kiểm, liễm, liệm, thiểm
liǎn ㄌㄧㄢˇ

kiểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

mặt, má

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt. ◎ Như: "tẩy kiểm" rửa mặt.
2. (Danh) Thể diện, mặt mũi. ◎ Như: "đâu kiểm" mất thể diện, "vô kiểm kiến nhân" không còn mặt mũi nào mà gặp người ta.
3. (Danh) Sắc mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "biến kiểm" : (1) Đột ngột biến sắc mặt, tỏ vẻ quyết liệt. (2) Chỉ nghệ thuật diễn kịch đặc thù của Tứ Xuyên, biến hóa nét mặt biểu hiện tình cảm nội tâm nhân vật.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "liệm" hoặc "thiểm".

Từ điển Thiều Chửu

① Má, chỗ má giáp với mặt.
② Sắc mặt, vẻ mặt, đọc là chữ liệm. Ta quen đọc là chữ thiểm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gò má, sắc mặt, vẻ mặt, mặt: Nét mặt tươi cười; Trở mặt;
② Phía trước, phía trên, bề mặt: Phía trước nhà; Mu giày, mũi giày;
③ Thể diện, mặt mũi, liêm sỉ: Mất thể diện; Còn mặt mũi đâu mà gặp người ta; Vô liêm sỉ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái má — Trong Bạch thoại nghĩa là cái mặt.

Từ ghép 12

liễm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gò má, sắc mặt, vẻ mặt, mặt: Nét mặt tươi cười; Trở mặt;
② Phía trước, phía trên, bề mặt: Phía trước nhà; Mu giày, mũi giày;
③ Thể diện, mặt mũi, liêm sỉ: Mất thể diện; Còn mặt mũi đâu mà gặp người ta; Vô liêm sỉ.

liệm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt. ◎ Như: "tẩy kiểm" rửa mặt.
2. (Danh) Thể diện, mặt mũi. ◎ Như: "đâu kiểm" mất thể diện, "vô kiểm kiến nhân" không còn mặt mũi nào mà gặp người ta.
3. (Danh) Sắc mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "biến kiểm" : (1) Đột ngột biến sắc mặt, tỏ vẻ quyết liệt. (2) Chỉ nghệ thuật diễn kịch đặc thù của Tứ Xuyên, biến hóa nét mặt biểu hiện tình cảm nội tâm nhân vật.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "liệm" hoặc "thiểm".

thiểm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt. ◎ Như: "tẩy kiểm" rửa mặt.
2. (Danh) Thể diện, mặt mũi. ◎ Như: "đâu kiểm" mất thể diện, "vô kiểm kiến nhân" không còn mặt mũi nào mà gặp người ta.
3. (Danh) Sắc mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "biến kiểm" : (1) Đột ngột biến sắc mặt, tỏ vẻ quyết liệt. (2) Chỉ nghệ thuật diễn kịch đặc thù của Tứ Xuyên, biến hóa nét mặt biểu hiện tình cảm nội tâm nhân vật.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "liệm" hoặc "thiểm".

Từ điển Thiều Chửu

① Má, chỗ má giáp với mặt.
② Sắc mặt, vẻ mặt, đọc là chữ liệm. Ta quen đọc là chữ thiểm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gò má, sắc mặt, vẻ mặt, mặt: Nét mặt tươi cười; Trở mặt;
② Phía trước, phía trên, bề mặt: Phía trước nhà; Mu giày, mũi giày;
③ Thể diện, mặt mũi, liêm sỉ: Mất thể diện; Còn mặt mũi đâu mà gặp người ta; Vô liêm sỉ.
thâm
shēn ㄕㄣ

thâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sâu
2. khuya (đêm)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bề sâu. ◎ Như: "thâm nhược can xích" sâu ngần ấy thước.
2. (Tính) Sâu. ◎ Như: "thâm hải" biển sâu, "thâm uyên" vực sâu.
3. (Tính) Thẳm, cách xa, từ ngoài vào trong hiểm hóc khó đi. ◎ Như: "thâm sơn" núi thẳm, "thâm lâm" rừng sâu, "thâm cung" cung thẳm.
4. (Tính) Sâu kín, súc tích. ◎ Như: "thâm trầm" ý tứ kín đáo khó lường, "thâm áo" nghĩa lí súc tích sâu xa.
5. (Tính) Sâu sắc, sâu đậm. ◎ Như: "thâm tình" tình cảm sâu đậm.
6. (Tính) Thẫm, đậm. ◎ Như: "thâm lam sắc" màu lam thẫm, "thâm hồng" đỏ thẫm.
7. (Tính) Lâu. ◎ Như: "niên thâm nhật cửu" năm tháng lâu dài.
8. (Tính) Muộn, khuya. ◎ Như: "thâm dạ" đêm khuya, "thâm thu" thu muộn.
9. (Tính) Tươi tốt, mậu thịnh. ◇ Đỗ Phủ : "Quốc phá san hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm" , (Xuân vọng ) Nước đã bị tàn phá, núi sông còn đây, Trong thành xuân cây cỏ mọc đầy.
10. (Tính) Nghiêm ngặt, khe khắt. ◎ Như: "thâm văn chu nạp" lấy phép luật sâu sắc mà buộc tội người. ◇ Chiến quốc sách : "Tần chi ngộ tướng quân, khả vị thâm hĩ. Phụ mẫu tông tộc, giai vi lục một" , . , (Yên sách tam ) Tần đối với tướng quân, có thể nói là tàn nhẫn. Cha mẹ và họ hàng (tướng quân) đều bị (Tần) giết cả rồi.
11. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "thâm ố" ghét lắm, "thâm hiếu" thích lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Bề sâu, như thâm nhược can xích sâu ngần ấy thước.
② Cách xa, từ ngoài vào trong hiểm hóc khó đi đều gọi là thâm, như thâm sơn núi thẳm, thâm lâm rừng sâu, thâm cung cung thẳm, v.v.
③ Sâu kín, như thâm trầm ý tứ kín đáo khó lường, thâm áo nghĩa lí súc tích sâu xa.
④ Lâu dài, như xuân thâm ngày xuân còn dài, dạ thâm đêm trường. Phàm cái gì có công phu súc tích lâu đều gọi thâm.
⑤ Tiến thủ, như thâm nhập vào cõi đã thâm, thâm tháo tới cõi thâm thúy, v.v. Phàm cái gì suy cho đến kì cùng đều gọi là thâm.
⑥ Bắt bẻ nghiêm ngặt, như thâm văn chu nạp lấy cái nghĩa phép luật sâu sắc mà buộc tội người.
⑦ Tệ lắm, thâm ố ghét lắm, thâm hiếu thích lắm, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sâu, bề sâu: Cảng nước sâu; Con sông này sâu lắm; Núi sâu; Hiểu không sâu; Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó (Sử kí);
② Mực sâu của nước: Giếng này sâu 5 mét;
③ Lâu dài: Tháng rộng ngày dài;
④ (Mức độ) sâu sắc, rất, lắm: Tình cảm sâu sắc; Ghét lắm; T­hích lắm; Phu nhân rất thân tín với tôi (Sử kí: Hoài Âm hầu liệt truyện);
⑤ Thẫm, (màu) đậm: Đỏ thẫm; Màu sắc thẫm quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sâu ( trái với nông ) — Sâu xa. Đoạn trường tân thanh : » Lấy tình thâm trả tình thâm « — Kín đáo — Muộn. Trễ. Khuya. Td: Thâm dạ ( đêm khuya ).

Từ ghép 31

Từ điển trích dẫn

1. Tình cảm hăng hái, sốt sắng. ◎ Như: "tập hợp niên khinh nhân đích nhiệt tình, vị quốc phục vụ" , .
2. Hăng hái, sốt sắng. ◇ Quách Mạt Nhược : "Ngoại lai đích hữu nhân, Ngã môn tự nhiên yếu nhiệt tình địa chiêu đãi, Hi vọng nhĩ môn như tại tự kỉ đích gia trung, Tinh thần du khoái" , , , (Binh bàng cầu khai hữu nghị hoa ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng hăng hái — Tình cảm nồng nàn sâu đậm.

tình tự

giản thể

Từ điển phổ thông

tình cảm, cảm giác

ái tình

phồn thể

Từ điển phổ thông

ái tình, tình ái, tình yêu

Từ điển trích dẫn

1. Cảm tình thương yêu. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Nhân hữu thất tình, nãi thị hỉ nộ ưu cụ ái ố dục. Ngã khán nhĩ lục tình đô tận, duy hữu ái tình vị trừ" , . , (Đỗ Tử Xuân tam nhập Trường An ).
2. Thường chỉ tình yêu trai gái. ◇ Ba Kim : "Tha đào túy liễu, đào túy tại nhất cá thiểu nữ đích ái tình lí" , (Gia , Lục).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng yêu giữa trai gái.

Từ điển trích dẫn

1. Tình ý, tình vị. ◇ Triều Bổ Chi : "Mạc đạo tôn tiền tình điệu giảm, suy nhan đắc tửu năng hồng" 調, (Lâm giang tiên , Trình tổ vũ thập lục thúc , Từ chi nhị ).
2. Cách điệu biểu hiện tư tưởng cảm tình. ◇ Diệp Thánh Đào : "Hoài Chỉ thuyết thoại hựu đê hựu mạn, chánh hợp tố thuyết ai oán đích tình điệu, sử Trần Quân thính liễu, dã cảm đáo bất hoan" , 調, 使, (Quy túc 宿).
3. Tính chất các thứ cảm tình khác nhau sẵn có trong sự vật. ◇ Mao Thuẫn : "Nhân sanh như triêu lộ! Giá chi khúc tựu biểu hiện liễu giá chủng tình điệu" ! 調 (Tí dạ , Thất).

Từ điển trích dẫn

1. Sáu thứ tình cảm của người, gồm: "hỉ, nộ, ai, lạc, hiếu, ố" , , , , , mừng, giận, thương, vui, yêu, ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáu thứ tình cảm của con người, gồm: Hỉ, Nộ, Ai, Cụ, Ái, Ố và Dục.

Từ điển trích dẫn

1. Tình bạn bè, cảm tình giao hảo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim nhật yến ẩm, đãn tự bằng hữu giao tình. Như hữu đề khởi Tào Tháo dữ Đông Ngô quân lữ chi sự giả, tức trảm chi" , . , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Hôm nay yến tiệc, chỉ được nói chuyện bầu bạn vui vẻ với nhau thôi. Ai nói động đến chuyện quân sự giữa Đông Ngô với Tào Tháo sẽ bị chém lập tức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm lòng giữa bạn bè với nhau.
nhân, nhận
rèn ㄖㄣˋ

nhân

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

nhận

giản thể

Từ điển phổ thông

xâu kim (xỏ chỉ vào kim)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xâu kim, xỏ kim, xỏ chỉ: Xâu kim, xỏ kim;
② Khâu vá: Máy khâu;
③ (văn) Xe sợi;
④ (văn) Cảm phục, tâm phục, cảm kích: Cảm phục; Hết sức cảm kích tình cảm cao đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
lương, lượng
liáng ㄌㄧㄤˊ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mát mẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏng, bạc. ◎ Như: "lương đức" đức bạc (ít đức).
2. (Tính) Lạnh, mát. ◎ Như: "lương thủy" nước lạnh, "lương phong" gió mát. ◇ Tào Phi : "Thu phong tiêu sắt thiên khí lương" (Yên ca hành ) Gió thu hiu hắt, khí trời lạnh lẽo.
3. (Tính) Vắng vẻ, không náo nhiệt. ◎ Như: "hoang lương" vắng vẻ, hiu quạnh. ◇ Lê Hữu Trác : "Lão tướng sùng lương cảnh" (Thượng kinh kí sự ) Lão tướng ưa cảnh tịch mịch.
4. (Tính) Buồn khổ, buồn rầu. ◎ Như: "thê lương" buồn thảm.
5. (Tính) Lạnh nhạt, đạm bạc. ◎ Như: "thế thái viêm lương" thói đời ấm lạnh.
6. (Danh) Cảm mạo, cảm lạnh. ◎ Như: "thụ lương" bị cảm mạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu phạ tha dã tượng Tình Văn trước liễu lương" (Đệ nhất bách cửu hồi) Sợ nó cũng bị cảm lạnh giống như Tình Văn (lần trước).
7. (Danh) Châu "Lương".
8. (Danh) Nước "Lương", một trong mười sáu nước thời Đông Tấn , nay ở vào đất Cam Túc .
9. (Danh) Họ "Lương".
10. (Động) Hóng gió. ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
11. (Động) Thất vọng, chán nản. ◎ Như: "thính đáo giá tiêu tức, tha tâm lí tựu lương liễu" , nghe được tin đó, anh ấy liền thất vọng.
12. Một âm là "lượng". (Động) Để nguội, để cho mát. ◎ Như: "bả trà lượng nhất hạ" để cho trà nguội một chút.
13. (Động) Giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Duy sư Thượng phụ, Thì duy ưng dương, Lượng bỉ Vũ vương" , , (Đại nhã , Đại minh ) Chỉ có Thái sư Thượng phụ, Lúc đó (dũng mãnh) như chim ưng cất cánh, Để giúp đỡ vua Vũ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏng mẻo, như lương đức đức bạc (ít đức).
② Lạnh.
③ Châu Lương.
④ Nước Lương.
⑤ Hóng gió.
⑥ Chất uống.
⑦ Một âm là lượng. Tin.
⑧ Giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lạnh, mát, nguội: Gió mát; Sau tiết Thu phân trời sẽ mát mẻ; !Cơm nguội rồi, ăn nhanh lên!;
② Chán nản, thất vọng: Nghe tin ấy, nó chán nản ngay; Cha nói như vậy, con thấy hơi thất vọng;
③ (văn) Hóng gió;
④ (văn) Mỏng, bạc, ít: Đức mỏng (đức bạc, ít đức);
⑤ (văn) Chất uống;
⑥ [Liáng] Châu Lương;
⑦ [Liáng] Nước Lương (một trong 16 nước đời Đông Tấn ở Trung Quốc);
⑧ [Liáng] (Họ) Lương. Xem [liàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mát mẻ. Td: Thừa lương ( hóng mát ) — Dùng như chữ Lương .

Từ ghép 9

lượng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏng, bạc. ◎ Như: "lương đức" đức bạc (ít đức).
2. (Tính) Lạnh, mát. ◎ Như: "lương thủy" nước lạnh, "lương phong" gió mát. ◇ Tào Phi : "Thu phong tiêu sắt thiên khí lương" (Yên ca hành ) Gió thu hiu hắt, khí trời lạnh lẽo.
3. (Tính) Vắng vẻ, không náo nhiệt. ◎ Như: "hoang lương" vắng vẻ, hiu quạnh. ◇ Lê Hữu Trác : "Lão tướng sùng lương cảnh" (Thượng kinh kí sự ) Lão tướng ưa cảnh tịch mịch.
4. (Tính) Buồn khổ, buồn rầu. ◎ Như: "thê lương" buồn thảm.
5. (Tính) Lạnh nhạt, đạm bạc. ◎ Như: "thế thái viêm lương" thói đời ấm lạnh.
6. (Danh) Cảm mạo, cảm lạnh. ◎ Như: "thụ lương" bị cảm mạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu phạ tha dã tượng Tình Văn trước liễu lương" (Đệ nhất bách cửu hồi) Sợ nó cũng bị cảm lạnh giống như Tình Văn (lần trước).
7. (Danh) Châu "Lương".
8. (Danh) Nước "Lương", một trong mười sáu nước thời Đông Tấn , nay ở vào đất Cam Túc .
9. (Danh) Họ "Lương".
10. (Động) Hóng gió. ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
11. (Động) Thất vọng, chán nản. ◎ Như: "thính đáo giá tiêu tức, tha tâm lí tựu lương liễu" , nghe được tin đó, anh ấy liền thất vọng.
12. Một âm là "lượng". (Động) Để nguội, để cho mát. ◎ Như: "bả trà lượng nhất hạ" để cho trà nguội một chút.
13. (Động) Giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Duy sư Thượng phụ, Thì duy ưng dương, Lượng bỉ Vũ vương" , , (Đại nhã , Đại minh ) Chỉ có Thái sư Thượng phụ, Lúc đó (dũng mãnh) như chim ưng cất cánh, Để giúp đỡ vua Vũ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏng mẻo, như lương đức đức bạc (ít đức).
② Lạnh.
③ Châu Lương.
④ Nước Lương.
⑤ Hóng gió.
⑥ Chất uống.
⑦ Một âm là lượng. Tin.
⑧ Giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Để nguội: Nước sôi để nguội một lát sẽ uống;
② (văn) Tin;
③ (văn) Giúp. Xem [liáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ. Phụ tá — Đáng tin — Một âm là Lương, xem vần Lương.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.