thục
shóu ㄕㄡˊ, shú ㄕㄨˊ

thục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chín
2. đã quen, kỹ càng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nấu chín. ◎ Như: "chử thục" nấu chín. ◇ Luận Ngữ : "Quân tứ tinh, tất thục nhi tiến chi" , (Hương đảng ) Vua ban thịt tươi thì cho nấu chín, cúng tổ tiên (rồi mới ăn).
2. (Động) Trưởng thành, mọc lớn lên (nói về trồng trọt). ◇ Mạnh Tử : "Ngũ cốc giả, chủng chi mĩ giả dã. Cẩu vi bất thục" , . (Cáo tử thượng ) Trồng trọt ngũ cốc cho tốt. Làm cẩu thả không mọc lớn được.
3. (Tính) Được mùa. ◎ Như: "thục niên" năm được mùa.
4. (Tính) Thành thạo. ◎ Như: "thục thủ" quen tay, "kĩ nghệ thuần thục" tài nghề thành thạo.
5. (Tính) Đã quen, đã thuộc. ◎ Như: "thục nhân" người quen, "thục khách" khách quen, "tựu thục lộ" tới con đường quen, "thục tự" chữ đã học rồi. ◇ Thủy hử truyện : "Hòa thượng, thả hưu yếu động thủ. Nhĩ đích thanh âm hảo tư thục. Nhĩ thả thông cá tính danh" , . (Đệ ngũ hồi) Hòa thượng, hãy ngừng tay. Tiếng nói nghe quen quá. Xin cho biết tên họ.
6. (Tính) Luyện, rèn, thuộc, bào chế. ◎ Như: "thục thiết" sắt rèn, "thục dược" thuốc bào chế, "thục bì tử" da thuộc.
7. (Phó) Kĩ càng, tinh tường. ◎ Như: "thục tư" nghĩ kĩ, "thục thị" coi tinh tường. ◇ Sử Kí : "Uớc thúc bất minh, thân lệnh bất thục, tướng chi tội dã" ,, (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Kỉ luật không rõ ràng, mệnh lệnh truyền phát không thuần thục, đó là tội của tướng.
8. (Phó) Say. ◎ Như: "thục thụy" ngủ say.

Từ điển Thiều Chửu

① Chín.
② Ðược mùa.
③ Kĩ càng, tinh tường, như thuần phục , thục tư nghĩ kĩ, thục thị coi tinh tường, v.v.
④ Ðã quen, đã thuộc như tựu thục lộ tới con đường quen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chín: Cơm đã chín rồi; Lúa mì và hoa quả đã chín cả rồi;
② Kĩ càng: Nghĩ kĩ;
③ Quen, thuộc, hiểu rõ: Hiểu rõ; Tới con đường quen;
④ Thạo: Thạo tay. Xem [shóu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chín — Đã chín — Quá quen thuộc — Biết quá rõ. Thuộc lòng.

Từ ghép 12

mô, vô
mó ㄇㄛˊ, wú ㄨˊ

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tức là chữ "vô" ngày xưa. ◎ Như: "vô cữu" không có lỗi gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [na mó]. Xem [wú].

giản thể

Từ điển phổ thông

không có

Từ điển trích dẫn

1. Tức là chữ "vô" ngày xưa. ◎ Như: "vô cữu" không có lỗi gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không có (chữ cổ): Không có lỗi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không , không có, cái không, hư vô: Từ không đến có; Trong văn chương mà không có cảnh núi sông thì không có khí kì lạ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn); Ta đã đồng ý không đánh nước Tống rồi! (Mặc tử). 【】vô tỉ [wúbê] Vô cùng, hết sức: Hết sức anh dũng; 【】vô tòng [wúcóng] Hết cách, không có cách nào, không dựa vào đâu, không thể nào: Không có sự lao động của công nhân, thì nhà tư bản không thể nào kiếm được lợi nhuận; 【】vô phương [wúfang] Không sao cả, không việc gì, chẳng ngại gì; 【】vô phi [wúfei] Chẳng qua là..., chỉ: Anh ấy đến thăm tôi, chẳng qua là muốn mượn một cuốn sách; 【】vô quái [wúguài] Chẳng lạ gì, không lấy làm lạ, thảo nào, chẳng trách gì, hèn gì, hèn chi: Mùa đông đã tới, thảo nào trời lạnh thế này. Cg. [wúguàihu];【】 vô khả nại hà [wúkâ nàihé] Không còn cách nào hơn, không làm sao được, đành chịu vậy; 【】vô lự [wúlđç] (văn) Khoảng, độ chừng, có lẽ: Mỗi ngày dùng lụa mộc khoảng năm ngàn tấm (Tư trị thông giám);【】vô luận [wúlùn] Vô luận, bất cứ, bất kì, bất kể: Bất kể như thế nào, dù thế nào; 【】vô nại [wúnài] a. Xem ; b. Đáng tiếc; 【】vô ninh [wúnìng] Xem [wúnìng]; 【】vô như [wúrú] Ngờ đâu, đáng tiếc là: Thư viện gần đây có thêm nhiều sách mới, vừa đi mượn, nào ngờ đã cho mượn đi hết rồi. Như nghĩa b; 【】 vô thời [wúshí] Không lúc nào, luôn (dùng với , biểu thị ý khẳng định): Mọi sự vật trên thế giới không lúc nào không ở trong trạng thái vận động; 【】vô tu [wúxu] Không cần, không cần thiết; 【】 Như ;
② (văn) Đừng, chớ, không nên (dùng như , bộ ): Nếu có giàu sang thì đừng quên nhau (Sử kí);
③ (văn) Không người nào, không ai, không gì: Suốt tháng mười hai, trong quận không còn một tiếng động, không ai dám đi đêm (Sử kí);
④ (văn) Chưa (dùng như , bộ ): Chưa từng có việc đó vậy (Tuân tử: Chính danh);
⑤ Không phải, chẳng phải (dùng như , bộ ): Nước chẳng phải nước đó, mà dân chẳng phải dân đó (Quản tử: Hình thế);
⑥ (văn) Không?, chăng? (trợ từ cuối câu dùng để hỏi, như , bộ ): ? Chiều đến tuyết sắp rơi, có uống được một chén rượu chăng? (Bạch Cư Dị: Vấn Lưu Thập Cửu);
⑦ Bất cứ, bất kể, vô luận: Bất cứ việc to hay nhỏ, đều do giám đốc quyết định; Bất kể lớn nhỏ đều chém cả (Hán thư);
⑧ (văn) Dù, cho dù: Nước dù nhỏ, nhưng không thể xem thường (Tả truyện: Hi công nhị thập nhị niên);
⑨ (văn) Trợ từ đầu câu (không dịch): Hãy nghĩ đến tổ tiên ngươi và lo việc sửa đức (Thi Kinh: Đại nhã, Văn vương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không. Như chữ Vô . Td: Vô cương ( không có giới hạn ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Vô.

Từ ghép 6

tặng
zèng ㄗㄥˋ

tặng

phồn thể

Từ điển phổ thông

tặng, biếu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đưa tặng. ◎ Như: "di tặng" đưa tặng đồ quý, "tặng thi" tặng thơ. ◇ Đỗ Phủ : "Ưng cộng oan hồn ngữ, Đầu thi tặng Mịch La" , Hãy nên nói chuyện cùng hồn oan, Và gieo thơ tặng sông Mịch La (chỉ Khuất Nguyên ).
2. (Động) Đem chôn các đồ vật dùng cho lễ tống táng (ngày xưa). ◇ Lễ Kí : "Kí phong, chủ nhân tặng nhi chúc túc ngu thi" , 宿 (Đàn cung hạ ). § "Trịnh Huyền" chú : "Tặng, dĩ tệ tống tử giả ư khoáng dã" , .
3. (Động) Xua đuổi, khu trừ. ◇ Chu Lễ : "Nãi xả manh ư tứ phương, dĩ tặng ác mộng" , (Xuân quan , Chiêm mộng ).
4. (Động) Phong tước cho người có công hoặc cho tổ tiên của công thần. ◎ Như: "truy tặng" ban chức tước cho người đã chết, "phong tặng" ban tước vị cho ông bà cố, ông bà, cha mẹ hoặc vợ đã chết của công thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Đưa tặng, như di tặng đưa tặng đồ quý, tặng thi tặng thơ v.v. Ðỗ Phủ : Ưng cộng oan hồn ngữ, đầu thi tặng Mịch La hãy nên nói chuyện cùng hồn oan, và gieo thơ tặng sông Mịch La (chỉ Khuất Nguyên ).
② Phong tặng, lấy hàm quan của mình mà truy phong cho các tiên nhân gọi là cáo tặng .
③ Tiễn, xua đuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biếu, tặng, đưa tặng, phong tặng: Kính biếu, kính tặng;
② (văn) Tiễn xua đuổi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho biếu. Truyện Nhị độ mai : » Cành hoa xinh tặng để làm của tin «.

Từ ghép 9

chức, nật, nặc, nễ
nǐ ㄋㄧˇ, nì ㄋㄧˋ, zhì ㄓˋ

chức

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dính. Dính lại — Các âm khác là Nật, Nễ.

nật

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ "nật" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ nật .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gụi. Thân thiết — Các âm khác là Chức, Nễ. Xem các âm này.

nặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thân mật, thân thiết

Từ điển Trần Văn Chánh

Thân, thân mật: Rất thân mật.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thân mật, thân gần: Cô ấy với cậu ấy rất thân.

nễ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên cha mẹ — Các âm khác là Chức, Nật. Xem các âm này.
tự
sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cúng tế
2. năm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tế, cúng, bái. ◇ An Nam Chí Lược : "Lạp nguyệt tự tổ" (Phong tục ) Tháng chạp cúng ông bà.
2. (Danh) Năm. ◎ Như: "nguyên tự" năm thứ nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy thập hữu tam tự" (Hồng phạm ) Vào năm thứ mười ba.
3. (Danh) Đời, thế, đại. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Bất truyền ư hậu tự" (Dữ hữu nhân luận văn thư ) Không truyền lại đời sau.
4. (Danh) Chỗ thờ cúng. ◇ Cựu Đường Thư : "Cổ chi dụng binh, bất trảm tự" , (Tiêu Phủ truyện ) Ngày xưa dùng binh, không chém nơi thờ cúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tế.
② Năm, đầu năm gọi là nguyên tự .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tế, cúng bái, lễ: Tế trời; Cúng tổ tiên;
② Năm: Đầu năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ cúng. Td: Tế tự — Một năm.

Từ ghép 4

đức
dé ㄉㄜˊ

đức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đạo đức, thiện
2. ơn, ân
3. nước Đức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo. ◇ Luận Ngữ : "Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã" , , , , (Thuật nhi ) Đạo đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng (cho tinh tường), nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta.
2. (Danh) Phẩm hạnh, tác phong. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển" , . (Nhan Uyên ) Đức của người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp xuống.
3. (Danh) Ơn, ân huệ, ân trạch. ◎ Như: "dĩ oán báo đức" lấy oán trả ơn. ◇ Luận Ngữ : "Hoặc viết: Dĩ đức báo oán, hà như? Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức" : , ? : ? , (Hiến vấn ) Có người hỏi: Lấy đức báo oán, nên không? Khổng Tử đáp: Thế gì lấy gì báo đức? Cứ chính trực mà báo oán, và lấy ân huệ để đáp lại ân huệ.
4. (Danh) Ý, lòng tin, tâm ý. ◎ Như: "nhất tâm nhất đức" một lòng một ý, quyết tâm không đổi, "li tâm li đức" chia lòng rẽ ý (không đồng tâm hợp tác).
5. (Danh) Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. ◎ Như: mùa xuân gọi là "thịnh đức tại mộc" , mùa hè gọi là "thịnh đức tại hỏa" .
6. (Danh) Tên nước "Đức-ý-chí" thường gọi tắt là nước "Đức" (tiếng Anh: Federal Republic of Germany).
7. (Danh) Họ "Đức".
8. (Động) Cảm ơn, cảm kích. ◇ Liêu trai chí dị : "Chủ nhân văn nhi đức chi, tặng kim ngũ lạng, úy chi sử quy" , , 使 (Vương Thành ) Người chủ quán nghe thế rất biết ơn (Vương Thành), tặng cho năm lạng vàng, an ủi bảo về.
9. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "đức chính" chính trị tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðạo đức. Cái đạo để lập thân gọi là đức. Như đức hạnh , đức tính , v.v.
② Thiện. Làm thiện cảm hóa tới người gọi là đức chính , đức hóa .
③ Ơn. Như túy tửu bão đức ơn cho no say rồi, vì thế nên cảm ơn cũng gọi là đức.
④ Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. Như mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc , mùa hè gọi là thịnh đức tại hỏa , v.v. Tên nước Ðức-ý-chí thường gọi tắt là nước Ðức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đức hạnh, đức tính, đạo đức: Đạo đức; Đức tính chung;
② Lòng: Một lòng một dạ;
③ Ân huệ, ơn đức: Mang ơn huệ; Lấy oán trả ơn, ăn mật trả gừng, ăn sung trả ngái;
④ [Dé] (Họ) Đức;
⑤ [Dé] Nước Đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều tốt đẹp mà lòng mình đạt được nhờ sự tu dưỡng tính tình — Ơn huệ — Điều may mắn được hưởng. Chẳng hạn Phúc đức — Tên nước ở Âu châu, tức nước Đức ( germany ) — Tên người, tức Trịnh Hoài Đức, Công thần thời Nguyễn sơ, sinh 1765, mất 1825, hiệu là Cấn Trai, Tổ tiên là người Phúc Kiến Trung Hoa di cư tới vùng Trấn Biên ( Biên Hòa ), thi đậu năm 1788, theo giúp Nguyễn Ánh có công, trải thờ hai triều Gia Long và Minh Mệnh, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, năm 1802 có đi sứ Trung Hoa. Tác phẩm có Cấn Trai thi tập và Bắc sứ thi tập. Ông còn là một trong Gia định Tam gia thi — Tên người, tức Nguyễn Quý Đức sinh 1648, mất 1730, người xã Tây mỗ phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông Bắc phần Việt Nam đậu Bảng nhãn năm 1676, tức Vĩnh Trị nguyên niên đời Lê Hi Tông, làm quan tới Binh bộ Thượng thư, tước Liêm Quận Công, có đi sứ Trung Hoa năm 1690. Ông từng phụng mệnh vua, cùng với Lê Hi, soạn bộ Đại Việt sử kí tục biên.

Từ ghép 36

bân
bīn ㄅㄧㄣ

bân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước Bân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên một nước ngày xưa, chỗ tổ tiên nhà "Chu" ở. § Thông "bân" .
2. (Danh) Tên núi ở tỉnh "Thiểm Tây" 西.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Bân, thuộc tỉnh Thiểm Tây nước Tàu bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước Bân (một nước thời Chu, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc);
② Núi Bân (thuộc tỉnh Thiểm Tây).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vằn vện. Có vằn, có vân.
hiển
xiǎn ㄒㄧㄢˇ

hiển

giản thể

Từ điển phổ thông

1. rõ rệt
2. vẻ vang

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiển nhiên, tỏ ra, lộ rõ, rõ rệt, rõ ràng: Rõ ràng dễ thấy; Hiệu quả điều trị rõ ràng;
② Hiển hách, hiển đạt, vẻ vang, có danh vọng.【】hiển hách [xiănhè] Hiển hách, vinh quang lừng lẫy: Chiến công hiển hách; Vang dội một thời;
③ Từ đặt trước một danh xưng để chỉ tổ tiên: Cha đã qua đời; Mẹ đã qua đời.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

doanh, oanh
yíng ㄧㄥˊ

doanh

giản thể

Từ điển phổ thông

mồ mả

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mộ, mả, mồ mả: Mồ mả tổ tiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
dung, tụng
róng ㄖㄨㄥˊ, sòng ㄙㄨㄥˋ

dung

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Dung — Một âm là Tụng. Xem Tụng.

tụng

phồn thể

Từ điển phổ thông

khen ngợi, ca tụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một trong sáu nghĩa của "Thi Kinh" , gồm những bài văn ca ngợi công đức thần linh, vua chúa, tổ tiên. ◎ Như: "Chu tụng" , "Lỗ tụng" .
2. (Danh) Một thể văn để tán dương, khen ngợi. ◎ Như: "Tửu đức tụng" của "Lưu Linh" .
3. (Danh) Lối văn kệ của nhà Phật.
4. (Động) Khen ngợi, xưng tán. ◎ Như: "ca công tụng đức" .
5. (Động) Cầu chúc (thường dùng trong thư từ). ◎ Như: "kính tụng cận an" .
6. (Động) Ngâm đọc, đọc rõ ràng. § Thông "tụng" . ◇ Mạnh Tử : "Tụng kì thi, độc kì thư, bất tri kì nhân khả hồ?" , , (Vạn Chương hạ ) (Đã) ngâm thơ ca (của người xưa), đọc sách truyện (của người xưa), (lẽ nào) mình chẳng biết (về sự tích của) người xưa sao?
7. Một âm là "dung". (Danh) Dung nghi. § Thông "dong" . ◎ Như: Ngày xưa viết "dong mạo" , ngày nay viết .
8. (Tính) Khoan dung, bao dung. § Thông "dong" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khen, ca tụng. Như ca công tụng đức . Như Kinh Thi có những thiên Chu tụng , Lỗ tụng đều là thơ ca tụng công đức cả. Những bài văn ca ngợi công đức cũng gọi là tụng. Lối văn kệ của nhà Phật, Tàu cũng dịch là tụng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khen, ca ngợi, ca tụng, chúc tụng: Ca tụng, ca ngợi; Đâu đâu cũng khen ngợi; Ca tụng công đức;
② Bài ca tụng: Bài ca anh hùng;
③ (tôn) Bài tụng, bài kệ (trong kinh sách Phật giáo).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chúc mừng. Td: Chúc tụng — Khen ngợi. Td: Ca tụng.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.