thái
cài ㄘㄞˋ

thái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rau ăn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rau, rau cỏ ăn được. ◎ Như: "bạch thái" rau cải trắng. ◇ Lỗ Tấn : "Hậu diện đích đê thổ tường lí thị thái viên" (A Q chánh truyện Q) Đám đất mé sau bức tường đất thấp là một vườn rau.
2. (Danh) Món ăn, thức ăn. ◎ Như: "Xuyên thái" món ăn Tứ Xuyên, "tố thái" món ăn chay.
3. (Danh) Chuyên chỉ "du thái" rau cải xanh.
4. (Tính) Tầm thường, không có gì xuất sắc. ◎ Như: "thái điểu" người ngớ ngẩn, ngu dốt (tiếng chế giễu), cũng như "ngai điểu" .
5. (Động) Ăn chay. ◎ Như: "thái đỗ" ăn chay.

Từ điển Thiều Chửu

① Rau. Thứ rau cỏ nào ăn được đều gọi là thái. Người đói phải ăn rau trừ bữa nên gọi là thái sắc .
② Tục gọi các đồ ăn cơm là thái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rau, cải, rau cải: Rau cải trắng, cải thìa; Trồng rau;
② Thức ăn, món ăn: Thức ăn ngon, món ăn ngon; Hôm nay nhà ăn có bán thức ăn ngon.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rau để làm món ăn — Món ăn. Đồ ăn.

Từ ghép 14

tật
jí ㄐㄧˊ

tật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh tật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ốm, bệnh.
2. (Danh) Đau khổ, thống khổ. ◎ Như: "dân gian tật khổ" những thống khổ của nhân dân. ◇ Quản Tử : "Phàm mục dân giả, tất tri kì tật" , (Tiểu vấn ) Là bậc chăn dân, tất phải biết nỗi khổ của dân.
3. (Danh) Tật, vết.
4. (Danh) Cái chắn trước đòn xe.
5. (Động) Mắc bệnh. ◇ Mạnh Tử : "Tích giả tật, kim nhật dũ" , (Công Tôn Sửu hạ ) Trước đây bị bệnh, nay đã khỏi.
6. (Động) Ganh ghét, đố kị. ◇ Sử Kí : "Tẫn chí, Bàng Quyên khủng kì hiền ư kỉ, tật chi, tắc dĩ pháp hình đoạn kì lưỡng túc nhi kình chi" ,, , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) (Tôn) Tẫn đến, Bàng Quyên sợ Tôn Tẫn giỏi hơn mình, (mới đem lòng) ghen ghét mà ghép vào tội, chặt cả hai chân và đồ mực vào mặt.
7. (Động) Ưu lo. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử tật một thế nhi danh bất xưng yên" (Vệ Linh Công ) Người quân tử lo rằng tới chết mà không ai biết tiếng mình.
8. (Động) Chạy nhanh, đi nhanh. ◇ Nguyễn Du : "Lãng hoa song trạo tật như phi" (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Hai chèo tung sóng hoa, (thuyền) lướt như bay.
9. (Tính) Nhanh, mạnh, mãnh liệt. ◇ Thiền Uyển Tập Anh : "Cao ngạn tật phong tri kính thảo, Bang gia bản đãng thức trung lương" (Viên Chiếu Thiền sư ) Gió lộng bờ cao hay cỏ cứng, Nhà tan nước mất biết trung lương.
10. (Tính) Bạo ngược.
11. (Phó) Giận dữ, chán ghét. ◇ Mạnh Tử : "Phủ kiếm tật thị" (Lương Huệ vương hạ ) Tuốt gươm nhìn giận dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm, tật bệnh, mình mẩy không được dễ chịu gọi là tật , nặng hơn nữa gọi là bệnh .
② Quấy khổ, nghiệt ác làm khổ dân gọi là dân tật .
③ Giận, như phủ kiếm tật thị (Mạnh Tử ) tuốt gươm trợn mắt nhìn.
④ Ghét giận.
⑤ Vội vàng.
⑥ Nhanh nhẹn.
⑦ Bạo ngược.
⑧ Cái chắn trước đòn xe.
⑨ Tật, vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bệnh, bệnh tật, đau ốm: Bệnh sốt rét; Lao lực quá sức sinh bệnh; Anh bệnh nặng, sắp chết (Hàn Phi tử);
② Đau khổ: Nỗi đau khổ của loài người;
③ Căm ghét, ganh ghét, đố kị: Ghét điều ác như kẻ thù; Bàng Quyên cho là ông ta tài giỏi hơn mình, nên ganh ghét (đố ki å) ông ta (Sử kí). Cv. ;
④ (văn) Quấy khổ, đối xử ác nghiệt: Làm khổ dân;
⑤ (văn) Giận: Tuốt gươm trợn mắt nhìn;
⑥ (văn) Bạo ngược;
⑦ (văn) Cái chắn trước đòn xe;
⑦ Gấp, vội, vội vàng, nhanh mạnh: Chạy nhanh; Đi nhanh; Sấm nhanh chẳng kịp che tai (Tam quốc chí);
⑧ (văn) Gấp rút làm (việc gì): Muôn dân gấp rút lo việc cày cấy và đánh giặc (Thương Quân thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hoạn. Tục ngữ: Thuốc đắng dã tật — Sự tàn phế trên cơ thể do bệnh hoạn gây ra. Tục ngữ: Tiền mất tật mang — Ta còn hiểu là nết xấu. Tục ngữ: Có tật giật mình — Khổ cực — Mau lẹ.

Từ ghép 30

triều, trào
cháo ㄔㄠˊ

triều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thủy triều

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con nước, thủy triều. ◎ Như: "triều tịch" thủy triều sáng và tối.
2. (Danh) Trào lưu, phong trào (hình thế bùng lên như thủy triều). ◎ Như: "tư triều" , "học triều" .
3. (Tính) Ẩm, ướt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại thanh tảo khởi, tại giá cá triều địa phương trạm liễu bán nhật, dã cai hồi khứ hiết tức hiết tức liễu" , , (Đệ tam thập ngũ hồi) Sáng sớm dậy, (mà) đứng lâu ở chỗ ẩm thấp, hãy nên về nghỉ đi.
4. (Tính) Thấp, kém. ◎ Như: "tha đích thủ nghệ triều" tay nghề của anh ta còn kém.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước thủy triều.
② Ướt át.
③ Ðúng giờ phát lên gọi là triều, như chứng sốt cứ đến trưa nổi cơn gọi là triều nhiệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủy triều, con nước: Thủy triều dâng, nước lên;
② Trào lưu, phong trào, làn sóng: Cao trào cách mạng; Làn sóng căm phẫn;
③ Phát lên đúng giờ, có cơn: Sốt có cơn (vào buổi trưa);
④ Ẩm, ướt: Bị ẩm; Phòng ẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước sông biển lên xuống theo sức hút của mặt trăng. Ta thường gọi là Thủy triều. Đoạn trường tân thanh có câu: » Triều dâng hôm sớm mây hồng trước sau « — Ta cũng đọc Trào.

Từ ghép 9

trào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thủy triều

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủy triều, con nước: Thủy triều dâng, nước lên;
② Trào lưu, phong trào, làn sóng: Cao trào cách mạng; Làn sóng căm phẫn;
③ Phát lên đúng giờ, có cơn: Sốt có cơn (vào buổi trưa);
④ Ẩm, ướt: Bị ẩm; Phòng ẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước lên xuống theo sức hút của mặt trăng. Ta thường gọi là Thủy triều. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Bãi hôm tuôn đẩy nước trào mênh mông « — Xem thêm Triều.

Từ ghép 5

nhân, nhơn
rén ㄖㄣˊ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương, yêu. ◎ Như: "nhân dân ái vật" thương dân yêu vật.
2. (Danh) Đức khoan dung, từ ái, thiện lương. ◇ Luận Ngữ : "Tử Trương vấn nhân ư Khổng Tử. Khổng Tử viết: năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hĩ. Thỉnh vấn chi, viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ" . : . , : , , , , (Dương Hóa ) Tử Trương hỏi Khổng Tử về đức nhân. Khổng Tử đáp: Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân. (Tử Trương) xin hỏi là những đức gì, Khổng Tử đáp: Cung kính, khoan hậu, tín nghĩa, cần mẫn và từ ái.
3. (Danh) Người có đức nhân. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
4. (Danh) Người. § Thông "nhân" .
5. (Danh) Cái hột ở trong quả. ◎ Như: "đào nhân" hạt đào.
6. (Danh) Họ "Nhân".
7. (Tính) Khoan hậu, có đức hạnh. ◎ Như: "nhân chánh" chính trị nhân đạo, "nhân nhân quân tử" bậc quân tử nhân đức.
8. (Tính) Có cảm giác. ◎ Như: "ma mộc bất nhân" tê liệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhân. Nhân là cái đạo lí làm người, phải thế mới gọi là người. Yêu người không lợi riêng mình gọi là nhân.
② Cái nhân ở trong hạt quả, như đào nhân nhân hạt đào.
③ Tê liệt, như chân tay tê dại không cử động được gọi là bất nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lòng nhân từ, lòng thương yêu, đức nhân: Nhân chính, chính sách nhân đạo; Yêu người làm lợi cho vật gọi là nhân (Trang tử);
② Hạt nhân của quả: Hột đào, nhân đào;
③ [Rén] (Họ) Nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thân mật — Cái hạt trong trái cây. Hạt giống — Lòng yêu thương người khác như chính mình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tâm thành đã thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là nhân « .

Từ ghép 21

nhơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ ghép 1

hoạt, việt
huó ㄏㄨㄛˊ, yuè ㄩㄝˋ

hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: "phiên san việt lĩnh" trèo đèo vượt núi, "việt tường nhi tẩu" leo qua tường mà chạy.
2. (Động) Trải qua. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế câu hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc chỉnh đốn.
3. (Động) Không theo trật tự, vượt quá phạm vi hoặc lệ thường. ◎ Như: "việt quyền" vượt quyền.
4. (Động) Rơi đổ, ngã xuống. ◎ Như: "vẫn việt" xô đổ, nói việc hỏng mất. ◇ Tả truyện : "Xạ kì tả, việt vu xa hạ, xạ kì hữu, tễ vu xa trung" , , , (Thành Công nhị niên ) Bắn bên trái, ngã xuống xe, bắn bên phải, gục trong xe.
5. (Động) Tan, phát dương, tuyên dương. ◎ Như: "tinh thần phóng việt" tinh thần phát dương.
6. (Tính) Du dương. ◎ Như: "kì thanh thanh việt " tiếng của nó trong trẻo du dương.
7. (Danh) Nước "Việt", đất "Việt".
8. (Danh) Giống "Việt", ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là "Bách Việt" . ◎ Như: giống "Âu Việt" thì ở Chiết Giang , "Mân Việt" thì ở Phúc Kiến , "Dương Việt" thì ở Giang Tây 西, "Nam Việt" thì ở Quảng Đông , "Lạc Việt" thì ở nước ta, đều là "Bách Việt" cả. § Có khi viết là .
9. (Danh) Tên riêng của tỉnh "Chiết Giang" .
10. (Danh) Họ "Việt".
11. (Phó) "Việt... việt..." ... ... càng... càng... ◎ Như: "thì nhật việt cửu phản nhi việt gia thanh tích" thời gian càng lâu càng rõ rệt.
12. Một âm là "hoạt". (Danh) Cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Qua, vượt qua. Như độ lượng tương việt độ lượng cùng khác nhau. Sự gì quá lắm cũng gọi là việt.
② Rơi đổ. Như vẫn việt xô đổ, nói việc hỏng mất.
③ Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập lòe là việt cả.
④ Nước Việt, đất Việt.
⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt . Như giống Âu Việt thì ở Chiết Giang , Mân Việt thì ở Phúc Kiến , Dương Việt thì ở Giang Tây 西, Nam Việt thì ở Quảng Đông , Lạc Việt thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là .
⑥ Một âm là hoạt cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây đàn sắt rỗng đáy thời xưa — Một âm khác là Việt. Xem Việt.

việt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vượt quá
2. nước Việt
3. họ Việt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: "phiên san việt lĩnh" trèo đèo vượt núi, "việt tường nhi tẩu" leo qua tường mà chạy.
2. (Động) Trải qua. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế câu hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc chỉnh đốn.
3. (Động) Không theo trật tự, vượt quá phạm vi hoặc lệ thường. ◎ Như: "việt quyền" vượt quyền.
4. (Động) Rơi đổ, ngã xuống. ◎ Như: "vẫn việt" xô đổ, nói việc hỏng mất. ◇ Tả truyện : "Xạ kì tả, việt vu xa hạ, xạ kì hữu, tễ vu xa trung" , , , (Thành Công nhị niên ) Bắn bên trái, ngã xuống xe, bắn bên phải, gục trong xe.
5. (Động) Tan, phát dương, tuyên dương. ◎ Như: "tinh thần phóng việt" tinh thần phát dương.
6. (Tính) Du dương. ◎ Như: "kì thanh thanh việt " tiếng của nó trong trẻo du dương.
7. (Danh) Nước "Việt", đất "Việt".
8. (Danh) Giống "Việt", ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là "Bách Việt" . ◎ Như: giống "Âu Việt" thì ở Chiết Giang , "Mân Việt" thì ở Phúc Kiến , "Dương Việt" thì ở Giang Tây 西, "Nam Việt" thì ở Quảng Đông , "Lạc Việt" thì ở nước ta, đều là "Bách Việt" cả. § Có khi viết là .
9. (Danh) Tên riêng của tỉnh "Chiết Giang" .
10. (Danh) Họ "Việt".
11. (Phó) "Việt... việt..." ... ... càng... càng... ◎ Như: "thì nhật việt cửu phản nhi việt gia thanh tích" thời gian càng lâu càng rõ rệt.
12. Một âm là "hoạt". (Danh) Cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Qua, vượt qua. Như độ lượng tương việt độ lượng cùng khác nhau. Sự gì quá lắm cũng gọi là việt.
② Rơi đổ. Như vẫn việt xô đổ, nói việc hỏng mất.
③ Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập lòe là việt cả.
④ Nước Việt, đất Việt.
⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt . Như giống Âu Việt thì ở Chiết Giang , Mân Việt thì ở Phúc Kiến , Dương Việt thì ở Giang Tây 西, Nam Việt thì ở Quảng Đông , Lạc Việt thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là .
⑥ Một âm là hoạt cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vượt: Vượt núi băng ngàn; Vượt quyền;
② Sôi nổi: Âm thanh sôi nổi;
③ Càng... càng...: Đầu óc càng dùng càng minh mẫn.【】việt phát [yuèfa] a. Càng...: Sau Trung thu, trời càng mát; b. Càng... thêm, càng... hơn: Càng thêm kiên định ; Trời càng tối, ánh sao càng sáng tỏ hơn;【】việt gia [yuèjia] Như ; 【】 việt dạng [yuèyàng] (văn) Khác thường, đặc biệt, hết sức: Một nụ cười giá đáng ngàn vàng, tình sâu khác thường (Hoàng Đình Kiên: Lưỡng đồng tâm);
④ (văn) (gt) Đến (lúc): Đến giờ mậu ngọ ngày hôm sau (Thượng thư: Thiệu cáo);
⑤ (văn) (lt) Và, cùng: Ta chỉ lo cho mệnh trời và dân chúng (Thượng thư: Dân sảng);
⑥ (văn) Trợ từ đầu câu (dùng để thư hoãn ngữ khí): ? Những kẻ phản loạn bỏ trốn kia đều là bậc trưởng bối của ta, không nên thảo phạt, nhà vua vì sao không làm trái việc bói (Thượng thư: Đại cáo);
⑦ (văn) Rơi đổ: Rơi đổ, hỏng mất;
⑧ [Yuè] Nước Việt (một nước đời Chu, ở miền đông tỉnh Chiết Giang Trung Quốc);
⑨ [Yuè] (Nước) Việt Nam;
⑩ [Yuè] (Họ) Việt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua — Tên nước thời Xuân Thu, đất cũ thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay — Chỉ nước Việt Nam.

Từ ghép 64

âu việt 瓯越âu việt 甌越bá việt 播越bách việt 百越bắc việt 北越cách việt 隔越dật việt 汩越dật việt 溢越đại cồ việt 大瞿越đại việt 大越đại việt lịch triều đăng khoa lục 大越歷朝登科錄đại việt sử kí 大越史記đại việt sử kí bản kỉ thực lục 大越史記本紀實錄đại việt sử kí bản kỉ tục biên 大越史記本紀續編đại việt sử kí tiền biên 大越史記前編đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đại việt sử kí tục biên 大越史記續編đại việt thông giám thông khảo 大越通鑒通考đại việt thông giám tổng luận 大越通鑒總論đại việt thông sử 大越通史đàn việt 檀越hoàng việt 皇越hoàng việt địa dư chí 皇越地與志hoàng việt thi tuyển 皇越詩選hoàng việt văn hải 皇越文海hoàng việt văn tuyển 皇越文選khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lạc việt 駱越lạc việt 骆越nam việt 南越ngô việt 吳越ngô việt đồng chu 吳越同舟ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御製越史總詠集pháp việt 法越siêu việt 超越tiếm việt 僭越toàn việt thi lục 全越詩錄trác việt 卓越ưu việt 优越ưu việt 優越việt âm thi tập 越音詩集việt cảnh 越境việt cấp 越級việt điện u linh tập 越甸幽靈集việt giám thông khảo 越鑑通考việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt lễ 越禮việt nam 越南việt nam nhân thần giám 越南人臣鑑việt nam thế chí 越南世誌việt nam thi ca 越南詩歌việt ngục 越狱việt ngục 越獄việt nhật 越日việt quyền 越權việt sử 越史việt sử bị lãm 越史備覽việt sử cương mục 越史綱目việt sử tiêu án 越史摽案việt sử tục biên 越史續編việt tây 越嶲việt tây 越西việt thường 越裳việt tố 越訴
tất
xī ㄒㄧ

tất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hết cả, tất thảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tường tận, rõ ràng đầy đủ. ◎ Như: "tường tất" rõ ràng hết cả. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngôn nữ đại quy nhật, tái tiếu nhật cập sanh tử niên nguyệt, lịch lịch thậm tất" , , (Nhạc Trọng ) Nói ngày con gái bị chồng ruồng bỏ, ngày tái giá cho tới năm tháng sinh của con, rành mạch rõ ràng.
2. (Phó) Đều, hết, hết thảy. ◎ Như: "tất dẫn binh độ hà" đều dẫn binh sang sông, "giai tất cụ túc" thảy đều đầy đủ.
3. (Động) Tính hết, gồm tất cả. ◇ Chiến quốc sách : "Liệu đại vương chi tốt, tất chi bất quá tam thập vạn" , (Hàn sách nhất ) Liệu quân của đại vương, tổng cộng không quá ba mươi vạn.
4. (Động) Biết, rõ, hiểu. ◎ Như: "đỗng tất" hiểu thấu, "thục tất" quen biết.
5. (Danh) Họ "Tất".

Từ điển Thiều Chửu

① Biết hết, như tường tất tường hết.
② Ðều, hết, như tất dẫn binh độ hà đều dẫn binh sang sông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết, rõ, hiểu: Được biết mọi việc; Am hiểu việc này;
② (văn) Kể lại hết, biết hết: Thư không thể kể lại hết ý (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư); Thừa tướng Lượng có lẽ đã biết hết ý trẫm (Tam quốc chí);
③ Tất cả, đầy đủ, toàn bộ, hết thảy, hết: Tề đã lấy lại được tất cả những thành cũ của mình (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết. Biết rõ — Gồm hết. Ta thường nói Tất cả — Đều, cùng.

Từ ghép 6

chúng
zhòng ㄓㄨㄥˋ

chúng

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhiều, đông

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đông, nhiều. ◎ Như: "chúng sinh" các loài có sống có chết, có cảm giác, "chúng hoạn" các bệnh tật. ◇ Vương An Thạch : "Phù di dĩ cận, tắc du giả chúng; hiểm dĩ viễn, tắc chí giả thiểu" , ; , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Chỗ phẳng mà gần thì kẻ đến chơi nhiều; chỗ hiểm mà xa thì người đến chơi ít.
2. (Tính) Thường, bình phàm, phổ thông. ◇ Khuất Nguyên : "Chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" (Ngư phủ ) Người đời đều say, riêng mình ta tỉnh.
3. (Danh) Mọi người, nhiều vật, nhiều sự vật. ◎ Như: "quần chúng" mọi người, "quan chúng" khán giả. ◇ Tả truyện : "Chúng bạn thân li, nan dĩ tể hĩ" , (Ẩn công tứ niên ) Mọi người phản lại, người thân chia lìa, khó mà nên thay.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðông, nhiều, như chúng sinh các loài có sống có chết, có cảm giác.
② Người, mọi người.
③ Số người, như nhược can chúng ngần ấy kẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đông người , nhiều người, mọi người: Nhiều người đông sức; Lấy ít đánh nhiều; Như mọi người đều biết;
② (Quần) chúng: Đại chúng; Khán giả; Thính giả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Đông đảo — Số đông — Mọi người.

Từ ghép 17

cố
gǔ ㄍㄨˇ, gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cũ
2. cho nên
3. lý do
4. cố ý, cố tình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc. ◎ Như: "đại cố" việc lớn, "đa cố" lắm việc.
2. (Danh) Cớ, nguyên nhân. ◎ Như: "hữu cố" có cớ, "vô cố" không có cớ. ◇ Thủy hử truyện : "Am lí bà nương xuất lai! Ngã bất sát nhĩ, chỉ vấn nhĩ cá duyên cố" ! , (Đệ tam thập nhị hồi) Này cái chị trong am ra đây, ta chẳng giết chị đâu, chỉ hỏi nguyên cớ ra sao.
3. (Tính) Cũ. ◎ Như: "cố sự" việc cũ, chuyện cũ, "cố nhân" người quen cũ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhi hồ nhiễu do cố" (Tiêu minh ) Mà hồ vẫn quấy nhiễu như cũ.
4. (Tính) Gốc, của mình vẫn có từ trước. ◎ Như: "cố hương" làng của mình trước (quê cha đất tổ), "cố quốc" xứ sở đất nước mình trước.
5. (Động) Chết. ◎ Như: "bệnh cố" chết vì bệnh. ◇ Thủy hử truyện : "Mẫu thân tại khách điếm lí nhiễm bệnh thân cố" (Đệ tam hồi) Mẹ tôi trọ tại quán khách, mắc bệnh rồi chết.
6. (Phó) Có chủ ý, cố tình. ◎ Như: "cố sát" cố tình giết.
7. (Liên) Cho nên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột" . , , , (Đệ nhất hồi) Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, nên kẻ này không dám đường đột.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như đại cố việc lớn, đa cố lắm việc, v.v.
② Cớ, nguyên nhân, như hữu cố có cớ, vô cố không có cớ, v.v.
③ Cũ, như cố sự việc cũ, chuyện cũ, cố nhân người quen cũ, v.v.
④ Gốc, của mình vẫn có từ trước, như cố hương làng của mình trước (quê cha đất tổ), cố quốc xứ sở đất nước mình trước, v.v.
⑤ Chết, như bệnh cố ốm chết rồi.
⑥ Cố tình, nhu cố sát cố tình giết.
⑦ Cho nên, tiếng dùng nối theo nghĩa câu trên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, việc không may, sự cố, tai nạn: Việc lớn; Lắm việc; Nhà gặp nhiều tai nạn;
② Cớ, nguyên nhân: Không hiểu vì cớ gì; Mượn cớ;
③ Cố ý, cố tình: Biết sai trái mà cứ làm;
④ Cho nên: Vì tin tưởng, cho nên không ngại khó khăn; Trần Khổng Chương ở gần đó, nên bày ra cho chúng tôi chuyến đi chơi này (Cố Lân); Đời đều khen Mạnh Thường Quân khéo đãi kẻ sĩ, nên kẻ sĩ theo ông (Vương An Thạch: Độc Mạnh Thường Quân truyện). 【】cố thử [gùcê] Vì vậy, vì thế. Như ;【】cố nhi [gù'ér] Vì vậy, vì thế; 【】cố nãi [gùnăi] (văn) Nên, cho nên;
⑤【】 cố phù [gùfú] (văn) Liên từ đầu câu, biểu thị một lí lẽ hay quy luật sẽ được nêu ra để giải thích ở đoạn sau: Kìa nước sông đóng băng, không phải do lạnh một ngày (Luận hoành);
⑥ Cố, cũ: Địa chỉ cũ; Người quen biết cũ, bạn cũ;
⑦ Chết, mất: Chết vì bệnh; Cha mẹ chết sớm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự việc. Chẳng hạn Biến cố ( việc xảy ra làm thay đổi tình hình ) — Cho nên, vì vậy — Nguyên nhân. Chẳng hạn Vô cố ( tự nhiên, không có nguyên do gì ) — Xưa cũ. Chết. Chẳng hạn Bệnh cố ( vì đau ốm mà qua đời ) — Chủ ý, có ý muốn như vậy.

Từ ghép 42

song
shuāng ㄕㄨㄤ

song

phồn thể

Từ điển phổ thông

đôi, cặp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai con chim.
2. (Danh) Lượng từ: đôi, cặp. ◎ Như: "nhất song hài tử" một đôi giày, "lưỡng song khoái tử" hai đôi đũa.
3. (Danh) Ngang hàng, tương đương. ◇ Trang Tử : "Sanh nhi trường đại, mĩ hảo vô song" , (Đạo Chích ) Sinh ra cao lớn, tốt đẹp không có (người) ngang hàng.
4. (Danh) Họ "Song".
5. (Tính) Chẵn. ◎ Như: "song số" số chẵn, "song nguyệt san" báo phát hành hai tháng một lần.
6. (Tính) Gấp đôi. ◎ Như: "song phân" phần gấp đôi.
7. (Động) Sánh với, ngang với.

Từ điển Thiều Chửu

① Đôi, (số chẵn).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một đôi: Một đôi giầy; Hai bên đã thỏa thuận;
② Số chẵn: Con số chẵn;
③ Gấp đôi: Hai phần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai con chim. Một đôi chim — Một đôi. Một cặp — Hai cái.

Từ ghép 29

phương
fāng ㄈㄤ

phương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thơm ngát

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi thơm của cỏ hoa. ◇ Vũ Đế : "Lan hữu tú hề cúc hữu phương, hoài giai nhân hề bất năng vong" , (Thu phong từ ) Lan có hoa hề cúc có hương, mong nhớ người đẹp hề làm sao quên được.
2. (Danh) Cỏ thơm, cỏ hoa. ◇ Bạch Cư Dị : "Viễn phương xâm cổ đạo, Tình thúy liên hoang thành" , (Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt ) Hoa cỏ xa lấn đường xưa, Màu xanh biếc trong sáng liền tiếp thành hoang.
3. (Danh) Tỉ dụ đức hạnh, danh dự, tiếng tốt. ◎ Như: "lưu phương bách thế" để tiếng thơm trăm đời.
4. (Tính) Tiếng kính xưng người khác. ◎ Như: "phương danh" quý danh.
5. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "phương tư" 姿 dáng dấp xinh đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ thơm. Như phương thảo cỏ thơm. Nó rộng ra thì vật gì mùi thơm đều gọi là phương. Như phương danh tiếng thơm.
② Ðức hạnh danh dự lưu truyền lại cũng gọi là phương. Như lưu phương bách thế để tiếng thơm trăm đời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ thơm, thơm: Cỏ thơm;
② Tiếng thơm (những điều tốt đẹp như đức hạnh, danh tiếng): Phương danh, tiếng thơm; Để tiếng thơm muôn đời;
③ [Fang] (Họ) Phương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ thơm — Thơm tho — Phương cảo 稿: pho sách thơm tức là pho sách hay. » Kiểu thơm lần giở trước đèn « ( Kiều ) — Tiếng thơm. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Làm sao cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng « ( Lưu phương là để lại tiếng thơm cho đời sau ).

Từ ghép 20

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.