niêm
diān ㄉㄧㄢ, niān ㄋㄧㄢ, nián ㄋㄧㄢˊ, niǎn ㄋㄧㄢˇ

niêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhón lấy (dùng ngón tay lấy đồ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhón, rút, dùng ngón tay cầm lấy. ◎ Như: "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười, "niêm cưu nhi" bắt thăm.
2. (Động) Xoắn, xe. § Thông "niệp" .◎ Như: "niêm tuyến" xoắn dây, "niêm đăng tâm" xe tim đèn.
3. (Động) Cầm vật trong tay để cân nhắc nặng nhẹ. § Thông "điêm" . ◎ Như: "tha niêm liễu niêm tiểu thạch khối" nó nhắc nhắc trên tay hòn đá nhỏ để xem nặng nhẹ.

Từ điển Thiều Chửu

① Gión lấy, nhắc lấy, dùng ngón tay lấy vật gì gọi là niêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bắt, rút, lấy (bằng tay): Bắt thăm, rút thăm; Lấy một miếng kẹo từ trong lọ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhón lấy ( dùng các ngón tay mà bốc lấy ).

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Khoanh tay ngồi trên cao. Ý nói an tọa không phải làm gì cả. ◇ Vương An Thạch : "Hạo đãng cung môn bạch nhật khai, Quân vương cao củng thí quần tài" , (Lí Chương hạ đệ ).
2. Nổi cao lên. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Chánh điện chi hậu, tằng đài cao củng, thượng kiến Pháp Vân các" 殿, , (Từ hà khách du kí , Điền du nhật kí thất ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khoanh tay mà ngồi trên cao, ý nói không phải làm gì, mọi việc đã có người khác.

Từ điển trích dẫn

1. Chất sáp do loài lạp trùng rỉ ra, có thể dùng làm nến. § Cũng gọi là "thạch lạp" .
2. Sáp ong trắng. § Dùng sáp ong luyện thành, thứ màu vàng gọi là "hoàng lạp" , thứ tinh luyện thật sạch màu trắng gọi là "bạch lạp" . Có thể dùng làm thuốc, cũng dùng để làm nến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáp trắng ( sire blanche ) — Cây nến ( đèn cầy ) màu trắng.
kiết, kiệt
jié ㄐㄧㄝˊ

kiết

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng cỏ cây tươi tốt rậm rạp. Cũng nói Kiết kiết — Một âm khác là Kiệt.

kiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vua Kiệt (đời nhà Hạ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cọc cho gà đậu. ◇ Thi Kinh : "Kê tê vu kiệt, Nhật chi tịch hĩ" , (Vương phong , Quân tử vu dịch ) Gà đậu trên cọc, Ngày đã tối rồi.
2. (Danh) Người có tài năng xuất chúng. § Thông "kiệt" .
3. (Danh) Cuối đời nhà Hạ có một nhà vua ác, dân gọi là vua "Kiệt" .
4. (Danh) Hình phạt xé xác thời xưa.
5. (Danh) Họ "Kiệt".
6. (Tính) Hung bạo. ◇ Hàn Phi Tử : "Quan lại nhược nhi nhân dân kiệt, như thử tắc quốc táo" , (Vong trưng ) Quan lại nhu nhược thì dân hung dữ, như vậy quốc gia tất nhiễu loạn.
7. (Động) Gánh, vác. ◇ Tả truyện : "Kiệt thạch dĩ đầu nhân" (Thành Công nhị niên ) Vác đá ném người.

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ hay giết hại người, cuối đời nhà Hạ có một nhà vua ác, dân gọi là vua Kiệt.
② Hình xé xác.
③ Cùng một nghĩa với chữ kiệt .
④ Gánh vác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kẻ hay giết người;
② Hình phạt xé xác;
③ Như (bộ );
④ Gánh, vác;
⑤ [Jié] Tên ông vua cuối đời nhà Hạ (Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cọc gỗ — Tên vị vua cuối cùng của nhà Hạ — Dùng như chữ Kiệt — Một âm khác là Kiết.

Từ ghép 1

nghịch, nghịnh
nì ㄋㄧˋ

nghịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trái ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đón, nghênh tiếp. ◎ Như: "nghịch lữ" quán trọ (nơi đón khách). ◇ Thư Kinh : "Nghịch Tử Chiêu ư nam môn chi ngoại" (Cố mệnh ) Đón Tử Chiêu ở ngoài cổng thành phía nam. ◇ Lí Bạch : "Phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ" , (Xuân dạ yến đào lí viên tự ) Trời đất là quán trọ của vạn vật.
2. (Động) Làm trái lại, không thuận theo. § Đối lại với "thuận" . ◎ Như: "ngỗ nghịch" ngang trái, ngỗ ngược, "trung ngôn nghịch nhĩ" lời thẳng chói tai. ◇ Mạnh Tử : "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" , (Li Lâu thượng ) Thuận với trời thì tồn tại, trái với trời thì tiêu vong.
3. (Động) Tiếp thụ, nhận. ◎ Như: "nghịch mệnh" chịu nhận mệnh lệnh.
4. (Động) Chống đối, đề kháng, kháng cự. ◇ Chiến quốc sách : "Khủng Tần kiêm thiên hạ nhi thần kì quân, cố chuyên binh nhất chí ư nghịch Tần" , (Tề sách tam ) Sợ Tần thôn tính thiên hạ mà bắt vua mình thần phục, nên một lòng nhất chí đem quân chống lại Tần.
5. (Tính) Không thuận lợi. ◎ Như: "nghịch cảnh" cảnh ngang trái, không thuận lợi.
6. (Tính) Ngược. ◇ Chiến quốc sách : "Dục phê kì nghịch lân tai!" (Yên sách tam ) Định muốn đụng chạm đến cái vảy ngược của họ làm gì!
7. (Phó) Tính toán trước, dự bị. ◎ Như: "nghịch liệu" liệu trước.
8. (Danh) Kẻ làm phản, loạn quân. ◎ Như: "thảo nghịch" dẹp loạn. ◇ Lưu Côn : "Đắc chủ tắc vi nghĩa binh, phụ nghịch tắc vi tặc chúng" , (Dữ Thạch Lặc thư ) Gặp được chúa thì làm nghĩa quân, theo phản loạn thì làm quân giặc.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái. Trái lại với chữ thuận . Phàm cái gì không thuận đều gọi là nghịch cả.
② Can phạm, kẻ dưới mà phản đối người trên cũng gọi là nghịch. Như ngỗ nghịch ngang trái. bạn nghịch bội bạn.
③ Rối loạn.
④ Đón. Bên kia lại mà bên này nhận lấy gọi là nghịch. Như nghịch lữ khách trọ.
⑤ Toan lường, tính trước lúc việc chưa xảy ra. Như nghịch liệu liệu trước.
⑥ Tờ tâu vua. Từ nghĩa 4 trở xuống ta quen đọc là chữ nghịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược, trái, nghịch: Đi ngược lại trào lưu thời đại; Trái tai;
② (văn) Đón, tiếp rước: Nơi đón nhận quán trọ;
③ (văn) Chống lại, làm phản, bội phản, phản nghịch: Phản nghịch;
④ (văn) (Tính) trước: Lo lường trước, tính trước;
⑤ (văn) Rối loạn;
⑥ (văn) Tờ tâu vua.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược. Như chữ Nghịch — Làm phản. Gây rối loạn — Tính toán, sắp đặt trước — Đón tiếp.

Từ ghép 29

nghịnh

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Trái. Trái lại với chữ thuận . Phàm cái gì không thuận đều gọi là nghịch cả.
② Can phạm, kẻ dưới mà phản đối người trên cũng gọi là nghịch. Như ngỗ nghịch ngang trái. bạn nghịch bội bạn.
③ Rối loạn.
④ Đón. Bên kia lại mà bên này nhận lấy gọi là nghịch. Như nghịch lữ khách trọ.
⑤ Toan lường, tính trước lúc việc chưa xảy ra. Như nghịch liệu liệu trước.
⑥ Tờ tâu vua. Từ nghĩa 4 trở xuống ta quen đọc là chữ nghịnh.

Từ điển trích dẫn

1. Tức là núi "Côn Lôn" . ◇ Thư Kinh : "Hỏa viêm Côn Cương, ngọc thạch câu phần" , (Dận chinh ).
2. Tên khác của "Thục Cương" , ở tỉnh Giang Tô.

toan ngoan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. núi nhọn, núi cao
2. cao ngất

quân tử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quân tử, kẽ sĩ phu

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ quân vương hoặc nam tử quý tộc.
2. Người có tài đức xuất chúng. ◇ Vương An Thạch : "Cố thiên hạ chi hữu đức, thông vị chi quân tử" , (Quân tử trai kí ).
3. Tiếng vợ gọi chồng (thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Vị kiến quân tử, Ưu tâm xung xung" , (Thiệu Nam , Thảo trùng ) Chưa thấy được chồng, Lòng lo lắng không yên.
4. Tiếng tôn xưng người khác. § Cũng như "tiên sinh" .
5. Rượu ngon.
6. Chỉ cây trúc (nhã hiệu). ◎ Như: "quân tử trúc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người có tài đức. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tiếng Kiều nghe lọt bên kia, Ơn lòng quân tử sá gì của rơi «. — Quân tử : Danh từ dùng xưng tụng người học trò chính chắn. » Trước xe quân tử tạm ngồi «. ( Lục Vân Tiên ).
tha, xà, đà
tā ㄊㄚ, tuō ㄊㄨㄛ

tha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nó, hắn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa dùng như chữ xà con rắn. § Đời thượng cổ ở hang ở tổ, hay bị rắn cắn, nên hỏi thăm nhau đều hỏi vô xà hồ nghĩa là không việc gì chứ?
2. (Tính) Đời xưa dùng như chữ "đà" , nghĩa là không phải, khác, biệt. ◎ Như: "tha san chi thạch" đá của núi khác, "cảm hữu tha chí" dám có ý khác.
3. (Đại) Đại từ ngôi thứ ba, số ít, chỉ đồ vật hoặc sự vật: nó, cái đó, việc đó, điều ấy, ... ◎ Như: "chỉ thặng giá bán bình tửu, cha môn bả tha hát hoàn liễu ba" , chỉ còn nửa chai rượu, chúng ta đem nó uống hết đi.
4. Một âm là "đà". (Danh) "Thác đà" con lạc đà. ◇ Hán Thư : "Dân tùy súc mục trục thủy thảo, hữu lư mã, đa thác đà" , , (Tây vực truyện 西) Dân theo muông thú tìm nước cỏ, có lừa ngựa, nhiều lạc đà.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðời xưa dùng như chữ đà không phải, khác.
② Ngày xưa dùng như chữ xà . Ðời thượng cổ ở hang ở tổ, hay bị rắn cắn, nên hỏi thăm nhau đều hỏi vô xà hồ nghĩa là không việc gì chứ?

Từ điển Trần Văn Chánh

Nó, cái đó, điều đó, việc ấy, con vật ấy... (đại từ chỉ sự vật, số ít): Chỉ còn nửa chai rượu, chúng ta uống cho nó hết đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nó (chỉ vật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khác. Cái khác — Nó. Dùng chỉ đồ vật.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðời xưa dùng như chữ đà không phải, khác.
② Ngày xưa dùng như chữ xà . Ðời thượng cổ ở hang ở tổ, hay bị rắn cắn, nên hỏi thăm nhau đều hỏi vô xà hồ nghĩa là không việc gì chứ?

đà

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa dùng như chữ xà con rắn. § Đời thượng cổ ở hang ở tổ, hay bị rắn cắn, nên hỏi thăm nhau đều hỏi vô xà hồ nghĩa là không việc gì chứ?
2. (Tính) Đời xưa dùng như chữ "đà" , nghĩa là không phải, khác, biệt. ◎ Như: "tha san chi thạch" đá của núi khác, "cảm hữu tha chí" dám có ý khác.
3. (Đại) Đại từ ngôi thứ ba, số ít, chỉ đồ vật hoặc sự vật: nó, cái đó, việc đó, điều ấy, ... ◎ Như: "chỉ thặng giá bán bình tửu, cha môn bả tha hát hoàn liễu ba" , chỉ còn nửa chai rượu, chúng ta đem nó uống hết đi.
4. Một âm là "đà". (Danh) "Thác đà" con lạc đà. ◇ Hán Thư : "Dân tùy súc mục trục thủy thảo, hữu lư mã, đa thác đà" , , (Tây vực truyện 西) Dân theo muông thú tìm nước cỏ, có lừa ngựa, nhiều lạc đà.
chỉ, để
dǐ ㄉㄧˇ, zhǐ ㄓˇ

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hòn đá mài
2. dùi mài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đá mài. Đá to gọi là "lệ" , đá nhỏ gọi là "chỉ" . ◎ Như: "chỉ thạch" đá mài dao. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiếm đãi chỉ nhi hậu năng lợi" (Tu vụ huấn ) Kiếm chờ đá mài rồi mới sắc bén.
2. (Động) Giùi mài, luyện tập, ma luyện. ◎ Như: "chỉ nhận" mài giũa binh khí cho sắc bén, "hỗ tương chỉ lệ" cùng nhau luyện tập, gắng gỏi.
3. (Động) Bình định, làm cho yên ổn. ◎ Như: "chỉ định" bình định, "chỉ thuộc" thiên hạ bình yên, bốn phương quy phụ.
4. (Động) Làm trở ngại. ◎ Như: "chỉ trệ" trì trệ, không lưu thông.
5. (Tính) Bằng, đều. ◎ Như: "chỉ trực" công bình chính trực, "chỉ lộ" đường bằng phẳng.
6. § Ta quen đọc là "để" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá mài, đá to gọi là lệ , nhỏ gọi là chỉ .
② Dùi mài, nghĩa bóng là cái công học vấn khắc khổ, như hỗ tương chỉ lệ cùng mài giũa nhau gắng gỏi nhau. Ta quen đọc là để lệ .
③ Bằng, đều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đá mài dao, đá mầu;
② Dùi mài, giồi mài, trau giồi (học hành): Cùng trau giồi cho nhau;
③ (văn) Bằng, đều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòn đá mài, dùng để mài dao.

Từ ghép 1

để

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đá mài dao, đá mầu;
② Dùi mài, giồi mài, trau giồi (học hành): Cùng trau giồi cho nhau;
③ (văn) Bằng, đều.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.