đãi
dài ㄉㄞˋ

đãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nguy khốn
2. mỏi mệt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nguy hiểm, không yên. ◎ Như: "nguy đãi" nguy ngập. ◇ Tôn Tử : "Tri bỉ tri kỉ, bách chiến bất đãi" , (Mưu công ) Biết địch biết mình, trăm trận đánh không nguy. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Tính) Mỏi mệt. ◇ Liêu trai chí dị : "Lang quân tinh trì dạ bán, nhân súc tưởng đương câu đãi" , (Phượng Dương sĩ nhân ) Lang quân rong ruổi suốt đêm, người ngựa hẳn đều mệt mỏi.
3. (Phó) Chắc rằng, sợ rằng, e là. ◎ Như: "đãi bất khả cập" sợ rằng chẳng kịp.
4. (Phó) Chỉ. ◇ Hán Thư : "Thử đãi không ngôn, phi chí kế dã" , (Triệu Sung Quốc truyện ) Đó chỉ là lời nói suông, không phải là cách hay.
5. (Phó) Hầu như, gần như. ◇ Khổng Dung : "Hải nội tri thức, linh lạc đãi tận" , (Luận thịnh hiếu chương thư ) Các hiểu biết trong thiên hạ, rơi rớt hầu như hết cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Nguy, như ngập ngập hồ đãi tai cheo leo vậy nguy thay!
② Mỏi mệt.
③ Bèn, dùng làm tiếng giúp lời.
④ Sợ, như đãi bất khả cập sợ chẳng khá kịp.
⑤ Ngờ.
⑥ Gần, thân gần.
⑦ Chỉ thế.
⑧ Hầu như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nguy (hiểm), thua: Nguy ngập; Biết người biết ta, trăm trận không thua;
② Biếng trễ, lười (như , bộ ): Người làm ruộng lười nhác thì đất đai hoang vu (Thương Quân thư);
③ Chắc rằng, sợ rằng, e là: Tôi từng gặp một đứa trẻ ngoài đường, chắc là con của ông (Sử kí); Đó chắc có lẽ trời dùng để giúp tướng quân (Tam quốc chí);
④ Chỉ: Đó chỉ là lời nói suông, không phải là ý kiến hay nhất (Hán thư);
⑤ Gần như, hầu như: Hầu như không thể được; Sông núi Vùng Vĩnh Gia, đã du lịch hầu khắp (Mộng Khê bút đàm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nguy hiểm — Gần gũi — Giống như — Chỉ có — Chậm chạp, lười biếng — Kịp đến.

Từ ghép 1

hoa, hóa
huā ㄏㄨㄚ, huà ㄏㄨㄚˋ

hoa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎ Như: "thiên biến vạn hóa" biến đổi không cùng. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa" , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" , "hóa dục" .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" chết, "vũ hóa" đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" .
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" , "hóa duyên" nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" , "ác hóa" , "điện khí hóa" , "khoa học hóa" , "hiện đại hóa" .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" . ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" .

hóa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

biến hóa, biến đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎ Như: "thiên biến vạn hóa" biến đổi không cùng. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa" , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" , "hóa dục" .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" chết, "vũ hóa" đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" .
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" , "hóa duyên" nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" , "ác hóa" , "điện khí hóa" , "khoa học hóa" , "hiện đại hóa" .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" . ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biến hóa. Biến đổi vô hình. Như hóa thân , hóa trang nghĩa là biến đổi hình tướng không cho ai biết. Phật vì muốn cứu chúng sinh, phải hóa xuống làm thân người gọi là hóa thân. Phàm vật này mất mà vật kia sinh ra gọi là hóa. Như hủ thảo hóa vi huỳnh cỏ thối hóa làm đom đóm. Thoát xác bay lên tiên gọi là vũ hóa . Dần dần ít đi, có rồi lại không cũng gọi là hóa. Như tiêu hóa tiêu tan vật chất hóa ra chất khác, phần hóa lấy lửa đốt cho tan mất, dung hóa cho vào nước cho tan ra. Khoa học về vật chất chia ghẽ các vật ra từng chất, hay pha lẫn mấy chất làm thành một chất gọi là hóa học .
② Hóa sinh. Như ta gọi trời đất là tạo hóa , là hóa công nghĩa là sinh diệt được muôn vật.
③ Cảm hóa. Chuyển di tính chất, cải lương dân tục gọi là hóa. Như giáo hóa nghĩa là dẫn bảo chúng, cấm ngăn chúng, khiến cho chúng thuận tòng vậy. Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hóa , lấy chánh trị mà cảm gọi là phong hóa , lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hóa . Cho nên kẻ ở cõi ngoài, không theo sự giáo hóa của mình gọi là hóa ngoại , bị mình cảm hóa cũng như theo mình gọi là đồng hóa .
④ Cầu xin, như hóa mộ , hóa duyên nghĩa là lấy lời đạo nghĩa mà cảm hóa, khiến cho người sinh lòng từ thiện mà cho mà giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Biến) hóa, đổi: Biến hóa, biến đổi, thay đổi; Cảm hóa;
② Sinh hóa, sinh thành (vạn vật);
③ Dạy dỗ, sửa đổi phong tục cho tốt lên, cảm hóa: Giáo hóa; Cảm hóa bằng ân nghĩa;
④ Tan: Tuyết tan rồi;
⑤ Hóa học: Vật lí và hóa học;
⑥ Chảy: Sắt nung đã chảy;
⑦ Hóa, làm cho biến thành: Cơ giới (khí) hóa nông nghiệp;
⑧ 【】hóa mộ [huàmù]; 【】 hóa duyên [huàyuán] (tôn) Đi quyên, đi khất thực (của nhà chùa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi — Làm cho thay đổi — Chỉ sự sống — Cũng chỉ sự chết.

Từ ghép 65

dịch, thế
tī ㄊㄧ, tì ㄊㄧˋ

dịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gỡ, xé
2. chọn và nhặt ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt xé xương thịt. ◇ Thư Kinh : "Phần chích trung lương, khô dịch dựng phụ" , (Thái thệ thượng ).
2. (Động) Gỡ, xé, lóc, róc. ◎ Như: "dịch nhục" lóc thịt, "bả cốt đầu dịch đắc can can tịnh tịnh" róc xương sạch sẽ.
3. (Động) Xỉa, cạy, khêu. ◎ Như: "dịch nha" xỉa răng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chí bình hậu, trùng dịch liễu đăng, phương tài thụy hạ" , , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đến sau bình phong, khêu lại đèn, rồi mới đi ngủ.
4. (Động) Loại bỏ, trừ khử. ◎ Như: "dịch trừ ác tập" trừ bỏ thói xấu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Sấn kim nhật thanh tịnh, đại gia thương nghị lưỡng kiện hưng lợi dịch tệ đích sự tình, dã bất uổng thái thái ủy thác nhất tràng" , , (Đệ ngũ thập lục hồi) Nhân hôm nay vắng vẻ, mọi người cùng bàn đôi việc, làm thế nào tăng thêm lợi ích trừ bỏ tệ hại, để khỏi phụ lòng ủy thác của bà.
5. (Động) Khơi thông. ◇ Hoài Nam Tử : "Dịch hà nhi đạo cửu kì" (Yếu lược ).
6. (Động) Chạm, khắc. ◇ Thủy hử truyện : "Bổn thân tính Kim, song danh Đại Kiên, khai đắc hảo thạch bi văn, dịch đắc hảo đồ thư, ngọc thạch, ấn kí" , , , , , (Đệ tam thập bát hồi) Người này họ Kim, tên kép là Đại Kiên, mở ngôi hàng khắc bia, chạm trổ các con dấu ngọc ngà rất giỏi.
7. (Động) Chọn, nhặt.
8. (Động) Dựng lên, dựng đứng. ◇ Thủy hử truyện : "Thuyết ngôn vị liễu, chỉ kiến Lâm Xung song mi dịch khởi, lưỡng nhãn viên tĩnh" , , (Đệ thập cửu hồi) Lời nói chưa dứt thì thấy Lâm Xung đôi mày dựng ngược, hai mắt trợn tròn.
9. (Động) Quấy động.
10. (Động) Nhìn giận dữ, tật thị. § Thông "dịch" .
11. Một âm là "thế". (Động) Cạo, cắt. § Thông "thế" . ◇ Bắc sử : "Phụ mẫu huynh đệ tử, tắc thế phát tố phục" , (Xích Thổ truyện ).

Từ điển Thiều Chửu

① Gỡ, xé.
② Chọn, nhặt. Trong một số nhiều đồ, chọn lấy cái tốt còn cái hư hỏng bỏ đi gọi là dịch trừ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lóc: Lóc thịt;
② Xỉa, cạy, khêu: Xỉa răng; Khêu đèn; Cạy ở khe cửa ra;
③ Chọn lấy (cái tốt), loại bỏ: Chọn cái tốt bỏ cái hỏng; Loại bỏ những quả hỏng; (cũ) Hàng xấu bán hạ giá, hàng hạ giá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lóc thịt ra khỏi xương — Lột ra, bóc ra — Gạn lọc cái tốt, bỏ cái xấu — Một âm là Thế.

thế

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt xé xương thịt. ◇ Thư Kinh : "Phần chích trung lương, khô dịch dựng phụ" , (Thái thệ thượng ).
2. (Động) Gỡ, xé, lóc, róc. ◎ Như: "dịch nhục" lóc thịt, "bả cốt đầu dịch đắc can can tịnh tịnh" róc xương sạch sẽ.
3. (Động) Xỉa, cạy, khêu. ◎ Như: "dịch nha" xỉa răng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chí bình hậu, trùng dịch liễu đăng, phương tài thụy hạ" , , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đến sau bình phong, khêu lại đèn, rồi mới đi ngủ.
4. (Động) Loại bỏ, trừ khử. ◎ Như: "dịch trừ ác tập" trừ bỏ thói xấu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Sấn kim nhật thanh tịnh, đại gia thương nghị lưỡng kiện hưng lợi dịch tệ đích sự tình, dã bất uổng thái thái ủy thác nhất tràng" , , (Đệ ngũ thập lục hồi) Nhân hôm nay vắng vẻ, mọi người cùng bàn đôi việc, làm thế nào tăng thêm lợi ích trừ bỏ tệ hại, để khỏi phụ lòng ủy thác của bà.
5. (Động) Khơi thông. ◇ Hoài Nam Tử : "Dịch hà nhi đạo cửu kì" (Yếu lược ).
6. (Động) Chạm, khắc. ◇ Thủy hử truyện : "Bổn thân tính Kim, song danh Đại Kiên, khai đắc hảo thạch bi văn, dịch đắc hảo đồ thư, ngọc thạch, ấn kí" , , , , , (Đệ tam thập bát hồi) Người này họ Kim, tên kép là Đại Kiên, mở ngôi hàng khắc bia, chạm trổ các con dấu ngọc ngà rất giỏi.
7. (Động) Chọn, nhặt.
8. (Động) Dựng lên, dựng đứng. ◇ Thủy hử truyện : "Thuyết ngôn vị liễu, chỉ kiến Lâm Xung song mi dịch khởi, lưỡng nhãn viên tĩnh" , , (Đệ thập cửu hồi) Lời nói chưa dứt thì thấy Lâm Xung đôi mày dựng ngược, hai mắt trợn tròn.
9. (Động) Quấy động.
10. (Động) Nhìn giận dữ, tật thị. § Thông "dịch" .
11. Một âm là "thế". (Động) Cạo, cắt. § Thông "thế" . ◇ Bắc sử : "Phụ mẫu huynh đệ tử, tắc thế phát tố phục" , (Xích Thổ truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thế — Xem Dịch.
thứ, tư
cì ㄘˋ

thứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sau (không phải đầu tiên), tiếp theo
2. thứ bậc, lần, lượt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Kém, thường (phẩm chất). ◎ Như: "thứ hóa" hàng loại thường, "thứ phẩm" phẩm chất kém.
2. (Tính) Bậc hai, phó, sau. Như: "thứ tử" con thứ, "thứ niên" năm sau.
3. (Danh) Cấp, bậc, thứ tự. ◎ Như: "y thứ tiền tiến" theo thứ tự tiến lên.
4. (Danh) Hàng, đội ngũ. ◇ Quốc ngữ : "Thất thứ phạm lệnh, tử" , (Tấn ngữ tam ) Mất hàng ngũ trái lệnh, phải chết.
5. (Danh) Quan chức, chức vị. ◇ Tả truyện : "Khác cư quan thứ" (Tương công nhị thập tam niên ) Kính trọng quan chức.
6. (Danh) Chỗ nghỉ trọ (trên đường). ◎ Như: "khách thứ" chỗ cho khách ở trọ, "chu thứ" thuyền trọ.
7. (Danh) Chỗ, nơi. ◎ Như: "sai thứ" chỗ phải sai tới, "hung thứ" chỗ ngực, trong lòng. ◇ Trang Tử : "Hỉ nộ ai lạc bất nhập vu hung thứ" (Điền Tử Phương ) Mừng giận buồn vui không vào tới trong lòng.
8. (Danh) Lượng từ: lần, lượt, chuyến, đợt. ◎ Như: "nhất thứ" một lần, "đệ tam thứ đoạn khảo" giai đoạn khảo thí thứ ba.
9. (Động) Ở bậc dưới, đứng hạng sau. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
10. (Động) Trọ, nghỉ dọc đường. ◎ Như: "lữ thứ" ngủ trọ. ◇ Khuất Nguyên : "Tịch quy thứ ư Cùng Thạch hề, triêu trạc phát hồ Vị Bàn" , (Li Tao ) Đêm về nghỉ ở núi Cùng Thạch hề, buổi sáng gội tóc ở Vị Bàn.
11. (Động) Sắp xếp (theo thứ tự). ◇ Hán Thư : "Nguyên Vương diệc thứ chi thi truyện" (Sở Nguyên Vương truyện ) Nguyên Vương cũng xếp đặt thơ và truyện.
12. (Động) Đến. ◎ Như: "thứ cốt" đến xương. ◇ Phan Nhạc : "Triêu phát Tấn Kinh Dương, tịch thứ Kim Cốc mi" , (Kim Cốc tập tác thi ) Sáng ra đi từ Tấn Kinh Dương, tối đến bờ Kim Cốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Lần lượt, dưới bậc trên trở xuống bét đều gọi là thứ.
② Xếp bày.
③ Thứ bực, như ban thứ kể hàng đến thứ bực mình ngồi.
④ Lần, như nhất thứ một lần.
⑤ Trọ, đóng quân đi đến đâu đỗ lại đến hai đêm gọi là thứ. Ði đường ngủ trọ gọi là lữ thứ .
⑥ Chỗ, nơi, như sai thứ chỗ phải sai tới, hung thứ chỗ ngực, v.v.
⑦ Triền thứ độ số của sao đỗ lại.
⑧ Ðến, như thứ cốt đến xương.
⑨ Tháo thứ vội vàng.
⑩ Loài, bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thứ hai, bậc kế, bậc thứ, sau, còn thì: Con thứ hai; Sau nữa; Chỉ kẻ có đức mới có thể lấy chính sách khoan dung làm cho dân phục, kế đó không gì bằng chính sách mạnh (Tả truyện);
② Kém, tồi, xấu: 西 Cái này kém (tồi) lắm;
③ Thứ tự: Theo thứ tự tiến lên, lần lượt tiến lên;
④ Lần, đợt, lượt: Nhiều đợt; Mỗi ngày ba lần; Mười vạn lượt người đến xem;
⑤ (hóa) Non: Axit clo non (Hclo);
⑥ Trọ (trong lúc đi xa): Ngủ trọ dọc đường (trong chuyến đi xa);
⑦ (văn) Chỗ, nơi, trong: Chỗ phải sai tới; Trong thuyền; Trong lòng; Trong lời nói;
⑧ (văn) Đến: Đến xương;
⑨ (văn) Loài, bực;
⑩ Xem (bộ );
⑪ (văn) Xem (bộ );
⑫ [Cì] (Họ) Thứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tầng lớp. Bậc. Nói về sự trên dưới trước sau có lớp bực. Td: Thứ tự — Bậc dưới — Nhà trọ. Td: Lữ thứ — Hạng. Tục ngữ: » Thứ nhất đau mắt thứ nhì giải răng « — Lần lượt.

Từ ghép 36

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tư tư: Vẻ không yên — Các âm khác là Thứ, Tứ. Xem các âm này.
giao, giáo
jiāo ㄐㄧㄠ, Jiào ㄐㄧㄠˋ

giao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dạy dỗ, truyền thụ
2. tôn giáo, đạo
3. sai bảo, khiến
4. cho phép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Truyền thụ, truyền lại. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Giáo ư hậu thế" (Lục nghịch luận ) Truyền cho đời sau.
2. (Động) Dạy dỗ. ◎ Như: "giáo dục" dạy nuôi. ◇ Mạnh Tử : "Cổ giả dịch tử nhi giáo chi" (Li Lâu thượng ) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ.
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của "tôn giáo" : đạo. ◎ Như: "Phật giáo" đạo Phật, "Hồi giáo" đạo Hồi.
4. (Danh) Lễ nghi, quy củ. ◇ Mạnh Tử : "Bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú" , , (Đằng Văn Công thượng ) No cơm ấm áo, ở không mà chẳng có lễ phép quy củ, thì cũng gần như cầm thú.
5. (Danh) Mệnh lệnh của thiên tử gọi là "chiếu" , mệnh lệnh của thái tử và của chư hầu gọi là "giáo" .
6. (Danh) Họ "Giáo".
7. (Tính) Thuộc về giáo dục, sự dạy học. ◎ Như: "giáo chức" các chức coi về việc học, "giáo sư" thầy dạy học.
8. Một âm là "giao". (Động) Sai khiến, bảo, cho phép. ◎ Như: "mạc giao" chớ khiến. ◇ Chu Bang Ngạn : "Trướng lí bất giao xuân mộng đáo" (Ngọc lâu xuân ) Trong trướng không cho xuân mộng đến.

giáo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dạy dỗ, truyền thụ
2. tôn giáo, đạo
3. sai bảo, khiến
4. cho phép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Truyền thụ, truyền lại. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Giáo ư hậu thế" (Lục nghịch luận ) Truyền cho đời sau.
2. (Động) Dạy dỗ. ◎ Như: "giáo dục" dạy nuôi. ◇ Mạnh Tử : "Cổ giả dịch tử nhi giáo chi" (Li Lâu thượng ) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ.
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của "tôn giáo" : đạo. ◎ Như: "Phật giáo" đạo Phật, "Hồi giáo" đạo Hồi.
4. (Danh) Lễ nghi, quy củ. ◇ Mạnh Tử : "Bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú" , , (Đằng Văn Công thượng ) No cơm ấm áo, ở không mà chẳng có lễ phép quy củ, thì cũng gần như cầm thú.
5. (Danh) Mệnh lệnh của thiên tử gọi là "chiếu" , mệnh lệnh của thái tử và của chư hầu gọi là "giáo" .
6. (Danh) Họ "Giáo".
7. (Tính) Thuộc về giáo dục, sự dạy học. ◎ Như: "giáo chức" các chức coi về việc học, "giáo sư" thầy dạy học.
8. Một âm là "giao". (Động) Sai khiến, bảo, cho phép. ◎ Như: "mạc giao" chớ khiến. ◇ Chu Bang Ngạn : "Trướng lí bất giao xuân mộng đáo" (Ngọc lâu xuân ) Trong trướng không cho xuân mộng đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dạy, dạy bảo, chỉ bảo;
② Bảo, sai, khiến, cho, để cho, cho phép: ? Ai bảo (khiến) anh đi?; ? Ai cho phép mày vào nhà đó?; Nhờ ai đuổi hộ con oanh, đừng cho nó hót trên cành (Y Châu từ); 婿 Đầu đường chợt thấy xanh tơ liễu, hối để chồng đi kiếm tước hầu (Vương Xương Linh: Khuê oán);
③ Đạo, tôn giáo: Đạo Phật; Đạo Thiên chúa;
④ (cũ) Lệnh dạy, lệnh truyền (lệnh truyền của thiên tử gọi là chiếu , của thái tử hoặc các chư hầu gọi là giáo). Xem [jiao].

Từ điển Trần Văn Chánh

Dạy: Dạy học; Dạy nghề. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dạy dỗ — Bảo cho biết — Con đường tu hành. Tức Tôn giáo.

Từ ghép 93

âm giáo 陰教ấn độ giáo 印度教ba tư giáo 波斯教bạch liên giáo 白蓮教bái hỏa giáo 拜火教bái vật giáo 拜物教cải giáo 改教chế giáo 制教chỉ giáo 指教chính giáo 政教công giáo 公教danh giáo 名教dị giáo 異教di giáo 遺教đa thần giáo 多神教đạo giáo 道教gia giáo 家教gia tô giáo 耶穌教giáo chủ 教主giáo dân 教民giáo dục 教育giáo đạo 教导giáo đạo 教導giáo đồ 教徒giáo đường 教堂giáo giới 教界giáo hóa 教化giáo hoàng 教皇giáo học 教学giáo học 教學giáo hội 教會giáo hối 教誨giáo huấn 教訓giáo huấn 教训giáo hữu 教友giáo khoa 教科giáo khu 教区giáo khu 教區giáo lệnh 教令giáo lí 教理giáo luyện 教練giáo luyện 教练giáo mẫu 教母giáo nghi 教仪giáo nghi 教儀giáo nghĩa 教义giáo nghĩa 教義giáo phái 教派giáo phụ 教父giáo phường 教坊giáo sĩ 教士giáo sinh 教生giáo sư 教师giáo sư 教師giáo thất 教室giáo thụ 教授giáo viên 教员giáo viên 教員hành giáo 行教hỏa giáo 火教hoàng giáo 黃教hồi giáo 回教khổng giáo 孔教kinh giáo 經教lao giáo 劳教lao giáo 勞教lễ giáo 禮教lĩnh giáo 領教ma giáo 魔教mẫu giáo 母教ngoại giáo 外教nhất thần giáo 一神教nho giáo 儒教nội giáo 內教phật giáo 佛教phong giáo 風教phụ giáo 婦教phu giáo 敷教phụng giáo 奉教quản giáo 管教quốc giáo 國教suất giáo 帥教tà giáo 邪教tam giáo 三教tận giáo 儘教tân giáo 新教thai giáo 胎教thỉnh giáo 請教thụ giáo 受教tông giáo 宗教trợ giáo 助教truyền giáo 传教truyền giáo 傳教
nguyên, nguyện
yuán ㄩㄢˊ, yuàn ㄩㄢˋ

nguyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cánh đồng
2. gốc, vốn (từ trước)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có gốc ở, bắt nguồn ở, phát sinh từ. ◇ Trang Tử : "Thánh hữu sở sanh, vương hữu sở thành, giai nguyên ư Nhất" , , (Thiên hạ ) Chỗ thánh sinh ra, chỗ vua nên công, đều bắt nguồn từ Một (Đạo thuần nhất).
2. (Động) Suy cứu, thôi cầu cho tới nguồn gốc. ◎ Như: "nguyên thủy yếu chung" suy cùng cái trước, rút gọn cái sau. ◇ Thẩm Quát : "Mạc khả nguyên kì lí" (Mộng khê bút đàm ) Không thể truy cầu cái lí của nó.
3. (Động) Tha thứ. ◎ Như: "nguyên lượng" khoan thứ, "tình hữu khả nguyên" về tình thì có thể lượng thứ.
4. (Danh) Cánh đồng, chỗ đất rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "bình nguyên" đồng bằng, "cao nguyên" đồng cao, "thảo nguyên" đồng cỏ.
5. (Danh) Bãi tha ma. ◎ Như: "cửu nguyên" chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau dùng làm tiếng gọi nơi tha ma.
6. (Danh) Gốc rễ. ◎ Như: "đại nguyên" gốc lớn.
7. (Danh) Họ "Nguyên".
8. (Tính) Từ lúc đầu, tự ban sơ. ◎ Như: "nguyên văn" văn viết ra từ đầu, văn gốc, "nguyên du" dầu thô (chưa biến chế), "vật quy nguyên chủ" vật về với chủ cũ (từ ban đầu).
9. (Phó) Vốn dĩ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu nguyên một hữu đại bệnh, bất quá thị lao phạp liễu, kiêm trước liễu ta lương" , , (Đệ tứ thập nhị hồi) Giả mẫu vốn không có bệnh gì nặng, chẳng qua là mệt nhọc, lại thêm cảm lạnh một chút.
10. Một âm là "nguyện". (Tính) Trung hậu, thành thật. § Thông "nguyện" . ◇ Luận Ngữ : "Hương nguyện, đức chi tặc dã" , (Dương Hóa ) Kẻ hương nguyện (ra vẻ thành thật, giả đạo đức trong làng), là kẻ làm hại đạo đức.

Từ điển Thiều Chửu

① Cánh đồng. Chỗ đất bằng phẳng gọi là nguyên. Như bình nguyên đồng bằng, cao nguyên đồng cao, v.v. Nơi đất ở giữa cả nước gọi là trung nguyên .
② Nơi tha ma, cửu nguyên chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau cứ dùng làm chữ gọi nơi tha ma là bởi cớ đó.
③ Gốc, đại nguyên gốc lớn. Tục gọi ông quan đã đi là nguyên nhậm quan nghĩa là ông quan nguyên đã cai trị trước.
④ Suy nguyên, suy cầu cho biết tới cái cớ nó như thế nào gọi là nguyên. Như nguyên cáo kẻ tố cáo trước, nguyên chất vật chất thuần túy không thể phân tách ra được, nguyên lí chân lí lúc nguyên thủy, nguyên tử cái phần của vật chất rất nhỏ, rất tinh, nguyên thủy yếu chung suy cùng cái trước, rút gọn cái sau, v.v.
⑤ Tha tội, nghĩa là suy đến cỗi nguồn chân tình có thể tha thứ được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên sơ, mở đầu, lúc đầu: Nguyên thủy. 【】nguyên bản [yuán bân] Như nghĩa a; 【】 nguyên lai [yuánlái] a. Ban sơ, lúc đầu, vốn dĩ: Mảnh đất chua mặn này ban đầu cỏ cũng không mọc được; b. Té ra, hóa ra: Té ra là anh đã cải tiến cỗ máy này; 【】 nguyên tiên [yuánxian] Như nghĩa a;
② Vốn dĩ: Nguyên tác giả; Số người vốn có;
③ (Vật) chưa gia công, còn thô: Than nguyên khai;
④ Vùng đất bằng, đồng bằng: Bình nguyên, đồng bằng; Thảo nguyên, đồng cỏ;
⑤ Gốc: Gốc lớn;
⑥ Bãi tha ma: Bãi tha ma;
⑦ Tha tội, tha thứ: Xét sự tình có thể tha thứ được;
⑧ [Yuán] (Họ) Nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nguồn gốc. Td: Căn nguyên — Tha thứ cho — Vùng rộng và bằng. Td: Bình nguyên, Cao nguyên — Vốn sẵn, vốn là. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nguyên người quanh quất đâu xa, họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh « — Người đứng ra thưa kiện. Truyện Trê Cóc có câu: » Cho đồng đối tụng hai bên, có bên bị, có bên nguyên mới tường «. Dùng như chữ Nguyên .

Từ ghép 43

nguyện

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có gốc ở, bắt nguồn ở, phát sinh từ. ◇ Trang Tử : "Thánh hữu sở sanh, vương hữu sở thành, giai nguyên ư Nhất" , , (Thiên hạ ) Chỗ thánh sinh ra, chỗ vua nên công, đều bắt nguồn từ Một (Đạo thuần nhất).
2. (Động) Suy cứu, thôi cầu cho tới nguồn gốc. ◎ Như: "nguyên thủy yếu chung" suy cùng cái trước, rút gọn cái sau. ◇ Thẩm Quát : "Mạc khả nguyên kì lí" (Mộng khê bút đàm ) Không thể truy cầu cái lí của nó.
3. (Động) Tha thứ. ◎ Như: "nguyên lượng" khoan thứ, "tình hữu khả nguyên" về tình thì có thể lượng thứ.
4. (Danh) Cánh đồng, chỗ đất rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "bình nguyên" đồng bằng, "cao nguyên" đồng cao, "thảo nguyên" đồng cỏ.
5. (Danh) Bãi tha ma. ◎ Như: "cửu nguyên" chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau dùng làm tiếng gọi nơi tha ma.
6. (Danh) Gốc rễ. ◎ Như: "đại nguyên" gốc lớn.
7. (Danh) Họ "Nguyên".
8. (Tính) Từ lúc đầu, tự ban sơ. ◎ Như: "nguyên văn" văn viết ra từ đầu, văn gốc, "nguyên du" dầu thô (chưa biến chế), "vật quy nguyên chủ" vật về với chủ cũ (từ ban đầu).
9. (Phó) Vốn dĩ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu nguyên một hữu đại bệnh, bất quá thị lao phạp liễu, kiêm trước liễu ta lương" , , (Đệ tứ thập nhị hồi) Giả mẫu vốn không có bệnh gì nặng, chẳng qua là mệt nhọc, lại thêm cảm lạnh một chút.
10. Một âm là "nguyện". (Tính) Trung hậu, thành thật. § Thông "nguyện" . ◇ Luận Ngữ : "Hương nguyện, đức chi tặc dã" , (Dương Hóa ) Kẻ hương nguyện (ra vẻ thành thật, giả đạo đức trong làng), là kẻ làm hại đạo đức.
thố, trách
cuò ㄘㄨㄛˋ, zé ㄗㄜˊ

thố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thi thố ra
2. bãi bỏ
3. bắt tay vào làm, lo liệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để. ◎ Như: "thố từ bất đương" dùng từ không đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎ Như: "hình thố" nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇ Trung Dung : "Học chi phất năng, phất thố dã" , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎ Như: "thố thi" sắp đặt thi hành, "thố thủ bất cập" trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎ Như: "trù thố" toan liệu, "thố biện" liệu biện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố" , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố" , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là "trách". (Động) Đuổi bắt. ◇ Hán Thư : "Bức trách Thanh Từ đạo tặc" (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặt, để.【】thố từ [cuòcí] Việc đặt câu dùng từ: Dùng từ không đúng;
② Trù hoạch, trù liệu, sắp xếp, xếp đặt: Trù liệu một món tiền;
③ Thi thố ra, ra tay làm: Ra tay không kịp;
④ (văn) Bỏ: Bỏ hình phạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xếp đặt, bày biện — Làm ra. Td: Thi thố — Xem Trách.

Từ ghép 4

trách

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để. ◎ Như: "thố từ bất đương" dùng từ không đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎ Như: "hình thố" nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇ Trung Dung : "Học chi phất năng, phất thố dã" , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎ Như: "thố thi" sắp đặt thi hành, "thố thủ bất cập" trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎ Như: "trù thố" toan liệu, "thố biện" liệu biện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố" , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố" , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là "trách". (Động) Đuổi bắt. ◇ Hán Thư : "Bức trách Thanh Từ đạo tặc" (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bắt kẻ trộm;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi bắt — Áp bức — Xem Thố.
lập
lì ㄌㄧˋ, wèi ㄨㄟˋ

lập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng thẳng
2. lập tức, tức thì

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng. ◎ Như: "lập chánh" đứng nghiêm. ◇ Mạnh Tử : "Vương lập ư chiểu thượng" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua đứng trên bờ ao.
2. (Động) Dựng lên. ◎ Như: "lập can kiến ảnh" 竿 dựng sào liền thấy bóng (có hiệu lực ngay).
3. (Động) Gây dựng, tạo nên. ◎ Như: "lập miếu" tạo dựng miếu thờ.
4. (Động) Nên, thành tựu. ◎ Như: "tam thập nhi lập" ba mươi tuổi thì nên người (tự lập), "phàm sự dự tắc lập" phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. ◇ Tả truyện : "Thái thượng hữu lập đức, kì thứ hữu lập công, kì thứ hữu lập ngôn" , , (Tương Công nhị thập tứ niên ) Trước hết là thành tựu đạo đức, sau là làm nên công trạng, sau nữa là để lại lời hay được truyền tụng. § Ghi chú: "lập đức" là làm nên cái đức để sửa trị và cứu giúp quốc gia, tức là thành tựu phép trị nước.
5. (Động) Chế định, đặt ra. ◎ Như: "lập pháp" chế định luật pháp, "lập án" xét xử án pháp.
6. (Động) Lên ngôi. ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
7. (Động) Tồn tại, sống còn. ◎ Như: "độc lập" tồn tại tự mình không tùy thuộc ai khác, "thệ bất lưỡng lập" thề không sống còn cùng nhau (không đội trời chung).
8. (Phó) Tức thì, ngay. ◎ Như: "lập khắc" ngay tức thì. ◇ Sử Kí : "Thì hoàng cấp, kiếm kiên, cố bất khả lập bạt" , , (Thích khách liệt truyện ) Lúc đó luống cuống, gươm (lại mắc kẹt trong vỏ) chặt quá, nên không rút ngay được.
9. (Danh) Toàn khối. ◎ Như: "lập phương" khối vuông.
10. (Danh) Họ "Lập".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng thẳng.
② Gây dựng, như lập đức gây dựng nên đức tốt cho người theo sau.
③ Nên, như phàm sự dự tắc lập phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. Có cái tài đức nghề nghiệp thông thường để tự nuôi lấy mình gọi là thành lập .
④ Ðặt để.
⑤ Lên ngôi.
⑥ Lập tức (ngay lập tức), lập khắc.
⑦ Toàn khối, như lập phương vuông đứng, một vật gì vuông mà tính cả ngang dọc cao thấp gọi là lập phương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng, đứng vững: Đứng ngồi không yên; Người ta không có chữ tín thì không đứng vững được; Người quân tử không đứng ở chỗ nguy hiểm;
② Dựng lên: Dựng cái thang lên;
③ Đứng thẳng: Tủ đứng; Trục đứng;
④ Gây dựng, lập, kí kết: Lập pháp; Lập đức; Không phá cái cũ thì không xây được cái mới; Kí hợp đồng;
⑤ Sống còn, tồn tại: Tự lập; Độc lập;
⑥ Ngay, tức khắc, lập tức: Có hiệu quả ngay; Chờ trả lời ngay. 【】lập địa [lìdì] Lập tức: Vứt dao đồ tể, lập tức thành Phật; 【】lập tức [lìjí] Lập tức, ngay: Lập tức xuất phát;【】lập khắc [lìkè] Lập tức, ngay, ngay tức khắc: Mời mọi người đến ngay phòng họp; Các em học sinh nghe nói câu đó, lập tức vỗ tay hoan hô;
⑦ (văn) Đặt để;
⑧ (văn) Lập lên làm vua, lên ngôi;
⑨ Nên: Phàm việc có dự bị trước thì nên;
⑩ Lập thân: Ba mươi tuổi thì bắt đầu lập thân;
⑪ Khối.【】lập phương [lìfang] a. (toán) Lũy thừa ba; b. Hình khối; c. Khối: Thước khối; Một thước khối đất;
⑫ [Lì] (Họ) Lập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Dựng lên. Tạo thành. Td: Thiết lập — Đặt để. Td: Lập quân ( đặt một người lên làm vua ) — Lên ngôi vua. Tả Truyện có câu: » Hoàn Công lập « ( Hoàn Công lên ngôi ) — Ngay lúc đó. Tức thì.

Từ ghép 76

án lập 按立bích lập 壁立chích lập 隻立cô lập 孤立công lập 公立cốt lập 骨立cương lập 僵立đái tội lập công 戴罪立功đĩnh lập 挺立đỉnh lập 鼎立độc lập 独立độc lập 獨立đối lập 對立khởi lập 起立kiến lập 建立kiết lập 孑立lâm lập 林立lập chí 立志lập chùy 立錐lập công 立功lập danh 立名lập dị 立異lập đông 立冬lập đức 立德lập hạ 立夏lập hiến 立憲lập kế 立計lập khắc 立刻lập luận 立論lập mưu 立謀lập nghiêm 立嚴lập nghiệp 立業lập ngôn 立言lập pháp 立法lập phương 立方lập quốc 立國lập quy 立規lập tâm 立心lập thân 立身lập thể 立體lập thu 立秋lập trận 立陳lập trường 立場lập tự 立嗣lập tức 立即lập ước 立約lập xuân 立春lưỡng lập 兩立ngật lập 屹立ngột lập 兀立phân lập 分立phế lập 廢立quan lập 官立quần lập 羣立quốc lập 国立quốc lập 國立sách lập 册立sáng lập 创立sáng lập 創立song lập 雙立tam quyền phân lập 三權分立tạo lập 造立tạo thiên lập địa 造天立地tân lập 新立thành lập 成立thế bất lưỡng lập 勢不兩立thị lập 侍立thiết lập 設立thiết lập 设立thụ lập 樹立tịnh lập 並立tịnh lập 并立tỉnh lập 省立trĩ lập 峙立trung lập 中立tự lập 自立
truất
chù ㄔㄨˋ

truất

phồn thể

Từ điển phổ thông

cách chức, phế truất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cách chức, giáng chức, biếm. ◇ Luận Ngữ : "Liễu Hạ Huệ vi sĩ sư, tam truất" , (Vi Tử ) Liễu Hạ Huệ làm pháp quan, ba lần bị cách chức.
2. (Động) Bài trừ, bài xích. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Thế chi học Khổng thị giả tắc truất Lão Tử, học Lão Tử giả tắc truất Khổng thị" , (Tống Nguyên thập bát san ) Người đời học họ Khổng thì bài xích Lão Tử, người học Lão Tử thì bài trừ họ Khổng.
3. (Động) Ruồng đuổi, gạt bỏ. ◇ Liệt Tử : "Truất thê phạt tử" (Chu Mục vương ) Đuổi vợ đánh con.

Từ điển Thiều Chửu

① Gạt đi, xua đi không dùng nữa. Vì thế quan bị giáng hay bị cách đều gọi là truất.
② Bỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cách, truất bỏ (chức...): Cách chức; 退 Thải hồi, cách chức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ đi. Đuổi đi — Làm giảm đi. Giáng xuống.

Từ ghép 5

da, gia, tà
xié ㄒㄧㄝˊ, yē ㄜ, yé ㄜˊ, ye

da

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy ư (chỉ sự còn ngờ vực)

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Vậy vay, vậy rư, chăng, ư. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Thị tiến diệc ưu, thối diệc ưu, nhiên tắc hà thời nhi lạc da?" , 退, (Nhạc Dương Lâu kí ) Như vậy, tiến cũng lo, thoái cũng lo, mà lúc nào mới được vui đây?
2. Ta quen đọc là "gia". (Danh) Cha. § Cùng nghĩa với "da" . ◇ Đỗ Phủ : "Gia nương thê tử tẩu tương tống, Trần ai bất kiến Hàm Dương kiều" , (Binh xa hành ) Cha mẹ vợ con đưa tiễn, Cát bụi bay, không trông thấy cầu Hàm Dương.
3. (Danh) "Gia-tô giáo" , gọi tắt là "Gia giáo" , là đạo Thiên Chúa, giáo chủ là Jesus Christ, người nước Do Thái .

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy vay, vậy rư! Dùng làm trợ từ, nói sự còn ngờ.
② Cùng nghĩa với chữ gia .
③ Da-tô giáo có khi gọi tắt là Da giáo là gọi đạo Thiên Chúa, giáo chủ là ngài Jesus Christ, người nước Do Thái .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chăng, ư... (như ¨¸, bộ , trợ từ cuối câu, biểu thị sự ngờ vực, cảm thán, nghi vấn hoặc phản vấn): ? Phải chăng?; ? Cháu có biết chăng, hay không biết chăng? (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (cũ) Như [yé]. Xem [ye].

Từ điển Trần Văn Chánh

】Gia tô [Yesu] Chúa Giê-su. Xem [yé].

Từ ghép 1

gia

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy ư (chỉ sự còn ngờ vực)

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Vậy vay, vậy rư, chăng, ư. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Thị tiến diệc ưu, thối diệc ưu, nhiên tắc hà thời nhi lạc da?" , 退, (Nhạc Dương Lâu kí ) Như vậy, tiến cũng lo, thoái cũng lo, mà lúc nào mới được vui đây?
2. Ta quen đọc là "gia". (Danh) Cha. § Cùng nghĩa với "da" . ◇ Đỗ Phủ : "Gia nương thê tử tẩu tương tống, Trần ai bất kiến Hàm Dương kiều" , (Binh xa hành ) Cha mẹ vợ con đưa tiễn, Cát bụi bay, không trông thấy cầu Hàm Dương.
3. (Danh) "Gia-tô giáo" , gọi tắt là "Gia giáo" , là đạo Thiên Chúa, giáo chủ là Jesus Christ, người nước Do Thái .

Từ điển Trần Văn Chánh

】Gia tô [Yesu] Chúa Giê-su. Xem [yé].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Gia tô .

Từ ghép 3

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Tà — Một âm khác là Gia. Xem gia.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.