Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một người con gái đẹp nước Việt thời Xuân Thu, lấy vua nước Ngô là Phù Sai. Chỉ người đẹp tuyệt trần. Cung oán ngâm khúc: » Tây thi mất vía Hằng Nga giật mình «.
chiêu, thiều
zhāo ㄓㄠ

chiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sáng sủa, rõ rệt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng sủa.
2. (Tính) Rõ rệt. ◎ Như: "chiêu chương" rõ rệt, "thiên lí chiêu chiêu" lẽ trời rành rành.
3. (Động) Tỏ rõ, làm sáng tỏ, hiển dương. ◎ Như: "chiêu tuyết" làm tỏ rõ nỗi oan, minh oan. ◇ Tả truyện : "Dĩ chiêu Chu công chi minh đức" (Định công tứ niên ) Để sáng tỏ minh đức Chu công.
4. (Danh) Ánh sáng. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Mục chi kiến dã tạ ư chiêu, tâm chi tri dã tạ ư lí" , (Thẩm phân lãm , Nhậm số ) Mắt thấy được là nhờ ở ánh sáng, tâm biết được là nhờ ở lí.
5. (Danh) Hàng "chiêu". § Trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, các đời thứ hai, tư và sáu thờ bên trái, gọi là hàng "chiêu" , các đời thứ ba, năm và bảy thờ bên phải gọi là hàng "mục" .
6. (Danh) Họ "Chiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng sủa, rõ rệt, như chiêu chương rõ rệt.
② Bộc bạch cho tỏ rõ ra, như chiêu tuyết bộc bạch nỗi oan của người ta ra cho mọi người đều biết.
③ Hàng chiêu, trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, ở bên trái là bệ thờ hàng chiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sáng sủa;
② Rõ rệt: Rõ rệt;
③ Bộc bạch: Bộc bạch nỗi oan;
④ [Zhao] (Họ) Chiêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Làm cho sáng tỏ, rõ ràng.

Từ ghép 7

thiều

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên người, tức Nguyễn Gia Thiều, 1741-1798, người làng Liễu ngạn, phủ Thuận thành tỉnh Bắc Ninh, con của Đạt Vũ Hầu Nguyễn Gia Cư và công chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương. Ông lần lượt giữ các chức Hiệu úy, Chỉ huy Thiêm sự, Tổng binh, Lưu thủ xứ Hưng hóa. Tuy dòng dõi quyền quý, nhưng ông không thích lợi danh, thường xin nghỉ về nhà để nghiên cứu tư tưởng Phật, Lão. Tác phẩm Hán văn có Ôn Như thi tập ( vì ông được phong tước Ôn Như Hầu ). Thơ Nôm có Tây hồ thi tập, Tứ trai thi tập, đặc biệt là cuốn Cung oán ngâm khúc — Xem Chiêu.
đình
tíng ㄊㄧㄥˊ, tǐng ㄊㄧㄥˇ

đình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sợi cỏ, thân cây cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cọng cỏ. ◇ Hán Thư : "Dĩ quản khuy thiên, dĩ lê trắc hải, dĩ đình tràng chung" , , (Đông Phương Sóc truyện ) Lấy ống dòm trời, lấy bầu đựng nước lường biển, lấy cọng cỏ gõ chuông.
2. (Danh) Xà ngang nhà. ◇ Trang Tử : "Cố vi thị cử đình dữ doanh, lệ dữ Tây Thi, khôi quỷ quyệt quái, đạo thông vi nhất" , 西, , (Tề vật luận ) Cho nên vì thế mà so sánh xà với cột, người xấu xí với Tây Thi, khoan đại, kì biến, gian trá, quái dị, đạo đều hợp làm một.

Từ điển Thiều Chửu

① Rò cỏ, sợi cỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cọng (cây thân cỏ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cọng cỏ. Cũng đọc Đính.
hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hồ nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hồ. ◎ Như: "Động Đình hồ" hồ Động Đình.
2. (Danh) Họ "Hồ".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ: Bờ hồ; Hồ Động Đình; Nước hồ trong xanh;
② Hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc (gọi tắt).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ao thật lớn, .

Từ ghép 7

mạt
mā ㄇㄚ, mǒ ㄇㄛˇ, mò ㄇㄛˋ

mạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bôi, xoa
2. trát
3. vòng qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xóa, bôi bỏ. ◎ Như: "đồ mạt" bôi xóa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc bất đãi Tương Vân động thủ, tiện đại tương Tương tự mạt liễu, cải liễu nhất cá Hà tự" , 便, (Đệ tam thập bát hồi) Bảo Ngọc không chờ Tương Vân động bút, liền đi xóa ngay chữ Tương, đổi là chữ Hà.
2. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "mạt trác tử" lau bàn, "mạt nhãn lệ" lau nước mắt.
3. (Động) Xoa, thoa, bôi. ◎ Như: "mạt dược" bôi thuốc, "mạt phấn" thoa phấn. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều diễm lệ như nhau.
4. (Động) Chơi đánh bài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất thì cật quá phạn, Vưu thị, Phượng Thư, Tần thị mạt cốt bài" , , , (Đệ thất hồi) Một lúc, ăn cơm xong, bọn Vưu thị, Phượng Thư, Tần thị chơi đánh bài.
5. (Động) Trừ khử, quét sạch. ◎ Như: "mạt sát" xóa sạch hết, sổ toẹt, dùng lời nói ác nghiệt làm cho mất hết phẩm cách của người khác.
6. (Động) Cắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả đái đích tiểu đao tử vãng bột tử lí nhất mạt, dã tựu mạt tử liễu" , (Đệ cửu thập nhị hồi) Cầm con dao nhỏ cắt cổ họng một cái, chết tươi.
7. (Động) Sụp xuống, sệ xuống. ◎ Như: "mạt kiểm" sầm mặt.
8. (Động) Nhìn, liếc. ◇ Tây du kí 西: "Na quái cấp hồi đầu, mạt liễu tha nhất nhãn" , (Đệ tam thập tam hồi) Con yêu quái vội quay đầu, liếc mắt nhìn một cái.
9. (Động) Trát (vữa, hồ, ...). ◎ Như: "mạt tường" trát tường, "mạt hôi" trát tro.
10. (Động) Vòng qua. ◎ Như: "quải loan mạt giác" quanh co vòng vèo (nói năng hoặc làm việc không trực tiếp, không rõ ràng, không nhanh chóng).
11. (Động) Gảy đàn ngón trỏ hướng vào trong (một lối gảy đàn). ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bôi xoa. Bôi nhằng nhịt gọi là đồ , bôi một vạch thẳng xuống gọi là mạt .
② Lau.
③ Quét sạch, như mạt sát xóa toẹt hết, xổ toẹt, dùng lời nói ác nghiệt làm cho mất hết tư cách phẩm cách của người đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lau, chùi: Lau bàn;
② Vuốt: Vuốt cái mũ xuống. Xem [mô], [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trát (vữa): Trát tường;
② Vòng quanh: Nói vòng quanh. Xem [ma], [mô].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xoa, thoa, bôi, phết: Xoa phấn; Bôi ít thuốc cao; Ánh trăng phết một màu sáng bạc lên bức tường màu xám;
② Lau, chùi, quệt: Lau nước mắt;
③ Xóa, bỏ, quét sạch: Bỏ số lẻ; Xóa bỏ dòng chữ này đi. Xem [ma], [mò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoa, Thoa — Chùi đi — Che đậy.

Từ ghép 6

nghi
yí ㄧˊ

nghi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thích đáng, phù hợp, nên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp, hòa thuận. ◇ Lễ Kí : "Nghi huynh nghi đệ, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân" , (Đại Học ) Anh em hòa thuận, sau đó mới có thể dạy dỗ người dân trong nước.
2. (Động) Làm cho hòa thuận, thân thiện.
3. (Động) Thích hợp. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thế dịch thì di, biến pháp nghi hĩ" , (Sát kim ) Thời thế biến đổi, việc cải cách cũng phải thích hợp theo.
4. (Động) Làm cho thích nghi.
5. (Động) Cùng hưởng. ◇ Thi Kinh : "Dặc ngôn gia chi, Dữ tử nghi chi" , (Trịnh phong , Nữ viết kê minh ) Chàng đi săn bắn tên rất trúng (chim phù, chim nhạn... đem về nấu món ăn), Với chàng cùng hưởng.
6. (Tính) Tương xứng, ngang nhau. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều thích hợp như nhau.
7. (Phó) Nên. ◎ Như: "bất nghi huyên náo" không nên ồn ào, "bất diệc nghi hồ" chẳng cũng nên ư!
8. (Phó) Đương nhiên, chẳng lấy làm lạ.
9. (Phó) Có lẽ, tựa hồ.
10. (Danh) Tế "Nghi". ◎ Như: "nghi hồ xã" tế Nghi ở nền xã.
11. (Danh) Họ "Nghi".

Từ điển Thiều Chửu

① Nên, như nghi thất nghi gia nên vợ nên chồng. Tính giống vật nào hợp ở chỗ nào cũng gọi là nghi, như thổ nghi nghĩa là thứ ấy là thứ ưa ở xứ ấy. Như ta gọi vải ở Quang là thổ nghi (thổ ngơi) nghĩa là vải trồng ở đấy ngon hơn trồng chỗ khác.
② Nên thế, như bất diệc nghi hồ chẳng cũng nên ư!
③ Tế nghi, như nghi hồ xã tế nghi ở nền xã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp, thích hợp, vừa phải, làm cho thích hợp, thích nghi: Anh làm việc này rất hợp; Cô kia về nhà chồng, hợp với gia đình nhà chồng (Thi Kinh); Cái cong thì thích hợp làm xe (Tiềm phu luận); Tính thích hợp của đất đối với cây trồng; Thời thế biến đổi, thì việc cải cách cũng phải làm cho thích hợp (Lã thị Xuân thu); ? Chẳng cũng nên ư!;
② Nên: Không nên như thế; Không nên vội vã hấp tấp quá; Nay đại vương cũng nên trai giới năm ngày (Sử kí);
③ (văn) Có lẽ, chắc có lẽ;
④ Tế nghi, cử hành lễ tế nghi: Làm lễ tế nghi trên đống đất to (Thượng thư: Thái thệ);
⑤ (văn) Nấu nướng: Lấy tên bắn được con vịt trời, cùng anh nấu nướng (Thi Kinh: Trịnh phong, Nữ viết kê minh);
⑥ [Yí] (Họ) Nghi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thích hợp. Td: Tiện nghi ( dễ dàng thích hợp cho cuộc sống ) — Nên. Đáng như thế.

Từ ghép 14

đàm, đạm
dàn ㄉㄢˋ, tán ㄊㄢˊ, yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

đàm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩa như chữ Đàm — Một âm là Đạm.

đạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhạt (màu)
2. hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vị không mặn. ◎ Như: "đạm thủy hồ" hồ nước ngọt, "giá thang thái đạm liễu" canh này nhạt quá.
2. (Tính) Không đậm đặc, không nồng, thưa thớt. ◎ Như: "đạm tửu" rượu nhạt, "vân đạm phong khinh" mây thưa gió nhẹ.
3. (Tính) Nhạt (màu sắc). ◎ Như: "đạm hoàng sắc" màu vàng nhạt.
4. (Tính) Lạnh nhạt, thờ ơ. ◎ Như: "lãnh đạm" lạnh nhạt.
5. (Tính) Không thịnh vượng. ◎ Như: "sanh ý thanh đạm" buôn bán ế ẩm, "đạm nguyệt" tháng ế hàng.
6. (Phó) Sơ, không dày đậm. ◎ Như: "đạm tảo nga mi" tô sơ lông mày. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều thích hợp như nhau.
7. (Danh) Câu nói vô duyên, vô tích sự (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "xả đạm" nói chuyện tào lao, vô duyên.
8. (Danh) Họ "Đạm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhạt, sắc hương vị gì nhạt nhẽo đều gọi là đạm, không ham vinh hoa lợi lộc gọi là đạm bạc .
② Ðạm khí, chất đạm, một nguyên chất không sắc không mùi, lửa vào tắt ngay gọi là đạm khí. Giống động vật vào trong chỗ thuần chất đạm khí thì tắc hơi ngay, nên cũng gọi là trất tố .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhạt, nhạt nhẽo, ngọt: Thức ăn nhạt quá; Nghề nuôi cá nước ngọt;
② Loãng, nhạt: Mực loãng; (Màu) lục nhạt;
③ Lạnh nhạt, thờ ơ, nhạt nhẽo: Thái độ lạnh nhạt;
④ (Buôn bán) ế ẩm: Hàng họ ế ẩm;
⑤ (đph) Vô nghĩa, vô giá trị, không quan trọng;
⑥ (hóa) Chất đạm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạt. Vị lạt.

Từ ghép 16

tập
jí ㄐㄧˊ

tập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tập (sách)
2. tụ hợp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đậu. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây.
2. (Động) Họp, tụ lại. ◎ Như: "tập hội" họp hội, "thiếu trưởng hàm tập" lớn bé đều họp đủ mặt.
3. (Tính) Góp lại, góp các số vụn vặt lại thành một số lớn. ◎ Như: "tập khoản" khoản góp lại, "tập cổ" các cổ phần góp lại.
4. (Danh) Chợ, chỗ buôn bán tụ tập đông đúc. ◎ Như: "thị tập" chợ triền, "niên tập" chợ họp mỗi năm một lần.
5. (Danh) Sách đã làm thành bộ. ◎ Như: "thi tập" tập thơ, "văn tập" tập văn.
6. (Danh) Lượng từ: quyển, tập. ◎ Như: "đệ tam tập" quyển thứ ba.
7. (Danh) Tiếng dùng để đặt tên nơi chốn. ◎ Như: "Trương gia tập" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đậu, đàn chim đậu ở trên cây gọi là tập, chim đang bay đỗ xuống cũng gọi là tập.
② Hợp. Như tập hội họp hội.
③ Mọi người đều đến. Như thiếu trưởng hàm tập lớn bé đều họp đủ mặt.
④ Nên, xong. Sự đã làm nên gọi là tập sự .
⑤ Góp lại, góp các số vụn vặt lại thành một số lớn gọi là tập. Như tập khoản khoản góp lại, tập cổ các cổ phần góp lại, v.v.
⑥ Chợ triền, chỗ buôn bán họp tập đông đúc.
⑦ Sách đã làm trọn bộ gọi là tập. Như thi tập (thơ đã dọn thành bộ), văn tập (văn đã dọn thành bộ).
⑧ Đều.
⑨ Tập đế chữ nhà Phật, một đế trong Tứ đế, nghĩa là góp các nhân duyên phiền não lại thành ra quả khổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập hợp, tụ tập, gom góp, góp lại: Họp mít tinh, cuộc mít tinh; Tập trung; Khoản góp lại; Góp cổ phần;
② Chợ, chợ phiên: Đi chợ; Chợ phiên; 西 Cái này mua ở chợ;
③ Tập: Tập thơ; Tập ảnh; Tuyển tập; Toàn tập;
④ (loại) Tập (chỉ từng quyển sách một): Tập trên và tập dưới; Tập II;
⑤ (văn) (Chim) đậu: Hoàng điểu bay bay, đậu trên bụi cây (Thi Kinh);
⑥ (văn) Nên, xong: Việc đã làm xong;
⑦ (văn) Đều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một bầy chim tụ lại đậu trên cành — Tụ họp lại — Gom góp — Dùng như chữ Tập — Nhiều bài văn bài thơ góp lại thành một cuốn. Td: Văn tập, Thi tập — Gom nhặt các câu thơ cổ mà ghép thành bài thơ mới. Td: Tập Kiều.

Từ ghép 113

ẩm băng thất văn tập 飲冰室文集bách cảm giao tập 百感交集bát quốc tập đoàn phong hội 八國集團峰會bắc hành thi tập 北行詩集băng hồ ngọc hác tập 冰壺玉壑集biệt tập 別集bối khê tập 貝溪集bộn tập 坌集cản tập 趕集cấn trai thi tập 艮齋詩集chiêu tập 招集chu thần thi tập 周臣詩集chuyết am văn tập 拙庵文集củ tập 糾集củng cực lạc ngâm tập 拱極樂吟集cung oán thi tập 宮怨詩集cưu tập 鳩集dao đình sứ tập 瑤亭使集dương lâm văn tập 揚琳文集đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục 大南禪苑傳燈集錄đạm am văn tập 澹庵文集độn am văn tập 遯庵文集giá viên thi văn tập 蔗園詩文集giới hiên thi tập 介軒詩集hiệp thạch tập 峽石集hồng châu quốc ngữ thi tập 洪州國語詩集hồng đức quốc âm thi tập 洪徳國音詩集hồng đức thi tập 洪徳詩集kiền nguyên thi tập 乾元詩集lạc đạo tập 樂道集mật tập 密集nam chi tập 南枝集nam sử tập biên 南史集編nam trình liên vịnh tập 南程聯詠集nạp bị tập 衲被集nghệ an thi tập 乂安詩集nghị trai thi tập 毅齋詩集ngọ phong văn tập 午峯文集ngọa du sào thi văn tập 卧遊巢詩文集ngọc tiên tập 玉鞭集ngộ đạo thi tập 悟道詩集ngôn ẩn thi tập 言隱詩集nguyễn trạng nguyên phụng sứ tập 阮狀元奉使集ngự chế bắc tuần thi tập 御製北巡詩集ngự chế danh thắng đồ hội thi tập 御製名勝圖繪詩集ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御製越史總詠集ngự chế vũ công thi tập 御製武功詩集ngưng tập 凝集nhị thanh động tập 二青峒集ô tập 烏集phi sa tập 飛沙集phùng công thi tập 馮公詩集phương đình thi tập 方亭詩集phương đình văn tập 方亭文集quần hiền phú tập 羣賢賦集quần tập 羣集quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集quế đuờng thi tập 桂堂詩集quế đường văn tập 桂堂文集quế sơn thi tập 桂山詩集sao tập 抄集soạn tập 撰集sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集sư liêu tập 樗寮集sưu tập 搜集tập chú 集註tập đế 集諦tập đoàn 集团tập đoàn 集團tập hợp 集合tập lục 集錄tập quyền 集權tập sản 集產tập thành 集成tập trấn 集鎮tập trung 集中tây hồ thi tập 西湖詩集tề tập 齊集thạch nông thi văn tập 石農詩文集thái tập 採集thái tập 采集thanh hiên tiền hậu tập 清軒前後集thảo đường thi tập 草堂詩集thiên nam dư hạ tập 天南餘暇集thiền uyển tập anh 禪苑集英thu tập 收集thương côn châu ngọc tập 滄崑珠玉集tiền hậu thi tập 前後詩集tiên sơn tập 仙山集tiều ẩn thi tập 樵隱詩集toàn tập 全集tố cầm tập 素琴集trích diễm thi tập 摘艷詩集triệu tập 召集trúc khê tập 竹溪集trưng tập 徵集tụ tập 聚集tùng hiên văn tập 松軒文集tự tập 字集tứ trai thi tập 四齋詩集ức trai thi tập 抑齋詩集văn tập 文集vân biều tập 雲瓢集vân tập 雲集vị tập 彙集vị tập 汇集vị tập 蝟集viên thông tập 圓通集việt âm thi tập 越音詩集việt điện u linh tập 越甸幽靈集việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集vũ tập 雨集
phu, phụ, phủ
fǔ ㄈㄨˇ

phu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vỗ, nắm, vuốt. ◇ Tào Thực : "Phủ kiếm tây nam vọng, Tư dục phó Thái San" 西, (Tạp thi ) Vỗ kiếm nhìn về phía tây nam, Nghĩ muốn đi tới núi Thái Sơn.
2. (Động) Đánh, gõ, vả. ◇ Tả truyện : "Công phủ doanh nhi ca" (Tương Công nhị thập ngũ niên ) Công gõ vào cột nhà mà hát.
3. (Động) Đàn tấu. ◇ Tào Thực : "Tương Nga phủ cầm sắt, Tần Nữ xuy sanh vu" , (Tiên nhân thiên ).
4. (Động) Vỗ về, yên ủi. § Thông "phủ" . ◇ Thi Kinh : "Mẫu hề cúc ngã, Phủ ngã súc ngã" , (Tiểu nhã , Lục nga ) Mẹ nuôi nấng ta, Vỗ về ta thương yêu ta.
5. (Động) Phủ dụ, an ủy. ◇ Tả truyện : "Vương tuần tam quân, phủ nhi miễn chi" , (Tuyên Công thập nhị niên ) Vua đi xem xét ba quân, phủ dụ và khuyến khích họ.
6. (Động) Ghé, sát gần. ◇ Tây du kí 西: "Tiền nhật lão sư phụ phủ nhĩ đê ngôn, truyền dữ nhĩ đích đóa tam tai biến hóa chi pháp, khả đô hội ma?" , , ? (Đệ nhị hồi) Hôm trước sư phụ ghé tai nói nhỏ với anh, truyền cho phép tránh "tam tai biến hóa", đều làm được cả chứ?
7. (Danh) Cái chuôi.
8. (Danh) Tên một thứ nhạc khí thời xưa. § Tức "bác phủ" .
9. Một âm là "phu". (Danh) Dùng đặt tên người.

Từ điển Thiều Chửu

① Vỗ về.
② Tát, vả.
③ Cái chuôi đồ.
④ Cái chuôi dao.
⑤ Tên một thứ âm nhạc.
⑥ Một âm là phu. Tên một ông thầy thuốc đời vua Hoàng đế là Dư phu.

phụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỗ về
2. tát, vả
3. cái chuôi, cán

Từ điển Thiều Chửu

① Vỗ về.
② Tát, vả.
③ Cái chuôi đồ.
④ Cái chuôi dao.
⑤ Tên một thứ âm nhạc.
⑥ Một âm là phu. Tên một ông thầy thuốc đời vua Hoàng đế là Dư phu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay mà đánh — Vỗ nhẹ — Cũng đọc Phủ, và dùng như chữ Phủ .

Từ ghép 1

phủ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vỗ, nắm, vuốt. ◇ Tào Thực : "Phủ kiếm tây nam vọng, Tư dục phó Thái San" 西, (Tạp thi ) Vỗ kiếm nhìn về phía tây nam, Nghĩ muốn đi tới núi Thái Sơn.
2. (Động) Đánh, gõ, vả. ◇ Tả truyện : "Công phủ doanh nhi ca" (Tương Công nhị thập ngũ niên ) Công gõ vào cột nhà mà hát.
3. (Động) Đàn tấu. ◇ Tào Thực : "Tương Nga phủ cầm sắt, Tần Nữ xuy sanh vu" , (Tiên nhân thiên ).
4. (Động) Vỗ về, yên ủi. § Thông "phủ" . ◇ Thi Kinh : "Mẫu hề cúc ngã, Phủ ngã súc ngã" , (Tiểu nhã , Lục nga ) Mẹ nuôi nấng ta, Vỗ về ta thương yêu ta.
5. (Động) Phủ dụ, an ủy. ◇ Tả truyện : "Vương tuần tam quân, phủ nhi miễn chi" , (Tuyên Công thập nhị niên ) Vua đi xem xét ba quân, phủ dụ và khuyến khích họ.
6. (Động) Ghé, sát gần. ◇ Tây du kí 西: "Tiền nhật lão sư phụ phủ nhĩ đê ngôn, truyền dữ nhĩ đích đóa tam tai biến hóa chi pháp, khả đô hội ma?" , , ? (Đệ nhị hồi) Hôm trước sư phụ ghé tai nói nhỏ với anh, truyền cho phép tránh "tam tai biến hóa", đều làm được cả chứ?
7. (Danh) Cái chuôi.
8. (Danh) Tên một thứ nhạc khí thời xưa. § Tức "bác phủ" .
9. Một âm là "phu". (Danh) Dùng đặt tên người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vỗ về;
② Tát, vả.
thảo, tạo
cǎo ㄘㄠˇ, cào ㄘㄠˋ, zào ㄗㄠˋ

thảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ, thảo mộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ. § Đời xưa viết là . ◎ Như: "thảo mộc" cỏ cây, "hoa thảo" hoa cỏ.
2. (Danh) Nhà quê, đồng ruộng, hoang dã. ◎ Như: "thảo mãng" vùng cỏ hoang, "thảo trạch" nhà quê, thôn dã.
3. (Danh) Chữ "thảo", một lối chữ có từ nhà Hán, để viết cho nhanh. ◎ Như: "cuồng thảo" lối chữ viết tháu, cực kì phóng túng.
4. (Danh) Văn cảo, bản viết sơ qua chưa hoàn chỉnh. ◎ Như: "khởi thảo" bắt đầu viết bản nháp.
5. (Danh) Họ "Thảo".
6. (Tính) Qua loa, thô suất. ◎ Như: "thảo suất" cẩu thả, qua loa.
7. (Tính) Mở đầu, sơ bộ, chưa định hẳn. ◎ Như: "thảo sáng" khởi đầu, "thảo án" dự thảo, "thảo ước" thỏa ước tạm.
8. (Tính) Kết bằng cỏ, làm bằng cỏ. ◎ Như: "thảo tịch" chiếu cỏ, "thảo thằng" dây tết bằng cỏ, "thảo lí" giày cỏ.
9. (Tính) Lợp bằng cỏ. ◎ Như: "thảo bằng" nhà lợp cỏ, "thảo am" am lợp cỏ.
10. (Tính) Cái, mái. ◎ Như: "thảo kê" gà mái (nghĩa bóng là khiếp nhược hoặc không có tài năng), "thảo lư" lừa cái.
11. (Động) Bỏ phí, khinh thường. ◎ Như: "thảo gian nhân mệnh" coi mạng người như cỏ rác.
12. (Động) Soạn, viết qua (chưa xong hẳn, còn sửa chữa). ◎ Như: "thảo hịch" soạn viết bài hịch, "thảo biểu" viết nháp bài biểu.
13. (Động) Cắt cỏ.
14. (Phó) Cẩu thả, sơ sài, lơ là. ◎ Như: "thảo thảo liễu sự" cẩu thả cho xong việc. ◇ Cao Bá Quát : "Quân lai hà thảo thảo, Vô nãi luyến khuê vi?" , (Chinh nhân phụ ) Chàng về sao lơ là, Không còn quyến luyến chốn khuê phòng nữa chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ, chữ để gọi tóm các loài cỏ, đời xưa viết là .
② Qua loa. Như thảo suất , thảo sáng đều nghĩa là mới có qua loa, chưa được hoàn toàn vậy.
③ Ở nhà quê. Như thảo mãng , thảo trạch đều là chỉ về người nhà quê cả. Dân lành đi làm giặc gọi là lạc thảo .
④ Bỏ phí. Như thảo gian nhân mệnh coi mệnh người như cỏ rác.
⑤ Thảo, mới viết qua chưa định hẳn gọi là bản thảo. Như thảo hịch thảo bài hịch, thảo biểu thảo bài biểu, v.v.
⑥ Chữ thảo, một lối chữ trước từ nhà Hán, để viết cho nhanh.
⑦ Cắt cỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ, rơm: Làm cỏ; Rơm rạ;
② Sơ sài, cẩu thả, qua loa: Xem một lượt qua loa;
③ Chữ thảo, chữ viết tháu: Lối viết tháu, lối chữ thảo;
④ Thảo ra: Khởi thảo, viết nháp;
⑤ Bản viết thảo, bảo thảo, bản nháp;
⑥ Mái, cái (chỉ giống vật cái): Gà mái; Lừa cái;
⑦ (văn) Đất hoang chưa khai khẩn: Cày ruộng và khai khẩn đất hoang để tăng thêm tài sản của dân (Hàn Phi tử);
⑧ (văn) Cắt cỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ — Chỉ chung cây cối. Td: Thảo mộc — Viết sơ ra. Viết nhanh. Đoạn trường tân thanh : » Khoảng trên dừng bút thảo vài vài bốn câu « — Một lối chữ viết thật nhanh của chữ Hán, rất khó đọc.

Từ ghép 34

tạo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Tạo , — Một âm khác là Thảo.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.