nhục
rǔ ㄖㄨˇ, rù ㄖㄨˋ

nhục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhục, xấu hổ
2. làm nhục
3. chịu khuất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xấu hổ, nhơ nhuốc. ◎ Như: "nhẫn nhục" nhịn nhục. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
2. (Động) Bị xấu hổ, làm nhơ nhuốc, để cho tủi lòng. ◎ Như: "táng quyền nhục quốc" mất quyền hành, làm nhục nước.
3. (Động) Chịu khuất. ◇ Tả truyện : "Sử ngô tử nhục tại nê đồ cửu hĩ" 使 Khiến cho ngài bị khuất ở nơi thấp hèn lâu lắm rồi.
4. (Phó) Dùng làm lời nói khiêm. ◎ Như: "nhục lâm" nhục tới, hạ cố (ý nói mình hèn hạ không xứng đáng được người đến thăm). ◇ Nguyễn Du : "Chư công nhục tiễn vu Tuyên phủ nha" (Long Thành cầm giả ca ) Các quan mở tiệc tiễn tôi tại dinh Tuyên Phủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhục nhằn, hổ nhuốc. Thân phải chịu đựng các sự đáng lấy làm nhục. Như nhẫn nhục nhịn nhục.
② Chịu khuất. Dùng làm lời yên ủi. Tả truyện : Sử ngô tử nhục tại nê đồ cửu hĩ 使 khiến cho ngài bị khuất ở nơi thấp hèn lâu lắm rồi.
③ Dùng làm lời nói khiêm. Như nhục lâm nhục tới, ý nói mình hèn hạ không đáng được người hạ cố mà người vẫn hạ cố tới thật là nhục cho người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sỉ nhục, hổ thẹn, nhơ nhuốc, nhục nhã: Sỉ nhục lớn, hết sức nhục nhã;
② Bị nhục, làm nhục;
③ Tỏ vẻ khuất mình, chịu khuất: (cũ) Cho phép; Được phép; 使 Khiến cho ngài chịu khuất ở nơi thấp hèn lâu lắm rồi (Tả truyện);
④ Lời nói khiêm (ý nói đối phương chịu nhục mà quan tâm hoặc đi đến với mình): Chịu nhục mà đi đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhơ bẩn — Hổ thẹn. Nhơ nhuốc. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Ra trường danh lợi vinh liền nhục, vào cuộc trần ai khóc lộn cười «.

Từ ghép 13

tạ
xiè ㄒㄧㄝˋ

tạ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cảm tạ, cảm ơn
2. nhận lỗi, xin lỗi, tạ lỗi
3. rụng, tàn, rã

Từ điển phổ thông

nhà xây trên đài

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chối. ◎ Như: "bế môn tạ khách" đóng cửa từ chối không tiếp khách, "tạ chánh" xin thôi không làm quan nữa.
2. (Động) Từ biệt, cáo biệt. ◎ Như: "tạ từ" từ biệt mà đi.
3. (Động) Nói cho biết. ◇ Sử Kí : "Hữu dưỡng tốt tạ kì xá trung viết: Ngô vi công thuyết Yên, dữ Triệu vương tái quy" : , (Trương Nhĩ, Trần Dư truyện ) Có người lính làm việc nấu ăn nói với những người trong nhà: Tôi xin vì nhà vua thuyết phục tướng Yên, rồi sẽ cùng Triệu vương lên xe về.
4. (Động) Lui đi, thay đổi nhau. ◎ Như: "xuân thu đại tạ" mùa kia lui đi mùa nọ thay đến.
5. (Động) Rụng, tàn. ◎ Như: "hoa tạ" hoa rụng. ◇ Tây du kí 西: "Dao thảo kì hoa bất tạ" (Đệ nhất hồi) Cỏ dao hoa lạ không héo rụng.
6. (Động) Nhận lỗi. ◎ Như: "tạ tội" nói điều lỗi của mình để xin tha thứ.
7. (Động) Cảm ơn. ◎ Như: "tạ ân" dùng lời nói hoặc việc làm để đáp lại cái ơn mà người khác làm cho mình.
8. (Danh) Họ "Tạ".

Từ điển Thiều Chửu

① Từ tạ. Như tạ khách từ không tiếp khách, xin thôi không làm quan nữa mà về gọi là tạ chánh .
② Lui. Như xuân thu đại tạ mùa kia lui đi mùa nọ thay đến, hoa rụng cũng gọi là hoa tạ .
③ Tạ. Như tạ tội, tạ lỗi, tạ ơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cám ơn, tạ ơn: Cám ơn anh; Không có gì đáng cám ơn;
② Xin lỗi;
③ Khước từ, từ tạ;
④ Tàn tạ: Điêu tàn; Hoa nở hoa tàn;
⑤ [Xiè] (Họ) Tạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từ chối — Nói cho biết — Nói cho biết — Héo rụng ( nói về hoa lá ). Td: Tàn tạ — Cảm ơn. Làm một hành động gì để đáp ơn người khác. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã lòng hiển hiện cho xem, tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời « — Họ người. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khen tài nhả ngọc phun châu, Nàng Ban ở tạ cũng đâu thế vầy «.

Từ ghép 27

mộ
mù ㄇㄨˋ

mộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

yêu mến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ, nghĩ. ◎ Như: " mộ" tưởng niệm, nhung nhớ.
2. (Động) Yêu, mến. ◎ Như: "mộ danh" yêu mến tiếng tăm, "ngưỡng mộ" kính ngưỡng.
3. (Động) Đòi khóc, kêu khóc (như trẻ con quấn quýt theo cha mẹ). ◇ Tô Thức : "Kì thanh ô ô nhiên, như oán như mộ, như khấp như tố, dư âm niệu niệu, bất tuyệt như lũ" , , , , (Tiền Xích Bích phú ) Tiếng (sáo) não nùng, như ai oán như nức nở, như khóc lóc như kể lể, dư âm dìu dặt, như sợi tơ không dứt.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tha thực giả tuy khuy tí hiệu mộ, mạc năng như dã" , (Chủng thụ Quách Thác Đà truyện ) Những người trồng trọt khác dù có dòm ngó rình mò bắt chước, nhưng không ai bằng được.
5. (Phó) Tổng quát, đại khái. ◇ Vương Sung : "Mộ liệu bần phú bất tương như" (Luận hành , Biệt thông ) Tóm lại nghèo giàu không như nhau.
6. (Danh) Họ "Mộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Mến, quyến luyến không rời gọi là mộ, như nhụ mộ quấn quýt như trẻ con quấn cha mẹ.
② Hâm mộ, yêu mà muốn bắt chước gọi là mộ, như mộ danh hâm mộ tiếng tăm, ngưỡng mộ vẫn có lòng kính mộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hâm mộ, ngưỡng mộ, mến mộ: Ái mộ, mến yêu; Mộ danh;
② Mến, quyến luyến: Quấn quýt (như trẻ con đeo theo cha mẹ);
③ [Mù] (Họ) Mộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới, nhớ tới — Yêu mến, ham thích.

Từ ghép 14

mại
mài ㄇㄞˋ

mại

phồn thể

Từ điển phổ thông

bán

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bán (đem đồ vật đổi lấy tiền). ◎ Như: "mại hoa" bán hoa, "đoạn mại" bán đứt.
2. (Động) Làm hại người để lợi mình. ◎ Như: "mại quốc" vì lợi riêng thông đồng với địch làm nguy hại nước nhà, "mại hữu cầu vinh" hại bạn cầu vinh. ◇ Sử Kí : "Vi Triệu quân, ki vi thừa tướng sở mại" , (Lí truyện ) Nếu không có ông Triệu (Cao) thì suýt nữa ta bị thừa tướng làm hại rồi.
3. (Động) Khoe khoang, bẻm mép. ◎ Như: "mại lộng tài năng" khoe tài. ◇ Trang Tử : "Tử phi phù bác học dĩ nghĩ thánh, ư vu dĩ cái chúng, độc huyền ai ca, dĩ mại danh thanh ư thiên hạ giả hồ" , , , (Thiên địa ) Nhà ngươi chẳng phải là kẻ học rộng để đọ với thánh, mà trùm lấp mọi người, một mình gảy đàn hát thảm, để khoe khoang danh tiếng với thiên hạ đó sao?
4. (Động) Bỏ hết ra, không tiếc.
5. (Danh) Lượng từ: một phần món ăn (tiếng dùng trong trong tiệm rượu, tiệm cơm... ngày xưa).
6. (Danh) Họ "Mại".

Từ điển Thiều Chửu

① Bán, lấy đồ đổi lấy tiền gọi là mại, như đoạn mại bán đứt.
② Làm hại người để lợi mình gọi là mại, như mại quốc làm hại nước, mại hữu làm hại bạn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bán;
② Bán đứng, phản bội, làm hại: Anh ta bị bạn bè phản bội (bán đứng); Hại bạn; Bán nước cầu vinh;
③ Cố sức: Cố sức làm;
④ Khoe, phô trương (tài): Khoe tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bán ( đem đồ vật đổi lấy tiền ).

Từ ghép 21

lâu
lóu ㄌㄡˊ, lú ㄌㄨˊ

lâu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà lầu (hai tầng trở lên). ◎ Như: "cao lâu đại hạ" nhà lầu cao lớn. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
2. (Danh) Tầng (của nhà lầu). ◎ Như: "địa hạ lâu" tầng dưới mặt đất, "đệ ngũ lâu" tầng thứ năm.
3. (Danh) Phòng làm việc trong nhà lầu. ◎ Như: "luật sư lâu" phòng luật sư.
4. (Danh) Họ "Lâu".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà lầu, phàm vật gì có từng trên đều gọi là lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà lầu, nhà gác: Một tòa lầu; Lầu giảng dạy; Lúc ấy mà lên lầu này thì tấm lòng rộng mở tinh thần yên vui, quên hết niềm yêu nỗi nhục (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
② Gác, tầng: Tầng một; Tầng hai; Lầu thượng.
③ [Lóu] (Họ) Lâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà nhiều tầng. Nhà lầu.

Từ ghép 22

ức
yì ㄧˋ

ức

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ tới, tưởng nghĩ, niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương ức" nhớ nghĩ tới nhau. ◇ Giả Đảo : "Biệt lai thiên dư nhật, Nhật nhật ức bất hiết" , (Kí san trung Vương Tham ) Từ khi li biệt đến nay đã hơn ngàn ngày, Ngày ngày tưởng nhớ khôn nguôi.
2. (Động) Nhớ được, ghi lại được trong trí. ◎ Như: "kí ức" ghi nhớ. ◇ Lương Thư : "Quá mục giai ức" (Chiêu Minh thái tử truyện ) (Đọc) qua mắt là đều ghi nhớ được cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, tương ức cùng nhớ nhau.
② Ghi nhớ, nhớ chôn vào tim óc gọi là kí ức .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhớ, ghi nhớ, nhớ lại, ôn: Nhớ lại; Nhớ nhau; Nhớ nỗi ngọt bùi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ đến. Nhớ tới — Nhớ, không quên. Td: Kí ức .

Từ ghép 6

hoài
huái ㄏㄨㄞˊ

hoài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ nhung
2. ôm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "hoài đức úy uy" nhớ đức sợ uy. ◇ Nguyễn Trãi : "Hữu hoài Trương Thiếu Bảo, Bi khắc tiển hoa ban" , (Dục Thúy sơn ) Lòng nhớ quan Thiếu Bảo họ Trương, Bia khắc nay đã có rêu lốm đốm. § Tức "Trương Hán Siêu" (?-1354) người đã đặt tên cho núi Dục Thúy.
2. (Động) Bọc, chứa, mang. ◇ Sử Kí : "Sử kì tòng giả y hạt, hoài kì bích, tòng kính đạo vong, quy bích vu Triệu" 使, , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Sai tùy tùng của mình mặc áo ngắn, mang viên ngọc, đi theo đường tắt, đem ngọc về Triệu.
3. (Động) Bao dong. ◇ Hoài Nam Tử : "Hoài vạn vật" (Lãm minh ) Bao dong muôn vật.
4. (Động) Bao vây, bao trùm. ◇ Sử Kí : "Đương đế Nghiêu chi thì, hồng thủy thao thiên, hạo hạo hoài san tương lăng, hạ dân kì ưu" , , , (Hạ bổn kỉ ) Vào thời vua Nghiêu, lụt lớn ngập trời, mênh mông bao phủ núi gò, là nỗi lo âu cho dân ở dưới thấp.
5. (Động) Ôm giữ trong lòng.
6. (Động) Mang thai. ◎ Như: "hoài thai" mang thai, "hoài dựng" có mang.
7. (Động) Định yên, an phủ, vỗ về. ◇ Hàn Phi Tử : "Nhi hoài tây Nhung" 西 (Ngũ đố ) Mà vỗ về yên định quân Nhung ở phía tây.
8. (Động) Về với, quy hướng. ◎ Như: "hoài phụ" quay về, quy phụ, "hoài phục" trong lòng thuận phục.
9. (Động) Vời lại, chiêu dẫn. ◎ Như: "hoài dụ" chiêu dẫn.
10. (Danh) Lòng, ngực, dạ. ◎ Như: "đồng hoài" anh em ruột. ◇ Luận Ngữ : "Tử sanh tam niên, nhiên hậu miễn ư phụ mẫu chi hoài" , (Dương Hóa ) Con sinh ba năm, sau đó mới khỏi ở trong lòng cha mẹ (ý nói: cha mẹ thôi bồng bế).
11. (Danh) Tâm ý, tình ý. ◎ Như: "bản hoài" tấm lòng này. ◇ Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ý kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội.
12. (Danh) Mối lo nghĩ.
13. (Danh) Tên đất xưa, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
14. (Danh) Họ "Hoài".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, như hoài đức úy uy nhớ đức sợ uy.
② Bọc, chứa, mang.
③ Lòng, bế, như bản hoài nguyên lòng này. Anh em ruột gọi là đồng hoài .
④ Lo nghĩ.
⑤ Về.
⑥ Lại.
⑦ Yên.
⑧ Yên ủi.
⑨ Hoài bão (ôm trong lòng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ. 【】hoài niệm [huáiniàn] Hoài niệm, nhớ, nhớ nhung, nhớ tưởng, tưởng nhớ (người đã mất): Tôi nhớ anh ấy; Tưởng nhớ người bạn đã mất;
② Lòng: Ôm con vào lòng;
③ Bụng, bụng dạ, lòng dạ: Bụng mẹ; Bụng dạ tốt;
④ Bọc, chứa, mang;
⑤ Lo nghĩ;
⑥ Về;
⑦ Yên;
⑧ Yên ủi, an ủi;
⑨ Điều ôm ấp trong lòng, hoài bão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới — Nhớ tới — Cái bụng. Chẳng hạn Mẫu hoài ( bụng mẹ ) — Ôm ấp trong lòng — Giấu kín.

Từ ghép 27

kịch
jù ㄐㄩˋ

kịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức
2. trò đùa, vở kịch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều, đông. ◇ Thương quân thư : "Bất quan thì tục, bất sát quốc bổn, tắc kì pháp lập nhi dân loạn, sự kịch nhi công quả" , , , () Không xem tập quán phong tục đương thời, không xét gốc nước, thì phép tắc lập ra nhưng dân loạn, việc nhiều mà kết quả ít.
2. (Tính) Khó khăn, gian nan. ◇ Tào Thực : "Kịch tai biên hải dân, Kí thân ư thảo dã" , (Lương phủ hành ).
3. (Tính) To, lớn. ◇ Lục Du : "(Tụ bác giả) chiết trúc vi trù, dĩ kí thắng phụ, kịch hô đại tiếu" (), , (Lão học am bút kí , Quyển tam) (Những người đánh bạc) bẻ trúc làm thẻ, để ghi hơn thua, hô to cười lớn.
4. (Phó) Quá, lắm, rất. ◎ Như: "kịch thống" đau lắm, "kịch hàn" lạnh lắm. ◇ Từ Lăng : "Sầu lai sấu chuyển kịch, Y đái tự nhiên khoan" , (Trường tương ) Buồn đến gầy thêm lắm, Dải áo tự nhiên rộng.
5. (Phó) Nhanh, gấp. ◇ Hàn Dũ-Trương Triệt -: "Sầu khứ kịch tiễn phi, Hoan lai nhược tuyền dũng" , (Hội hợp liên cú ) Buồn đi tên bay vút, Vui đến như suối vọt.
6. (Phó) Dữ dội, mãnh liệt. ◎ Như: "kịch chiến" .
7. (Danh) Chỉ chức vụ phồn tạp nặng nề. ◇ Vương An Thạch : "Mỗ tài bất túc dĩ nhậm kịch, nhi hựu đa bệnh, bất cảm tự tế" , , (Thượng tằng tham chánh thư ).
8. (Danh) Trò, tuồng. ◎ Như: "diễn kịch" diễn tuồng, "hỉ kịch" kịch vui.
9. (Danh) Chỗ giao thông trọng yếu. ◇ Tống sử : "Đàm Châu vi Tương, Lĩnh yếu kịch, Ngạc, Nhạc xử Giang, Hồ chi đô hội" , (Địa lí chí tứ ).
10. (Danh) Họ "Kịch".
11. (Động) Chơi, đùa. ◇ Lí Bạch : "Thiếp phát sơ phú ngạch, Chiết hoa môn tiền kịch" , (Trường Can hành ) Tóc em mới che ngang trán, Bẻ hoa trước cửa chơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá lắm, như kịch liệt dữ quá, kịch đàm bàn dữ, bệnh kịch bệnh nặng lắm.
② Trò đùa, như diễn kịch diễn trò.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kịch, tuồng: Kịch nói; Soạn kịch; Diễn kịch; Xem kịch;
② Rất, hết sức, quá, vô cùng, dữ dội, nặng: Đau dữ dội; Uống dữ; Bàn luận rất dữ (dữ dội); Bệnh nặng thêm;
③ Gấp, vội, nhanh chóng, kịch liệt: (Việc) nhiều và vội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất, lắm — Mau gấp. Mạnh mẽ — Tuồng hát.

Từ ghép 22

bang
bāng ㄅㄤ

bang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giúp đỡ, trợ giúp, làm hộ
2. đám, lũ, tốp, đoàn, bầy
3. bang đảng
4. mạn (thuyền), bẹ (rau), mép (giày)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp, phụ trợ. ◎ Như: "bang trợ" giúp đỡ. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm đạo: Ngã lai bang nhĩ đả" : (Đệ thất hồi) (Lỗ) Trí Thâm nói: Ta lại giúp đệ đánh nó một trận.
2. (Động) Phụ họa. ◎ Như: "bang khang" phụ họa, nói theo hay làm theo người khác.
3. (Danh) Phần bên cạnh của một vật thể. ◎ Như: "hài bang" mép giày, "thuyền bang" mạn thuyền.
4. (Danh) Đoàn thể tổ chức của một số người có chung mục đích hoặc tính chất về chính trí, kinh tế, v.v. ◎ Như: "bang hội" đoàn thể, "cái bang" bang của những người ăn mày.
5. (Danh) Lượng từ: nhóm, đoàn, lũ, bọn, v.v. ◎ Như: "nhất bang nhân mã" một đoàn binh mã, một đoàn quân.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữa mép dầy.
② Giúp, đồng đảng gọi là bang, như một đảng gọi là một bang.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết chính thức của hai chữ Bang , , có nghĩa là giúp đỡ — Nhiều người kết hợp lại để làm việc chung hoặc giúp đỡ lẫn nhau.

Từ ghép 13

hưởng
xiǎng ㄒㄧㄤˇ, xiàng ㄒㄧㄤˋ

hưởng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ấu trùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên một loài sâu, giống như tằm mà lớn hơn. § Còn gọi là: "địa dũng" , "tri thanh trùng" .
2. § Thông "hưởng" .
3. "Hật hưởng" : (Động) Truyền ra, rải ra, tán bố (thường dùng cho âm thanh, hơi khí). ◇ Tả : "Quang sắc huyễn hoảng, phương phức hật hưởng" , (Ngô đô phú ) Ánh sáng rực rỡ, hương thơm tỏa ra.
4. "Hật hưởng" : (Tính) Liên miên, không dứt. ◇ Trữ Nhân Hoạch : "Nữ sanh thất tử, tam giáp bảng, tứ hiếu liêm, trâm hốt hật hưởng bất tuyệt" , , , (Lâm Phương Bá thiếp ) Nàng sinh bảy con, ba con đỗ tiến sĩ, bốn con đỗ cử nhân, cài trâm cầm hốt (giữ chức quan triều đình) liên miên không dứt.
5. "Hật hưởng" : (Động) Thần linh cảm ứng.
6. "Hật hưởng" : (Tính) Xa tít, thăm thẳm, phiêu hốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Hật hưởng các loài sâu sinh ở chỗ ẩm thấp như con nhặng, con muỗi, v.v. Vì các loài ấy rất nhiều mà lại hay xúm vào chỗ tối, cho nên nói về sự hưng thịnh cũng gọi là hật hưởng, trong chốn u minh phảng phất như có tiếng cũng gọi là hật hưởng.

Từ điển Trần Văn Chánh

】hật hưởng [xìxiăng] Các loài ruồi muỗi. (Ngb) 1. Sự hưng thịnh; 2. Chốn u minh phảng phất như có tiếng u u.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài sâu giống như con tằm nhưng lớn hơn nhiều, sống ở dưới đất.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.