lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

đoan
duān ㄉㄨㄢ

đoan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đầu, mối

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngay ngắn, ngay thẳng, chính trực. ◎ Như: "phẩm hạnh bất đoan" phẩm hạnh không đoan chính. ◇ Mặc Tử : "Tịch bất đoan, phất tọa; cát bất chánh, phất thực" , ; , (Phi nho hạ ).
2. (Danh) Sự vật có hai đầu, đều gọi là "đoan". ◎ Như: "tiêm đoan" đầu nhọn, "bút đoan" ngọn bút. § Xem thêm: "lưỡng đoan" .
3. (Danh) Bờ bến, biên tế. ◇ Trang Tử : "Thuận lưu nhi đông hành, chí ư bắc hải. Đông diện nhi thị, bất kiến thủy đoan" , . , (Thu thủy ) Thuận dòng xuống Đông, đi tới biển Bắc, quay mặt sang Đông mà nhìn, không thấy đầu nước.
4. (Danh) Mầm mối, nguyên nhân. ◎ Như: "kiến đoan" mới thấy nhú mầm, "tạo đoan" gây mối, "vô đoan" không có nguyên nhân. ◇ Trần Nhân Tông : "Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại" 西 (Khuê sầu ) Vô cớ mặt trời lặn ngoài lầu tây.
5. (Danh) Điều nghĩ ngợi, tâm tư. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Kiến thử mang mang, bất giác bách đoan giao tập" , (Thế thuyết tân ngữ , Ngôn ngữ ) Trông cảnh mênh mang này, bất giác trăm mối suy tư dồn dập.
6. (Danh) Hạng mục, phương diện, khía cạnh, điều kiện. ◎ Như: "quỷ kế đa đoan" mưu kế quỷ quái khôn lường, "biến hóa vạn đoan" biến hóa muôn mặt, "canh đoan" đổi điều khác, "cử kì nhất đoan" đưa ra một việc.
7. (Danh) Điểm. ◇ Mặc Tử : "Đoan, thể chi vô tự nhi tối tiền giả dã" , (Kinh thượng ). § Trong môn kỉ hà học thời xưa: "đoan" tương đương với "điểm" , "thể chi vô tự" tức là "tuyến" (đường).
8. (Danh) Cái nghiên đá. § Xứ "Đoan Khê" xuất sản nhiều thứ đá ấy nên gọi cái nghiên là cái "đoan".
9. (Danh) Lễ phục, thường mặc trong tang tế (thời xưa). ◇ Chu Lễ : "Kì tư phục hữu huyền đoan tố đoan" (Xuân quan , Ti phục ).
10. (Danh) Áo có xiêm liền gọi là "đoan".
11. (Danh) Cửa chính phía nam cung điện hoặc kinh thành gọi là "đoan môn" .
12. (Danh) Đời Lục triều kính xưng "mạc chức" là "đoan". ◇ Vương Chí Kiên : "Lục triều xưng phủ mạc viết phủ đoan, châu mạc xưng châu đoan, tiết độ viết tiết đoan, hiến ti mạc viết hiến đoan" , , , (Biểu dị lục , Chức quan ).
13. (Danh) Vải lụa đo gấp hai trượng gọi là "đoan".
14. (Danh) Lượng từ: tấm. ◎ Như: "bố nhất đoan" một tấm vải.
15. (Danh) Họ "Đoan".
16. (Động) Làm cho ngay thẳng, điều chỉnh. ◇ Hoài Nam Tử : "Lệnh quan thị đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu xứng, đoan quyền khái" , , , (Thì tắc ).
17. (Động) Xem xét, nhìn kĩ. ◎ Như: "đoan tường" xem xét kĩ càng.
18. (Động) Bưng, bưng ra. ◎ Như: "đoan oản" bưng chén, "đoan thái thượng trác" bưng thức ăn ra bàn.
19. (Động) Đưa ra. ◎ Như: "bả vấn đề đô đoan xuất lai thảo luận" đưa các vấn đề ra thảo luận.
20. (Phó) Cố ý, một cách đặc biệt. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Minh nhật, đoan phục ẩm ư thị, dục ngộ nhi thứ sát chi" , , (Nghi tự ).
21. (Phó) Đúng lúc, vừa, kháp xảo.
22. (Phó) Quả thực, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Đoan đích hảo kế!" (Đệ nhị thập tứ hồi) Quả thực là diệu kế!
23. (Phó) Chung quy, rốt cuộc, đáo để, cứu cánh. ◇ Lục Du : "Dư niên đoan hữu kỉ?" (U sự ) Những năm thừa rốt cuộc có là bao?
24. (Phó) Cả, đều. ◇ Liêu trai chí dị : "Táng mẫu giáo tử, đoan lại khanh hiền" , (Bạch Vu Ngọc ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngay thẳng.
② Mầm mối, đầu mối, như kiến đoan mới thấy nhú mầm, tạo đoan gây mối.
③ Tấm, một tấm vải gọi là bố nhất đoan .
④ Mối, đầu, lớn bé dày mỏng, cùng đối đãi với nhau gọi là lưỡng đoan , như chấp kì lưỡng đoan (Lễ kí ) cầm cả hai mối.
⑤ Ðoạn, điều kiện, như canh đoan đổi điều khác.
⑥ Nguyên nhân, như vô đoan không có nguyên nhân gì, không có mối gì.
⑦ Có ý đích xác, như đoan đích đích thực.
⑧ Cái nghiên đá, xứ Ðoan Khê xuất sản nhiều thứ đá ấy nên gọi cái nghiên là cái đoan.
⑨ Vải lụa đo gấp hai trượng gọi là đoan.
⑩ Áo có xiêm liền gọi là đoan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu, đầu mối, đầu mút: Hai đầu; Mũi nhọn;
② Lúc khởi đầu: Bắt đầu, khởi đầu; Luật pháp là khởi đầu của việc trị dân (Tuân tử);
③ Ngay ngắn, đứng đắn, đoan trang, đoan chính, ngay thẳng: Ngồi ngay ngắn; Tính nết không đứng đắn; Kẻ sĩ chính trực;
④ Bưng: Bưng cơm; Bưng hai tách trà; Có vấn đề tốt nhất là cứ nói thẳng ra;
⑤ (văn) Kĩ lưỡng, xét kĩ;
⑥ (văn) Chung quy, rốt cuộc, thật: Chung quy (thật) chẳng phụ cuộc sống trong đời (Thái Thân: Mãn đình phương);
⑦ (văn) Cái nghiên đá;
⑧ (văn) (Vải lụa dài) hai trượng;
⑨ (văn) Tấm: Một tấm vải;
⑩ (văn) Áo liền với xiêm;
⑪ [Duan] (Họ) Đoan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng. Ngay thẳng — Cái gốc, cái đầu, cái đầu mối, nguyên do — Xét kĩ — Hai tay băng vật gì. Chẳng hạn Đoan trà ( bưng nước trà mời khách ) — Cái áo lễ.

Từ ghép 31

thư
shū ㄕㄨ

thư

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sách
2. thư tín

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách. ◎ Như: "giáo khoa thư" sách giáo khoa, "bách khoa toàn thư" sách từ điển bách khoa.
2. (Danh) Thư tín. ◎ Như: "gia thư" thư nhà. ◇ Đỗ Phủ : "Nhất nam phụ thư chí, Nhị nam tân chiến tử" , (Thạch hào lại ) Một đứa con trai gởi thư đến, (Báo tin) hai đứa con trai kia vừa tử trận.
3. (Danh) Lối chữ Hán. ◎ Như: "thảo thư" chữ thảo, "khải thư" chữ chân, "lệ thư" lối chữ lệ.
4. (Danh) Cách cấu tạo chữ Hán. § Xem "lục thư" .
5. (Danh) Đơn, giấy tờ, văn kiện. ◎ Như: "chứng thư" giấy chứng nhận, "thân thỉnh thư" đơn xin.
6. (Danh) Tên gọi tắt của kinh "Thượng Thư" .
7. (Danh) Họ "Thư".
8. (Động) Viết. ◎ Như: "thỉnh dĩ Trung văn thư tả" xin viết bằng Trung văn.
9. (Động) Ghi chép.

Từ điển Thiều Chửu

① Sách.
② Ghi chép, viết.
③ Thư tín, như thướng thư dâng thơ.
④ Chữ, như thư pháp phép viết chữ, biết tinh tường các lối chữ gọi là thư gia .
⑤ Kinh thư, gọi tắt tên kinh Thượng thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sách: Mua mấy quyển sách;
② Thư: Thư nhà; Viết thư trình lên;
③ Văn kiện, giấy tờ, giấy, đơn: Chứng minh thư, giấy chứng nhận; Đơn xin;
④ Viết: Viết;
⑤ Chữ, kiểu chữ: Kiểu chữ khải;
⑥ Kinh Thư (nói tắt).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết ra. Ghi chép — Sách vở — Tên một bộ sách trong Ngũ kinh của Trung Hoa, tức kinh Thư — Lá thơ trao đổi tin tức. Đoạn trường tân thanh : » Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang «.

Từ ghép 101

án thư 案書ánh nguyệt độc thư 映月讀書ánh tuyết độc thư 映雪讀書bạ thư 簿書bạch diện thư sanh 白面書生bách khoa toàn thư 百科全書bạch thư 帛書bàng hành thư 旁行書báng thư 謗書bảo thư 寶書bí thư 祕書binh thư 兵書binh thư yếu lược 兵書要略bộ thư 簿書bội thư 揹書cầm kì thư họa 琴棋書畫cầm thư 琴書cấm thư 禁書chẩm kinh tạ thư 枕經藉書chiến thư 戰書chiếu thư 詔書chúc thư 囑書chứng thư 證書công thư 攻書cựu ước toàn thư 舊約全書dâm thư 淫書dật thư 逸書di thư 遺書đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đồ thư 圖書đồ thư quán 圖書舘đồ thư quán 圖書館độc thư 讀書gia thư 家書giác thư 覺書hà đồ lạc thư 河圖洛書hôn thư 婚書hưu thư 休書khải thư 楷書kháng thư 抗書khánh trúc nan thư 罄竹難書khoán thư 券書lai thư 來書lệ thư 隸書lịch thư 曆書lục thư 六書mật thư 密書ngụy thư 偽書niệm thư 唸書phân thư 分書phần thư 焚書phần thư khanh nho 焚書坑儒phi thư 飛書quân thư 軍書quần thư khảo biện 羣書考辦sái thư 曬書sắc thư 敕書tàng thư viện 藏書院thi thư 詩書thư cục 書局thư diện 書面thư dung 書傭thư điếm 書店thư đố 書蠧thư đồng 書童thư đồng 書筒thư giá 書架thư hàm 書函thư hiên 書軒thư hương 書香thư hương thế gia 書香世家thư khố 書庫thư kí 書記thư kiếm 書劍thư ký 書記thư lại 書吏thư pháp 書法thư phong 書封thư phòng 書房thư quán 書舘thư quyển 書卷thư sinh 書生thư song 書窻thư tịch 書籍thư tín 書信thư trác 書桌thư trai 書齋thư viện 書院thư xã 書社thượng thư 尚書tiễn thư 箭書tiệp thư 捷書tình thư 情書tùng thư 叢書tứ thư 四書tứ thư thuyết ước 四說書約vạn ngôn thư 萬言書văn thư 文書vĩ thư 緯書xá thư 赦書yêu thư 妖書
báo
bào ㄅㄠˋ

báo

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. báo cáo, báo tin, thông báo
2. trả lời
3. báo đáp, đền ơn
4. tin tức
5. tờ báo
6. điện báo, điện tín
7. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Báo đền. ◇ Nguyễn Trãi : "Quốc ân vị báo lão kham liên" (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm ) Ơn nước chưa đáp đền mà đã già, thật đáng thương.
2. (Động) Đáp lại. ◎ Như: "Báo Nhậm Thiếu Khanh thư" Đáp lại thư của Nhậm Thiếu Khanh. § Ghi chú: Người viết là "Tư Mã Thiên" .
3. (Động) Đưa tin, nói rõ cho biết. ◎ Như: "báo cáo" nói rõ cho biết, "báo tín" cho biết tin.
4. (Động) Kẻ dưới dâm với người trên. ◇ Tả truyện : "Văn Công báo Trịnh Tử chi phi" (Tuyên Công tam niên ) Văn Công dâm loạn với nàng phi của Trịnh Tử.
5. (Động) Luận tội xử phạt.
6. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "tiệp báo" tin thắng trận, "điện báo" tin dây thép.
7. (Danh) Báo chí. ◎ Như: "nhật báo" nhật trình, "vãn báo" báo xuất bản buổi tối.
8. (Danh) Kết quả do nghiệp sinh ra. ◎ Như: "thiện báo" , "ác báo" .
9. (Tính) Vội vã.

Từ điển Thiều Chửu

① Báo trả, thù đáp lại.
② Quả báo.
③ Bảo rõ, vì thế nên tờ nhật-trình gọi là báo chỉ , tin dây thép gọi là điện báo , v.v.
④ Kẻ dưới dâm với người trên.
⑤ Vội vã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Báo tin, đưa tin, báo cáo, cho biết: Đưa tin thắng lợi liên tiếp;
② Tin tức: Tin mừng; Báo động;
③ Báo chí: Nhật báo, báo ra hằng ngày; Báo ảnh; Tuần báo, báo ra hằng tuần;
④ Báo đáp, báo đền, đáp lại, đền lại, trả lại: Lấy oán trả ơn, ăn mật trả gừng, ăn cháo đá bát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết. Kể lại cho biết — Đáp lại. Bù lại — Thông dâm với người khác — Vội vả — Tin tức — Tờ giấy in các tin tức. Ta cũng gọi là Báo.

Từ ghép 83

ác báo 惡報ác giả ác báo 惡者惡報ác hữu ác báo 惡有惡報báo an 報安báo ân 報恩báo bái 報拜báo bãi 報罷báo bản 報板báo biến 報變báo bổ 報補báo cảnh 報警báo cáo 報告báo chỉ 報紙báo chương 報章báo chướng 報障báo cừu 報仇báo danh 報名báo đạo 報道báo đáp 報答báo đầu 報頭báo giá 報價báo giới 報界báo hỉ 報喜báo hiếu 報孝báo hiệu 報效báo hiệu 報號báo lưu 報劉báo mệnh 報命báo nha 報衙báo phế 報廢báo phục 報復báo quán 報舘báo quán 報館báo quốc 報國báo san 報刊báo sính 報聘báo tạ 報謝báo tang 報喪báo than 報攤báo thi 報施báo thù 報讎báo thù 報酬báo thường 報償báo tiệp 報捷báo tín 報信báo trạng 報狀báo tri 報知báo ứng 報應báo văn 報聞báo xã 報社báo xứng 報稱bạt lai báo vãng 拔來報往bẩm báo 稟報bích báo 壁報biến báo 徧報cảnh báo 警報cấp báo 急報chu báo 週報công báo 公報dự báo 預報đăng báo 登報điện báo 電報điệp báo 牒報điệp báo 諜報hồi báo 回報khải báo 啟報khấp báo 泣報mật báo 密報nghiệp báo 業報nhật báo 日報phi báo 飛報quả báo 果報quan báo 官報tầm báo 尋報thì báo 時報thời báo 時報tiệp báo 捷報tiểu báo 小報tình báo 情報trình báo 呈報tùng báo 叢報vãn báo 晚報vị báo 彙報
biệt
bié ㄅㄧㄝˊ, biè ㄅㄧㄝˋ

biệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chia tay, xa cách
2. khác biệt
3. quay, ngoảnh, chuyển
4. chia ra, phân ra
5. phân biệt
6. cài, gài, giắt, cặp, găm
7. đừng, chớ
8. hẳn là, chắc là

Từ điển phổ thông

làm thay đổi ý kiến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xa cách, chia li. ◎ Như: "cáo biệt" từ giã, "tống biệt" tiễn đi xa. ◇ Lí Thương Ẩn : "Tương kiến thì nan biệt diệc nan, Đông phong vô lực bách hoa tàn" , (Vô đề kì tứ ) Gặp gỡ nhau khó, chia lìa nhau cũng khó, Gió đông không đủ sức, trăm hoa tàn úa.
2. (Động) Chia ra, phân ra. ◎ Như: "khu biệt" phân ra từng thứ.
3. (Động) Gài, cài, ghim, cặp, giắt. ◎ Như: "đầu thượng biệt trước nhất đóa hoa" trên đầu cài một đóa hoa.
4. (Danh) Loại, thứ. ◎ Như: "quốc biệt" quốc tịch, "chức biệt" sự phân chia theo chức vụ.
5. (Danh) Sự khác nhau. ◎ Như: "thiên uyên chi biệt" khác nhau một trời một vực (sự khác nhau giữa trời cao và vực thẳm).
6. (Danh) Họ "Biệt".
7. (Tính) Khác. ◎ Như: "biệt tình" tình khác, "biệt cố" cớ khác.
8. (Tính) Đặc thù, không giống bình thường. ◎ Như: "đặc biệt" riêng hẳn.
9. (Phó) Khác, riêng, mới lạ. ◎ Như: "biệt cụ tượng tâm" khác lạ, tân kì, "biệt khai sanh diện" mới mẻ, chưa từng có, "biệt thụ nhất xí" cây riêng một cờ, một mình một cõi, độc sáng.
10. (Phó) Đừng, chớ. ◎ Như: "biệt tẩu" đừng đi, "biệt sanh khí" chớ nóng giận.
11. (Phó) Hẳn là, chắc là. Thường đi đôi với "thị" . ◎ Như: "biệt thị ngã sai thác liễu?" chắc là tôi lầm rồi phải không?

Từ điển Thiều Chửu

① Chia, như khu biệt phân biệt ra từng thứ.
② Li biệt, tống biệt tiễn nhau đi xa.
③ Khác, như biệt tình tình khác, biệt cố có khác, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa cách, chia li: Cáo biệt, từ biệt, từ giã; Từ ngày xa cách đến nay lại sắp hết bốn năm (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư);
② Chia ra, phân biệt, khác nhau: Chia loại; Phân biệt rõ ràng; Khác nhau như một trời một vực;
③ Khác, cái khác, lạ, riêng một mình: Mùi vị lạ, phong cách khác thường; Vua đã sai người khác thay ta (Lĩnh Nam chích quái); Cớ khác; Vua Tùy Dưỡng đế cho rằng sách của Ngụy Đạm còn chưa hoàn thiện, nên lại sắc cho quan tả bộc xạ Dương Tố soạn ra quyển khác (Sử thông); Họ Lí một mình ở bên ngoài, không chịu trở về nhà của Giả Sung (Thế thuyết tân ngữ);
④ Đặc biệt: Chuyến tàu tốc hành đặc biệt; Hay lắm, giỏi lắm, tốt lắm, tuyệt;
⑤ Đừng, chớ, không nên, không cần: Đừng đi; Chớ (nói) đùa; Ở những nơi công cộng không nên nói chuyện lớn tiếng; Ông ấy đến rồi, anh không cần phải đi;
⑥ Gài, cài, ghim, cặp, giắt: Ở thắt lưng giắt một cái tẩu thuốc lá;
⑦ (văn) Mỗi, mỗi cái: Quẻ gồm sáu mươi hào, mỗi hào chủ về một ngày (Dịch vĩ kê lãm đồ);
⑧【 】biệt thuyết [bié shuo] a. Đừng nói, không chỉ, chẳng những, không những: Đừng nói (không chỉ) rượu trắng, rượu vàng (rượu Thiệu Hưng) nó cũng không uống; b. Huống chi, nói chi, nói gì: Thường xuyên ôn luyện còn chưa dễ củng cố, nói gì không ôn luyện. Xem [biè].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 biệt nữu [bièniu]
① (đph) Chướng, kì quặc, kì cục, chưa quen, khó tính: Bực dọc; Người này chướng thật (kì cục); Khi chị ấy mới đến, đời sống có chỗ chưa quen;
② Hục hặc, cự nự, rầy rà, làm rắc rối: Sao anh cứ hục hặc với tôi mãi;
③ Không xuôi, không trôi chảy, không lưu loát: Câu này nghe có chỗ không xuôi tai. Xem [bié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rời ra. Riêng rẽ — Phân ra cho rõ — Ngoài, khác — Đừng, chớ nên.

Từ ghép 68

ác biệt 握別ái biệt li khổ 愛別離苦âm dương cách biệt 陰陽隔別bái biệt 拜別biện biệt 辨別biệt bạch 別白biệt bản 別本biệt châm 別針biệt danh 別名biệt đãi 別待biệt đề 別提biệt hiệu 別號biệt kính 別徑biệt ly 別離biệt nghiệp 別業biệt nhãn 別眼biệt nhân 別人biệt phái 別派biệt phòng 別房biệt phong hoài vũ 別風淮雨biệt quán 別館biệt sự 別事biệt sứ 別使biệt sử 別史biệt tài 別才biệt tài 別材biệt tập 別集biệt thất 別室biệt thể 別體biệt thị 別視biệt thự 別墅biệt tịch 別僻biệt tình 別情biệt trí 別致biệt tử 別子biệt tự 別字biệt tự 別緒biệt vô 別無biệt xứ 別處biệt xưng 別稱cá biệt 個別cách biệt 隔別cáo biệt 告別chân biệt 甄別cửu biệt 久別dị biệt 異別đặc biệt 特別khoát biệt 闊別khu biệt 區別li biệt 離別loại biệt 類別lưu biệt 畱別ly biệt 離別phái biệt 派別phân biệt 分別sai biệt 差別tạ biệt 謝別tạm biệt 暫別tặng biệt 贈別tiễn biệt 餞別tiểu biệt 小別tính biệt 性別tống biệt 送別trích biệt 摘別tử biệt 死別từ biệt 辭別viễn biệt 遠別vĩnh biệt 永別
bài, bãi
bǎi ㄅㄞˇ

bài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bày, xếp
2. trình bày
3. tỏ ra, phô ra, khoe ra

Từ ghép 9

bãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở ra, vạch ra.
2. (Động) Bày, sắp đặt. ◎ Như: "bãi bố" sắp đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bãi liễu kỉ tịch tân tửu giai hào" (Đệ lục thập tam hồi) Bày tiệc mấy mâm rượu mới, món ngon.
3. (Động) Lay, lắc, dao động. ◎ Như: "bãi thủ" lắc đầu, "bãi thủ" xua tay. ◇ Đỗ Mục : "Như kim phong bãi hoa lang tạ, Lục diệp thành âm tử mãn chi" , 滿 (Thán hoa ) Như nay gió lay hoa rụng ngổn ngang, Lá xanh thành bóng rợp, trái đầy cành.
4. (Động) Lên mặt, vênh mặt. ◎ Như: "bãi giá tử" làm bộ, ra vẻ, "bãi kiểm sắc" vênh mặt.
5. (Động) Hãm hại. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Hựu dụng độc dược bãi tử liễu" (Đệ tứ hồi) Lại dùng thuốc độc hãm hại đến chết.
6. (Danh) Quả lắc. ◎ Như: "chung bãi" quả lắc đồng hồ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở ra.
② Bày, như bãi bố bày đặt.
③ Ðánh đồng đưa (buộc một quả cân nặng vào cái dây treo lên rồi đánh cho đi đi lại lại).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, xếp, dàn, để, đặt, sắp đặt, trình bày: 西 Sắp đặt đồ đạc cho ngăn nắp; Trình bày sự thật; Dàn thành trận thế;
② Dọn ra: Dọn cơm;
③ Ra vẻ, lên mặt: Lên mặt công thần;
④ Đánh đòng đưa, lắc đi lắc lại: Lung lay, dao động; Nghênh ngang;
⑤ Quả lắc, con lắc: Quả lắc đồng hồ;
⑥ Gấu: Gấu áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở ra — Lay động — Bày xếp. Dùng như chữ Bài. Ta thường đọc Bài là lầm.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Cách cục, trình thức. ◇ Ngụy thư : "Trung họa cửu châu, ngoại bạc tứ hải, tích kì vật thổ, chế kì cương vực, thử cái vương giả chi quy mô dã" , , , , (Địa hình chí thượng ).
2. Phạm vi, tràng diện, khí thế, kích thước, tầm cỡ. ◇ Phù sanh lục kí : "Hải Tràng tự quy mô cực đại, sơn môn nội thực dong thụ, đại khả thập dư bão, ấm nùng như cái, thu đông bất điêu" , , , , (Lãng du kí khoái ) Chùa Hải Tràng kích thước cực lớn, trong cổng chùa trồng một cây dong, thân to hơn mười ôm, bóng phủ rậm rạp như lọng, lá xanh tươi quanh năm.
3. Chỉ tài năng, khí khái. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "Nguyên thị hàn môn nhất tráng phu, Cùng thông văn vũ hữu quy mô" , (Quyển thượng ).
4. Phép tắc, mẫu mực, bảng dạng. ◇ Lục Du : "Dĩ vi danh lưu chi thi thiết, đương hữu tiền bối chi quy mô" , (Hạ tạ đề cử khải ).
5. Mô phỏng, bắt chước. ◇ Phương Bao : "Nãi quy mô cổ nhân chi hình mạo nhi phi kì chân dã" (Trữ lễ chấp văn cảo 稿, Tự ).
6. Quy hoạch, trù liệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thước và khôn, chỉ phép tắc khuôn mẫu phải theo — Chỉ cái kích thước, khuôn khổ thực hiện. Td: Đại quy mô ( khuôn khổ rộng lớn ), » Quy mô cũng rắp hỗn đồng «. ( Đại Nam Quốc Sử ).

chánh thức

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Pháp thức. ◇ Tạ Trăn : "Thảo mao tiện tử, chí ngu cực lậu, đãn dĩ thanh luật chi học thỉnh ích, nhân chiết trung tứ phương nghị luận, dĩ vi chánh thức" , , , , (Tứ minh thi thoại , Quyển tam).
2. Hợp tiêu chuẩn, được công nhận. ◎ Như: "chánh thức bỉ tái" .
3. Phù hợp với quy định (về mặt pháp luật). ◎ Như: "chánh thức hôn nhân" .

chính thức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chính thức, được công nhận rộng rãi

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thế đúng — Đúng cách, được nhìn nhận.

duy trì

phồn thể

Từ điển phổ thông

duy trì, gìn giữ

Từ điển trích dẫn

1. Giữ gìn, bảo tồn. ◇ Sử Kí : "Tề vương chi quốc, tả hữu duy trì dĩ lễ nghĩa, bất hạnh trung niên tảo yểu" , , (Tam vương thế gia ).
2. Giúp đỡ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na thì Vương Phu Nhân dĩ tri Tiết Bàn quan ti nhất sự, khuy Giả Vũ Thôn duy trì liễu kết, tài phóng liễu tâm" , , (Đệ tứ hồi) Lúc bấy giờ Vương phu nhân biết vụ kiện của Tiết Bàn may nhờ có Giả Vũ Thôn giúp đỡ xong xuôi nên đã yên lòng.
3. Chủ trì, bảo trì. ◇ Lưu Đại Khôi : "Ngô muội duy trì môn hộ, phủ kì cô tài lục tuế, khủng cụ ưu thương, bị thường gian khổ" , , , (Tạ Thị muội lục thập thọ tự ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ràng buộc, giữ gìn.

Từ điển trích dẫn

1. Chánh trị, pháp độ. ◇ Thương quân thư : "Lự thế sự chi biến, thảo chánh pháp chi bổn, cầu sử dân chi đạo" , , 使 (Canh pháp ).
2. Pháp độ công bình chính đáng. ◇ Hoài Nam Tử : "Lập chánh pháp, tắc tà toại, quần thần thân phụ, bách tính hòa tập" , , , (Binh lược ) Lập ra pháp độ công chính, ngăn chặn tà đạo, vua tôi thân cận phụ giúp, trăm họ hòa mục đoàn kết.
3. Phép tắc chính đáng, phép tắc chính tông.
4. Pháp thuật chính đáng. § Nói tương đối với tả đạo yêu thuật. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp tuy hồ, đắc tiên nhân chánh pháp, đương thư nhất phù niêm tẩm môn, khả dĩ khước chi" , , , (Hồ tứ thư ).
5. Theo đúng phép chế tài, biện lí. ◇ Quan Hán Khanh : "Giá đô thị quan lại mỗi vô tâm chánh pháp, sử bách tính hữu khẩu nan ngôn" , 使 (Đậu nga oan , Đệ tam chiệp ).
6. Đặc chỉ xử tử hình. ◇ Bạch Phác : "Lộc San phản nghịch, giai do Dương thị huynh muội, nhược bất chánh pháp dĩ tạ thiên hạ, họa biến hà thì đắc tiêu?" 祿, , , (Ngô đồng vũ , Đệ tam chiệp ).
7. Phật pháp chân thật. ◇ A Bì Đạt Ma Câu Xá Luận : "Phật chánh pháp hữu nhị, vị: Giáo, Chứng vi thể" , : , (Quyển nhị thập cửu ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.