Từ điển trích dẫn

1. Tiến tới nhanh gấp.
2. Mong cầu mau thăng chức vị. ◇ Hậu Hán Thư : "Hành bất du phương, ngôn bất thất chánh, sĩ bất cấp tiến" , , (Ban Bưu truyện hạ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiến bộ gấp rút — Cũng là một chủ trương chính trị, đòi hỏi cải cách gấp rút tình trạng quốc gia xã hội.
cận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

cận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chết đói
2. chôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tình huống rau không chín. ◇ Nhĩ Nhã : "Cốc bất thục vi cơ, sơ bất thục vi cận" , (Thích thiên ) Ngũ cốc không chín gọi là "cơ" , rau không chín gọi là "cận" .
2. (Danh) Năm mất mùa, ngũ cốc thu hoạch kém. ◇ Tấn thư : "Binh cách lũ hưng, hoang cận tiến cập" , (Thực hóa chí ) Can qua càng nổi lên, đói kém xảy ra liên miên nhiều năm.

Từ điển Thiều Chửu

① Đói rau. Năm mất mùa gọi là cơ cận .

Từ điển Trần Văn Chánh

Đói rau. Xem [jijên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất mùa rau — Đói kém. Mất mùa.

Từ ghép 2

mạt
mā ㄇㄚ, mǒ ㄇㄛˇ, mò ㄇㄛˋ

mạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bôi, xoa
2. trát
3. vòng qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xóa, bôi bỏ. ◎ Như: "đồ mạt" bôi xóa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc bất đãi Tương Vân động thủ, tiện đại tương Tương tự mạt liễu, cải liễu nhất cá Hà tự" , 便, (Đệ tam thập bát hồi) Bảo Ngọc không chờ Tương Vân động bút, liền đi xóa ngay chữ Tương, đổi là chữ Hà.
2. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "mạt trác tử" lau bàn, "mạt nhãn lệ" lau nước mắt.
3. (Động) Xoa, thoa, bôi. ◎ Như: "mạt dược" bôi thuốc, "mạt phấn" thoa phấn. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều diễm lệ như nhau.
4. (Động) Chơi đánh bài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất thì cật quá phạn, Vưu thị, Phượng Thư, Tần thị mạt cốt bài" , , , (Đệ thất hồi) Một lúc, ăn cơm xong, bọn Vưu thị, Phượng Thư, Tần thị chơi đánh bài.
5. (Động) Trừ khử, quét sạch. ◎ Như: "mạt sát" xóa sạch hết, sổ toẹt, dùng lời nói ác nghiệt làm cho mất hết phẩm cách của người khác.
6. (Động) Cắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả đái đích tiểu đao tử vãng bột tử lí nhất mạt, dã tựu mạt tử liễu" , (Đệ cửu thập nhị hồi) Cầm con dao nhỏ cắt cổ họng một cái, chết tươi.
7. (Động) Sụp xuống, sệ xuống. ◎ Như: "mạt kiểm" sầm mặt.
8. (Động) Nhìn, liếc. ◇ Tây du kí 西: "Na quái cấp hồi đầu, mạt liễu tha nhất nhãn" , (Đệ tam thập tam hồi) Con yêu quái vội quay đầu, liếc mắt nhìn một cái.
9. (Động) Trát (vữa, hồ, ...). ◎ Như: "mạt tường" trát tường, "mạt hôi" trát tro.
10. (Động) Vòng qua. ◎ Như: "quải loan mạt giác" quanh co vòng vèo (nói năng hoặc làm việc không trực tiếp, không rõ ràng, không nhanh chóng).
11. (Động) Gảy đàn ngón trỏ hướng vào trong (một lối gảy đàn). ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bôi xoa. Bôi nhằng nhịt gọi là đồ , bôi một vạch thẳng xuống gọi là mạt .
② Lau.
③ Quét sạch, như mạt sát xóa toẹt hết, xổ toẹt, dùng lời nói ác nghiệt làm cho mất hết tư cách phẩm cách của người đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lau, chùi: Lau bàn;
② Vuốt: Vuốt cái mũ xuống. Xem [mô], [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trát (vữa): Trát tường;
② Vòng quanh: Nói vòng quanh. Xem [ma], [mô].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xoa, thoa, bôi, phết: Xoa phấn; Bôi ít thuốc cao; Ánh trăng phết một màu sáng bạc lên bức tường màu xám;
② Lau, chùi, quệt: Lau nước mắt;
③ Xóa, bỏ, quét sạch: Bỏ số lẻ; Xóa bỏ dòng chữ này đi. Xem [ma], [mò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoa, Thoa — Chùi đi — Che đậy.

Từ ghép 6

thoát, đoái
duì ㄉㄨㄟˋ, tuì ㄊㄨㄟˋ, tuō ㄊㄨㄛ

thoát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. róc, lóc, bóc
2. sơ lược
3. rơi mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Róc, lóc, bóc, tuột. ◎ Như: "thoát chi" lạng bỏ mỡ.
2. (Động) Cởi, bỏ, tháo. ◎ Như: "thoát quan" cất mũ, "thoát y" cởi áo, "thoát hài" cởi giày. ◇ Đỗ Phủ : "Lệnh nhi khoái tao bối, Thoát ngã đầu thượng trâm" , (Trở vũ bất đắc quy nhương Tây Cam Lâm 西) Sai con mau gãi lưng, Tháo trâm trên đầu ta.
3. (Động) Rơi mất, rụng. ◎ Như: "thoát lạc" lọt rơi đi mất, "thoát phát" rụng tóc, "thoát bì" bong da. ◇ Tô Thức : "Mộc diệp tận thoát" (Hậu Xích Bích phú ) Lá cây rụng hết.
4. (Động) Bỏ sót, thiếu sót. ◎ Như: "giá nhất hàng thoát liễu nhất cá tự" dòng này sót một chữ.
5. (Động) Khỏi, thoát khỏi. ◎ Như: "đào thoát" trốn thoát. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thái Sử Từ đắc thoát, tinh dạ đầu Bình Nguyên lai kiến Lưu Huyền Đức" , (Đệ thập nhất hồi) Thái Sử Từ thoát khỏi (vòng vây), ngày đêm (chạy) đến Bình Nguyên, ra mắt Lưu Huyền Đức.
6. (Động) Bán ra. ◎ Như: "thoát thụ" bán hàng ra.
7. (Tính) Nhanh. ◎ Như: "động như thoát thố" động nhanh như cắt.
8. (Tính) Sơ lược, giản lược, sơ xài, thô. ◎ Như: "sơ thoát" sơ lược. ◇ Tả truyện : "Vô lễ tắc thoát" (Hi công tam thập tam niên ) Không có lễ thì sơ xài quá.
9. (Tính) Không bị gò bó, câu thúc. ◎ Như: "sái thoát" tự do tự tại, "siêu thoát" vượt ra khỏi ngoài vòng cương tỏa.
10. (Danh) Thịt đã lạng xương.
11. (Phó) Hoặc giả, thế chăng, có lẽ. ◇ Hậu Hán Thư : "Sự kí vị nhiên, thoát khả miễn họa" , (Quyển thập ngũ, Lí Thông truyện ) Việc đó đã không làm, có lẽ tránh được họa.
12. Một âm là "đoái". (Tính) "Đoái đoái" thư thái, thong thả.

Từ điển Thiều Chửu

① Róc, lóc, bóc tuột. Thịt đã lạng xương đi rồi gọi là thoát. Vật gì rời ra đều gọi là thoát. Như thoát li quan hệ đã lìa hẳn mối quan hệ, thoát quan cất mũ.
② Sơ lược. Người nào không câu chấp lễ tục gọi là sái thoát hay siêu thoát .
③ Rơi mất. Như thoát lạc lọt rơi đi mất.
④ Khỏi, thoát khỏi.
⑤ Hoặc giả thế chăng.
⑥ Một âm là đoái. Ðoái đoái thư thái, thong thả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rời, tuột, lìa, thoát, thoát khỏi, róc ra: Tróc da; Chạy trốn; Chạy thoát. (Ngb) Thiếu, sót: Dòng này sót một chữ;
② Bỏ, cởi: Cởi áo; Bỏ mũ, ngả mũ;
③ (văn) Thoát ra, bốc ra;
④ (văn) Ra, phát ra, nói ra: Lời nói nói ra ở cửa miệng (Quản tử);
⑤ (văn) Giản lược: Nói chung lễ khởi đầu từ chỗ giản lược (Sử kí: Lễ thư);
⑥ (văn) Tha tội, miễn trừ;
⑦ (văn) Trượt xuống;
⑧ (văn) Thịt đã róc hết xương;
⑨ (văn) Nếu, trong trường hợp, có lẽ, hoặc giả: 使 Nếu như có thể làm được; Việc (mưu phản) đã không thực hiện, có lẽ tránh được họa (Hậu Hán thư); Nếu có được hồi âm, thì (tôi) dù có thác cũng cảm ơn (anh) (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lóc thịt ở xương ra — Cởi bỏ ra. Lột ra. Td: Giải thoát — Tránh khỏi được. Đoạn trường tân thanh : » Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình « — Qua loa, sơ sót.

Từ ghép 16

đoái

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Róc, lóc, bóc, tuột. ◎ Như: "thoát chi" lạng bỏ mỡ.
2. (Động) Cởi, bỏ, tháo. ◎ Như: "thoát quan" cất mũ, "thoát y" cởi áo, "thoát hài" cởi giày. ◇ Đỗ Phủ : "Lệnh nhi khoái tao bối, Thoát ngã đầu thượng trâm" , (Trở vũ bất đắc quy nhương Tây Cam Lâm 西) Sai con mau gãi lưng, Tháo trâm trên đầu ta.
3. (Động) Rơi mất, rụng. ◎ Như: "thoát lạc" lọt rơi đi mất, "thoát phát" rụng tóc, "thoát bì" bong da. ◇ Tô Thức : "Mộc diệp tận thoát" (Hậu Xích Bích phú ) Lá cây rụng hết.
4. (Động) Bỏ sót, thiếu sót. ◎ Như: "giá nhất hàng thoát liễu nhất cá tự" dòng này sót một chữ.
5. (Động) Khỏi, thoát khỏi. ◎ Như: "đào thoát" trốn thoát. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thái Sử Từ đắc thoát, tinh dạ đầu Bình Nguyên lai kiến Lưu Huyền Đức" , (Đệ thập nhất hồi) Thái Sử Từ thoát khỏi (vòng vây), ngày đêm (chạy) đến Bình Nguyên, ra mắt Lưu Huyền Đức.
6. (Động) Bán ra. ◎ Như: "thoát thụ" bán hàng ra.
7. (Tính) Nhanh. ◎ Như: "động như thoát thố" động nhanh như cắt.
8. (Tính) Sơ lược, giản lược, sơ xài, thô. ◎ Như: "sơ thoát" sơ lược. ◇ Tả truyện : "Vô lễ tắc thoát" (Hi công tam thập tam niên ) Không có lễ thì sơ xài quá.
9. (Tính) Không bị gò bó, câu thúc. ◎ Như: "sái thoát" tự do tự tại, "siêu thoát" vượt ra khỏi ngoài vòng cương tỏa.
10. (Danh) Thịt đã lạng xương.
11. (Phó) Hoặc giả, thế chăng, có lẽ. ◇ Hậu Hán Thư : "Sự kí vị nhiên, thoát khả miễn họa" , (Quyển thập ngũ, Lí Thông truyện ) Việc đó đã không làm, có lẽ tránh được họa.
12. Một âm là "đoái". (Tính) "Đoái đoái" thư thái, thong thả.

Từ điển Thiều Chửu

① Róc, lóc, bóc tuột. Thịt đã lạng xương đi rồi gọi là thoát. Vật gì rời ra đều gọi là thoát. Như thoát li quan hệ đã lìa hẳn mối quan hệ, thoát quan cất mũ.
② Sơ lược. Người nào không câu chấp lễ tục gọi là sái thoát hay siêu thoát .
③ Rơi mất. Như thoát lạc lọt rơi đi mất.
④ Khỏi, thoát khỏi.
⑤ Hoặc giả thế chăng.
⑥ Một âm là đoái. Ðoái đoái thư thái, thong thả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Thư thái, thong thả (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ chậm rãi, chậm chạp. Cũng nói là Đoái đoái — Một âm khác là Thoát. Xem Thoát.
biểu
biǎo ㄅㄧㄠˇ

biểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bên ngoài
2. tỏ rõ, tuyên bố, tiêu biểu
3. tờ biểu
4. họ ngoại
5. gương mẫu, chuẩn mực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo ngoài.
2. (Danh) Bên ngoài, mặt ngoài. ◎ Như: "hải biểu" ngoài bể, "xuất nhân ý biểu" ra ngoài ý liệu.
3. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◇ Quản Tử : "Do yết biểu nhi lệnh chi chỉ dã" (Quân thần thượng ) Như ra dấu hiệu để bảo cho ngừng lại vậy.
4. (Danh) Mẫu mực, gương mẫu. ◎ Như: "vi nhân sư biểu" làm mẫu mực cho người.
5. (Danh) Bảng, bảng liệt kê, bảng kê khai. ◎ Như: "thống kế biểu" bảng thống kê.
6. (Danh) Một loại sớ tấu thời xưa, bậc đại thần trình lên vua. ◎ Như: "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, "Trần tình biểu" của Lí Mật .
7. (Danh) Tên hiệu (ngoài tên chính). ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tiền nhật bất tằng vấn đắc quý biểu" (Tiền Tú Tài ) Hôm trước chưa được hỏi tên hiệu của ngài.
8. (Danh) Bia đá. ◇ Hán Thư : "Thiên lí lập biểu" (Lí Tầm truyện ) Nghìn dặm dựng bia đá.
9. (Danh) Bia mộ, mộ chí. ◎ Như: "mộ biểu" bia mộ.
10. (Danh) Máy đo, đồng hồ. ◎ Như: "thủ biểu" đồng hồ đeo tay, "điện biểu" đồng hồ điện.
11. (Danh) Họ hàng bên ngoại. ◎ Như: "biểu huynh đệ" con cô con cậu.
12. (Danh) Họ "Biểu".
13. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Luận Ngữ : "Đương thử, chẩn hi khích, tất biểu nhi xuất chi" , , (Hương đảng ) Lúc trời nóng, mặc áo đơn vải thô, (ông) tất khoác thêm áo khi ra ngoài.
14. (Động) Tỏ rõ, hiển dương, khen thưởng. ◇ Tư Mã Thiên : "Hận tư tâm hữu sở bất tận, bỉ lậu một thế nhi văn thải bất biểu ư hậu thế dã" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Hận rằng lòng riêng có chỗ chưa bộc lộ hết, bỉ lậu mà chết đi thì văn chương không tỏ rõ được với đời sau.
15. (Động) Tuyên bố, truyền đạt. ◎ Như: "lược biểu tâm ý" nói sơ qua ý trong lòng.
16. (Động) Tâu lên trên để bày tỏ việc gì. ◇ Tam quốc chí : "Lượng tự biểu hậu chủ" (Gia Cát Lượng truyện ) Lượng này tự xin tâu rõ với hậu chủ.
17. (Động) Đề cử, tiến cử. ◇ Tam quốc chí : "Tào Công biểu Quyền vi thảo lỗ tướng quân" (Ngô chủ truyện ) Tào Công tiến cử Quyền làm tướng quân đánh giặc.
18. (Động) Soi xét, giám sát. ◎ Như: "duy thiên khả biểu" chỉ có trời soi xét được.
19. (Động) Trang hoàng, tu bổ sách vở, tranh họa. § Thông "phiếu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở ngoài, như hải biểu ngoài bể.
② Tỏ rõ, tuyên bố ý kiến mình cho người khác biết gọi là biểu. Như đại biểu người thay mặt của ai để tỏ hộ ý của người ấy ra. Trong một đám đông, cử một người thay mặt đi hội họp một hội nào có quan hệ đến cả một đám đông ấy gọi là đại biểu.
③ Dấu hiệu, đặt riêng một cái dấu hiệu để cho người ta dễ biết gọi là biểu, người nào có dáng dấp hơn người gọi là dị biểu hay biểu biểu .
④ Tiêu biểu, nêu tỏ. Như tinh biểu tiết nghĩa tiêu biểu cái tiết nghĩa ra cho vẻ vang. Cái bia dựng ở mộ gọi là mộ biểu , đều là theo cái ý nêu tỏ, khiến cho mọi người đều biết mà nhớ mãi không quên cả.
⑤ Lối văn biểu, là một thể văn bày tỏ tấm lòng kẻ dưới với người trên, như văn tâu với vua, với thần thánh đều gọi là biểu cả.
⑥ Ghi chép sự vật gì chia ra từng loài, từng hạng xếp thành hàng lối để lúc tra cho tiện cũng gọi là biểu. Như thống kê biểu cái biểu tính gộp tất cả.
⑦ Họ ngoại. Như con cô con cậu gọi là biểu huynh đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phần ngoài, bề ngoài: Bề ngoài, ngoài mặt; Ngoài biển; Từ ngoài vào trong; Chỉ có mẽ ngoài lộng lẫy;
② Tỏ rõ, nêu rõ, bày tỏ: Tỏ qua nhã ý, chút ít để gọi là;
③ Xông, toát ra: Xông cho ra mồ hôi;
④ Biểu, bảng, bảng biểu, bảng liệt kê, bảng kê khai: Bảng thống kê; Bảng giờ giấc, biểu thời gian;
⑤ Đồng hồ, công tơ: Đồng hồ đeo tay; Đồng hồ bấm giây; Công tơ điện, đồng hồ điện;
⑥ Gương, mẫu mực, mực thước, tiêu biểu: Làm gương, gương mẫu;
⑦ Anh chị em cô cậu, anh chị em họ, (thuộc về) họ ngoại: Anh em họ; Chú họ;
⑧ (cũ) Tờ sớ dâng lên vua, tờ biểu, bài biểu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo ngoài — Bên ngoài. ở ngoài — Cái ngọn — Cái nêu — Cái bảng ghi chép để nhận biết — Cái đồng hồ — Tờ tâu dân vua đọc — Tên người tức Nguyễn Biểu, người xã Bình Hồ, huyện Trị La, tỉnh Nghệ An, bắc phần Việt Nam, đậu Thái Học, sinh đời Trần, làm quan tới chức Điện tiền thị ngự sử, để lại một số thơ Nôm, chép trong Nghĩa sĩ truyện của Hoàng Trừng.

Từ ghép 62

bái biểu 拜表bát biểu 八表biểu bạch 表白biểu bì 表皮biểu biểu 表表biểu cách 表格biểu chương 表彰biểu chương 表章biểu diễn 表演biểu diện 表面biểu dương 表扬biểu dương 表揚biểu đạt 表达biểu đạt 表達biểu đích 表的biểu điệt 表姪biểu đồ 表圖biểu đồng tình 表同情biểu hiện 表现biểu hiện 表現biểu hiệu 表號biểu huynh đệ 表兄弟biểu kí 表記biểu lí 表裏biểu lộ 表露biểu minh 表明biểu quyết 表决biểu quyết 表決biểu suất 表率biểu tấu 表奏biểu thị 表示biểu tỉ muội 表姊妹biểu tình 表情biểu tôn 表孫biểu trưng 表徵biểu trượng nhân 表丈人biểu tử 表子biểu tự 表字biểu tượng 表象biểu xích 表尺biểu yết 表揭dân biểu 民表di biểu 遺表doanh biểu 營表đại biểu 代表đồ biểu 图表đồ biểu 圖表hàn thử biểu 寒暑表lượng vũ biểu 量雨表nghi biểu 儀表ngoại biểu 外表nguyệt biểu 月表niên biểu 年表phát biểu 发表phát biểu 發表phong lực biểu 風力表phong vũ biểu 風雨表thời biểu 時表tiêu biểu 標表tinh biểu 旌表tộc biểu 族表ý biểu 意表

nhất nhất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Nhất thiết, từng cái từng cái một. ◇ Đào Uyên Minh : "Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Ngụy Tấn? Thử nhân nhất nhất vi cụ ngôn, sở văn giai thán oản" , , ? , (Đào hoa nguyên kí ) Họ lại hỏi bấy giờ là đời nào, vì họ không không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn. Người đánh cá nhất thiết kể lại đủ cả sự tình, họ nghe rồi đều đau xót, than thở.
2. Hoàn toàn. ◇ Tây du kí 西: "Hướng hậu tái bất cảm hành hung, nhất nhất thụ sư phụ giáo hối" , (Đệ ngũ thất hồi).
3. Kể hết cả, thuật lại rõ ràng đầy đủ (trong thư từ ngày xưa thường dùng). ◇ Trần Lâm : "Từ đa bất khả nhất nhất, thô cử đại cương, dĩ đương đàm tiếu" , , (Vi Tào Hồng dữ Ngụy Văn Đế thư ).
4. (Thuật ngữ Thái Huyền kinh) Khởi thủy của "Huyền tượng" . § Phạm Vọng chú : "Nhất nhất khởi ư hoàng tuyền, cố vị chi thủy; tại tuyền chi trung, cố trắc thâm dã" , ; , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tất cả, không sót cái gì.

bất nhất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất nhất, không nhất quán

Từ điển trích dẫn

1. Không như nhau, bất tương đồng, không cùng một dạng. ◇ Hậu Hán Thư : "Phù long hình trạng bất nhất, tiểu đại vô thường" , (Tương Giai truyện ) Rồng hình dạng không giống nhau, nhỏ lớn vô thường.
2. Không chuyên nhất, không thống nhất, hay thay đổi. ◇ Quách Phác : "Phù pháp lệnh bất nhất, tắc nhân tình hoặc" , (Tỉnh hình sớ ) Pháp lệnh mà không thống nhất thì lòng dân nghi ngờ.
3. Không chỉ, chẳng những. ◇ Đái Danh Thế : "Cập dư sở kiến, bất nhất kì nhân dã" , (Giới chu ông thọ tự ) Theo như chỗ tôi thấy, không chỉ là người đó mà thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không chắc nhắn, thay đổi luôn.
như
rú ㄖㄨˊ

như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bằng, giống, như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, theo đúng. ◎ Như: "như ước" theo đúng ước hẹn, "như mệnh" tuân theo mệnh lệnh.
2. (Động) Đi, đến. ◇ Sử Kí : "Tề sứ giả như Lương" 使 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Sứ nước Tề đến nước Lương.
3. (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎ Như: "viễn thân bất như cận lân" người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
4. (Giới) Giống như. ◎ Như: "tuân tuân như dã" lù lù như thế vậy, "ái nhân như kỉ" thương người như thể thương thân.
5. (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa" , (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
6. (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) Một nước vuông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với "nhiên" . ◎ Như: "đột như kì lai" đến một cách đột ngột. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
8. (Phó) "Như ... hà" ... nài sao, làm sao được. ◇ Luận Ngữ : "Khuông nhân kì như dư hà" (Tử Hãn ) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
9. (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là "như" .
10. (Danh) Họ "Như".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng, cùng. Dùng để so sánh, như ái nhân như kỉ yêu người như yêu mình.
② Dùng để hình dung, như tuân tuân như dã lù lù như thế vậy.
③ Lời nói ví thử, như như hữu dụng ngã giả bằng có dùng ta.
④ Nài sao, như Khuông nhân kì như dư hà người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
⑤ Ði, như như Tề đi sang nước Tề.
⑥ Nguyên như thế, trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính không nhiễm trần ai là như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo, theo đúng: Hoàn thành đúng kì hạn; Phải theo đúng như đã giao ước;
② Như, giống như: Thương người như thể thương thân; Bền vững như thép. 【】như ... tỉ [rú... bê] (văn) Giống như: Một khi gặp phải điều lợi hại nhỏ, thì chỉ giống như cọng lông sợi tóc mà thôi (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);【】như thử [rúcê] Như thế, như vậy: Gan dạ như thế; Tất nhiên là như vậy; 【】như hà [rúhé] a. Thế nào, ra sao: Tình hình gần đây ra sao; b. Vì sao, tại sao, cớ sao: ? Cớ sao bọn giặc đến xâm phạm? (Lí Thường Kiệt); 【】như ... hà [rú... hé] (văn) Làm sao đối với..., làm thế nào đối với...: ? Làm thế nào đối với đống đất đá kia? (Liệt tử: Thang vấn);【 】như kim [rújin] (văn) Hiện nay: Nay người ta đang là dao là thớt, còn tôi là cá là thịt (Sử kí); 【】như...nhiên [rú...rán] (văn) Giống như: Người ta trông mình như trông thấy gan phồi (Lễ kí);【】như đồng [rútóng] Như là, như thế, cũng như, giống như: Anh ta một câu cũng không nói như người câm vậy; 【】như hứa [rúxư] (văn) Như thế, đến thế (thường đặt trước hoặc sau hình dung từ để biểu thị mức độ): ? Lang quân sau ngày xa cách ốm o đến thế, có lẽ trước đây làm thơ khổ? (Tát Đô Thứ: Tương phùng hành tặng biệt cựu hữu Trị Tướng quân); 【】như ... yên [rú...yan] (văn) Giống như (như [rú...rán]): Người quân tử phạm lỗi, cũng giống như nhật thực nguyệt thực (Luận ngữ); 【】như chi hà [rúzhihé] (văn) Biết làm thế nào?: ? Ta muốn đánh nước Ngu thì nước Quách sẽ cứu, biết làm thế nào? (Công Dương truyện);
③ Bằng: Tôi không bằng anh ấy; Tự cho là kém hơn (Chiến quốc sách);
④ (văn) Đến, đi, đi đến, sang, qua, đi qua (dùng như , nghĩa ⑪): Đi nhà xí; Tôn Quyền định qua nước Ngô (Tam quốc chí); 使使 Sai sứ qua Tần nhận đất (Sử kí);
⑤ Nếu: Nếu không đồng ý thì có thể nêu ý kiến; Nếu biết đó là việc làm phi nghĩa, thì phải thôi ngay, sao phải đợi tới sang năm (Mạnh tử).【】như quả [rúguô] Nếu, nếu mà, nếu như, ví bằng: Nếu có thời gian nhất định tôi sẽ đến: Nếu mà biết trước một hôm thì kịp đấy; 【】như hoặc [rúhuò] (văn) Như 使 [rúshê]; 【】như lịnh [rúlìng] (văn) Như 使;【】như kì [rúqí] Nếu, nếu như, giá mà: Nếu anh không tin thì tự đi hỏi; 【】như nhược [rúruò] Giá mà, nếu như; 【使】như sử [rúshê] (văn) Nếu, nếu như: 使? Nếu như lòng nhân mà không được báo đáp, thì người ta tu thân lập danh để làm gì? (Lưu Tuấn: Biện mệnh luận); 【】như hữu [ruýôu] (văn) Như 使;
⑥ (văn) Và: Công và đại phu bước vào (Nghi lễ);
⑦ (văn) Hoặc là, hay là: Đất vuông sáu, bảy chục dặm, hay là năm, sáu chục dặm (Luận ngữ: Tiên tiến);
⑧ (văn) Theo, chiếu theo: Nói theo thực tế, e là chuyện không có thật (Luận hoành);
⑨ (văn) Thì: 便 Thấy có lợi thì tiến tới, thừa dịp tốt mà khởi binh (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Hình như, dường như: Thừa tướng hình như có vẻ kiêu ngạo đối với vua (Sử kí);
⑪ (văn) Nên, phải: Quả nhân vốn phải đến gặp ông (Mạnh tử: Công Tôn Sửu hạ);
⑫ Đặt sau từ chỉ trạng thái, để chỉ "một cách" (dùng như ): Đến một cách đột ngột; Có vẻ tin cẩn thật thà; Thiên hạ yên yên ổn ổn (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Thuận theo — Đến. Tới — Nếu — Giống với. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Bạn già lớp trước nay còn mấy, chuyện cũ mười phần chín chẳng hư « — Bằng với. Td: Cần bất như chuyên ( Cần thì không bằng Chuyên ).

Từ ghép 28

Từ điển trích dẫn

1. Làm việc cùng nhau. ◇ Lưu Cơ : "Đa nghi chi nhân bất khả dữ cộng sự" (Úc li tử , Ngu phu ) Người đa nghi không thể làm việc cùng nhau.
2. Cộng đồng nghị sự. ◇ Hán Thư : "Hựu đa dữ đại thần cộng sự" (Sở Nguyên Vương Lưu Giao truyện ) Lại thường cùng các đại thần nghị sự.
3. Chỉ vợ chồng sinh sống với nhau. ◇ Nhậm Phưởng : "Nghĩa nãi thượng sàng, vị phụ viết: Dữ khanh cộng sự tuy thiển, nhiên tình tương trọng" , : , (Thuật dị kí , Chu Nghĩa ) Nghĩa bèn lên giường, nói với vợ rằng: Cùng em chung sống tuy chưa bao lâu, nhưng tình nghĩa đã nặng.
4. Đặc chỉ nam nữ ở chung với nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm việc chung với nhau. Cùng làm chung một việc.
tông, tống, tổng
zèng ㄗㄥˋ, zōng ㄗㄨㄥ, zòng ㄗㄨㄥˋ

tông

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Go sợi (sợi dọc dệt với sợi ngang). ◎ Như: "thác tống phức tạp" sai go rắc rối (ý nói sự tình lẫn lộn, lôi thôi).
2. (Động) Tổng hợp, tụ tập. ◇ Dịch Kinh : "Tham ngũ dĩ biến, thác tống kì số" , (Hệ từ thượng ) Số ba số năm biến đổi, tổng hợp các số.
3. (Động) Sửa trị, trị lí. ◇ Hoàn Ôn : "Cổ dĩ cửu khanh tống sự, bất chuyên thượng thư" , (Thượng sơ trần tiện nghi thất sự 便) Thời xưa lấy quan cửu khanh trị lí các việc, không chuyên quan thượng thư.
4. § Ta quen đọc là "tông".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðem dệt sợi nọ với sợi kia gọi là tống, vì thế sự gì lẫn lộn với nhau gọi là thác tống .
② Họp cả lại, như tống lí , cũng như . Ta quen đọc là chữ tông.

Từ ghép 1

tống

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dệt lẫn lộn với nhau
2. hợp cả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Go sợi (sợi dọc dệt với sợi ngang). ◎ Như: "thác tống phức tạp" sai go rắc rối (ý nói sự tình lẫn lộn, lôi thôi).
2. (Động) Tổng hợp, tụ tập. ◇ Dịch Kinh : "Tham ngũ dĩ biến, thác tống kì số" , (Hệ từ thượng ) Số ba số năm biến đổi, tổng hợp các số.
3. (Động) Sửa trị, trị lí. ◇ Hoàn Ôn : "Cổ dĩ cửu khanh tống sự, bất chuyên thượng thư" , (Thượng sơ trần tiện nghi thất sự 便) Thời xưa lấy quan cửu khanh trị lí các việc, không chuyên quan thượng thư.
4. § Ta quen đọc là "tông".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðem dệt sợi nọ với sợi kia gọi là tống, vì thế sự gì lẫn lộn với nhau gọi là thác tống .
② Họp cả lại, như tống lí , cũng như . Ta quen đọc là chữ tông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gom các mối tơ mà so cho đều — Gom tụ lại.

Từ ghép 1

tổng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(dệt) Dây go (ở khung cửi): Go thép. Xem [zong].

Từ điển Trần Văn Chánh

Tổng hợp, tóm lại: Nghiên cứu tổng hợp; Tóm lại những lời nói trên. Xem [zèng].

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.