súc
xù ㄒㄩˋ

súc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tích, chứa, trữ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "súc tích" cất chứa.
2. (Động) Hàm chứa, uẩn tàng. ◎ Như: "hàm súc" chứa đựng kín đáo.
3. (Động) Để cho mọc (râu, tóc). ◎ Như: "súc tu" để râu.
4. (Động) Chờ, đợi. ◇ Hậu Hán Thư : "Thục vị thì chi khả súc?" (Trương Hành truyện ) Ai bảo thời có thể chờ được?
5. (Động) Nuôi nấng, dưỡng dục. ◇ Liêu trai chí dị : "Cam ông tại thì, súc nhất anh vũ thậm tuệ" , (A Anh ) Thời cha (họ Cam) còn sống, nuôi được một con vẹt rất khôn.
6. (Danh) Tên một loại rau. ◇ Tào Thực : "Phương cô tinh bại, Sương súc lộ quỳ" , (Thất khải ) Rau cô thơm gạo trắng, rau súc rau quỳ (thích hợp với tiết trời) sương móc.

Từ điển Thiều Chửu

① Dành chứa.
② Ðựng chứa được.
③ Ðể cho mọc (râu, tóc). Như súc tu để râu.
④ Súc chí Ấp ủ, nuôi chí, định bụng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tích tụ, tích trữ, chứa: ? Bể chứa nước này có thể tích trữ bao nhiêu khối nước?;
② Để (râu, tóc): Để râu;
③ Ấp ủ, nuôi chí, định bụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chứa đựng — Nuôi dưỡng. Dùng như chữ Súc — Trông đợi.

Từ ghép 19

Từ điển trích dẫn

1. Ngủ say. ◇ Chu Đức Nhuận : "Trần Lang hàm thụy vị tri hiểu, Thái Thạch dạ độ giang thanh thu" , (Độc tùy thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngủ ngon, ngủ say.
tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
trào
cháo ㄔㄠˊ, zhāo ㄓㄠ

trào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chế nhạo, cười nhạo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giễu cợt. ◎ Như: "trào lộng" đùa cợt, "trào tiếu" cười nhạo, "trào phúng" cười cợt chế nhạo.
2. (Động) Quyến rủ, lôi cuốn. ◇ Kim Bình Mai : "(Kim Liên) thường bả mi mục trào nhân, song tình truyền ý" (), (Đệ nhất hồi) (Kim Liên) thường hay đầu mày cuối mắt quyến rủ người, hai con ngươi hàm truyền tình ý.
3. (Động) Ngâm vịnh. ◇ Bạch Cư Dị : "Trào phong tuyết, lộng hoa thảo" , (Dữ Nguyên Cửu thư ) Ngâm vịnh gió tuyết, ngoạn thưởng cỏ hoa.
4. (Động) Chim kêu chíp chíp. ◎ Như: "lâm điểu trào trào" chim rừng chíp chíp.

Từ điển Thiều Chửu

① Riễu cợt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chế giễu, giễu cợt, nhạo báng: Mỉa mai chế giễu.

Từ điển Trần Văn Chánh

】 trào trách [zhaozha] Như [zhaozha]. Xem [cháo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cười nhạo báng — Cười giỡn.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Bạn bè cùng chí hướng. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu chấp hữu lệnh Thiên Thai, kí hàm chiêu chi" , (Kiều Na ) Có người bạn học thân cũ làm huyện lệnh Thiên Thai gửi thư mời (đến nhà).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè cùng chí hướng. Chỉ chung bạn bè.

nội dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nội dung

Từ điển trích dẫn

1. Các thứ đựng ở trong một vật kiện. ◇ Quách Mạt Nhược : "Na cá tiền bao thị bì chế đích, dĩ kinh ngận cựu liễu, đương trước chúng nhân diện tiền ngã thế tha đả khai lai, tòng na lí diện thủ xuất đích nội dong thị: ... lưỡng cá đồng bản hòa lưỡng trương đương phiếu" , , , : ... (Bắc phạt đồ thứ , Nhị nhị).
2. Thật chất hoặc ý nghĩa chứa đựng bên trong sự vật. ★ Tương phản: "hình thức" .
3. Ý nghĩa hoặc tinh thần bao hàm trong một tác phẩm văn chương hoặc nghệ thuật. ★ Tương phản: "hình thức" , "kĩ xảo" . ◇ A Anh : "Thủ hồi thuyết minh bổn thư nội dong, đô thị "cựu xã hội đích quái sự"" , (Vãn thanh tiểu thuyết sử , Đệ tam chương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chứa đựng ở trong — Phần chứa đựng ở bên trong.

Từ điển trích dẫn

1. Cảm động tương ứng lẫn nhau. ◇ Dịch Kinh : "Hàm: Nhị khí cảm ứng dĩ tương dự" : .
2. Tình cảm và động tác phát sinh do ảnh hưởng của ngoại giới. ◇ Hán Thư : "Thư vân: "Kích thạch phụ thạch, bách thú suất vũ." Điểu thú thả do cảm ứng, nhi huống ư nhân hồ? Huống ư quỷ thần hồ?" : ", ." , ? ? (Lễ nhạc chí ).
3. Người lấy tinh thành cảm động thần minh, thần minh tự nhiên đáp ứng. ◇ Hán Thư : "Giai hữu thần kì cảm ứng, nhiên hậu doanh chi" , (Giao tự chí hạ ).
4. Hiện tượng vật lí, chia làm hai loại: (1) Cảm ứng "tĩnh điện" và "tĩnh từ" . (2) Cảm ứng "điện từ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vì rung động mà đáp lại.
nhũng
rǒng ㄖㄨㄥˇ

nhũng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vô tích sự
2. phiền nhiễu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhàn rỗi, rảnh rang.
2. (Tính) Lộn xộn, tạp loạn. ◎ Như: "nhũng tạp" phiền phức, hỗn độn.
3. (Tính) Bận rộn, phồn mang.
4. (Tính) Thừa, vô dụng. ◎ Như: "nhũng viên" nhân viên thừa, vô dụng.
5. (Tính) Hèn kém. ◇ Phó Hàm : "Hàm chi ngu nhũng, bất duy thất vọng nhi dĩ, thiết dĩ vi ưu" , , (Trí nhữ nam vương lượng thư ) Đều là ngu dốt hèn kém, không chỉ thất vọng mà thôi, riêng lấy làm lo.
6. § Cũng viết là "nhũng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ nhũng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tản mạn, thừa, nhiều: Câu văn rườm rà; Văn rườm; Viên chức dư thừa (ăn không ngồi rồi); Phí nhảm vô ích;
② Bận rộn rối rít, phiền nhiễu: Mong gác bỏ mọi việc bận rộn để đến dự;
③ (văn) Hèn kém;
④ Dân không có chỗ ở yên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Nhũng .

Từ ghép 1

xỉ
chǐ ㄔˇ

xỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. răng
2. tuổi tác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Răng. ◎ Như: "nhũ xỉ" răng sữa, "vĩnh cửu xỉ" răng lâu dài (không thay nữa).
2. (Danh) Vật gì xếp bày như răng. ◎ Như: "cứ xỉ" răng cưa.
3. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "tự xỉ" theo tuổi mà định trên dưới, "xỉ đức câu tăng" tuổi tác và đức hạnh đều tăng thêm. ◇ Tây du kí 西: "Tự xỉ bài ban, triều thướng lễ bái" , (Đệ nhất hồi) Theo thứ tự tuổi tác xếp hàng, tiến lên chầu vái.
4. (Danh) Số tuổi ngựa.
5. (Động) Xếp vào hàng. ◎ Như: Kể vào người cùng hàng gọi là "xỉ" , không kể làm người ngang hàng gọi là "bất xỉ" . ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến giả giai tăng kì ngoan, bất dĩ nhân xỉ" , (Cổ nhi ) Ai trông thấy cũng ghét tính ngang bướng của nó, không đếm xỉa tới.
6. (Động) Nói, bàn. ◎ Như: "xỉ cập" nói tới.

Từ điển Thiều Chửu

① Răng. Mọc lúc nhỏ gọi là nhũ xỉ răng sữa, mọc lúc lớn gọi là vĩnh cửu xỉ răng già.
② Tuổi.
③ Kể tuổi mà định trên dưới gọi là tự xỉ .
④ Kể. Kể làm người cùng bọn với mình gọi là xỉ , không kể làm bọn với mình gọi là bất xỉ .
⑤ Vật gì xếp bày như hàm răng đều gọi là xỉ. Như cứ xỉ răng cưa.
⑥ Lượng số tuổi ngựa cũng gọi là xỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng (hoặc vật có hình răng): Mọc răng; Nhổ răng; Răng sữa; Răng cưa;
② (cũ) Tuổi, tuổi tác: Tuổi tác và đức hạnh; Kể tuổi (để định trên dưới); 退 (Tôi) trở về được ăn những món ngon của miền này cho đến hết tuổi đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ (văn) Kể, kể đến, nói tới, coi trọng, kể là cùng một loại người, đặt ngang hàng (dùng với ý phủ định, tỏ ý khinh bỉ): Hành động xấu xa, ai cũng thấy không còn là người nữa; Không đáng kể; Thầy cúng, thầy thuốc, nhạc sư và những người làm thợ các nghề, bậc quân tử không kể họ là cùng một loại (không xếp ngang hàng với mình) (Hàn Dũ: Sư thuyết); Không được nhà mình coi trọng (Tư trị thông giám: Lương kỉ);
④ (văn) Tính số tuổi ngựa;
⑤ (văn) Đụng, chạm: Thịt nát chạm phải gươm bén (Mai Thừa: Thượng thư trùng gián Ngô vương);
⑥ (văn) Con xúc xắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái răng. Td: Nhũ xỉ ( răng sữa, răng trẻ con chưa thay ) — Phàm cái gì có hình dáng như hàm răng, đều gọi là Xỉ. Td: Cứ xỉ ( răng cưa ) — Chỉ ngà voi ( tức răng voi ) — Chỉ tuổi tác. Td: Niên xỉ ( tuổi tác ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Xỉ.

Từ ghép 35

khõa, khỏa, lõa
guǒ ㄍㄨㄛˇ

khõa

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Bọc, gói. Như mã cách khỏa thi (Hán thư ) da ngựa bọc thây, nói chết ở nơi chiến trận.
② Cái bao, như dược khỏa cái bao thuốc.
③ Vơ vét hết, như khỏa hiếp lấy cái thế đông mà bắt hiếp phải theo hết.

khỏa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bọc, gói
2. cái bao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bọc, gói, bó. ◎ Như: "khỏa thương khẩu" băng bó vết thương. ◇ Hậu Hán Thư : "Mã cách khỏa thi" (Mã Viện truyện ) Da ngựa bọc thây (ý nói chết ở nơi chiến trận).
2. (Động) Bao gồm, bao hàm, bao quát.
3. (Động) Bắt theo hết. ◎ Như: "khỏa hiếp" bắt hiếp phải theo hết.
4. (Danh) Cái bao, cái gói. ◎ Như: "dược khỏa" cái bao thuốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bọc, buộc, băng bó: Băng bó vết thương; Lấy giấy bọc lại; Da ngựa bọc thây;
② (văn) Bao, gói: Gói thuốc;
③ Bắt đi theo: Bọn thổ phỉ đã bắt mấy người trong làng đi theo;
④ Trộn lẫn: Trộn hàng xấu vào hàng tốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quấn quanh, bao ở ngoài — Vật bao ngoài — Chỉ của cải hàng hóa.

Từ ghép 2

lõa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bọc, buộc, băng bó: Băng bó vết thương; Lấy giấy bọc lại; Da ngựa bọc thây;
② (văn) Bao, gói: Gói thuốc;
③ Bắt đi theo: Bọn thổ phỉ đã bắt mấy người trong làng đi theo;
④ Trộn lẫn: Trộn hàng xấu vào hàng tốt.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.