khoa, khỏa
huà ㄏㄨㄚˋ, kē ㄎㄜ

khoa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây lúa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Thanh khoa" một giống lúa hình tựa như "đại mạch" , còn gọi là "khoa mạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Người châu Thanh gọi lúa là khoa (Thanh khoa ).

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Lúa: Lúa mì thanh khoa (một loại đại mạch).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ lúa mạch — Một âm là Khỏa.

khỏa

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa tốt. Lúa ngon — Một âm là Khoa.
nha
yā ㄧㄚ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. con quạ khoang
2. màu đen

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con quạ khoang. § Giống quạ lông đen tuyền gọi là "ô" , lông cánh màu xám tro gọi là "nha" . ◇ Nguyễn Du : "Thụ thụ hữu đề nha" (Từ Châu dạ ) Cây nào cũng nghe tiếng quạ kêu.
2. (Tính) Đen. ◎ Như: "nha hoàn" búi tóc đen nhẫy. ◇ Nguyễn Trãi : "Vạn hộc nha thanh đỏa thúy hoàn" (Vân Đồn ) Muôn hộc (núi) đen xanh tựa mái tóc màu tím lam rủ xuống.

Từ điển Thiều Chửu

① Con quạ khoang. Giống quạ đen biết mớm trả mẹ gọi là ô , không biết mớm trả gọi là nha .
② Sắc đen cũng gọi là nha. Như nha hoàn búi tóc đen nhẫy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) quạ, ác;
② (văn) Màu đen: Búi tóc đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ — Đen. Màu đen ( vì lông quạ màu đen ) — Chiếc nha điểm sầu: Con quạ có sắc đen như một chấm mực nó điểm vào nơi phong cảnh buổi chiều, khi bóng tà dương đã khuất núi, thêm một điểm buồn rầu. » Ngàn non ngậm kín bóng tà, lá cây xào xạc, chiếc nha điểm sầu « ( Hoa Tiên ).

Từ ghép 7

đãi
dāi ㄉㄞ, dài ㄉㄞˋ

đãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đối xử, tiếp đãi
2. đợi, chờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đợi, chờ. ◇ Nguyễn Du : "Sơn nguyệt giang phong như hữu đãi" (Ngẫu đề công quán bích ) Trăng núi gió sông như có (lòng) chờ đợi.
2. (Động) Tiếp đãi, đối xử. ◎ Như: "đãi ngộ" tiếp đãi. ◇ Tây du kí 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, là việc hèn mọn, sao lại đối xử với ta như thế?
3. (Động) Phòng bị, chống cự. ◇ Sử Kí : "Liêm Pha kiên bích dĩ đãi Tần, Tần sổ khiêu chiến, Triệu binh bất xuất" , , (Bạch Khởi Vương Tiễn truyện ) Liêm Pha làm lũy vững chắc để chống cự lại Tần, quân Tần mấy lần khiêu chiến, quân Triệu không ra.
4. (Động) Dựa vào, nương tựa. ◇ Thương quân thư : "Quốc đãi nông chiến nhi an" (Nông chiến ) Nước nhờ vào chính sách nông chiến mà được yên.
5. (Động) Muốn, định. ◎ Như: "chánh đãi xuất ngoại, khước hạ khởi đại vũ lai liễu" , đúng lúc muốn ra ngoài, thì trời mưa lớn.
6. (Động) Ở lại, lưu lại. ◎ Như: "nhĩ đãi nhất hội nhi tái tẩu" anh ở chơi một chút rồi hãy về.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðợi.
② Tiếp đãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đối đãi, đối xử, cư xử: Anh ấy đối xử với tôi tốt lắm; Đối đãi khoan hồng; Ta đối đãi nước Thục không bạc bẽo (Tam quốc chí);
② Thết, đãi, khoản đãi, chiêu đãi: Thết khách, đãi khách, mời khách;
③ Chờ đợi: Còn đang chờ giải quyết; Cần gấp lắm không thể chờ đợi được nữa. (Ngr) Đợi mỏi mắt;
④ Cần, cần phải: Tất nhiên không cần phải nói;
⑤ Muốn, định: Định nói lại thôi; Vừa muốn ra đi, lại có người đến;
⑥ (văn) Phòng bị: Nay thành quách không kiên cố, vũ khí không hoàn bị, thì không thể phòng bị những việc xảy ra bất ngờ (Hàn Phi tử);
⑦ (văn) Dựa vào: Nước nhờ vào chính sách nông chiến mà được an toàn (Thương Quân thư). Xem [dai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Ở, ở lại, ở chơi: Anh ở chơi tí nữa hãy về; 西 Anh ấy ở lại Sài Gòn năm hôm. Cv. . Xem [dài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chờ đợi — Đối xử.

Từ ghép 22

lan
lán ㄌㄢˊ, làn ㄌㄢˋ

lan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sắp hết, sắp tàn
2. lẻn ra ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sắp hết, muộn. ◎ Như: "tuế lan" năm sắp hết, cuối năm, "dạ lan" đêm khuya, "tửu lan" cuộc rượu gần xong.
2. (Tính) Tàn, suy lạc. ◎ Như: "lan san" rã rời, trơ trụi, tiêu điều. ◇ Nguyễn Trãi : "Hồ hải niên lai hứng vị lan" (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm ) Mấy năm nay cái hứng hồ hải vẫn chưa tiêu tan.
3. (Phó) Lẻn, càn bậy. ◎ Như: "lan xuất" lẻn đi ra. ◇ Hán Thư : "Lan nhập thượng phương dịch môn" (Thành đế kỉ ) Lén vào cửa nách nơi thiên tử ở.
4. (Danh) Lan can (hàng rào). § Thông "lan" . ◇ Lí Dục : "Độc tự mộ bằng lan, vô hạn giang san, biệt thì dong dị kiến thì nan" , , (Liêm ngoại vũ sàn sàn từ ) Trời tối một mình tựa lan can, non sông vô hạn, lúc chia biệt thì dễ lúc gặp khó.
5. (Danh) Vòng đeo tay trang sức. ◎ Như: "thúy oản lan" vòng đeo cổ tay màu xanh biếc.
6. (Danh) Họ "Lan".
7. (Động) Ngăn, chận, che lấp. § Thông "lan" . ◇ Chiến quốc tung hoành gia thư : "Tấn quốc khứ Lương thiên lí, hữu hà san dĩ lan chi" , (Chu Kỉ vị Ngụy vương ) Nước Tấn tới nước Lương nghìn dặm, có sông núi ngăn trở.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới hết, hầu hết. Như tuế lan năm sắp hết (cuối năm), dạ lan đêm khuya, tửu lan cuộc rượu gần tàn, hết hứng thú gọi là ý hứng lan san .
② Lẻn ra. Cửa ô có lệnh cấm, ai có phép riêng mới được phép ra, nếu không có phép mà lẻn ra được gọi là lan xuất .
③ Cùng nghĩa với chữ lan hay chữ lan .
④ Lan can ngang dọc, bừa bãi. Các nơi sân nhà, kèn gỗ ngang dọc làm hàng rào gọi là lan can. Vành con mắt cũng gọi là lan can.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [lán] nghĩa ①;
② Như [lán];
③ (văn) Tàn, hết, gần hết, sắp hết: Năm sắp hết; Cuộc rượu sắp tàn; Đêm tàn; Đêm thanh cảnh vắng;
④ (văn) Lẻn ra: Lẻn đi ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cánh cửa — Ngăn chặn. Cản trở. Làm cho ngăn cách ra — Muộn, trễ. Td: Dạ lan ( đêm về khuya ).

Từ ghép 6

xiển
chǎn ㄔㄢˇ

xiển

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở rộng, khoách đại. ◇ Sử Kí : "Xiển tịnh thiên hạ" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Mở rộng bờ cõi.
2. (Động) Làm cho thấy rõ, hiển lộ. ◎ Như: "suy xiển" suy diễn ra cho tỏ rõ nghĩa lí khó hiểu.
3. (Động) Mở ra. ◇ Bạch Cư Dị : "Khán san ỷ tiền hộ, Đãi nguyệt xiển đông phi" , (Nghiêm thập bát lang trung ) Ngắm núi, tựa cửa đằng trước, Chờ trăng, mở cánh cửa phía đông.
4. (Danh) Tên ấp xưa của nước "Lỗ" thời Xuân Thu, nay thuộc Sơn Đông.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở, mở ra. Như suy xiển nghĩa lí khó hiểu phải suy diễn ra cho tỏ rõ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mở ra, làm rõ, nói rõ: Trình bày rõ;
② Rõ rệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở rộng ra — Rõ ràng.

Từ ghép 7

liệt
lèi ㄌㄟˋ, liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tường xây quanh kho

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tường thấp, tường ngắn. ◎ Như: "liệt viên" tường thấp.
2. (Danh) Giới hạn, giới tuyến. ◇ Hoài Nam Tử : "Du ngao vu vô hình liệt chi dã" (Tinh thần ) Rong chơi ở cõi không có hình thế giới hạn.
3. (Danh) Dòng nước giữa núi. ◇ Liệt Tử : "Nhất nguyên phân vi tứ liệt, chú ư san hạ" , (Thang vấn ) Một nguồn chia ra làm bốn dòng, đổ xuống dưới núi.
4. (Động) Ngang hàng. ◎ Như: "tương liệt" ngang nhau. ◇ Vương Thao : "Tích súc phong nhiêu, nhất thế hưởng dụng, liệt ư vương hầu" , , (Yểu nương tái thế ) Chất chứa giàu có, mọi thứ hưởng thụ, ngang với bậc vương hầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tường xây quanh kho.
② Ngang hàng. Như tương liệt bằng đẳng (ngang hàng).
③ Bờ cõi.
④ Mạch suối, đầu ngọn suối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tường xây quanh kho;
② Bờ cõi;
③ Đầu ngọn suối, mạch suối;
Tựa, như, ngang nhau, ngang hàng: Sang như vua chúa; Ngang nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường thấp — Con đê nhỏ, đắp ngăn nước — Bằng nhau. Ngang nhau.
chuyết
zhuō ㄓㄨㄛ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

chuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vụng về

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vụng về, đần độn. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đại xảo nhược chuyết" (Chương 45) Thật khéo léo tựa như vụng về.
2. (Tính) Lời nói tự nhún mình. ◎ Như: "chuyết tác" tác phẩm vụng về này, "chuyết kiến" ý kiến thô thiển của tôi.
3. (Tính) Chất phác, mộc mạc. ◎ Như: "phác chuyết" thật thà, chất phác.

Từ điển Thiều Chửu

① Vụng về.
② Lời nói tự nhún mình, như chuyết tác bài làm của kẻ vụng về này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngốc nghếch, đần độn, vụng về: Tay chân vụng về; Nói năng vụng về (đần độn);
② (khiêm) Kém cỏi, vụng về: Tác phẩm kém cỏi của tôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vụng về. Không khéo léo giỏi giang.

Từ ghép 16

tôn, tông
zōng ㄗㄨㄥ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tổ tiên đời sau — Giòng họ — Một ngành đạo, hoặc một học phái — Đáng lẽ đọc Tông. Xem Tông.

Từ ghép 22

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Miếu thờ tổ tiên.
2. (Danh) Tổ tiên. ◎ Như: "liệt tổ liệt tông" các tổ tiên, "tổ tông" tổ tiên
3. (Danh) Họ hàng, gia tộc. ◎ Như: "đại tông" dòng trưởng, "tiểu tông" dòng thứ, "đồng tông" cùng họ. ◇ Tả truyện : "Tấn ngô tông dã, khởi hại ngã tai?" , ? (Hi Công ngũ niên ) Tấn là họ hàng ta, há nào hại ta ư?
4. (Danh) Căn bản, gốc rễ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Uyên hề tự vạn vật chi tông" (Chương 4) (Đạo) là hố thẳm hề, tựa như gốc rễ của vạn vật.
5. (Danh) Dòng, phái. § Đạo Phật từ Ngũ Tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là "nam tông" và "bắc tông" .
6. (Danh) Lễ tiết chư hầu triều kiến thiên tử. ◇ Chu Lễ : "Xuân kiến viết triêu, hạ kiến viết tông" , (Xuân quan , Đại tông bá ) Mùa xuân triều kiến gọi là "triêu", mùa hạ triều kiến gọi là "tông".
7. (Danh) Lượng từ: kiện, món, vụ. ◎ Như: "nhất tông sự" một việc, "đại tông hóa vật" số hàng lớn, "án kiện tam tông" ba vụ án.
8. (Danh) Họ "Tông".
9. (Động) Tôn sùng, tôn kính. ◇ Thi Kinh : "Tự chi ấm chi, Quân chi tông chi" , (Đại nhã , Công lưu ) Cho (chư hầu) ăn uống, Được làm vua và được tôn sùng.
10. (Tính) Cùng họ. ◎ Như: "tông huynh" anh cùng họ.
11. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "tông chỉ" chủ ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông tông, ông tổ nhất gọi là tổ, thứ nữa là tông. Thường gọi là tông miếu, nghĩa là miếu thờ ông tổ ông tông vậy. Tục thường gọi các đời trước là tổ tông .
② Họ hàng dòng trưởng là đại tông , dòng thứ là tiểu tông , cùng họ gọi là đồng tông .
③ Chủ, như tông chỉ chủ ý quy về cái gì.
④ Dòng phái, đạo phật từ ông Ngũ-tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là nam tông và bắc tông .
⑤ Tục gọi một kiện là một tông, như tập văn tự gọi là quyển tông , một số đồ lớn gọi là đại tông .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên — Dòng họ. Tục ngữ: » Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống « — Cái lí thuyết làm gốc. Xem Tông chỉ — Ta vẫn đọc là Tôn. Xem thêm Tôn.

Từ ghép 22

thống
tòng ㄊㄨㄥˋ

thống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đau đớn
2. quá mức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau, nhức, tức. ◎ Như: "nha thống" răng đau, "đầu thống" đầu nhức.
2. (Động) Đau thương, đau xót, bi thương. ◎ Như: "thống khổ" đau khổ, "bi thống" buồn thương. ◇ Sử Kí : "Quả nhân tư niệm tiên quân chi ý, thường thống ư tâm" , (Tần bổn kỉ ).
3. (Động) Thương xót, thương tiếc, liên ái. ◇ Liêu trai chí dị : "Đường hạ tương ngộ, điến nhiên hàm thế, tự hữu thống tích chi từ, nhi vị khả ngôn dã" , , , (Yên Chi ) Ở dưới công đường gặp nhau, ngại ngùng rớm lệ, tựa hồ muốn tỏ lời thương tiếc mà không nói ra được.
4. (Động) Ghét, giận. ◇ Sử Kí : "Tần phụ huynh oán thử tam nhân, thống nhập cốt tủy" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Các bậc cha anh nước Tần oán hận ba người này, thù ghét đến tận xương tủy.
5. (Phó) Hết sức, quá lắm, thỏa thích, triệt để. ◎ Như: "thống ẩm" uống quá, uống thỏa thích. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tụ hương trung dũng sĩ, đắc tam bách dư nhân, tựu đào viên trung thống ẩm nhất túy" , , (Đệ nhất hồi ) Tụ họp dũng sĩ trong làng, được hơn ba trăm người, cùng đến vườn đào uống một bữa rượu thỏa thích.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau đón.
② Ðau xót.
③ Quá lắm, như thống ẩm uống quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đau, nhức, tức: Nhức đầu;
② Đau đớn: Đau đớn, đau thương, đau xót;
③ Hết sức, quá lắm, vô cùng, thỏa thích: Chửi thậm tệ; Uống cho thỏa thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn — Khổ sở. Đau lòng.

Từ ghép 20

phi
fēi ㄈㄟ

phi

phồn thể

Từ điển phổ thông

bay

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bay (bằng cánh như chim). ◇ Vương Bột : "Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" , (Đằng Vương Các tự ) Ráng chiều với cánh vịt trời đơn chiếc cùng bay, nước thu trộn lẫn bầu trời dài một sắc.
2. (Động) Bay bổng, phất phơ, lung lay. ◇ Hàn Dực : "Xuân thành vô xứ bất phi hoa" (Hàn thực ) Thành xuân không nơi nào là không có hoa bay.
3. (Động) Tán phát. ◇ Văn tuyển : "Nguyệt thướng hiên nhi phi quang" (Giang yêm ) Trăng lên hiên cửa, trải rộng ánh sáng.
4. (Tính) Nhanh (như bay). ◎ Như: "phi bộc" thác nước chảy xiết từ trên cao. ◇ Lí Bạch : "Phi lưu trực hạ tam thiên xích, Nghi thị Ngân hà lạc cửu thiên" , (Vọng Lô san bộc bố thủy ) Dòng nước chảy bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tựa như sông Ngân rớt từ chín tầng trời.
5. (Tính) Không có căn cứ, không đâu. ◎ Như: "phi ngữ" lời đồn đãi không căn cứ, "phi thư" thơ giấu không kí tên, "phi ngữ" lời phỉ báng.
6. (Tính) Bất ngờ. ◎ Như: "phi họa" họa bất ngờ.
7. (Tính) Cao vút từng không. ◇ Trương Chánh Kiến : "Phi đống lâm hoàng hạc, Cao song độ bạch vân" , (Lâm cao đài ) Cột vút không trung hạc vàng đến, Cửa sổ cao mây trắng đậu.
8. (Phó) Gấp, kíp, mau lẹ. ◎ Như: "phi báo" báo cấp tốc, "phi bôn" chạy nhanh.
9. (Danh) Tiếng bổng, tiếng cao. ◇ Văn tâm điêu long : "Phàm thanh hữu phi trầm" (Thanh luật ) Âm thanh có tiếng cao tiếng thấp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bay. Loài chim và loài sậu cất cánh bay cao gọi là phi.
② Nhanh như bay. Như phi báo báo nhanh như bay, kíp báo.
③ Lời nói không có căn cứ. Như cái thơ giấu không kí tên gọi là phi thư , lời nói phỉ báng gọi là phi ngữ , v.v.
④ Tiếng bổng.
⑤ Cao, nói ví dụ như sự cao.
⑥ Phi, phép chế thuốc hoặc dùng lửa đốt hoặc dùng nước gạn cho sạch gọi là phi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bay: Chim bay; Cát bay đá chạy;
② Như bay, rất nhanh: Chạy như bay; Vật giá lên vùn vụt;
③ (kht) Bay hơi: Đậy nắp lọ lại, kẻo bay mất mùi thơm;
④ Không đâu, ở đâu đâu, không ngờ, bất ngờ: Tai nạn bất ngờ; Bức thư không đề tên tác giả; Lời nói phỉ báng;
⑤ (văn) Cao;
⑥ Phi (một công đoạn trong việc bào chế thuốc bắc, dùng lửa đốt cho khô hoặc dùng nước gạn cho sạch).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chim bay — Bay lên — Bay đi — Thình lình mà đến. Khi không mà đến, không rõ nguyên lai — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Phi.

Từ ghép 43

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.