức ti" , (Hàn bi ) Người xưa mà đời xưng là "đại thủ bút", Điều đó không liên quan gì tới quan chức.
4. (Động) Cướp bóc.
5. (Động) Là. ◎ Như: "ủy hệ" nguyên ủy là, "xác hệ" đích xác là, quả là. ◇ Thủy hử truyện : "Bộ tróc đả tử Trịnh đồ phạm nhân Lỗ Đạt, tức hệ Kinh lược phủ đề hạt" , (Đệ tam hồi) Truy nã phạm nhân Lỗ Đạt, tức là đề hạt trong phủ Kinh lược, đã đánh chết người hàng thịt Trịnh đồ.
6. (Danh) Dây buộc. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Thanh ti vi lung hệ, Quế chi vi lung câu" , (Mạch thượng tang ) Dây tơ xanh là dây buộc lồng, Cành quế là cái móc khóa lồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Buộc, cũng nghĩa như chữ hệ .
② Lời nói giúp lời, như ủy hệ , nguyên ủy là xác hệ đích xác là, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [jì] nghĩa ② (bộ );
② (văn) Là: Nguyên ủy là; Quả là, đích xác là; Thuần túy là;
③ [Xì] (Họ) Hệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buộc lại, cột lại — Ràng buộc, liên quan.

Từ ghép 7

khách quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

khách quan

Từ điển trích dẫn

1. Nhìn xét sự vật như tự chúng là thế, "bổn lai diện mục" , mà không để ý kiến cá nhân xen vào.
2. Cái gì tồn tại độc lập với ý thức hay tinh thần gọi là "khách quan" . ★ Tương phản: "chủ quan"

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn với con mắt người ngoài, chỉ sự nhận định vô tư sáng suốt.
thấu
shū ㄕㄨ, tòu ㄊㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xuyên qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suốt qua, lọt qua. ◎ Như: "sấm thấu" thấm qua, "dương quang xuyên thấu liễu thụ diệp" 穿 ánh nắng xuyên qua lá cây.
2. (Động) Hiểu rõ, thông suốt. ◎ Như: "thông thấu" thông suốt.
3. (Động) Tiết lộ, báo ngầm cho biết. ◎ Như: "thấu lậu tiêu tức" tiết lộ tin tức.
4. (Động) Hiển lộ, tỏ ra. ◎ Như: "bạch lí thấu hồng" màu hồng hiện rõ trên màu trắng.
5. (Phó) Quá, rất, hẳn, hoàn toàn. ◎ Như: "thục thấu" chín hẳn, "khán thấu" nhìn suốt, "khổ thấu" khổ hết sức, "hận thấu" hết sức căm ghét, "lãnh thấu" lạnh buốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Suốt qua. Như thấu minh ánh sáng suốt qua. Vì thế nên người nào tỏ rõ sự lí gọi là thấu triệt .
② Tiết lộ ra. Như thấu lậu tiêu tức tiết lộ tin tức.
③ Nhảy.
④ Sợ.
⑤ Quá, rất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xuyên thấu, suốt qua, lọt qua: Đóng (đinh) thấu; Ướt đẫm. (Ngr) Thấu suốt, rành mạch, rõ ràng: Nói rõ ràng rồi; Biết rành mạch, biết tỏng;
② Bảo lén, tiết lộ: Báo tin cho biết; Tiết lậu tin tức;
③ Hết sức, cực độ, quá, rất: Hết sức căm ghét; Đói lả;
④ Hẳn, hoàn toàn: Quả táo đã chín hẳn;
⑤ Tỏ ra: Trên mặt cô dâu lộ ra một nụ cười hạnh phúc; Anh ấy có vẻ thực thà;
⑥ (văn) Nhảy;
⑦ (văn) Sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Thông suốt. Biết rõ. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ « — Tới. Đến. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu «.

Từ ghép 5

trì, trị
chí ㄔˊ, yí ㄧˊ, zhì ㄓˋ

trì

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa.
② Trừng trị.
③ Một âm là trị. Sửa trị, như tràng trị cửu an (Minh sử ) trị yên lâu dài.
④ Chỗ quan chánh phủ địa phương đóng gọi là trị, như tỉnh trị , huyện trị , v.v. Dân đối với quan gọi là trị hạ dưới quyền cai trị.
⑤ So sánh.

trị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cai trị

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa chữa. ◇ Tô Thức : "Dư chí Phù Phong chi minh niên, thủy trị quan xá" , (Hỉ vũ đình kí ) Tôi đến Phù Phong năm trước thì năm sau mới sửa lại quan nha.
2. (Động) Trừng trị, trừng phạt. ◎ Như: "trị tội" xử tội.
3. (Động) Sắp xếp, lo liệu, sửa soạn, quản lí. ◎ Như: "trị quốc" lo liệu nước, "tràng trị cửu an" (Minh sử ) trị yên lâu dài, "trị tửu tiễn hành" đặt rượu đưa tiễn.
4. (Động) Chữa bệnh. ◎ Như: "trị bệnh" chữa bệnh, chẩn bệnh, "y trị" chữa bệnh bằng thuốc.
5. (Động) Nghiên cứu. ◎ Như: "chuyên trị cổ văn tự" chuyên nghiên cứu văn tự cổ.
6. (Động) Kinh doanh. ◎ Như: "trị sản" kinh doanh tài sản. ◇ Liêu trai chí dị : "Cư quan liêm, đắc bổng bất trị sanh sản, tích thư doanh ốc" , , (Thư si ) Làm quan thanh liêm, có bổng lộc không vụ làm giàu tậu điền sản, chỉ chứa sách đầy nhà.
7. (Danh) Việc cai trị.
8. (Danh) Trụ sở, chỗ quan chánh phủ đóng. ◎ Như: "tỉnh trị" , "huyện trị" .
9. (Tính) Dân đối với quan. ◎ Như: "trị hạ" dân đối với quan tự xưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa.
② Trừng trị.
③ Một âm là trị. Sửa trị, như tràng trị cửu an (Minh sử ) trị yên lâu dài.
④ Chỗ quan chánh phủ địa phương đóng gọi là trị, như tỉnh trị , huyện trị , v.v. Dân đối với quan gọi là trị hạ dưới quyền cai trị.
⑤ So sánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trị, cai trị, quản lí: Tự trị; Trị nước; Quản lí (trông nom) gia đình; Trị yên lâu dài;
② Trị thủy, chữa: Công trình trị thủy sông Hoài;
③ Trừng trị;
④ Chữa, trị (bệnh): Bệnh của tôi đã chữa khỏi; Bệnh không thể chữa được;
⑤ Diệt, trừ: Diệt châu chấu; Trừ sâu hại;
⑥ Nghiên cứu: Chuyên nghiên cứu văn tự cổ;
⑦ Thái bình, yên ổn: Đất nước thái bình;
⑧ (văn) So sánh;
⑨ (cũ) Trụ sở: Trụ sở tỉnh;
⑩ [Zhì] (Họ) Trị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn tốt đẹp. Td: Thịnh trị — Làm cho yên ổn — Sắp đặt công việc — Sửa sang cho tốt đẹp — Chữa bệnh.

Từ ghép 42

cố
gǔ ㄍㄨˇ, gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cũ
2. cho nên
3. lý do
4. cố ý, cố tình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc. ◎ Như: "đại cố" việc lớn, "đa cố" lắm việc.
2. (Danh) Cớ, nguyên nhân. ◎ Như: "hữu cố" có cớ, "vô cố" không có cớ. ◇ Thủy hử truyện : "Am lí bà nương xuất lai! Ngã bất sát nhĩ, chỉ vấn nhĩ cá duyên cố" ! , (Đệ tam thập nhị hồi) Này cái chị trong am ra đây, ta chẳng giết chị đâu, chỉ hỏi nguyên cớ ra sao.
3. (Tính) Cũ. ◎ Như: "cố sự" việc cũ, chuyện cũ, "cố nhân" người quen cũ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhi hồ nhiễu do cố" (Tiêu minh ) Mà hồ vẫn quấy nhiễu như cũ.
4. (Tính) Gốc, của mình vẫn có từ trước. ◎ Như: "cố hương" làng của mình trước (quê cha đất tổ), "cố quốc" xứ sở đất nước mình trước.
5. (Động) Chết. ◎ Như: "bệnh cố" chết vì bệnh. ◇ Thủy hử truyện : "Mẫu thân tại khách điếm lí nhiễm bệnh thân cố" (Đệ tam hồi) Mẹ tôi trọ tại quán khách, mắc bệnh rồi chết.
6. (Phó) Có chủ ý, cố tình. ◎ Như: "cố sát" cố tình giết.
7. (Liên) Cho nên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột" . , , , (Đệ nhất hồi) Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, nên kẻ này không dám đường đột.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như đại cố việc lớn, đa cố lắm việc, v.v.
② Cớ, nguyên nhân, như hữu cố có cớ, vô cố không có cớ, v.v.
③ Cũ, như cố sự việc cũ, chuyện cũ, cố nhân người quen cũ, v.v.
④ Gốc, của mình vẫn có từ trước, như cố hương làng của mình trước (quê cha đất tổ), cố quốc xứ sở đất nước mình trước, v.v.
⑤ Chết, như bệnh cố ốm chết rồi.
⑥ Cố tình, nhu cố sát cố tình giết.
⑦ Cho nên, tiếng dùng nối theo nghĩa câu trên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, việc không may, sự cố, tai nạn: Việc lớn; Lắm việc; Nhà gặp nhiều tai nạn;
② Cớ, nguyên nhân: Không hiểu vì cớ gì; Mượn cớ;
③ Cố ý, cố tình: Biết sai trái mà cứ làm;
④ Cho nên: Vì tin tưởng, cho nên không ngại khó khăn; Trần Khổng Chương ở gần đó, nên bày ra cho chúng tôi chuyến đi chơi này (Cố Lân); Đời đều khen Mạnh Thường Quân khéo đãi kẻ sĩ, nên kẻ sĩ theo ông (Vương An Thạch: Độc Mạnh Thường Quân truyện). 【】cố thử [gùcê] Vì vậy, vì thế. Như ;【】cố nhi [gù'ér] Vì vậy, vì thế; 【】cố nãi [gùnăi] (văn) Nên, cho nên;
⑤【】 cố phù [gùfú] (văn) Liên từ đầu câu, biểu thị một lí lẽ hay quy luật sẽ được nêu ra để giải thích ở đoạn sau: Kìa nước sông đóng băng, không phải do lạnh một ngày (Luận hoành);
⑥ Cố, cũ: Địa chỉ cũ; Người quen biết cũ, bạn cũ;
⑦ Chết, mất: Chết vì bệnh; Cha mẹ chết sớm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự việc. Chẳng hạn Biến cố ( việc xảy ra làm thay đổi tình hình ) — Cho nên, vì vậy — Nguyên nhân. Chẳng hạn Vô cố ( tự nhiên, không có nguyên do gì ) — Xưa cũ. Chết. Chẳng hạn Bệnh cố ( vì đau ốm mà qua đời ) — Chủ ý, có ý muốn như vậy.

Từ ghép 42

cựu
jiù ㄐㄧㄡˋ

cựu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cũ
2. lâu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cũ, xưa. ◎ Như: "cựu học" lối học cũ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày xưa, Nay bay vào nhà dân thường.
2. (Tính) Lâu. ◎ Như: "cựu hận" mối hận từ lâu. ◇ Thượng Thư : "Cựu lao ư ngoại" (Vô dật ) Đã lâu vất vả bên ngoài (tức ở trong dân gian, làm việc cày bừa).
3. (Danh) Bạn cũ. ◇ Nguyễn Trãi : "Thành trung cố cựu như tương vấn, Vị đạo thiên nhai nhậm chuyển bồng" , (Kí hữu ) Bạn cũ trong thành nếu như có hỏi thăm, Nói hộ rằng (tôi nay) như cỏ bồng xoay chuyển ở tận phương trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũ. Như cựu học lối học cũ.
② Bạn cũ. Nguyễn Trãi : Thành trung cố cựu như tương vấn, Vị đạo thiên nhai nhậm chuyển bồng Bạn cũ trong thành nếu như có hỏi thăm, Nói hộ rằng (tôi nay) như cỏ bồng xoay chuyển ở tận phương trời.
③ Lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cũ: Lối học cũ; Quan điểm cũ; Máy cũ; 穿 Quần áo đã mặc cũ; Bạn cũ, bạn cố tri;
② Xưa: ¨¹ Nước xưa; Ngày xưa;
③ Cổ: Tuồng cổ; Thơ cổ;
⑤ Lâu đời: Mối hận lâu đời; Nỗi oán hận lâu đời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũ rồi — Lâu rồi — Lâu dài — Tình bạn cũ. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Bạn tùng cúc xưa kia là cố cựu «.

Từ ghép 45

tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhéng ㄓㄥˊ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tranh giành
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tranh giành, cãi cọ. Phàm tranh hơn người hay cố lấy của người đều gọi là tranh.
Thế nào? Dùng làm trợ từ.
③ Một âm là tránh. Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, giành, đua nhau: Tranh chỗ ngồi; Giành vẻ vang; Lúc đó những nhà giàu đua nhau giấu của (Hán thư);
② Tranh cãi, tranh chấp: Tranh cãi nhau đến đỏ mặt tía tai;
③ (đph) Thiếu, hụt: Tổng số còn thiếu bao nhiêu?;
④ Sao, làm sao, sao lại: Sao không, sao lại không; Sao biết, sao lại biết; ? Sao biết khách giang sơn, chẳng phải là người từ quê hương đến? (Thôi Đồ: Lỗ thanh). 【】 tranh nại [zhengnài] (văn) Như ;【】tranh nại [zheng nài] (văn) Không làm sao được, biết làm sao, biết làm thế nào được, đành chịu: ? Vườn nam đào lí tuy ưa thích, xuân tàn vắng vẻ biết làm sao? (Thôi Đồ: Giản tùng); ? Người đời tan hợp biết làm sao? (Án Thù: Ngư gia ngạo); 【】tranh nại hà [zhengnàihé] (văn) Biết làm thế nào: ? Mây lành thấm khắp không bờ bến, cây héo không hoa biết thế nào? (Tổ đường tập);【】tranh tự [zhengsì] (văn) Sao bằng: ? Trong thành đào lí trong chốc lát đã rụng hết, sao bằng cây liễu rũ cứ sống hoài? (Lưu Vũ Tích: Dương liễu chi từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giành nhau. Đua nhau. Truyện Trê Cóc : » Cũng còn sự lí tranh nhau khéo là « — Thế nào. Làm sao ( tiếng để hỏi ).

Từ ghép 22

tránh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Can ngăn, khuyên bảo, khuyên răn: Vì can ngăn nhiền lần không được, nên bỏ đi (Hậu Hán thư: Vương Sung truyện). Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn — Một âm là Tranh. Xem Tranh.
uyên
yuān ㄩㄢ

uyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

con vịt đực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "uyên ương" .

Từ điển Thiều Chửu

① Uyên ương một giống chim ở nước hình như con vịt mà bé (con le). Con đực thì trên cổ có lông mã trắng và dài, cánh to mà đẹp, con cái thì không có lông mã, cánh cũng xấu, thường ở trong sông trong hồ. Con đực gọi là uyên, con cái gọi là ương, đi đâu cũng có đôi không rời nhau, vì thế nên người xưa nói ví sự vợ chồng hòa mục Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

】 uyên ương [yuanyang] (động) Uyên ương (loài chim thường đi có đôi với nhau, con trống gọi là uyên, con mái là ương, trong văn học thường dùng để ví vợ chồng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim thuộc giống vịt trời. Đoạn trường tân thanh : » Chước đâu rẽ thúy chia uyên «.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.