duyệt
yuè ㄩㄝˋ

duyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xem xét
2. từng trải
3. tờ ghi công trạng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, kiểm nghiệm, thị sát. ◎ Như: "duyệt binh" xem xét binh lính tập luyện, "duyệt quyển" xem xét quyển bài.
2. (Động) Từng trải, trải qua, kinh qua. ◎ Như: "duyệt nhân đa hĩ" từng trải về con người nhiều rồi. ◇ Sử Kí : "Duyệt thiên hạ chi nghĩa lí đa hĩ" (Hiếu Văn bổn kỉ ) Trải qua nghĩa lí trong thiên hạ nhiều rồi.
3. (Động) Đọc, xem. ◎ Như: "duyệt báo" xem báo, "duyệt thư" đọc sách.
4. (Động) Dung dưỡng. ◇ Thi Kinh : "Ngã cung bất duyệt, Hoàng tuất ngã hậu?" , (Bội phong , Cốc phong ) Thân ta đây không được dung dưỡng, Thì sao mà còn thương xót đến những nỗi sau này của ta?
5. (Động) Bẩm thụ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tự cổ cập kim, kì danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ" , , (Chương 21) Từ xưa tới nay, tên đó không mất, (đạo) bẩm thụ muôn vật mà sinh ra.
6. (Động) Tóm, gom lại.
7. (Danh) § Xem "phiệt duyệt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Xem xét. Như duyệt binh xem xét binh lính tập luyện thế nào, duyệt quyển xem xét quyển bài, v.v.
② Từng trải. Như duyệt nhân đa hĩ từng trải xem người nhiều rồi.
③ Phiệt duyệt (Xem chữ phiệt ).
④ Dong.
⑤ Bẩm thụ.
⑥ Tóm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đọc, xem, duyệt: Phòng đọc báo; Duyệt văn kiện;
② Xem xét, duyệt, kiểm điểm: Duyệt binh;
③ Kinh qua, từng trải: Lịch duyệt; Đợt làm thử đã qua ba tháng; Từng trải về con người nhiều rồi;
④ (văn) Tập hợp lại;
⑤ (văn) Vẻ ngoài, bề ngoài;
⑥【】 phiệt duyệt [fáyuè] (văn) Thế gia (dòng dõi có thế lực) ;
⑦ (văn) Bẩm thụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem xét tình hình quân đội — Nhìn qua — Trải qua.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Cùng nhau, đồng lòng. ◇ Lỗ Tấn : "Tiện nan dữ chủng chủng nhân hiệp đồng sanh trường, tránh đắc địa vị" 便, (Nhiệt phong , Tùy cảm lục tam lục ) Thì khó cùng với mọi hạng người cùng nhau sinh trưởng, tranh đoạt địa vị.
2. Chỉ đoàn kết thống nhất. ◇ Tam quốc chí : "Ngải tính cương cấp, khinh phạm nhã tục, bất năng hiệp đồng bằng loại" , , (Đặng Ngải truyện ) Ngải tính thô bạo nóng nảy, coi thường nhã nhặn, không biết đoàn kết hòa hợp với đồng bạn.
3. Hiệp trợ, giúp đỡ.
4. Chỉ phối hợp với nhau. ◎ Như: "hiệp đồng động tác" phối hợp hành động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chung sức cùng lòng.
khoa, khòa, khỏa
kē ㄎㄜ

khoa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ, hang, ổ (sào huyệt của động vật). ◇ Tả Tư : "Huyệt trạch kì thú, khỏa túc dị cầm" , 宿 (Thục đô phú ) Ở hang thú lạ, nương tổ chim kì.
2. (Danh) Mượn chỉ chỗ ở đơn sơ, giản lậu. ◇ Tân Khí Tật : "Phao khước san trung thi tửu khoa, Khước lai quan phủ thính sanh ca" , (Chá cô thiên , Tam san đạo trung từ ) Quăng vào trong núi rượu thơ nhà, Quay về quan phủ nghe đàn ca.
3. (Danh) Chỗ lõm, chỗ hõm thấp. ◇ Triệu Nhữ Lệ : "Cửu khỏa thập nhị lũng" (Bắc uyển biệt lục , Ngự viên ) Chín chỗ đất lõm mười hai chỗ đất gồ.
4. (Danh) Đường triện nong trên ấn khắc chữ.
5. (Danh) Quan, chức quan. § Dùng như "khoa" . ◇ Trịnh Cốc : "Tỉnh trung biệt chiếm hảo khoa danh" (Cẩm ) Ở ti bố chánh (Tỉnh Trung Thư) riêng chiếm một chức quan.
6. (Danh) Chương, tiết. § Dùng như "khoa" . ◎ Như: "khỏa đoạn" đoạn mục văn chương.
7. (Danh) Lượng từ: lứa động vật hoặc lứa trứng (cùng sinh ra một đợt từ một bào thai), cây mọc cùng một hố. ◎ Như: "nhất khỏa tiểu trư" một lứa heo con.
8. (Danh) Lượng từ: gốc cây. § Cũng như "khỏa" . ◇ Lí Dục : "Liêm ngoại ba tiêu tam lưỡng khỏa, Dạ trường nhân nại hà" , (Trường tương tư ) Ngoài rèm bụi chuối hai ba gốc, Đêm dài người biết làm sao.
9. (Danh) Lượng từ: hạt, hột, viên. § Dùng như "khỏa" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hang;
② Tổ, ổ: Ổ chó; Tổ chim;
③ (văn) Cái lỗ, chỗ lõm;
④ (văn) Chỗ ở của người;
⑤ (văn) Đường triện nông;
⑥ (văn) Số vật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hang, cái lỗ — Hang thú vật ở.

khòa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lỗ, cái hốc

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lỗ (trong cây), cái hang chỗ các giống động vật nương ở gọi là khòa.
② Ðường triện nong.
③ Số vật.
④ Chỗ lõm.

khỏa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ, hang, ổ (sào huyệt của động vật). ◇ Tả Tư : "Huyệt trạch kì thú, khỏa túc dị cầm" , 宿 (Thục đô phú ) Ở hang thú lạ, nương tổ chim kì.
2. (Danh) Mượn chỉ chỗ ở đơn sơ, giản lậu. ◇ Tân Khí Tật : "Phao khước san trung thi tửu khoa, Khước lai quan phủ thính sanh ca" , (Chá cô thiên , Tam san đạo trung từ ) Quăng vào trong núi rượu thơ nhà, Quay về quan phủ nghe đàn ca.
3. (Danh) Chỗ lõm, chỗ hõm thấp. ◇ Triệu Nhữ Lệ : "Cửu khỏa thập nhị lũng" (Bắc uyển biệt lục , Ngự viên ) Chín chỗ đất lõm mười hai chỗ đất gồ.
4. (Danh) Đường triện nong trên ấn khắc chữ.
5. (Danh) Quan, chức quan. § Dùng như "khoa" . ◇ Trịnh Cốc : "Tỉnh trung biệt chiếm hảo khoa danh" (Cẩm ) Ở ti bố chánh (Tỉnh Trung Thư) riêng chiếm một chức quan.
6. (Danh) Chương, tiết. § Dùng như "khoa" . ◎ Như: "khỏa đoạn" đoạn mục văn chương.
7. (Danh) Lượng từ: lứa động vật hoặc lứa trứng (cùng sinh ra một đợt từ một bào thai), cây mọc cùng một hố. ◎ Như: "nhất khỏa tiểu trư" một lứa heo con.
8. (Danh) Lượng từ: gốc cây. § Cũng như "khỏa" . ◇ Lí Dục : "Liêm ngoại ba tiêu tam lưỡng khỏa, Dạ trường nhân nại hà" , (Trường tương tư ) Ngoài rèm bụi chuối hai ba gốc, Đêm dài người biết làm sao.
9. (Danh) Lượng từ: hạt, hột, viên. § Dùng như "khỏa" .
sao
chǎo ㄔㄠˇ

sao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sào (rau), tráng (trứng), rang (cơm), sao (thuốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sao, rang, xào. ◎ Như: "sao nhục" xào thịt, "sao hoa sinh" rang đậu phụng.
2. (Động) Cãi vã, làm ồn ào. § Thông "sảo" . ◎ Như: "sao náo" tranh cãi ầm ĩ. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Na gia đình gian mỗi mỗi bị giá đẳng nhân sao đắc thập thanh cửu trọc" (Quyển nhị thập).

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, rang.
② Cãi vã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xào, sao, rang: Xào thịt; Rang lạc;
② (văn) Cải vã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rang lên cho khô, chín — Tranh giành.

Từ ghép 3

ưu
yōu ㄧㄡ, yòu ㄧㄡˋ

ưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hơn, xuất sắc
2. nhiều, thừa thãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sung túc, dồi dào. ◎ Như: "ưu ác" thừa thãi.
2. (Tính) Tốt đẹp, hơn, trội. § Đối lại với "liệt" . ◎ Như: "ưu đẳng" hạng rất tốt, "ưu tú" vượt trội. ◇ Tấn Thư : "Tham danh bỉ dự, thùy liệt thùy ưu" , (Thúc truyện ) So sánh danh dự, ai kém ai hơn?
3. (Tính) Yếu đuối, nhu nhược. ◎ Như: "ưu nhu quả đoán" nhu nhược thiếu quyết đoán.
4. (Tính) Nhàn nhã, nhàn rỗi. ◇ Hậu Hán Thư : "Bách tính ưu dật" (Trịnh Thái truyện ) Trăm họ nhàn rỗi.
5. (Tính) Khoan hòa, hòa hoãn.
6. (Động) Thắng hơn.
7. (Động) Thuận hợp, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Kì đức ưu thiên địa nhi hòa âm dương, tiết tứ thì nhi điều ngũ hành" , 調 (Nguyên đạo ) Đức ấy thuận với trời đất mà hợp với âm dương, đúng bốn mùa mà nhịp cùng ngũ hành.
8. (Động) Đối đãi trọng hậu. ◇ Hán Thư : "Sơ, Thiên Thu niên lão, thượng ưu chi, triều kiến, đắc thừa tiểu xa nhập cung điện trung" , , , , 殿 (Xa Thiên Thu truyện ).
9. (Động) Đùa bỡn. ◇ Tả truyện : "Trường tương ưu, hựu tương báng dã" , (Tương Công lục niên ) Thường đùa bỡn nhau, lại chê bai nhau.
10. (Động) Khen ngợi, tán dương.
11. (Danh) Phường chèo, đào kép. ◎ Như: "bài ưu" người đóng tuồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Túng nhiên ngẫu sanh ư bạc tộ hàn môn, đoạn bất năng vi tẩu kiện bộc, cam tao dong nhân khu chế giá ngự, tất vi kì ưu danh xướng" , , , (Đệ nhị hồi) Dù có lỡ sinh vào những nhà cửa nghèo hèn, không đến nỗi làm tôi đòi cam chịu sai khiến, mà hẳn cũng là đào kép giỏi hoặc danh ca.
12. (Danh) Chỉ múa nhạc, tạp hí.
13. (Danh) Bầy tôi làm trò ngày xưa. ◎ Như: "Ưu Mạnh" , "Ưu Chiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, như ưu ác thừa thãi.
② Thừa, như ưu vi thừa sức làm.
③ Hơn, như ưu thắng liệt bại hơn được kém thua.
④ Phường chèo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt đẹp, ưu việt, trội, khá, thừa, hơn: Phẩm hạnh và học hành đều tốt;
② (cũ) Đào kép, phường chèo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Dư giả — Tốt. Hơn. Khá hơn. Tục ngữ: » Ưu thắng liệt bại « — Kép hát. Đào hát.

Từ ghép 23

khuynh
qīng ㄑㄧㄥ

khuynh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng
2. đè úp
3. dốc hết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghiêng về một bên, xu hướng. ◎ Như: "khuynh nhĩ nhi thính" nghiêng tai mà nghe, "hướng hữu khuynh" thiên về phía hữu.
2. (Động) Nghiêng đổ, sụp đổ. ◎ Như: "khuynh trụy" sụp đổ.
3. (Động) Dốc ra. ◎ Như: "khuynh nang" dốc túi, "khuynh tửu" dốc rượu.
4. (Động) Bội phục, ngưỡng mộ. ◎ Như: "khuynh đảo" kính phục vô cùng, "khuynh tâm" xiêu lòng; bội phục; tận tâm.
5. (Động) Làm cho nghiêng ngửa, áp đảo, thắng hơn. ◎ Như: "khuynh quốc khuynh thành" làm mất nước nghiêng đổ thành trì. ◇ Sử Kí : "Dục dĩ khuynh Ngụy Kì chư tướng tướng" (Vũ An Hầu truyện ) Muốn để áp đảo các tướng văn tướng võ theo phe Ngụy Kì. ◇ Nguyễn Du : "Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành" (Dương Phi cố lí ) Để nghìn năm đổ oan cho (người đẹp) tội nghiêng thành.
6. (Động) Cạnh tranh, tranh giành. ◎ Như: "dĩ lợi tương khuynh" lấy lợi cạnh tranh.
7. (Động) Bị nguy ngập. ◇ Tuân Tử : "Tề nhất thiên hạ nhi mạc năng khuynh" (Nho hiệu ) Ngang với thiên hạ nên không bị nguy.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiêng, như khuynh nhĩ nhi thính nghiêng tai mà nghe.
② Nghiêng đổ, con gái đẹp gọi là khuynh thành nghĩa là cái đẹp có thể làm nghiêng nước đổ thành vậy.
③ Ðè úp, như khuynh hãm dùng mưu kế hại người cũng như dùng vật gì để úp chết người vậy.
④ Dốc hết, như khuynh nang dốc túi.
⑤ Kính phục người hết sức cũng gọi là khuynh đảo nghĩa là kính phục quá không còn dấu diếm gì trong lòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêng: Nghiêng tai mà nghe; Nghiêng mình về phía trước;
② Khuynh: Tả khuynh; Hữu khuynh;
③ Đổ, dốc, làm đổ, nghiêng đổ: Tòa nhà sắp đổ; Dốc toàn lực; Làm nghiêng đổ thành trì; Dốc túi;
④ Khâm phục, thán phục.【】khuynh tâm [qing xin] a. Say mê, khâm phục, bội phục trong lòng; b. Chân thành: Chân thành tâm sự với nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng đi — Đổ ngã — Kính phục. Bài ca của Lí Diên Niên: Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc , Nghoảnh lại một cái xiêu thành, ngoảnh lại cái nữa đổ nước. Nghĩa là tả cái vẻ đẹp tuyệt thế của người đàn bà làm cho người ta mê mệt đến nỗi mất thành mất nước. » Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Sắc đành đòi một tài đành họa hai « ( Kiều ) — Nhất tiếu khuynh nhân thành, tái tiếu khuynh nhân quốc , Một cười làm nghiêng thành, hai cười làm nghiêng nước. Nói về sắc đẹp, chỉ một vài cái cười cũng đủ làm nghiêng đổ thành quách quốc gia của người ta. » Vốn mang cái bệnh Trương Sinh. Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao « ( Bích câu kì ngộ ).

Từ ghép 14

biền, bình
píng ㄆㄧㄥˊ

biền

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bằng phẳng. ◎ Như: "thủy bình" nước phẳng, "địa bình" đất bằng.
2. (Tính) Bằng nhau, ngang nhau. ◎ Như: "bình đẳng" ngang hàng, "bình quân" đồng đều.
3. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
4. (Tính) Không có chiến tranh. ◎ Như: "hòa bình" , "thái bình" .
5. (Tính) Hòa hợp, điều hòa. ◇ Tả truyện : "Ngũ thanh hòa, bát phong bình" , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Ngũ thanh bát phong hòa hợp.
6. (Tính) Thường, thông thường. ◎ Như: "bình nhật" ngày thường, "bình sinh" lúc thường.
7. (Tính) Không thiên lệch, công chính. ◎ Như: "bình phân" phân chia công bằng.
8. (Động) Dẹp yên, trị. ◎ Như: "bình loạn" dẹp loạn, trị loạn. ◇ Lí Bạch : "Hà nhật bình Hồ lỗ?" (Tí dạ ngô ca ) Ngày nào dẹp yên giặc Hồ?
9. (Động) Giảng hòa, làm hòa.
10. (Động) Đè, nén. ◎ Như: "oán khí nan bình" oán hận khó đè nén.
11. (Danh) Một trong bốn thanh: "bình thượng khứ nhập" .
12. (Danh) Tên gọi tắt của thành phố "Bắc Bình" .
13. (Danh) Họ "Bình".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng phẳng, như thủy bình nước phẳng, địa bình đất phẳng. Hai bên cách nhau mà cùng tiến lên đều nhau gọi là bình hành tuyến .
② Bằng nhau, như bình đẳng bằng đẳng, bình chuẩn quân san thuế mà bằng nhau, v.v. Nay gọi sự đem gạo nhà nước ra bán rẻ cho giá gạo khỏi kém là bình thiếu là bởi nghĩa đó.
③ Bình trị. Chịu phục mà không dám chống lại gọi là bình phục , yên lặng vô sự gọi là bình yên hay thái bình .
④ Hòa bình, sự gì làm cho trong lòng tấm tức gọi là bất bình .
⑤ Thường, như bình nhật ngày thường, bình sinh lúc thường, v.v. Xoàng, như bình đạm nhạt nhẽo, loàng xoàng.
⑥ Cái mẫu nặng nhẹ trong phép cân. Tục dùng như chữ xứng .
⑦ Tiếng bằng.
⑧ Một âm là biền. Biền biền sửa trị, chia đều.

bình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bằng
2. âm bằng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bằng phẳng. ◎ Như: "thủy bình" nước phẳng, "địa bình" đất bằng.
2. (Tính) Bằng nhau, ngang nhau. ◎ Như: "bình đẳng" ngang hàng, "bình quân" đồng đều.
3. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
4. (Tính) Không có chiến tranh. ◎ Như: "hòa bình" , "thái bình" .
5. (Tính) Hòa hợp, điều hòa. ◇ Tả truyện : "Ngũ thanh hòa, bát phong bình" , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Ngũ thanh bát phong hòa hợp.
6. (Tính) Thường, thông thường. ◎ Như: "bình nhật" ngày thường, "bình sinh" lúc thường.
7. (Tính) Không thiên lệch, công chính. ◎ Như: "bình phân" phân chia công bằng.
8. (Động) Dẹp yên, trị. ◎ Như: "bình loạn" dẹp loạn, trị loạn. ◇ Lí Bạch : "Hà nhật bình Hồ lỗ?" (Tí dạ ngô ca ) Ngày nào dẹp yên giặc Hồ?
9. (Động) Giảng hòa, làm hòa.
10. (Động) Đè, nén. ◎ Như: "oán khí nan bình" oán hận khó đè nén.
11. (Danh) Một trong bốn thanh: "bình thượng khứ nhập" .
12. (Danh) Tên gọi tắt của thành phố "Bắc Bình" .
13. (Danh) Họ "Bình".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng phẳng, như thủy bình nước phẳng, địa bình đất phẳng. Hai bên cách nhau mà cùng tiến lên đều nhau gọi là bình hành tuyến .
② Bằng nhau, như bình đẳng bằng đẳng, bình chuẩn quân san thuế mà bằng nhau, v.v. Nay gọi sự đem gạo nhà nước ra bán rẻ cho giá gạo khỏi kém là bình thiếu là bởi nghĩa đó.
③ Bình trị. Chịu phục mà không dám chống lại gọi là bình phục , yên lặng vô sự gọi là bình yên hay thái bình .
④ Hòa bình, sự gì làm cho trong lòng tấm tức gọi là bất bình .
⑤ Thường, như bình nhật ngày thường, bình sinh lúc thường, v.v. Xoàng, như bình đạm nhạt nhẽo, loàng xoàng.
⑥ Cái mẫu nặng nhẹ trong phép cân. Tục dùng như chữ xứng .
⑦ Tiếng bằng.
⑧ Một âm là biền. Biền biền sửa trị, chia đều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phẳng, phẳng phiu, phẳng lì: Mặt đất rất phẳng; Phẳng như mặt nước; Khăn giường trải phẳng phiu;
② Đều bằng nhau, ngang nhau, hòa nhau, công bằng: Lập luận công bằng; Ngang nhau bát nước đầy; Hai bên hòa nhau 10-10, hai đội hòa 10 điều;
③ Yên ổn, dẹp yên, bình: Giặc đã dẹp yên; Dập tắt cuộc phiến loạn; Dẹp yên giặc Ngô; Trị quốc bình thiên hạ;
④ San, san bằng, san phẳng: San đất để xây nhà; Hai thùng nước phải san cho đều mới dễ gánh;
⑤ Nén, nén xuống, đè xuống: Nén giận; Chị ấy đã hả giận;
⑥ Thường, thông thường, bình thường. 【】 bình bạch [píngbái] (văn) Đâu đâu, không đâu, không duyên cớ: Vì nàng mà lòng đau không duyên không cớ (Tô Thức: Vương đô úy tịch thượng tặng thị nhân); 【】 bình cư [píngju] (văn) Trước giờ, lúc bình thường, thường khi: "" Vệ Văn Trọng ... thường khi thích hát bài "Xích Bích phú" của Tô Đông Pha (Tục di quái chí);【】bình sinh [píngsheng] (văn) Như [píngju]: Ta bình sinh (trước nay) biết rõ tính cách con người của Hàn Tín, dễ đối phó với ông ta thôi (Sử kí);
⑦ Bằng, bình: Bình, thượng, khứ, nhập; Luật bằng trắc;
⑧ [Píng] Tỉnh Bắc Bình (nói tắt): Kịch Bắc Bình;
⑨ [Píng] (Họ) Bình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bằnh phẳng — Yên ổn — Hòa hợp — Bằng nhau, Đồng đều — Giản dị. Dễ dãi — Trị yên.

Từ ghép 101

bão bất bình 抱不平bắc bình 北平bất bình 不平bất bình đẳng 不平等bình an 平安bình bạch 平白bình bản 平板bình bình 平平bình chánh 平正bình chính 平正bình chuẩn 平準bình chương 平章bình dân 平民bình dị 平易bình diễn 平衍bình diện 平面bình doãn 平允bình dương 平陽bình đạm 平淡bình đán 平旦bình đẳng 平等bình địa 平地bình địa ba đào 平地波濤bình định 平定bình giá 平價bình giao 平交bình hành 平行bình hành 平衡bình hòa 平和bình hoành 平衡bình hoạt 平滑bình khang 平康bình khoáng 平曠bình không 平空bình kiên dư 平肩輿bình mễ 平米bình minh 平明bình nghị 平議bình ngọ 平午bình ngô đại cáo 平吳大告bình nguyên 平原bình nhân 平人bình nhất 平一bình nhật 平日bình nhuỡng 平壤bình nhưỡng 平壤bình niên 平年bình oa 平鍋bình oa 平锅bình ổn 平稳bình ổn 平穩bình phàm 平凡bình phản 平反bình phân 平分bình phòng 平房bình phục 平復bình phục 平服bình phương 平方bình quân 平均bình quyền 平權bình sinh 平生bình tâm 平心bình thản 平坦bình thanh 平聲bình thân 平身bình thế 平世bình thì 平時bình thị 平視bình thời 平時bình thuận 平順bình thường 平常bình tích 平昔bình tín 平信bình tĩnh 平静bình tĩnh 平靜bình tố 平素bình trắc 平仄bình trị 平治cao bình 高平công bình 公平gia bình 嘉平hòa bình 和平hoành bình 橫平lộng bình 弄平lục sắc hòa bình tổ chức 綠色和平組織nam bình 南平ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集ninh bình 寧平quảng bình 廣平quân bình 均平sinh bình 生平thái bình 太平thái bình dương 太平洋thanh bình 淸平thanh bình 清平thăng bình 升平thăng bình 昇平thủy bình 水平trì bình 持平trị bình 治平vĩnh bình 永平
tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tự mình, riêng tư
2. tự nhiên, tất nhiên
3. từ, do (liên từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ khởi đầu. ◎ Như: "kì lai hữu tự" sự vật hình thành hoặc sinh ra đều có nguồn gốc.
2. (Danh) Họ "Tự".
3. (Đại) Mình, của mình. ◎ Như: "tự cấp tự túc" tạo cho mình những cái cần dùng, lo đủ lấy mình, "tự dĩ vi thị" cho mình là đúng, "các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương" , mỗi người quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng lo chuyện sương trên mái ngói nhà người khác.
4. (Phó) Chủ động, chính mình, đích thân. ◎ Như: "tự giác" chính mình biết lấy, "tự nguyện" chính mình mong muốn.
5. (Phó) Vốn là, sẵn có. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhiên bộc quan kì vi nhân, tự thủ kì sĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Nhưng tôi xét người ấy, thấy vốn là một kẻ sĩ khác thường.
6. (Phó) Không miễn cưỡng, đương nhiên. ◎ Như: "bất chiến tự nhiên thành" không đánh mà thành công. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô vi nhi dân tự hóa" (Chương 57) Ta vô vi mà dân tự nhiên cải hóa.
7. (Phó) Cứ, vẫn. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
8. (Giới) Từ, do. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "tự viễn nhi cận" từ xa đến gần. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
9. (Liên) Nếu, nếu như, như quả. ◇ Tả truyện : "Tự phi thánh nhân, ngoại ninh tất hữu nội ưu" , (Thành Công thập lục niên ) Nếu không phải là bậc thánh, yên ổn bên ngoài ắt có mối lo bên trong.
10. (Liên) Mặc dù, tuy. ◇ Sử Kí : "Phù tự thượng thánh hoàng đế tác vi lễ nhạc pháp độ, thân dĩ tiên chi, cận dĩ tiểu trị" , , (Tần bổn kỉ ) Dù bậc thượng thánh là Hoàng Đế đặt ra phép tắc cho lễ nhạc, lấy mình làm gương mẫu, cũng chỉ yên trị chẳng bao lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bởi, từ. Như sinh hữu tự lai sinh có từ đâu mà sinh ra.
② Mình, chính mình. Như tự tu tự sửa lấy mình.
③ Tự nhiên, không phải miễn cưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tự, tự mình, mình: Không tự lường sức mình; Người ta ắt tự khinh mình thì người khác mới khinh mình được (Mạnh tử);
② Từ: Từ xưa đến nay; Từ Hà Nội đến Bắc Kinh; Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】tự tòng [zìcóng] Từ..., từ khi: Từ mùa thu năm ngoái đến nay; Từ khi tôi đến đây, sức khỏe tốt lắm;
③ Tự nhiên. 【】 tự nhiên [zìrán] a. Thiên nhiên, (giới) tự nhiên: Giới thiên nhiên, thiên nhiên, tự nhiên; Chinh phục thiên nhiên; Điều kiện thiên nhiên; b. Tự khắc, tự nhiên: Đừng hỏi vội, đến lúc thì anh tự khắc rõ; Để mặc (cho) tự nhiên; c. Tất nhiên, đương nhiên, khắc (ắt) sẽ: Miễn là chịu khó học tập, ắt sẽ tiến bộ; 【】tự nhiên [zìran] Không miễn cưỡng, tự nhiên: Thái độ rất tự nhiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từ đó. Từ. Td: Tự cổ chí kim — Chính mình.

Từ ghép 79

ám tự 暗自bất chiến tự nhiên thành 不戰自然成cố ảnh tự liên 顧影自憐lai tự 來自lai tự 来自siêu tự nhiên 超自然tác pháp tự tễ 作法自斃tự ái 自愛tự ải 自縊tự cao 自高tự cấp 自給tự cấp 自给tự chế 自制tự chủ 自主tự chuyên 自專tự cường 自强tự dĩ vi thị 自以為是tự do 自由tự do mậu dịch 自由貿易tự dụng 自用tự đại 自大tự động 自动tự động 自動tự động xa 自動車tự đương 自當tự giác 自覺tự giác 自觉tự hành 自行tự hành xa 自行車tự hào 自豪tự khí 自棄tự khiêm 自謙tự kỉ 自己tự kỷ 自己tự lai thủy 自來水tự lai thủy 自来水tự lập 自立tự lợi 自利tự lực 自力tự lực cánh sinh 自力更生tự lượng 自量tự mãn 自满tự mãn 自滿tự nguyện 自愿tự nguyện 自願tự nhiên 自然tự như 自如tự nhược 自若tự phách 自拍tự phát 自发tự phát 自發tự phụ 自負tự phụ 自负tự quyết 自決tự sát 自杀tự sát 自殺tự tại 自在tự tận 自盡tự thị 自恃tự thú 自首tự tiện 自便tự tín 自信tự trầm 自沈tự trị 自治tự trọng 自重tự truyện 自传tự truyện 自傳tự túc 自足tự tử 自死tự tư 自私tự tư tự lợi 自私自利tự ty 自卑tự ủy 自慰tự vẫn 自刎tự vệ 自卫tự vệ 自衛tự xưng 自称tự xưng 自稱tự ý 自意

Từ điển trích dẫn

1. Quẻ "Càn" hào sáu là "tức" , quẻ "Khôn" hào sáu là "tiêu" . § Theo kinh Dịch, quẻ Càn chủ Dương, quẻ Khôn chủ Âm. Dương thăng thì vạn vật sinh sôi nẩy nở, nên gọi là "tức"; Âm giáng thì vạn vật diệt, nên gọi là "tiêu".
2. Tiêu trưởng, tăng giảm, thịnh suy. ◇ Dịch Kinh : "Nhật trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực, thiên địa doanh hư, dữ thì tiêu tức, nhi huống ư nhân hồ? huống ư quỷ thần hồ?" , , , , ? ? (Phong quái ) Mặt trời ở chính giữa (bầu trời) thì sẽ xế về tây, trăng đầy thì sẽ khuyết, trời đất lúc đầy lúc trống, cùng với thời gian tiêu vong và sinh trưởng. Huống hồ là người ta? Huống hồ là quỷ thần?
3. Riêng chỉ tăng bổ. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Lí diện hữu bất thị xứ, tiện dữ cải chánh, không khuyết xứ, cánh tiêu tức" , 便, , (Dữ Chu Thị thư ).
4. Biến hóa. ◇ Vương Thao : "Sự quý nhân thì dĩ biến thông, đạo tại dữ thì nhi tiêu tức" , (Khiển sử 使).
5. Nghỉ ngơi, hưu dưỡng. ◇ Ngụy thư : "Nhân vãn nhi tiến, yến vu cấm trung, chí dạ giai túy, các tựu biệt sở tiêu tức" , , , (Bành Thành Vương Hiệp truyện ).
6. (Quốc gia) yên nghỉ (sau chiến tranh hoặc biến động) để khôi phục sức lực nguyên khí. ◇ Cựu Đường Thư : "Quốc gia nan tiêu tức giả, duy Thổ Phiền dữ Mặc Xuyết nhĩ" , (Quách Nguyên Chấn truyện ).
7. Ngừng, đình chỉ. ◇ Âu Dương Tu : "Tai lệ tiêu tức, phong vũ kí thì, canh chủng kí đắc, thường bình chi túc kí xuất nhi dân hữu thực" , , , (Đáp Tây Kinh Vương tướng công thư 西).
8. Châm chước, sửa đổi thêm bớt. ◇ Tùy Thư : "Kim chi ngọc lộ, tham dụng cựu điển, tiêu tức thủ xả, tài kì chiết trung" , , , (Nghi chí ngũ ).
9. Tin tức, âm tín. ◇ Chu Chuẩn : "Trung nguyên tiêu tức đoạn, Hồ địa phong sa hàn" , (Minh Phi khúc ).
10. Đầu mối, trưng triệu. ◇ Lỗ Tấn : "Tòng giá tiêu cực đích đả toán thượng, tựu khả dĩ khuy kiến na tiêu tức" , (Thả giới đình tạp văn nhị tập , Tại hiện đại Trung Quốc đích Khổng Phu Tử ).
11. Bí mật, quyết khiếu. ◇ Thủy hử truyện : "Tả lai hữu khứ, chỉ tẩu liễu tử lộ, hựu bất hiểu đích bạch dương thụ chuyển loan mạt giác đích tiêu tức" , , (Đệ tứ thất hồi) (Không biết đường) đi quanh co, chỉ đâm vào đường chết, lại biết được bí mật là thấy cây bạch dương thì phải rẽ.
12. Ảo diệu, chân đế. ◇ Vô danh thị : "Hình hài thổ mộc tâm vô nại, Tựu trung tiêu tức thùy năng giải" , (Trám Khoái Thông , Đệ tam chiệp ).
13. Cơ quan, nút bật, then, chốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nguyên lai thị tây dương cơ quát, khả dĩ khai hợp, bất ý Lưu lão lão loạn mạc chi gian, kì lực xảo hợp, tiện tràng khai tiêu tức, yểm quá kính tử, lộ xuất môn lai" 西, , , , 便, , (Đệ tứ thập nhất hồi) Nguyên là một cái gương máy của tây phương, có thể đóng mở được, không ngờ bà già Lưu trong lúc sờ mó lung tung mà lại đúng ngay chỗ, làm cho cái nút bật mở ra, cái gương gạt sang một bên, hé ra một cái cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin cho biết việc xảy ra.
hấn
xìn ㄒㄧㄣˋ

hấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lấy máu súc vật bôi vào đồ thờ cúng
2. lấy phấn sáp thơm xoa vào người
3. cãi nhau, xung đột, phân tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy máu muông sinh bôi vào bát, đĩa, chén mâm ... (khí mãnh ) để thờ cúng thần linh (ngày xưa). ◇ Mạnh Tử : "Tương dĩ hấn chung" (Lương Huệ Vương thượng ) Đem giết lấy máu bôi chuông.
2. (Động) Bôi, xoa. ◇ Hán Thư : "Dự Nhượng hấn diện thôn thán" (Giả Nghị truyện ) Dự Nhượng bôi mặt nuốt than (để cho người ta không nhận ra mình).
3. (Động) Kích động. ◇ Tả truyện : "Phù tiểu nhân chi tính, hấn ư dũng" , (Tương Công nhị thập lục niên ) Tính của kẻ tiểu nhân, thường dễ kích động ở sức mạnh.
4. (Danh) Khe, kẽ hở. ◎ Như: "vô hấn khả thừa" không có kẽ hở nào để thừa cơ vào được. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tặc thần Đổng Trác, thừa hấn túng hại" , (Đệ ngũ hồi) Tên bề tôi phản tặc Đổng Trác, thừa cơ gây ra tai họa.
5. (Danh) Dấu hiệu, điềm triệu có tai họa. ◇ Quốc ngữ : "Nhược Bào thị hữu hấn, ngô bất đồ hĩ" , (Lỗ ngữ thượng ) Nếu như họ Bào có điềm họa, ta không liệu đoán được.
6. (Danh) Hiềm khích, tranh chấp. ◎ Như: "khiêu hấn" gây sự, "tầm hấn" kiếm chuyện.
7. (Danh) Lầm lỗi, tội. ◇ Tả truyện : "Nhân vô hấn yên, yêu bất tự tác" , (Trang Công thập tứ niên ) Người không có tội lỗi, ma quái không làm hại được.
8. (Danh) Họ "Hấn".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy máu muôn sinh bôi vào đồ thờ như chuông trống, v.v.
② Lấy phấn sáp thơm xoa vào mình mẩy.
③ Khe, kẽ. Như vô hấn khả thừa không có hia (khe, kẽ) gì có thể thừa cơ vào được.
④ Ðộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối hiềm khích, sự xích mích, sự xung đột: Gây hấn, khiêu khích; Sinh sự, kiếm chuyện;
② (văn) Bôi máu muông sinh vào khe hở đồ thờ (như chuông, trống...);
③ Bôi, xức (dầu, phấn sáp... vào mình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết súc vật để lấy máu mà bôi. Một tục tế lễ thời cổ. Chẳng hạn Hấn chung ( giết súc vật tế thần linh rồi lấy máu thoa vào chuông ) — Thoa chất thơm lên mình cho thơm. Chẳng hạn Hấn dục ( đun nước thơm mà tắm ) — Chống đối, thù ghét. Chẳng hạn ta vẫn nói Gây hấn.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.